Xem mẫu

Chương mở đầu: NHẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC­LÊNIN I. KHÁI LƯỢC VỀ CHỦ NGHĨA MÁC­LÊNIN 1. Chủ nghĩa Mác­Lênin và ba bộ phận lý luận cấu thành a, Chủ nghĩa Mác­Lênin “là hệ thống quan điểm và học thuyết” khoa học của C.Mác ­ Ph.Ăngghen và được V.I.Lênin phát triển, trên cơ sở kế thừa và phát triển những giá trị của lịch sử tư tưởng nhân loại, thực tiễn của thời đại; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động và giải phóng con người; là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng. b, Chủ nghĩa Mác – Lênin gồm 3 bộ phận cấu thành, có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, đó là: Triết học Mác – Lênin, Kinh tế Chính trị học Mác – Lênin và Chủ nghĩa Xã hội khoa học. Mỗi bộ phận có một vai trò, vị trí, mục tiêu riêng trong hệ thống lý luận. Trong đó: + Triết học Mác – Lênin: là bộ phận lý luận nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên xã hội và tư duy; xây dựng thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng. + KTCT học Mác – Lênin: là bộ phận lý luận nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã hội, đặc biệt là những quy luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển và tiêu vong của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự ra đời, phát triển của phương thức sản xuất mới­ phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. + CNXHKH: là bộ phận lý luận được hợp thành nhất quán về mặt lôgic của triết học và kinh tế chính trị học, nghiên cứu, làm sáng tỏ những quy luật khách quan của của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, bước chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, tiến lên chủ nghĩa cộng sản. c, Chủ nghĩa Mác – Lênin được Mác­Ănggen sáng lập và Lênin phát triển; được các đảng cộng sản, phong trào công nhân và các nước xã hội chủ nghĩa vận dụng với tư cách là nền tảng tư tưởng trong hoạt động của mình; là học thuyết khoa học và cách mạng để thực hiện lý tưởng giải phóng nhân loại. 2. Khái lược quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác­Lênin a) Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác ­ Điều kiện kinh tế­xã hội: + Sự phát triển của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vào những năm 40 của thế kỷ XIX làm cho mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa với quan hệ sản xuất mang tính tư nhân tư bản chủ nghĩa biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn đối kháng nhau về mặt lợi ích căn bản giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng sâu sắc. Hàng loạt cuộc đấu tranh của công nhân chống lại chủ nghĩa tư bản, giai cấp vô sản trở thành một lực lượng chính trị độc lập, tiên phong trong cuộc đấu tranh xóa bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, đòi dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội. + Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản ngày càng phát triển đã đặt ra yêu cầu khách quan cần phải được dẫn đường bởi một lý luận khoa học, tiên tiến. Chủ nghĩa Mác ra đời đã đáp ứng yêu cầu thực tiễn đấu tranh đó đi đến thắng lợi. ­ Các tiền đề văn hóa ­ tư tưởng: 1 + Tiền đề lý luận: Triết học cổ điển Đức (tiêu biểu là học thuyết của Hêghen và Phơ Bách), Kinh tế chính trị học cổ điển Anh (tiêu biểu là Ađamsmith và Đâyvít Ricarđô), Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp (tiêu biểu là Xanhximôn, Phuriê và Rôbớt Ô oen). + Tiền đề khoa học tự nhiên, với các phát minh nổi bật như: học thuyết tiến học luận của Đácuyn, thuyết tế bào của người Đức, Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Lômônôxốp đã cung cấp cơ sở khoa học tự nhiên cho việc luận giải các vấn đề xã hội. * Sự ra đời của chủ nghĩa Mác là hiện tượng hợp quy luật, nó vừa là sản phẩm của điều kiện kinh tế xã hội đương thời, của tri thức nhân loại thể hiện trong các lĩnh vực khoa học, vừa là sản phẩm tinh thần của chính các nhà sáng lập ra nó. b) Giai đoạn hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác ­ C.Mác, Ph.Ăngghen với quá trình hình thành chủ nghĩa Mác: (Karl Mark: 1818­1883, người Đức; F.Engels: 1820­1895, người Anh) Mác – Ăngghen là những người đồng sáng lập nên chủ nghĩa Mác, là những nhà khoa học, nhà tư tưởng kiệt xuất, đồng thời là lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới. Mác và Ăngghen đã kế thừa một cách có phê phán những thành tựu tư duy của nhân loại, sáng tạo nên CNDV biện chứng triệt để không điều hoà với CNDT và phép siêu hình. Mác và Ănghen đã đưa ra những nguyên lí cơ bản chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy. ­ C.Mác, Ph.