Xem mẫu

  1. BÀI 2 NGUỒN VỐN VÀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ThS. Nguyễn Thị Ngọc Diệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0013110212 1
  2. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: SẢN PHẨM TIỀN GỬI Vì lý do sức khỏe, bác An xin nghỉ hưu sớm. Cơ quan trả cho bác một khoản tiền. Song, trong thời gian tới, bác và gia đình chưa có kế hoạch sử dụng khoản tiền này nên bác quyết định đem đến gửi NH. Tuy nhiên, khi tìm hiểu bác thấy hiện tại NH có rất nhiều sản phẩm tiền gửi. Bác băn khoăn chưa biết nên chọn loại sản phẩm nào. Khách hàng nên dùng sản phẩm tiền gửi nào của ngân hàng? v1.0013110212 2
  3. MỤC TIÊU Giúp sinh viên • Biết được 4 đặc điểm, 3 vai trò và 5 loại hình của vốn chủ sở hữu trong NHTM • Phân biệt được vốn chủ sở hữu và vốn tự có của NHTM • Biết được đặc điểm của tiền gửi, tiền vay và vốn nợ khác của NHTM • Biết được mục tiêu và nội dung quản lý vốn nợ tại NHTM • Biết được nội dung quản lý vốn chủ sở hữu tại NHTM v1.0013110212 3
  4. NỘI DUNG Nguồn vốn và nghiệp vụ nguồn vốn của ngân hàng Quản lý vốn nợ Quản lý vốn chủ sở hữu v1.0013110212 4
  5. 1. NGUỒN VỐN VÀ NGHIỆP VỤ NGUỒN VỐN CỦA NHTM 1.1. Vốn chủ sở hữu 1.2. Vốn nợ 1.3. Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến vốn nợ v1.0013110212 5
  6. Vốn góp (Vốn điều lệ + Thặng dư vốn CP) Lợi nhuân để lại (Các quỹ + LN chưa chia) Vốn CSH Chênh lệch đánh giá lại TS Chênh lệch Tỷ giá hối đoái Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi Tiền gửi có kỳ hạn NGUỒN Tiền gửi tiết kiệm VỐN Phát hành GTCG Tiền vay Vay NHTW Vay các TCTD khác Vốn uỷ thác mà NH chịu RR Vốn Nợ khác Lãi, phí phải trả Công nợ khác 6 v1.0013110212 6
  7. 1.1. VỐN CHỦ SỞ HỮU • Khái niệm: VCSH là số vốn do chủ sở hữu ngân hàng đóng góp ban đầu & được bổ sung trong quá trình kinh doanh. • Đặc điểm:  Chỉ chiếm 5% đến 10% tổng nguồn vốn.  Ổn định và luôn được bổ sung trong quá trình phát triển.  Có thể sử dụng lâu dài nhưng có chi phí cao hơn Nợ.  Chủ sở hữu có thể tham gia vào các quyết định của ngân hàng một cách trực tiếp (thông qua HĐQT) hay gián tiếp (thông qua Đại hội đồng cổ đông). v1.0013110212 7
  8. 1.1.1. VỐN ĐIỀU LỆ • Vốn điều lệ chiếm tỷ trọng lớn trong VCSH (75% - 85%). • Vốn điều lệ của NHTM Nhà nước do Bộ Tài chính cấp từ Ngân sách Nhà nước. • Vốn điều lệ của NHTM cổ phần do cổ đông, trong đó đại cổ đông góp vốn, thể hiện bằng sở hữu một số lượng cổ phiếu theo luật định. • Vốn điều lệ của Ngân hàng liên doanh là phần vốn liên doanh giữa các bên tham gia góp vốn. • Vốn điều lệ của Ngân hàng có vốn nước ngoài là phần vốn của chủ sở hữu nước ngoài. v1.0013110212 8
  9. 1.1.1. VỐN ĐIỀU LỆ Một số quy định đối với NHTM cổ phần: • Tổng giá trị mệnh giá của cổ phần ưu đãi tối đa là 20% vốn điều lệ. • NHTM cổ phần phải có tối thiểu 100 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa. • Cổ đông là cá nhân được sở hữu tối đa 10% vốn điều lệ. • Cổ đông là tổ chức được sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ. • Cổ đông cùng những người có liên quan của cổ đông đó được sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ. • Vốn điều lệ của NHTM cổ phần sau khi trừ đi 70 tỷ đồng cho bản hiệu, hiệu số còn lại, cứ 20 tỷ đồng vốn điều lệ, NHTM mới được thành lập 1 chi nhánh. v1.0013110212 9
  10. 1.1.2. THẶNG DƯ VỐN CỔ PHẦN Là chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá cổ phiếu phát hành lần đầu của ngân hàng. • Phần thặng dư vốn dùng để thực hiện dự án đầu tư thì chỉ được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ sau 3 năm kể từ khi dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng. • Phần thặng dư vốn không để thực hiện dự án đầu tư chỉ được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ sau 1 năm kể từ thời điểm kết thúc đợt phát hành. → Quy định này giúp bảo vệ nguồn thặng dư vốn, nhằm vào mục tiêu phát triển dài hạn. v1.0013110212 10
