Xem mẫu

  1. “ Lý Thuyết Tài Chính” Phần nội dung: Chương 1: Vai trò – Thực trạng – Giải pháp FDI trong nền kinh tề Việt Nam. Chương 2: Vai trò – Thực trạng – Giải pháp FPI trong nền kinh tề Việt Nam. Chương 3: Vai trò – Thực trạng – Giải pháp ODA trong nền kinh tề Việt Nam. Trang 1
  2. “ Lý Thuyết Tài Chính” Chương 1: Vai trò – Thực trạng – Giải pháp FDI trong nền kinh tề Việt Nam. Tổng quan vể FDI I. Khái niệm: FDI là nguồn vốn trực tiếp từ nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. II. Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam từ năm 2000 đến đầu năm 2010 Cơ cấu kinh tế nuớc ta đang từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đời sống cùa người dân ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần, xã hội đang từng ngày thay đổi. Tất cả những thành tựu trên cho thấy n ền kinh t ế nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng và đang từng b ước tiến vào thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đ ất nước. Một trong những nguyên nhân của thành tựu đó là chủ trương mới của. Đảng về hoạt động kinh tế đối ngoại, trong đó có hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Năm 1988, là năm đầu tiên thực hiện luật đầu tư nước ngoài, chúng ta đã cấp giấy phép đầu tư cho 37 d ự án v ới t ổng v ốn đăng ký là 336 tr. USD. Kết quả đó tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với nước ta. Nó đánh dấu sự thành công ban đầu của công cu ộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế, thực hiện đường lối mở rộng và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Sau ba năm tiến hành thu hút vốn đầu t ư tr ực ti ếp nước ngoài, chúng ta đã cấp giấy phép cho 218 dự án với tổng Trang 2
  3. “ Lý Thuyết Tài Chính” vốn đăng ký 1417 tr. USD. Tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 255/năm. Quy mô mỗi dự án đạt khoảng 7tr.USD/d ự án. lĩnh v ực đầu tư chủ yếu trong thời kì này là thăm dò d ầu khí 32,2%, khách sạn 20,6% và bưu chính viễn thông, còn các lĩnh vực khác thì rất ít như chưa được triển khai. Tổng số vốn thực hiện của cả thời kì đạt 40tr.USD bằng 27% tổng vốn đăng ký. Nguyên nhân của việc gia tăng vốn đầu tư chậm do đây là một lĩnh vực còn rất mới đối với nước ta, chúng ta "vừa học, vừa làm", kinh nghiệm chưa có nhiều. Mặt khác, đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nước ta là một thị trường mới mẻ vừa xa lạ, vừa hấp dẫn do đó họ thận trọng không dám mạo hiểm, vừa làm vừa thăm dò. Tuy thế những kết quả đạt được trên đây đã chứng minh triển vọng lạc quan của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam trong thời gian tới. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ. Phần lớn vốn đầu tự trực tiếp nước ngoài là thu hút từ các nhà đầu tư trong khu vực nên khi xảy ra khủng hoảng, các nhà đầu tư trong khu vực gặp khó khăn về tài chính do đó h ọ giảm việc đầu tư ra nước ngoài dẫn đến lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm. Do sức hấp dẫn của môi trường đầu t ư nước ta ngày càng giảm vì sự thay đổi của một số chủ trương, chính sách cũng như một sự biến động của tỉ giá hối đoái, giá cả, sức mua của thị trường trong nước. 1. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế xã hội của VN. Những năm qua, hoạt động đầu tư nước ngoài đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của kinh tế - xã hội của Việt Nam. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã bổ sung một phần quan trọng vào nguồn vốn cho phát triển kinh t ế c ủa đ ất nước ta, khắc phục tình trạng thiếu vốn của đất nước ta thời kì đổi mới. Hơn nữa, nước ta hàng năm phải tr ả nhi ều n ợ cho nước ngoài trong khi ngân sách nhà nước luôn trong tình trạng thâm hụt. Chính vì vậy, nguồn vốn đầu tư trực ti ếp nước Trang 3