Ăngghen với quá trình bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác Hai ông đã tuyên truyền thâm nhập lý luận của mình vào thực tiễn phong trào vô sản ở châu Âu (chiến tranh nông dân ở Pháp và Đức những năm 1848­1852) và Công xã Pari (1871), trên cơ sở đó bước đầu bổ sung lý luận của mình. c) Giai đoạn Lênin bảo vệ và phát triển chủ nghĩa ­ Bối cảnh lịch sử mới và nhu cầu bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác Thực tiễn của phát triển khoa học và phong trào vô sản ở đầu thế kỷ XX đã tạo điều kiện Lênin nghiên cứu, khảo sát và đúc kết thực tiễn thành những vấn đề lý luận mới, bảo vệ chủ nghĩa Mác trước các luận điệu của kẻ cơ hội và thù địch đòi xét lại chủ nghĩa Mác. ­ Vai trò của V.I Lênin đối với việc bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới. Lênin đã bảo vệ chủ nghĩa Mác một cách xuất sắc, không những thế, đã phát triển chủ nghĩa Mác lên một tầm cao mới, đạt được những kết quả thực tiễn to lớn nhất là ở nước Nga. d) Chủ nghĩa Mác­Lênin và thực tiễn phong trào cách mạng thế giới ­ Chủ nghĩa Mác­Lênin với cách mạng vô sản Nga (1917) Chủ nghĩa Mác – Lênin đã được Lênin vận dụng vào nước Nga, soi đường chỉ lối mang lại thắng lợi cho nước Nga, đưa nước Nga trở thành một nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới. Và chính cách mạng nước Nga là mảnh đất thực tiễn cung cấp những tri thức thực tiễn cho việc khái quát về mặt lý luận, góp phần bổ sung phát triển chủ nghĩa Mac ­ Chủ nghĩa Mác­Lênin với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới. 2 Chủ nghĩa Mác – Lênin được vận dụng vào các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước dân tộc bị áp bức nô dịch đưa tới sự thắng lợi ở hàng hoạt nước và đồng thời cổ vũ phong đào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ và tiến bộ ở các nước tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã trở thành hệ tư tưởng nền tảng và kim chỉ nam hành động của các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào cánh tả trên thế giới. Ngày nay, mặc dù chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào thoái trào, thế giới có nhiều biến động khó khăn, song sức sống của chủ nghĩa xã hội vẫn tiếp tục phát triển và chủ nghĩa Mác vẫn là học thuyết tiên tiến soi đường cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới. II. ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU MÔN HỌC NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC­LÊNIN 1. Đối tượng và mục đích của việc học tập, nghiên cứu a, Đối tượng: Đối tượng của việc học tập, nghiên cứu “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác­Lênin” là những quan điểm cơ bản, nền tảng và mang tính chân lý bền vững của chủ nghĩa Mác­Lênin trong phạm vi ba bộ phận cơ bản cấu thành chủ nghĩa Mác­ Lênin. b, Mục đích: Mục đích của việc học tập, nghiên cứu: + Học tập nghiên cứu những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin nhằm để xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học và vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác ­ Lênin trong hoạt động nhận thức và thực tiễn. + Học tập nghiên cứu những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin là để hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng nhất của Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. + Học tập nghiên cứu những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin là để hiểu rõ nền tảng tư tưởng của Đảng CSVN. + Học tập nghiên cứu những Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin là để xây dựng niềm tin và lý tưởng cho sinh viên 2. Một số yêu cầu về mặt phương pháp học tập, nghiên cứu ­ Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác­Lênin cần phải hiểu đúng tinh thần, thực chất của nó; tránh bệnh kinh viện, giáo điều trong quá trình học tập, nghiên cứu và vận dụng các nguyên lý cơ bản đó trong thực tiễn. ­ Học tập, nghiên cứu mỗi luận điểm trong mối quan hệ với các luận điểm khác, ở bộ phận cấu thành khác của chủ nghĩa Mác­Lênin; ­ Học tập, nghiên cứu Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác­Lênin cần phải theo nguyên tắc thường xuyên gắn kết lý luận với thực tiễn của thời đại, của đất nước . ­ Cần gắn những luận điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam và thực tiễn của thời đại để