  11. 1.1.3. LỢI NHUẬN GIỮ LẠI (CÁC QUỸ) • Lợi nhuận được sử dụng để tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh sau khi NH tiến hành chia cổ tức. • Đối với các Ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước thì việc tái đầu tư còn phụ thuộc vào chính sách của nhà nước. • Đối với các Ngân hàng cổ phần hay Ngân hàng liên doanh phụ thuộc vào HĐQT và các cổ đông. i. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: 5% LNST hàng năm, tối đa không vượt quá vốn điều lệ. ii. Quỹ dự phòng tài chính: 10% LNST, tối đa không vượt quá 25% vốn điều lệ. iii. Quỹ khen thưởng phúc lợi. iv. Quỹ đầu tư phát triển. v1.0013110212 11
  12. 1.1.4. CHÊNH LỆCH ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN • Chênh lệch giữa giá trị thị trường được đánh giá lại và giá trị sổ sách của tài sản (gồm TSCĐ và Tài sản tài chính). • Trước khi chuyển đổi mục đích sử dụng của tài sản, cần phải đánh giá lại giá trị. • Chênh lệch có thể (+) hoặc (-). v1.0013110212 12
  13. 1.1.5. CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI • Chênh lệch giá trị tính bằng VND khi quy đổi những tài sản/nguồn vốn của NH bằng ngoại tệ sử dụng tỷ giá tại thời điểm lập báo cáo so với giá trị VND quy đổi tại thời điểm phát sinh tài sản/nguồn vốn đó. • Chênh lệch có thể (+) hoặc (-). v1.0013110212 13
  14. VAI TRÒ VỐN CHỦ SỞ HỮU • Điều kiện bắt buộc để có giấy phép hoạt động. • Là tấm đệm chống lại rủi ro phá sản, tạo niềm tin cho công chúng và đảm bảo với chủ nợ về sức mạnh tài chính của NH. • Quyết định quy mô hoạt động của NHTM, xác định tỷ lệ an toàn, cung cấp năng lực tài chính, điều tiết sự tăng trưởng và phát triển của NH. v1.0013110212 14
  15. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VỐN CHỦ SỞ HỮU • Chính sách của Chính phủ:  Quy định Vốn điều lệ ≥ vốn pháp định.  Quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn. • Chính sách và kết quả kinh doanh của NH:  NH muốn mở rộng quy mô, đa dạng hóa hoạt động: Phát hành thêm cổ phiếu, giữ lại lợi nhuận.  NH kinh doanh có lãi: tăng các quỹ tái đầu tư. • Môi trường kinh doanh: đòi hỏi tăng VCSH để tăng năng lực cạnh tranh. v1.0013110212 15
  16. 1.2. NỢ PHẢI TRẢ 1.2.1. Tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi 1.2.2. Tiền vay và nghiệp vụ đi vay của NHTM 1.2.3. Vốn nợ khác v1.0013110212 16
  17. 1.2.1 TIỀN GỬI VÀ CÁC NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI • Nghiệp vụ đầu tiên là mở tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng → ngân hàng huy động tiền của doanh nghiệp, tổ chức và dân cư. • Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau. • Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận. v1.0013110212 17
  18. 1.2.1 TIỀN GỬI VÀ CÁC NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI Phân loại tiền gửi: • Theo mục đích: tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm (hay tiền gửi giao dịch và phi giao dịch). • Theo thời hạn: tiền gửi không kỳ hạn, kỳ hạn ngắn, kỳ hạn trung, kỳ hạn dài. • Theo đối tượng gửi: Tiền gửi cá nhân, doanh nghiệp, TCTD khác, tổ chức chính trị xã hội… • Thực tế: sử dụng kết hợp các loại tiền gửi. v1.0013110212 18
  19. TIỀN GỬI THANH TOÁN • Doanh nghiệp, cá nhân gửi tiền vào ngân hàng nhờ giữ và thanh toán hộ nhưng chỉ được thanh toán trong phạm vi số dư. • Lãi suất rất thấp như chủ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụ khác của ngân hàng với mức phí thấp. • Kết hợp tài khoản tiền gửi thanh toán với tài khoản cho vay (thấu chi – chi tội trên số dư có của tài khoản tiền gửi thanh toán). • Khách hàng: Tổ chức KT-XH và cá nhân. • Khách hàng có thể rút, gửi bất kỳ lúc nào. • Lãi suất thấp, tính theo số dư duy trì hàng ngày. • Khách hàng có thể phải trả phí khi sử dụng các dịch vụ thanh toán. • Có thể có yêu cầu số dư tối thiểu. v1.0013110212 19
  20. TIỀN GỬI THANH TOÁN TIỀN GỬI GIAO DỊCH (TG thanh toán – TG không kỳ hạn) • Độ biến động cao, nhưng chi phí thấp → là nguồn vốn quan trọng. • Khuyến khích KH mở tài khoản và thực hiện nhiều giao dịch → giúp giảm biên độ biến động. • Có thể được kết nối với tiền gửi có kỳ hạn để tối đa hóa khả năng sinh lời cho khách hàng. • Có thể cho phép KH chi vượt số dư. Có đến một mức nhất định (hạn mức TD) → thấu chi. v1.0013110212 20
nguon tai.lieu . vn