  4. “ Lý Thuyết Tài Chính” ngoài trở thành một nguồn quan trọng cung cấp vốn cho sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Tính chung trong sáu năm từ 2000 đến 2005, vốn đ ầu t ư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp khoảng 60% tổng vốn đầu tư cho phá triển kinh tế của nước ta. Từ đó đ ến nay giao đ ộng quanh mức 65%. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là ngoại tệ mạnh và máy móc thiết bị, công nghệ hiện đ ại nên đã tạo ra cơ sở vật chất mới bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế qu ốc dân nhất là công nghiệp. Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư n ước ngoài đã tạo ra một khối lượng hàng hoá và sản ph ẩm l ớn cho xuất khẩu từ đó góp phần tăng nhanh kim ngạch xu ất khẩu cho nước ta. Tính chung từ năm 1996 - 2005 tổng giá tr ị xu ất kh ẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 2809 tr.USD bằng 61% tổng doanh thu của khu vực này và trong các năm t ỉ lệ này không ngừng tăng lên. Hoạt động của các doanh nghiệp thu ộc khu vực đ ầu tư nước ngoài đã tạo ra một khoản thu cho ngân sách thông qua tỉ lệ phí và thuế, mức độ tăng lên qua các năm. 2. Những tồn tại của hoạt động đầu tư nước ngoài Bên cạnh những vai trò to lớn trên, hoạt động đầu tư nước ngoài còn bộc lộ nhiều hạn chế không nhỏ. a, Chính sách pháp luật chưa hoàn thiện b, Nguồn thu hút vốn hẹp Nguồn thu hút vốn chủ yếu của hoạt động đầu tư trực ti ếp nước ngoài là từ các nước trong khu vực. đây là một trong những nguyên nhân lí giải cho sự giảm sút của hoạt động thu hút v ốn đ ầu tư trực tiếp nước ngoài trong một vài năm trở lại đây. Trang 4
  5. “ Lý Thuyết Tài Chính” c, Cơ cấu đầu tư chưa hợp lí Xét về mặt địa lí, qua thực tế mười năm cho thấy vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu tập trung ở những vùng có điều kiện thuận lợi như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh ... trong đó chủ yếu là Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh. Năm 2005, số vốn vào hai địa phương này chiếm 51,28% tổng số vốn đăng kí của cả nước. Xét về mặt cơ cấu, phần lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ. d, Về hình thức đầu tư Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu tập trung vào các hình thức: doanh nghiệp liên doanh (65%), doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (18%), hợp đồng hợp tác kinh doanh (7%). Về lo ại hình BOT, nước ta mới chỉ có một vài dự án. Đa số các doanh nghi ệp có vốn đầu tư nước ngoài đều tập trung trong các khu công nghiệp, khu chế xuất vì nơi đây đảm bảo các điều kiện về cơ sở hạ tầng, tránh được nhiều thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp. Hiện nay, đang có xu hướng chuyển từ loại hình doanh nghiệp liên doanh sang doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. e, Về chuyển giao công nghệ Nhiều công nghệ lạc hậu, thiếu đồng bộ, củ kĩ, sản xuất từ những năm 1950 vẩn trở thành vốn góp của bên nước ngoài và còn được định giá cao từ 15% - 20% so với giá thị trường và chuy ển giao vào nước ta. Điều đó đã gây cho nước thiệt hại khoảng 50 tr.USD. ngoài thiệt hại về vật chất có thể tính toán được, việc chuyển giao đó có nguy cơ biến nước thành "bãi rác công ngh ệ", gây ô nhiểm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động và dân cư, gia tăng hơn nguy cơ lạc hậu về công nghệ c ủa nước ta. f, Hiệu quả đầu tư chưa cao và không đồng đều Một số dự án mặc dù đã đi vào hoạt động được 2 đến 3 năm nhưng vẩn bị thua lỗ. Nguyên nhân có nhiều song chủ yếu là chi phí vật chất và khấu hao tài sản cố định, chi phí quảng cáo và tiếp thị quá lớn .... Tuy nhiên, cũng không loại trừ trường h ợp các nhà đầu tư nước ngoài cố ý tạo ra tình trạng kinh doanh thua l ỗ để trốn thuế thông qua hiện tượng chuyển giá. Trang 5
  6. “ Lý Thuyết Tài Chính” g, Những tồn tại Đầu tư nước ngoài đã và đang tạo ra sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nội địa về lao động, kỉ thuật, thị trường. Bên cạnh các tác động tích cực như: khuyến khích các doanh nghiệp n ội địa đổi mới công nghệ nhằm tăng năng suất, h ạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, nâng cáo tính năng động, linh hoạt trong việc năm bắt nhu cầu thị trường ... thì sự cạnh tranh đó cũng làm xuất hiện nhiều yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp trong nước, Mục đích của các nhà đầu tư nước ngoài nhằm thu được lợi nhuận cao do đó họ luôn tìm cách khai thác lợi thế so sánh của nước ta là giá thuê lao động rẻ. 3. Triển vọng của hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Nguồn