thấy được sự vận dụng sáng tạo của chủ nghĩa Mác – Lênin mà chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đã vận dụng trong từng thời đại lịch sử. ­ Đòi hỏi quá trình học tập nghiên cứu đồng thời cũng phải là quá trình tự giáo dục, tu dưỡng và rèn luyện để từng bước hoàn thiện mình trong đời sống cá nhân cũng như trong đời sống cộng đồng xã hội. 3 ­ Quá trình học tập nghiên cứu đồng thời là quá trình tổng kết, đúc kết kinh nghiệm để góp phần bổ sung phát triển; mặt khác, phải đặt nó trong tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại. Phần thứ nhất THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT HỌC CỦA CHỦ NGHĨA MÁC­LÊNIN Chương I : CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG I. CHỦ NGHĨA DUY VẬT VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG 1. Vấn đề cơ bản của triết học và sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học * Triết học là gì. ­ Triết học là hệ thống những quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. Triết học có lịch sử hàng ngàn năm, ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu thực tiễn khi tư duy con người đạt đến một trình độ nhất định và trong xã hội xuất hiện sự phân công giữa lao động trí óc và lao động chân tay. ­ Đây là vấn đề cơ bản của triết học vì: + Vật chất và ý thức là 2 phạm trù rộng nhất, bao quát toàn bộ các sự vật hiện tượng trong thế giới, triết học muốn tìm ra các quy luật của thế giới phải nghiên cứu các sự vật hiện tượng, do đó phải nghiên cứu 2 phạm trù này. + Việc giải quyết vấn đề này là cơ sở để phân chia các nhà triết học thành các trường phái, trào lưu triết học khác nhau. ­ Chủ nghĩa duy vật và các hình thức của nó: + Chủ nghĩa duy vật (nhất nguyên duy vật): thừa nhận vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. + Các hình thức của CNDV: CNDV chất phác thời cổ đại, CNDV siêu hình, CNDV biện chứng. 4 ­ Chủ nghĩa duy tâm và các hình thức của nó: + Chủ nghĩa duy tâm (nhất nguyên duy tâm): khẳng định ý thức có trước, vật chất có sau và ý thức quyết định vật chất. * Việc giải quyết mặt thứ hai, là cơ sở xác lập nhận thức luận của các nhà triết học: ­ Trường phái có thể biết: thừa nhận năng lực nhận thức thế giới của con người ­ Trường phái không thể biết: phủ nhận năng lực nhận thức thế giới của con người 1.2. QUAN ĐIỂM DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ VẬT CHẤT, Ý THỨC VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 1.2.1. Vật chất a, Phạm trù vật chất * Khái quát quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất: nhìn chung các nhà triết học duy vật đều cho rằng thế giới xung quanh chúng ta là vật chất. Vật chất tồn tại khách quan độc lập với ý thức con người. * CNDV cổ đại: Đồng nhất v/c với các dạng cụ thể của nó, đó là những vật thể hữu hình, cảm tính (Ấn độ: đất, nước, lửa, không khí; Hy lạp: Talét: Nước, Hêraclit: Lửa...)Anaximenđrơ cho vật chất là Apâyrôn ; Đêmôcrit, khi cho rằng thực thể của TG là nguyên tử (cực nhỏ, cứng, không thể xâm nhập, không cảm giác được, nguyên tử có thể nhận thức được bằng tư duy Đánh giá về CNDVcổ đại. + Ưu điểm: Lấy giới tự nhiên giải thích giới tự nhiên + Hạn chế: đồng nhất vật chất với các vật cụ thể * CNDV siêu hình: tư tưởng chủ đạo là đồng nhất vật chất với Nguyên tử: đó là phần tử nhỏ nhất không thể phân chia được, tách rời nguyên tử với vận động, không gian, thời gian… Đánh giá về CNDV siêu hình + Ưu điểm: Lấy giới tự nhiên giải thích giới tự nhiên và đi sâu hơn vào bản chất thế giới + Hạn chế: đồng nhất vật chất với các nguyên tử, thế giới là hữu hạn Nhìn chung, hạn chế lớn nhất thời kỳ này là đồng nhất vật chất với nguyên tử và coi thế giới là hữu hạn, tận cùng ở nguyên tử. Các phát minh khoa học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã bác bỏ quan niệm của con người về thế giới trước đây, bác bỏ CNDV trước Mác. * CNDV biện chứng: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. ­ Phân tích định nghĩa: + Vật chất là phạm trù triết học: dùng để khái quát thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi tồn tại vật chất, vô hạn, vô tận… đó chính là thuộc tính tồn tại khách quan độc lập với ý thức con người. (tức là tất cả những gì đang tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người); + Được đem lại cho con người trong cảm giác: Vật chất là cái có thể gây nên cảm giác khi tác động vào các giác quan; 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn