Xem mẫu

  1. Tài chính Doanh nghiệp Soạn bởi: Phan Trần Trung Dũng Phục vụ cho môn học “Lý thuyết Tài chính” – Đại học Ngoại thương - 2013
  2. 1. Các vấn đề cơ bản của tài chính doanh nghiệp 1.1. Các hình thức tổ chức của doanh nghiệp 1.2. Sự xung đột lợi ích trong tài chính doanh nghiệp 1.3. Các quyết định tài chính quan trọng 2. CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUAN TRỌNG 2.1. Chu trình kinh doanh của doanh nghiệp 2.2. Các loại báo cáo tài chính 2.3. Nguyên tắc báo cáo tài chính 3. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 3.1. Tài sản 3.2. Nợ phải trả 3.3. Nguồn vốn chủ sở hữu 2
  3. 4. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 4.1. Các thành phần chính của báo cáo kết quả kinh doanh 4.2. Một số thuật ngữ đáng chú ý 5. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ 6. PHÂN TÍCH CHỈ SỐ TÀI CHÍNH 6.1. Phân tích chỉ số với cái gì? 6.2. Các chỉ số đo lường tính thanh khoản 6.3. Các chỉ số đo lường tính sinh lợi 6.4. Các chỉ số nợ 6.5. Các chỉ số đo lường hiệu suất hoạt động 6.6. Các chỉ số thị trường 3
  4. 1.1. Các hình thức tổ chức của doanh nghiệp 1.2. Sự xung đột lợi ích trong tài chính doanh nghiệp 1.3. Các quyết định tài chính quan trọng 4
  5. Doanh nghiệp tư nhân (Sole Proprietorship) Công ty hợp danh (Partnerships) Công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC) Công ty cổ phần (Corporation) 5
  6. Dạng thức tổ chức này khiến doanh nghiệp chỉ có một người chủ duy nhất Các khoản thuế đánh vào doanh nghiệp này là thuế thu nhập cá nhân đối với người chủ Trách nhiệm của người chủ đối với loại hình tổ chức này là trách nhiệm vô hạn 6
  7. Công ty hợp danh là dạng tổ chức doanh nghiệp thỏa mãn (i) Có các thành viên hợp danh (general partnership) chịu trách nhiệm vô hạn đối với công ty, và ngoài ra có thể có thành viên góp vốn (limited partnership); (ii) Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân đối với các nghĩa vụ của công ty; (iii) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Giới hạn quỹ của công ty được nâng lên Khả năng huy động vốn vẫn kém và vẫn chịu thuế suất cao 7
  8. Công ty trách nhiệm hữu hạn là tổ chức doanh nghiệp cho phép bảo vệ tài sản riêng của người sở hữu khỏi trách nhiệm nợ của doanh nghiệp, và bên cạnh đó là một số trách nhiệm dân sự. Ưu điểm: i) do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp (ii) việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp; (iii) Nếu muốn người tham gia có thể chuyển nhượng quyền sở hữu của mình cho người khác mà không gặp quá nhiều khó khăn (iv) công ty trách nhiệm hữu hạn bị đánh thuế thu nhập doanh nghiệp 8
  9. Tuy nhiên, hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn cũng có những hạn chế như: (i) Vì đã là pháp nhân độc lập nên việc ra quyết định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn phức tạp hơn; (ii) công ty trách nhiệm hữu hạn chịu nhiều điều chỉnh pháp lý hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh; (iii) việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu, và cũng vì lý do này nên việc chuyển nhượng không thể diễn ra một cách dễ dàng 9
  10. Công ty cổ phần là thực thể kinh tế duy nhất được phép phát hành cổ phiếu và huy động thêm vốn chủ sở hữu từ cổ đông. Lợi thế của công ty cổ phần là: (i) trách nhiệm của thành viên công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn (ii) việc phân chia tài sản thành cổ phiếu khiến việc chuyển nhượng quyền sở hữu là tương đối dễ dàng; (iii) công ty cổ phần gần như không bị giới hạn về khả năng huy động vốn; (iv) thuế của công ty cổ phần là thuế thu nhập doanh nghiệp (v) khi niêm yết trên thị trường chứng khoán, việc chuyển nhượng quyền sở hữu dễ dàng hơn do có thị trường thứ cấp 10