vốn ODA(Hỗ trợ phát triển chính thức ) không tăng thêm thậm chí còn giảm. vì vậy, chúng ta cần phải tính đến khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hơn nữa, hiện nay xu hướng đầu tư nước ngoài đang từng bước chuyển biến về khu vực châu Á. Nước ta lại nằm ở vị trí thuận lợi của châu Á, là đầu mối của các tuyến giao thông. Môi trường đầu tư của nước ta đang dần cải thiện nhằm nâng cao tinh hấp dẫn, mà trước mắt là việc sửa đổi luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. III/ Giải pháp nhằm thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu quả. Kinh nghiệm của một số nước trên thế 1. giới trong việc thu hút, quản lí và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài. Các nước tìm cách tạo dựng vốn theo con đường hướng nội tức nguồn vốn được tạo dựng dựa vào tích luỹ nội b ộ, đ ề ra các cách thức các biện pháp nhằm thu hút và huy đ ộng nguồn vốn từ dân chúng. Trang 6
  7. “ Lý Thuyết Tài Chính” Các nước tìm cách tạo dựng vốn theo con đường hướng ngoại. Bằng cách đưa ra các giải pháp nhằm thu hút vốn đ ầu tư của nước ngoài. a. Các chính sách biện pháp chủ yếu Một là. Mở rộng địa bàn thu hút vốn và tạo môi tr ường kinh doanh thuận lợi. Đối với các khu vực ven biển có nhiều thuận lợi hơn về giao thông, cơ sở hạ tầng ... được chọn mở cửa trước. Đồng thời với quá trình mở rộng địa bàn thu hút vốn Hai là. Các chính sách ưu đãi. Ba là. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư và chủ đầu tư. - Về hình thức đầu tư: Cho đến nay, có ba hình thức chính đó là xí nghiệp chung vốn kinh doanh, xí nghiệp h ợp tác kinh doanh, và xí nghiệp 100% vốn nước ngoài. - Về chủ đầu tư: quan tâm khuyến khích đầu tư đối với các hoa kiều .Trong những năm cuối thế kỷ này, liên tục ban hành nhiều chính sách, biện pháp quan trọng để cải thiện môi trường đầu tư cho phù hợp với những đòi hỏi của nền kinh tế. b. Tình hình sữ dụng vốn FDI trong một số ngành công nghiệp Trong những lĩnh vực, sản phẩm của các doanh nghiệp dùng vốn FDI chiếm một tỷ phần áp đảo. FDI tập trung vào hai lĩnh v ực thu lợi cao là: sản xuất các loại lốp xe và cacbonatnatri. Tốc đ ộ thu hút FDI trong ngành dược phẩm dường như cao hơn. 2. Các giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài 2.1 Các giải pháp trước mắt - Cần tiếp thu cao độ công tác quản lí, điều hành tháo g ở khó khăn, hỗ trợ các dự án đang hoạt động. - Cố gắng tập trung đầu mối tránh phân quyền cho quá nhiều cơ quan làm phức tạp quá trình xử lí và gây khó khăn phiền hà. - Chỉ đạo thực hiện nhanh chóng việc đền bù giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã được cấp giấy phép, nghiên cứu khả năng đền bù vào giá ti ền thuê đất đảm bảo tính cạnh tranh so với các nước trong khu v ực v ề giá cho thuê đất. Trang 7
  8. “ Lý Thuyết Tài Chính” - Hoãn hoặc miển tiền thuê đất đối với những dự án xin dừng, hoãn tiến độ triển khai hoặc những d ự án khó khăn v ề tài chính do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, tiếp tục thực hiện việc giảm chi phí đ ầu t ư, b ổ sung các chính sách ưu đãi thiết thực, khuyến khích đ ầu t ư các dư án sản xuất và chế biến nông lâm thuỷ sản. - Nhà nước cần xem xét và đưa ra một số ưu đãi cho các dự án như: thời gian, mức giảm thuế lợi tức, giá thuê đ ất m ới, thuế đầu tư ... đối với những dự án thực sự đang kinh doanh thua lỗ. - Hỗ trợ bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp đang thực sự khó khăn. cho phép tăng tỉ lệ nội tiêu đ ối v ới các d ự án đ ầu t ư nước ngoài đang sản xuất sản phẩm để xuất khẩu. - Giảm thuế thu nhập các nhân đối với các dự án qúa khó khăn về tài chính trong một vài năm. - Áp dụng nguyên tắc không hối tố đối với các d ự án đã được cấp giấy phép đầu tư mà luật mới của ta có những quy định gây khó khăn và làm đảo lộn lớn trong phương án kinh doanh của các dự án này. - Nghiên cứu và xem xét kĩ, lựa chọn và chuyển một số doanh nghiệp liên doanh đang thua lỗ mà phía Vi ệt Nam không có khả năng gánh chịu thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. - Hạn chế việc cấp giấy phép xây dựng mới và dãn tiến độ xây dựng khu công nghiệp, khu chế xu ất đ ể t ập trung nâng cao hiệu quả hoạt động và vận động đầu tư lấp đầy các khu công nghiệp, khu chế xuất hiện có. - Tách giá thuê đất với gía thuê cơ sở hạ tầng, ưu đãi cao nhất đối với các dự án phát triển hạ tầng xã h ội đ ồng b ộ v ới khu công nghiệp, khu chế xuất, đảm bảo hạ t ầng ngoài khu vực đó. - Rà soát lại các chính sách hiện có, loại bỏ các văn b ản pháp lí chồng chéo hoặc loại trừ lẩn nhau. - Thực hiện việc giảm giá điện, cước phí điện tho ại, các loại phí khác có thể có với các dự án đầu tư nước ngoài. - Chúng ta cần cải cách thủ tục hành chính phiền hà, ph ức tạp hiện nay theo hướng đơn giản gọn nhẹ. Gấp rút nâng cao năng lực điều hành của các cơ quan quản lí nhà nước. Trang 8
  9. “ Lý Thuyết Tài Chính” 2.2 Các giải pháp lâu dài 2.2.1 Phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của mổi quốc gia nói chung cũng như sự hoạt động của các dự án nói riêng. Nếu chỉ có vốn mà không có con người thì nguồn vốn đó cũng trở nên vô ích. Tiếp theo là giải pháp có liên quan đến phân bố, tổ chức, và xử lí nguồn nhân lực. Nhà nước cần phân bố l ại ngu ồn nhân lực giữa các vùng, các miền nhằm giải toả bớt ách tắc 2.2.2 Cải thiện môi trường pháp lí về đầu tư - Trong quá trình soạn thảo cần quy định rõ ràng cụ thể các điều khoản thực thi để tránh trường hợp luật mới ra đời nh ưng v ẩn không thể thực thi vì còn chờ nghị định hướng dẫn thực hiện, quy định rõ ràng các khung pháp lí thay cho việc sử dụng những từ ngữ chung chung gây khó khăn hiểu lầm trong thực thi. - Chúng ta cần sát nhập luật đầu tư trong nước và luật đ ầu t ư nước ngoài thành một bộ luật thống nhất nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh , xoá bỏ đi những ưu đãi bất hợp lí giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước Cuối cùng, trong các hoạt động tài phán thì chúng ta cần dành công bằng cho các nhà đầu tư nước ngoài, coi họ là một bộ phận của chúng ta, xét xử theo đúng pháp luật đã quy định không thiên v ị dù là bên Việt Nam. 2.2.3 Xúc tiến và lựa chọn đối tác đầu tư Trước hết, chúng ta cần nhận thức đúng và nhất quán đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, coi hoạt động này là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, coi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận của cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam. - Chúng ta cần hoạch định một chiến lược xúc tiến đầu tư cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu của mục tiê ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Cũng cố bộ phận xúc tiến đầu tư đủ mạnh về đội ngũ, trình độ, năng lực theo hướng tập trung hóa cao độ. - Song song với hoạt động xúc tiến đầu tư thì chúng ta cần có sự lựa chọn đối tác trong đầu tư. Không phải bất kì đối tác nào cũng được hoan nghênh mặc dù thực tế nước ta hiện nay rất cần Trang 9
  10. “ Lý Thuyết Tài Chính” nguồn vốn đầu tư này. Việc làm này nhằm mục đích tạo ra sự ổn định và lành mạnh trong môi trường đầu tư của nước ta. 2.2.4 Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng Để đáp ứng cho nhu cầu thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì Nhà nước cần giải quyết tốt các mối quan h ệ về kinh tế-Chính trị với các quốc gia để tiếp nhận các khoản viện trợ đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng. 2.2.5 Giữ vững ổn định chính trị - xã hội Để giữ vững và tăng cường ổn định chính trị, chúng ta cần phải tiếp tục thực hiện đổi mới mạnh mẽ h ơn nữa cả v ề kinh t ế - chính trị - văn hoá - tư tưởng, đổi mới hệ th ống chính trị, th ực hi ện cải cách nền hành chính quốc gia. Yếu tố quy ết định s ự thành công đó là tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò qu ản lí c ủa Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh xã hội văn minh”, kịp thời ngăn ch ặn mọi âm m ưu của các thế lực phản động, bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền quốc gia. 2.2.6 Xây dựng bộ máy nhà nước các cấp quản lí đầu tư nước ngoài mạnh về mọi mặt Trong quá trình đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài phải làm việc trực tiếp với các cơ quan từ trung ương đến địa ph ương. Vì vậy, mọi việc làm của cơ quan nhà nước các cấp đều có tính quy ết định trực tiếp hoặc gián tiếp đến lợi ích của nhà đầu t ư n ước ngoài do đó quyết định đến hoạt động đầu tư của họ. Trang 10
