Xem mẫu

  1. BÀI 2 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN ThS. Phùng Thanh Quang Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015105226 1
  2. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Ngân hàng phát triển Việt Nam VDB nhận được hồ sơ xin vay vốn tín dụng xuất khẩu của hai doanh nghiệp: • Công ty xuất nhập nhập khẩu thủy sản SeaProdex có nhu cầu vay 10 tỷ VNĐ để tài trợ nhu cầu vốn lưu động tăng thêm trong kỳ. • Công ty May Alcado có nhu cầu vay 5 tỷ VNĐ để mở rộng sản xuất kinh doanh mặt hàng dệt may phục vụ xuất khẩu. Nếu các thông tin trong hồ sơ tín dụng của hai công ty là hợp lý, tình hình tài chính của hai công ty là lành mạnh, VDB sẽ xử lý như thế nào? v1.0015105226 2
  3. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau: • Khái niệm về Ngân hàng phát triển. • Phân biệt ngân hàng phát triển với các tổ chức tín dụng khác. • Sự cần thiết/lý do ra đời của ngân hàng phát triển. • Hoạt động huy động vốn của ngân hàng phát triển. • Hoạt động tín dụng đầu tư của ngân hàng phát triển. • Hoạt động tín dụng xuất khẩu của ngân hàng phát triển. • Hoạt động hỗ trợ lãi suất/hỗ trợ sau đầu tư của ngân hàng phát triển. • Hoạt động cho vay lại ODA của ngân hàng phát triển. v1.0015105226 3
  4. NỘI DUNG Khái niệm và sự cần thiết ra đời ngân hàng phát triển Các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng phát triển Đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng phát triển Câu hỏi và thảo luận v1.0015105226 4
  5. 1. KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT RA ĐỜI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN 1.1. Khái niệm 1.2. Sự cần thiết/lý do ra đời của ngân hàng phát triển v1.0015105226 5
  6. 1.1. KHÁI NIỆM • Ngân hàng phát triển là tổ chức tín dụng mà hoạt động chủ yếu là tài trợ trung và dài hạn cho các dự án phát triển. • Tài trợ trung và dài hạn:  Tín dụng đầu tư.  Tín dụng xuất khẩu.  Cho vay lại ODA. • Các dự án phát triển:  Trực tiếp tạo ra sản phẩm chiến lược.  Góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu thu nhập.  Thúc đẩy phát triển kinh tế của ngành, vùng. v1.0015105226 6
  7. 1.2. SỰ CẦN THIẾT/LÝ DO RA ĐỜI CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN • Đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho phát triển kinh tế. Các kênh tài trợ trung và dài hạn:  Ngân hàng thương mại.  Thị trường chứng khoán.  FDI.  ODA.  Quỹ đầu tư. • Góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển thông qua các chương trình tín dụng có hạn chế và ưu tiên, chương trình tín dụng chỉ định.  Tín dụng có hạn chế và ưu tiên.  Tín dụng chỉ định. • Góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển có hiệu quả. v1.0015105226 7
  8. 2. CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN 2.1. Huy động và tiếp nhận vốn 2.2. Tín dụng đầu tư 2.3. Tín dụng xuất khẩu 2.4. Cho vay lại vốn ODA 2.5. Bảo lãnh 2.6. Cấp bù lãi suất/hỗ trợ sau đầu tư v1.0015105226 8
  9. 2.1. HUY ĐỘNG VÀ TIẾP NHẬN VỐN Các kênh huy động vốn và tiếp nhận vốn chủ yếu • Tiếp nhận vốn từ Ngân sách nhà nước. • Huy động từ tiền gửi của các tổ chức. Lưu ý: VDB không huy động vốn từ dân cư. • Huy động từ phát hành giấy tờ có giá. Lưu ý: Từ năm 2010, VDB không phát hành trái phiếu chính phủ mà phát hành trái phiếu của VDB được chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán. • Huy động từ các quỹ của Nhà nước. • Vay/tiếp nhận vốn vay từ các tổ chức quốc tế. • Vay Ngân hàng nhà nước. v1.0015105226 9
  10. 2.2. TÍN DỤNG ĐẦU TƯ • Lãi suất cho vay: Lãi suất tham chiếu là lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm +
  11. 2.3. TÍN DỤNG XUẤT KHẨU • Đối tượng cấp tín dụng xuất khẩu: Các dự án thuộc danh mục chính phủ quy định trong từng thời kỳ (Nghị định 75/2011/NĐ–CP). • Mức vốn cho vay: VDB cho vay tối đa bằng 85% giá trị Hợp đồng Xuất, Nhập khẩu đã ký hoặc giá trị Thư tín dụng đối với cho vay trước khi giao hàng hoặc giá trị Hối phiếu đối với cho vay sau khi giao hàng. v1.0015105226 11
  12. 2.3. TÍN DỤNG XUẤT KHẨU • Lãi suất cho vay quy định trong từng thời kỳ, thường nhỏ hơn lãi suất tín dụng đầu tư. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn. • Thời hạn tín dụng được xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm của từng hợp đồng và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không quá 12 tháng. Những trường hợp cần thiết thời hạn cho vay trên 12 tháng thì Bộ Tài chính xem xét và quyết định. • Đồng tiền cho vay: Nội tệ và ngoại tệ tự do chuyển đổi. v1.0015105226 12