  11. Tuy nhiên, để đổi lại, công ty cổ phần có những hạn chế bao gồm: (i) việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích; (ii) Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần là tương đối phức tạp, (iii) nguy cơ bị thâu tóm là rất cao do có sự dễ dàng chuyển nhượng quyền sở hữu, (iv) cổ đông của công ty cổ phần có nguy cơ bị đánh thuế trùng (một lần đối với thuế thu nhập doanh nghiệp và một lần là thuế thu nhập cá nhân trên cổ tức được hưởng). 11
  12. 1.2.1 Người quản lý và cổ đông 1.2.2 Người quản lý và người cho vay 12
  13. Quyết định tài trợ (financing decision): huy động nguồn quỹ dài hạn từ đâu. Về cơ bản có hai kênh tạo quỹ cho doanh nghiệp, đó là kênh vay nợ (debt financing) và kênh chủ sở hữu (equity financing) Quyết định đầu tư (investment decision): mua sắm tài sản dài hạn thế nào cho hiệu quả, đảm bảo được sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp Quyết định vốn hoạt động (working capital decisions): thu và chi ngắn hạn của doanh nghiệp thế nào cho hợp lý. 13
  14. 2.1. Chu trình kinh doanh của doanh nghiệp 2.2. Các loại báo cáo tài chính 2.3. Nguyên tắc báo cáo tài chính 14
  15. 1. Huy động quỹ để có vốn kinh doanh (với lời hứa là sẽ trả một khoản chi phí huy động – gọi là chi phí vốn, cho người cấp vốn) 2. Sử dụng lượng vốn đã huy động được để mua sắm nguyên vật liệu, dụng cụ, đầu tư vào tài sản cố định. 3. Sử dụng các tài sản đã mua được để tiến hành sản xuất, các nguyên vật liệu biến mất, hàng hóa được tạo ra, nói một cách khác, giá trị của các tài sản đó đã được chuyển vào sản phẩm, hàng hóa. 4. Sản phẩm được bán ra, tạo ra một lượng tiền. Một phần lượng tiền dùng để bù đắp các chi phí đã bỏ ra, và trả những gì đã cam kết với người cấp vốn. Nếu vẫn còn dư thì đó là phần lợi nhuận mới mà doanh nghiệp tạo ra. 15
  16. Nhìn chung, về cơ bản người đọc sẽ cần 4 báo cáo tài chính để có đánh giá sơ lược về doanh nghiệp trong một kỳ: 2 bảng cân đối kế toán đầu kỳ và cuối kỳ, 1 bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ 1 bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong kỳ. 16
  17. Kinh doanh liên tục (Going concern): Về nguyên tắc, báo cáo tài chính giả định doanh nghiệp đang tiếp tục hoạt động và có đủ năng lực để tiếp tục công việc kinh doanh của mình Nguyên tắc dồn tích (Accrual): Theo nguyên tắc này, bất cứ khi nào một giao dịch phát sinh, các khoản mục có liên quan (tài sản, nợ, chi phí, doanh thu …) đều được báo cáo ngay lập tức mà không cần biết đã phát sinh dòng tiền hay chưa Nguyên tắc trọng yếu (Materiality): Một bản báo cáo tài chính được lập ra cho nhiều đối tượng người sử dụng, do vậy, nguyên tắc này đòi hỏi những thông tin trọng yếu riêng lẻ không được sáp nhập với những thông tin khác mà phải trình bày riêng biệt. Ngược lại những thông tin đơn lẻ không trọng yếu, có thể tổng hợp được thì cần được phản ánh dưới dạng thông tin tổng quát 17
  18. 3.1. Tài sản 3.2. Nợ phải trả 3.3. Nguồn vốn chủ sở hữu 18
  19. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ZBF 20x2 20x1 Unit Unit ('000,000d) ('000,000d) Tài Sản Tài sản ngắn hạn Tiền và các khoản tương đương tiền 125.2 315.7 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 Các khoản phải thu ngắn hạn 224.6 216.9 Hàng tồn kho 347.3 327.2 TỔNG TÀI SẢN NGẮN HẠN 697.1 859.8 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Tài sản cố định hữu hình 804.2 504.5 Tài sản cố định vô hình 28.4 0 TỔNG TSCD & ĐT DÀI HẠN 832.6 504.5 TỔNG TÀI SẢN 1529.7 1364.3 19
  20. 20
nguon tai.lieu . vn