  11. “ Lý Thuyết Tài Chính” Chương 2: Vai trò – Thực trạng – Giải pháp FPI trong nền kinh tề Việt Nam. I/ Tổng quan FPI Khái niệm FPI: 1. Đầu tư gián tiếp nước ngoài (thường được viết tắt là FPI | Foreign Portfolio Investment) là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới. Nó chỉ các hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp giống như trong hình thức Đầu tư trực tiếp nước ngoài. 2. Những tác động của FPI - Những tác động tích cực của FPI Góp phần làm tăng nguồn vốn trên thị trường vốn nội địa và làm • giảm chi phí vốn thông qua việc đa dạng hoá rủi ro. Thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính nội địa. • Thúc đẩy cải cách thể chế và nâng cao kỷ luật đối với các chính • sách của chính phủ. - Những tác động tiêu cực của FPI Trang 11
  12. “ Lý Thuyết Tài Chính” Nếu dòng FPI vào tăng mạnh, thì nền kinh tế tiếp nhận dễ rơi vào • tình trạng phát triển quá nóng, nhất là các thị trường tài sản tài chính của nó. Vốn FPI có đặc điểm là di chuyển (vào và ra) rất nhanh, nên nó sẽ • khiến cho hệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn thương và rơi vào khủng hoảng tài chính một khi gặp phải các cú sốc từ bên trong cũng như bên ngoài nền kinh tế. FPI làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái. • II/ Vai trò của FPI Đối với Việt Nam, thu hút nguồn vốn FPI mang một ý nghĩa rất quan trọng. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, Việt Nam cần một lượng vốn đầu tư rất lớn (khoảng 140 tỷ USD) cho giai đoạn (2006-2010) để xây dựng, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Các doanh nghiệp Việt Nam đang trong quá trình cải cách và cổ phần hóa nhằm gia tăng năng lực và hiệu quả cạnh tranh khi gia nhập WTO. Cổ phần hóa phải đi đôi với việc hình thành các thị trường vốn, các kênh huy động vốn (hạt nhân là thị trường chứng khoán (TTCK). Các mối quan hệ kinh tế gia tăng, dòng vốn lưu chuyển nhanh sẽ góp phần tạo ra các hiệu ứng tốt tác động đến các doanh nghiệp. Lợi ích của hội nhập không những được đánh giá thông qua sự luân chuyển (vào, ra) dễ dàng của dòng hàng hóa, dòng người mà còn có cả dòng vốn.Việc tham gia của các nhà đầu tư FPI sẽ có tác động mạnh mẽ đến thị trường tài chính, giúp cho thị trường tài chính minh bạch và hoạt động hiệu quả hơn, xác lập giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết một cách chuyên nghiệp, giảm thiểu những dao động “phi thị trường” và góp phần giải quyết một cách cơ bản các mối quan hệ kinh tế (vốn, công nghệ, quản lý…). Hơn nữa, FPI có thể giúp vốn cho doanh nghiệp trong nước, giúp doanh nghiệp tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh, do vậy FPI rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nước đang thiếu vốn. Tuy nhiên, dòng vốn FPI cũng tiềm ẩn những rủi ro hơn so với các kênh huy động vốn từ nước ngoài khác. Do vậy, thúc đẩy Trang 12
  13. “ Lý Thuyết Tài Chính” thu hút FPI ổn định, tương xứng với tiềm năng, góp phần tạo động lực phát triển thị trường vốn, nâng cao năng lực quản trị của nhà doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hậu WTO là vấn đề cần được quan tâm. III/ Thực trạng: Ngay từ những năm đầu của thập niên 90, khi Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế và cho ra đời Luật Công ty và Luật Đầu tư nước ngoài, dòng vốn FPI đã được đổ vào Việt Nam. Đây được coi là làn sóng FPI thứ nhất vào Việt Nam. Trong giai đoạn 1991-2000, hoạt động đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) ở mức độ rất khiêm tốn, chủ yếu là thông qua các quỹ đầu tư. Giai đoạn này chỉ có khoảng 70 công ty cổ phần của Việt Nam có vốn đầu tư gián tiếp với tổng số vốn khoảng 200 triệu USD. Hầu hết các tổ chức đầu tư nước ngoài đều là những quỹ đầu tư nhỏ đã hoạt động lâu ở Việt Nam. Đến năm 1997, có 08 quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập với tổng số vốn được huy động khoảng trên 400 triệu USD. Thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á (1998-2000), các dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài đổ vào châu Á bị chững lại và Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng chung của xu hướng này. Trong số 08 quỹ đầu tư kể trên đã có 06 quỹ rút khỏi Việt Nam, 01 quỹ thu hẹp trên 90% quy mô quỹ, chỉ còn duy nhất Quỹ Vietnam Enterprise Investments Ltd được thành lập 7/1995 với quy mô vốn 35 triệu USD (nhỏ nhất trong số 8 quỹ) là còn hoạt động. Suốt thời gian này, hoạt động FPI ở Việt Nam hết sức mờ nhạt. Những năm 2001-2009 chứng kiến sự phục hồi trở lại của dòng vốn FPI vào Việt Nam. Sau 4 năm khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, làn sóng FPI thứ hai đã được khởi động lại vào tháng 4/2002 với sự xuất hiện của quỹ Mekong Enterprise Fund. Những nỗ lực và quyết tâm của Chính phủ trong cải cách kinh tế nói chung và trong việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước nói riêng đã thổi một làn gió mới vào các hoạt động đầu tư kể cả đầu tư trong nước, FDI và hoạt động FPI. Trang 13
  14. “ Lý Thuyết Tài Chính” Hoạt động giao dịch của các NĐTNN tại Sở GDCK TP.HCM giai đoạn 2001-2009 Khối lượng giao dịch (1 CK) Gi Toàn thị Năm Toàn thị ĐTNN (mua) ĐTNN (bán) trường trường 2001 7.900.522 161.600 45.000 537 2002 35.715.939 3.699.979 867.979 958 2003 26.822.600 3.176.020 331.910 481 2004 72.894.288 13.497.910 2.364.495 1.970 2005 94.846.187 11.941.248 4.515.127 2.784 2006 246.080.058 32.638.357 8.169.511 7.267 2007 2.389.522.805 513.754.396 348.566.437 263.055 2008 3.404.397.430 592.773.623 526.263.995 152.580 2009 6.278.179.829 1.171.643.133 891.124.454 429.632 Nguồn: Tổng hợp từ Website của Sở GDCK TP.HCM, http://www.hsx.vn. Trang 14
  15. “ Lý Thuyết Tài Chính” Quy mô dòng vốn đầu tư gián tiếp giai đoạn 2001-2007 Đơn vị: Tỷ USD hỉ 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 êu ố n 0,02 0,03 0,07 0,17 1,19 1,9 6,3 5,7 PI Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Trong giai đoạn 2001-2009, dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam đã có bước tăng trưởng đáng kể, tăng mạnh nhất là năm 2007, đạt 6,3 tỷ USD. Dòng vốn FPI chảy mạnh vào Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu là thông qua TTCK và bất động sản. FPI vào TTCK Việt Nam dần dần gia tăng từ quý III/2006 đến quý I/2008. Trong thời kỳ này, lượng vốn FPI đổ vào thị trường trái phiếu chiếm ưu thế (chiếm khoảng 60% - 70%). FPI đã trở thành nguồn tài trợ chính cho lượng thiếu hụt ngoại tệ của Việt Nam. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dòng vốn FPI mang tính đầu cơ cao và chảy mạnh vào Việt Nam với kỳ vọng mang lại lợi nhuận nhanh chóng vì thế, có thể tạo nên rất nhiều bong bóng kinh tế. Tỷ lệ FPI/FDI giai đoạn 2001-2009 Đơn vị: % Trang 15
  16. “ Lý Thuyết Tài Chính” Chỉ tiê 2001 2002 2003 2004 2005 2006 u Tỷ lệ FPI 0,5 1,2 2,3 3,7 17,5 15,8 /F DI Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Tài chính và tính toán. IV/ Một số giải pháp thu hút và quản lý dòng vốn FPI Thứ nhất, xây dựng và thực hiện chiến lược thu hút vốn và đầu tư có trọng điểm để phát triển nền kinh tế. Thực tiễn phát triển TTCK Việt Nam (trong đó có việc thu hút đầu tư FPI) thời gian qua cho thấy, sự lúng túng, bất cập trong hoạch định và thực hiện chiến lược, cũng như kế hoạch phát triển TTCK nói chung và thu hút FPI nói riêng. Trong 15 - 20 năm tới, khi mục tiêu tăng trưởng kinh tế đặt ra hàng năm là 8 - 8,5%, nhu cầu vốn sẽ rất lớn, trong khi kênh huy động vốn truyền thống không thể đáp ứng được thì việc thu hút FPI là rất cần thiết. Và, việc định hướng nguồn vốn này vào lĩnh vực gì để tạo nên sự bứt phá là điều vô cùng quan trọng. Lĩnh vực cần phải ưu tiên hàng đầu là đầu tư cho công nghệ cao và đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Thực tế, việc này cũng đã có định hướng của Chính phủ, cần xây dựng chính sách khuyến khích thiết thực với những biện pháp cụ thể có tính bứt phá, cần phải có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ tài chính đối với những nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực khoa học. Thứ hai, tạo dựng hành lang pháp lý đầy đủ và đồng bộ để thu hút và quản lý nguồn vốn này. Ban hành các văn bản pháp lý và cơ chế chính sách về FPI. Ngoài ra, cần tiến hành rà soát, hoàn chỉnh các quy định hiện hành, so sánh với các quy định của các tổ Trang 16
