Xem mẫu

  1. GIỚI THIỆU HỌC PHẦN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2 • Mục tiêu: Học phần nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức chung về rủi ro của ngân hàng, các kiến thức chuyên sâu về quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại, bao gồm các kỹ năng phân tích, đánh giá, và xử lý rủi ro, các kiến thức về vốn chủ sở hữu ngân hàng cũng như phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng. • Nội dung nghiên cứu:  Bài 1: Rủi ro và Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại  Bài 2: Rủi ro tín dụng  Bài 3: Quản lý rủi ro tín dụng  Bài 4: Quản lý vốn chủ sở hữu  Bài 5: Phân tích kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại v1.0015104211 1
  2. BÀI 1 RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TS. Lê Thanh Tâm Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015104211 2
  3. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Điều gì đã xảy ra với ACB năm 2003 • Năm 2003, xuất hiện tin đồn Tổng giám ACB Phạm Văn Thiệt bỏ trốn sau khi gây ra những thiệt hại lớn cho ngân hàng, đồng thời mang theo một số lượng tiền mặt lớn. • Đến ngày 14 tháng 10, những người gửi tiền tại ACB đã ồ ạt đến rút tiền tại hầu hết các chi nhánh trong thành phố và một số tỉnh lân cận. Không dừng lại ở đó, người dân còn rút tiền tại một số ngân hàng thương mại khác quanh đó. 1. Rủi ro nào xuất hiện trong ví dụ trên? 2. Hậu quả của nó đối với ACB và các Ngân hàng khác v1.0015104211 3
  4. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên cần thực hiện được các việc sau: • Trình bày được các khái niệm rủi ro và quản lý rủi ro. • Phân biệt được các loại rủi ro và mối liên hệ giữa chúng. • Phân tích những loại rủi ro nhất định khi có một hoạt động nào trong ngân hàng. v1.0015104211 4
  5. NỘI DUNG Tổng quan về rủi ro Quản lý rủi ro v1.0015104211 5
  6. 1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO 1.1. Rủi ro, bất trắc và khả năng gặp rủi ro 1.2. Các loại rủi ro trong ngân hàng v1.0015104211 6
  7. 1.1. RỦI RO, BẤT TRẮC VÀ KHẢ NĂNG GẶP RỦI RO Rủi ro là nguy cơ xảy ra những sự kiện ngoài Theo Basel mong muốn, gây ra những tác động bất lợi cho cá nhân hoặc tổ chức. Theo Ngân hàng Rủi ro được hiểu là khả năng xảy ra tổn thất nhà nước cho ngân hàng. v1.0015104211 7
  8. 1.2. CÁC LOẠI RỦI RO TRONG NGÂN HÀNG Rủi ro tín dụng Rủi ro lãi suất Rủi ro ngoại hối Rủi ro thanh khoản Rủi ro hoạt động v1.0015104211 8
  9. 1.2.1. RỦI RO TÍN DỤNG • Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất khi khách hàng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ theo hợp đồng tín dụng đã kí giữa ngân hàng và khách hàng. • Khi xem xét rủi ro tín dụng cần chú ý tới các yếu tố tạo nên rủi ro tín dụng:  Các khách hàng và ngành nghề khác nhau có các rủi ro khác nhau;  Các sản phẩm khác nhau tiềm ẩn rủi ro khác nhau;  Chuyên môn của cán bộ tín dụng và nguồn lực của ngân hàng đóng góp tích cực vào giảm thiểu rủi ro tín dụng;  Đa dạng hóa danh mục tín dụng giúp hạn chế rủi ro của ngân hàng. • Rủi ro tín dụng không chỉ được hiểu là rủi ro khi từng khách hàng không trả được nợ, mà còn được nhìn nhận đối với toàn bộ danh mục tín dụng của ngân hàng. v1.0015104211 9
  10. 1.2.1. RỦI RO TÍN DỤNG (tiếp theo) Nguyên tắc của Basel Trao đổi thông tin về chiến lược, phương hướng hoạt động, các hướng dẫn và các 1 phương pháp về tín dụng. Xác định các rủi ro hiện có và rủi ro tiềm tàng trong các sản phẩm và hoạt động tín 2 dụng của ngân hàng. Xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng rõ ràng, được thể hiện một cách chính thức 3 bằng văn bản – những chính sách này thể hiện các tôn chỉ về tín dụng của ngân hàng và các thông số mà theo đó, rủi ro tín dụng được quản lý và kiểm soát. 4 Kỹ thuật kiểm tra và giám sát tín dụng nhằm hỗ trợ cho việc nhận biết rủi ro tín dụng. Cơ cấu tổ chức trong đó các chức năng liên quan đến tín dụng được tiến hành – bao 5 gồm vai trò và trách nhiệm, cũng như các kênh báo cáo. Trách nhiệm đối với chất lượng tín dụng, thể hiện qua cơ cấu thưởng phạt và đánh giá 6 phù hợp. Một quy trình đánh giá rủi ro tín dụng chặt chẽ bao gồm: 7 - Hệ thống chấm điểm rủi ro tín dụng; - Chức năng kiểm tra tín dụng độc lập. v1.0015104211 10
  11. 1.2.2. RỦI RO LÃI SUẤT • Là khả năng xảy ra tổn thất về thu nhập hoặc vốn của tổ chức tín dụng do những biến động về lãi suất. • Rủi ro lãi suất có thể phát sinh từ:  Chênh lệch thời điểm ấn định mức lãi suất mới của tài sản và nguồn vốn;  Thay đổi mối quan hệ giữa các mức lãi suất thị trường khác nhau của các tài sản và nguồn vốn khác nhau;  Thay đổi mối quan hệ lãi suất ở các kì hạn khác nhau;  Thay đổi lựa chọn của khách hàng về duy trì kỳ hạn còn lại của các tài sản và nguồn vốn (khách hàng vay trả gốc trước hạn hoặc khách hàng gửi tiền rút gốc trước hạn). v1.0015104211 11
  12. CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu hỏi: Khi lãi suất trên thị trường giảm xuống thì ngân hàng sẽ bị lỗ? Trả lời: • Không chính xác. • Tùy thuộc khe hở nhạy cảm với lãi suất (bằng tài sản nhạy cảm với lãi suất trừ đi nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất). Nếu khe hở này âm thì ngân hàng sẽ có lãi. v1.0015104211 12
  13. 1.2.2. RỦI RO LÃI SUẤT (tiếp theo) Nguyên tắc của Basel 1 Chiến lược đối với rủi ro lãi suất. 2 Xác định rủi ro lãi suất trong các hoạt động của ngân hàng. 3 Khả năng đo lường lãi suất cho các khoảng thời gian đáo hạn khác nhau. 4 Hệ thống hạn mức hoạt động rõ ràng và bắt buộc. 5 Hệ thống thông tin cần thiết để báo cáo rủi ro lãi suất kịp thời và chuẩn xác. v1.0015104211 13
  14. 1.2.3. RỦI RO NGOẠI HỐI • Là khả năng xảy ra tổn thất về thu nhập hoặc vốn phát sinh do có sự biến động của tỷ giá hối đoái. • Rủi ro này chủ yếu xảy ra trong thời gian tổ chức tín dụng có trạng thái mở, ở cả nội bảng và ngoại bảng, và/hoặc trên thị trường giao ngay hoặc trên thị trường kì hạn, thị trường tương lai. v1.0015104211 14
  15. 1.2.3. RỦI RO NGOẠI HỐI (tiếp theo) Trạng thái ngoại hối • Sự mất cân đối về cơ cấu giữa tài sản và nguồn vốn nợ bằng ngoại tệ. • Kinh doanh ngoại tệ thông qua các hợp đồng phái sinh như giao ngay, kỳ hạn, tương lai và quyền chọn. • Trạng thái ngoại tệ ngân hàng đang nắm giữ trong sổ sách (ví dụ tiền gửi và cho vay bằng ngoại tệ, các khoản đầu tư trái phiếu ngoại tệ…). • Tham gia vào các giao dịch phái sinh được thanh toán bằng ngoại tệ cho mục đích kinh doanh hoặc bảo hiểm rủi ro. Nguyên tắc của Basel 1 Chiến lược đối với rủi ro tỷ giá 2 Xác định biến động của thị trường và rủi ro tỷ giá 3 Khả năng dự báo biến động tỷ giá 4 Sử dụng các công cụ tài chính phái sinh để giảm thiểu rủi ro v1.0015104211 15
  16. 1.2.3. RỦI RO NGOẠI HỐI (tiếp theo) Biều đồ 1.1: Các công cụ tài chính phái sinh trong các NHTM Việt Nam năm 2010 64,214,838 44,734,885 21,028,236 9,933,305 2,900 78,869 VCB ACB SHB MSB Agribank Vietinbank (Đơn vị tính: Nghìn đồng) dựa theo báo cáo tài chính các ngân hàng năm 2010 v1.0015104211 16
  17. 1.2.4. RỦI RO THANH KHOẢN • Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất khi ngân hàng không có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình. • Rủi ro thanh khoản có thể xuất phát từ những nguyên nhân:  Có quá nhiều nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất;  Niềm tin của khách hàng suy giảm;  Mất cân đối về thời hạn giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn;  Khách hàng rút tiền ồ ạt, tức thời;  Yêu cầu thực hiện các cam kết tín dụng của ngân hàng... v1.0015104211 17
  18. 1.2.4. RỦI RO THANH KHOẢN (tiếp theo) Nguyên tắc của Basel 1 Chiến lược quản lý thanh khoản 2 Xác định rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng 3 Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro thanh khoản 4 Hệ thống thông tin cần thiết để đo lường, quản lý, giám sát và báo cáo rủi ro thanh khoản 5 Quy trình đo lường và giám sát các yêu cầu tài trợ thuần 6 Kiểm soát nội bộ đối với quản lý rủi ro thanh khoản 7 Đa dạng hóa công nợ và duy trì khả năng bán tài sản 8 Kế hoạch dự phòng để đối phó với trường hợp khủng hoảng về khả năng thanh khoản v1.0015104211 18
  19. 1.2.5. RỦI RO HOẠT ĐỘNG • Rủi ro hoạt động là khả năng xảy ra tổn thất do sai sót trong các hoạt động nội bộ của ngân hàng. • Các sai sót này xảy ra khi quy trình nội bộ không đầy đủ hoặc chưa chính xác, do còn người có trình độ chuyên môn hoặc đạo đức kém, do các hệ thống máy móc vận hành chưa thông suốt... v1.0015104211 19
  20. 1.2.5. RỦI RO HOẠT ĐỘNG (tiếp theo) Nguyên tắc của Basel 1 Xác định rủi ro hoạt động/ Quản lý/ Chính sách Chương trình giảm thiểu rủi ro: a. Kiểm soát nội bộ 2 b. Chương trình bảo hiểm quốc tế c. Quản lý duy trì kinh doanh Công cụ và kỹ thuật: d. Kiểm soát tự đánh giá 3 e. Quản lý vấn đề rủi ro và báo cáo f. Phân tích rủi ro và báo cáo g. Quy trình của các dịch vụ mới Định lượng rủi ro: 4 h. Mất mát xác định trước i. Chi phí dự tính 5 Trách nhiệm của các cá nhân và xử lý rủi ro v1.0015104211 20
nguon tai.lieu . vn