  13. 2.4. CHO VAY LẠI VỐN ODA • Đối tượng thụ hưởng: Thường theo chỉ định của chính phủ và cam kết với bên tài trợ nước ngoài. • Các hình thức cho vay lại: Cho vay lại chịu rủi ro tín dụng và cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng.  Cho vay lại chịu rủi ro tín dụng: Theo hình thức này, ngân hàng sẽ lựa chọn dự án vay vốn theo đúng đối tượng được quy định tại Hiệp định cho vay lại, sau đó ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm thẩm định, duyệt vay, quy định lãi suất cho vay lại rồi tổ chức quản lý, thu hồi nợ. VDB chịu toàn bộ rủi ro tín dụng đối với món vay lại. Doanh thu của VDB từ hoạt động này là chênh lệch lãi suất cho vay lại và lãi suất vay từ Bộ Tài chính.  Cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng: VDB thực hiện cho vay lại theo Hợp đồng ủy quyền cho vay lại ký kết giữa VDB và Bộ tài chính về việc ủy quyền cho ngân hàng cho vay lại. Theo hình thức này, ngân hàng có trách nhiệm quản lý và thu hồi nợ và không phải chịu rủi ro tín dụng. Doanh thu của VDB là phí dịch vụ cho vay lại do Bộ Tài chính thanh toán, phí này bằng 1,5% số tiền thu hồi nợ (gồm nợ gốc, nợ lãi và lãi chậm trả). v1.0015105226 13
  14. 2.5. BẢO LÃNH • Các hình thức:  Bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng thương mại.  Bảo lãnh tín dụng xuất khẩu.  Bảo lãnh cho các chủ đầu tư.  Bảo lãnh dự thầu.  Bảo lãnh thực hiện hợp đồng. • Thực tế tại VDB chưa phát triển, chủ yếu là bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng thương mại. v1.0015105226 14
  15. 2.6. HỖ TRỢ SAU ĐẦU TƯ/CẤP BÙ LÃI SUẤT • Khái niệm: Hoạt động hỗ trợ sau đầu tư (HTSĐT) là một hoạt động riêng có đặc thù của VDB. Theo đó, đối với các dự án nằm trong Danh mục dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước nhưng không vay vốn của VDB mà vay vốn của các tổ chức tín dụng khác thì sẽ được ngân hàng hỗ trợ một phần lãi suất vay tại các tổ chức tín dụng khác. • Đối tượng nhận hỗ trợ: (i) Các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; (ii) Các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn; (iii) Các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. v1.0015105226 15
  16. 2.6. HỖ TRỢ SAU ĐẦU TƯ/CẤP BÙ LÃI SUẤT • Điều kiện nhận hỗ trợ: (i) Các dự án đã hoàn thành giai đoạn thực hiện đầu tư và bắt đầu đưa vào vận hành (có Biên bản nghiệm thu, các văn bản phê duyệt quyết toán vốn đầu tư của dự án) và (ii) Đã trả được nợ gốc vay cho tổ chức tín dụng cho vay vốn. • Mức hỗ trợ: Tối đa không vượt quá 70% tổng số vốn đầu tư tài sản cố định theo quyết toán vốn đầu tư được duyệt của dự án. Cụ thể: Mức HTSĐT = Số nợ gốc thực trả được tính HTSĐT × Mức chênh lệch lãi suất được tính HTSĐT của BTC × Thời hạn thực vay của số nợ gốc thực trả được HTSĐT v1.0015105226 16
  17. 3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN • Các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của Ngân hàng phát triển  Các chỉ tiêu tài chính:  Thu nhập từ lãi trên các khoản nợ = Thu nhập từ lãi/Các khoản tiền gửi và vay  Thu nhập từ lãi trên tổng tài sản = Thu nhập từ lãi/Tổng tài sản bình quân  Thu nhập từ lãi trên tài sản sinh lãi = Thu nhập từ lãi/Tổng tài sản sinh lãi bình quân  Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân  Đóng góp của Ngân hàng phát triển đối với sự phát triển kinh tế – xã hội.  Tăng trưởng kinh tế của các ngành được tài trợ.  Tăng trưởng kinh tế của các ngành liên quan do tác động thúc đẩy của ngành kinh tế mũi nhọn.  Tốc độ phát triển nông nghiệp, nông thôn.  Tăng trưởng xuất khẩu… v1.0015105226 17
  18. 3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN • Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của Ngân hàng phát triển  Mục tiêu và phương thức hoạt động của ngân hàng.  Các dự án mà ngân hàng tài trợ  Chính sách của nhà nước.  Các nhân tố xã hội. v1.0015105226 18
  19. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Theo Nghị định 75/2011/NĐ–CP, Ngân hàng phát triển Việt Nam chỉ cấp tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu một số mặt hàng nhất định là: nhóm hàng nông, lâm thủy sản, nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, nhóm sản phẩm công nghiệp và phần mềm tin học. Trong đó, VDB có thực hiện tín dụng xuất khẩu với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, còn các doanh nghiệp dệt may không thuộc đối tượng được thụ hưởng tín dụng xuất khẩu. Nên trong trường hợp này, VDB có thể đồng ý cấp tín dụng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản SeaProdex, còn doanh nghiệp dệt may thì không thuộc đối tượng cấp tín dụng xuất khẩu. v1.0015105226 19
  20. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Nguồn vốn chủ yếu hiện nay của VDB là: A. trái phiếu chính phủ. B. tiền gửi. C. nguồn ODA cho vay lại. D. vay từ các tổ chức tín dụng khác. Trả lời: • Đáp án: C. nguồn ODA cho vay lại. • Giải thích: Hiện nay, hai nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của VDB là trái phiếu do VDB phát hành và được chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán (không phải trái phiếu chính phủ) và vốn ODA cho vay lại. v1.0015105226 20
nguon tai.lieu . vn