  17. “ Lý Thuyết Tài Chính” chức quốc tế, đặc biệt là các quy định của WTO cũng như những cam kết song phương và đa phương của Việt Nam nhằm đảm bảo một hành lang pháp lý an toàn, ổn định và dài hạn, tạo điều kiện tốt cho các dòng đầu tư gián tiếp từ nước ngoài vào thị trường trong nước. Thiết lập các quy định cụ thể về mua bán, sáp nhập, hợp nhất các doanh nghiệp; quy định về việc chuyển nhượng vốn và dự án giữa các nhà đầu tư; quy định về việc chuyển đổi từ hình thức đầu tư gián tiếp sang đầu tư trực tiếp với sự tham gia quản lý điều hành của NĐTNN; quy định về thủ tục phá sản, tái cấu trúc doanh nghiệp; quy định về quản lý ngoại hối và mức độ tự hóa tài khoản vốn; quy định về việc kiểm soát các nguồn vốn vào và ra trong những tình huống đặc biệt... Đó là những quan hệ kinh tế chắc chắn sẽ nảy sinh trong quá trình thu hút và hoạt động của các luồng vốn đầu tư gián tiếp ở nước ta. Vì vậy, cần phải được thể chế hóa bằng luật pháp càng sớm càng tốt. Thứ ba, tăng cường tính minh bạch của TTCK và các doanh nghiệp cổ phần. Trước hết, cần xây dựng, triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế về quản lý và điều hành doanh nghiệp. Nhanh chóng ban hành quy chế về quản trị công ty niêm yết trên TTCK, hệ thống công bố thông tin công khai theo các chuẩn mực quốc tế. Đồng thời, áp dụng các chuẩn mực về thông lệ tốt nhất trong quản trị công ty, tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp tham gia TTCK. Cần nâng cao nhận thức và xây dựng cơ chế bắt buộc các doanh nghiệp phải áp dụng các chuẩn mực quản trị và điều hành, các bộ tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó, cần phải có những cơ chế để đảm bảo sự thực thi của các quy định này. Bản thân các quỹ đầu tư, công ty quản lý quỹ cũng phải tuân thủ các quy định này. Tiếp đến, cần có những biện pháp triển khai đồng bộ hệ thống chuẩn mực kinh tế và kiểm toán mới vào thực tế, biến chúng trở thành văn hóa kinh doanh của từng doanh nghiệp, làm cầu nối thông tin giữa TTCK trong nước và thị trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các NĐTNN có đủ tự tin đầu tư vào Việt Nam. Hệ thống kế toán và công bố thông tin hoàn thiện hơn sẽ giúp các Trang 17
  18. “ Lý Thuyết Tài Chính” NĐTNN đầu tư tốt hơn. Đồng thời, các quy định và quy chế chuẩn hóa sẽ giúp hệ thống tài chính hiệu quả hơn, đặc biệt là khả năng chịu đựng các cú sốc từ bên ngoài. Thứ tư, xếp hạng tín nhiệm để thu hút đầu tư. Việt Nam cần phải coi định mức tín nhiệm như một công cụ hỗ trợ đầu tư, cần có biện pháp thúc đẩy sự ra đời và hoạt động của các tổ chức phân hạng tín nhiệm của Việt Nam. Nhà nước cần đứng ra thành lập các tổ chức phân hạng tín nhiệm. Sau một thời gian có thể chuyển đổi hình thức sở hữu thành các công ty cổ phần hoạt động độc lập kết hợp với việc kêu gọi đầu tư với mô hình 100% vốn nước ngoài hoặc kết hợp hỗn hợp các hình thức nêu trên. Các tổ chức định mức tín nhiệm ở Việt Nam nên triển khai một số nghiệp vụ cơ bản, cần thiết cho sự phát triển của thị trường vốn trong nước.Trước mắt, có 4 đối tượng cần được ưu tiên triển khai việc định mức tín nhiệm: Một là, xếp hạng các công cụ nợ dài hạn Hai là, xếp hạng tiền gửi và khả năng tài chính của các ngân hàng thương mại quốc doanh và thương mại cổ phần Việt Nam Ba là, xếp hạng các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn đã và đang tiến hành cổ phần hóa, các doanh nghiệp đang niêm yết trên TTCK Việt Nam Bốn là, xếp hạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của Việt Nam. Thứ năm, thực thi chính sách mở cửa thu hút vốn. Trước hết, cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến khuyến khích đầu tư nước ngoài và đầu tư nói chung. Bao gồm: (1) Nới lỏng, tối đa hóa mức khống chế tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài trong các doanh nghiệp cổ phần Việt Nam hoạt động thuộc các ngành nghề, lĩnh vực cho phép đầu tư 100% vốn trực tiếp nước ngoài. Trang 18
  19. “ Lý Thuyết Tài Chính” (2) Thu hẹp đối tượng ngành nghề Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn hoặc nắm giữ cổ phần chi phối. (3) Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa các DNNN lớn và giảm thiểu tỉ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước cũng như của các nhà đầu tư sáng lập trong các doanh nghiệp này. (4) Rà soát điều chỉnh, hoàn thiện các quy định liên quan về việc chuyển đổi giữa các loại hình, phương thức đầu tư một cách thuận tiện, nhanh chóng; về các quy định thủ tục mua - bán, sáp nhập doanh nghiệp và tài sản doanh nghiệp; về việc chuyển nhượng dự án và chuyển nhượng vốn giữa các nhà đầu tư. (5) Cần có chính sách ưu đãi đặc biệt để phát triển các công ty cổ phần đa sở hữu tổ chức theo quy mô tập đoàn kinh tế. Đảm bảo sự liên thông và hội nhập các định chế và quy tắc, tiêu chuẩn vận hành, chất lượng hàng hóa trên TTCK Việt Nam với các yêu cầu, tiêu chuẩn và xu hướng hoạt động chung của thị trường vốn khu vực, quốc tế. Phát triển các công ty quản lý quỹ, khuyến khích thành lập các công ty liên doanh quản lý quỹ, lập văn phòng đại diện và cho phép lập chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh đó, thiết lập các chính sách bình đẳng về ưu đãi đầu tư, chính sách thuế, phí, lệ phí giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính phủ tiếp tục thực hiện bảo hộ tài sản của các NĐTNN tại Việt Nam dưới mọi hình thức. Đồng thời, tiếp tục thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vãng lai để tạo điều kiện thu hút nguồn từ nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển các nguồn thu nhập hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài. Ở đây hệ thống ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát các giao dịch của tài khoản vốn. Thứ sáu, tạo sân chơi bình đẳng và tăng khả năng hấp thụ vốn FPI một cách hiệu quả. Phải đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn. Đối với các doanh nghiệp mà Nhà Trang 19
  20. “ Lý Thuyết Tài Chính” nước không nắm giữ cổ phần chi phối, phải mạnh dạn bán cổ phần rộng rãi kể cả cho các NĐTNN để vừa thu hút vốn từ bên ngoài, vừa là tiền đề để cải thiện tình trạng lãng phí, trì trệ, kém hiệu quả của khối doanh nghiệp này. Song song với việc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, cần phải có biện pháp thúc đẩy các doanh nghiệp cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch và phát triển hoạt động giao dịch thứ cấp trên TTCK Việt Nam. Đây sẽ là kênh thu hút vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài chủ chốt trong tương lai khi TTCK của Việt Nam phát triển hơn. Bởi, ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài là cổ phiếu của các công ty niêm yết, đặc biệt là các loại cổ phiếu có tính thanh khoản cao. TTCK phát triển, sự đa dạng về chủng loại hàng hóa, quy mô lớn về giá trị thị trường và tính thanh khoản cao của các loại chứng khoán hàng hóa chắc chắn sẽ hấp dẫn các NĐTNN. Đối với khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước, để có thể tăng khả năng hấp thụ vốn FPI trong dài hạn, cần thiết phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển không những cả về số lượng, quy mô mà còn cả về trình độ quản lý, kỹ năng giao thương và các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Đây cũng đồng thời là xu hướng tất yếu khi gia nhập WTO. Thứ bảy, điều tiết sự di chuyển của dòng vốn đầu tư gián tiếp. Để điều tiết được sự di chuyển của dòng vốn FPI, người ta có thể áp dụng một loạt các chính sách khác nhau từ điều tiết tỷ giá hối đoái, thắt chặt tài chính và kiểm soát vốn cho tới việc điều tiết thận trọng đối với hệ thống ngân hàng và xây dựng hệ thống thu thập và xử lý thông tin về sự di chuyển vốn nước ngoài ra và vào trong nước, bằng các biện pháp hành chính hoặc mang tính thị trường hoặc kết hợp cả hai. Việt Nam cần thận trọng trong việc thiết lập một hình thức điều tiết cụ thể song cần tránh gây ra sự hiểu lầm để dẫn đến việc nhà đầu tư rút vốn ồ ạt, gây bất ổn cho thị trường tài chính. Thứ 8, tăng cường an ninh của hệ thống tài chính. Cần tăng cường sự vững chắc của hệ thống tài chính trong nước; phối hợp giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và chính sách thu hút Trang 20
nguon tai.lieu . vn