Xem mẫu

  1. lOMoARcPSD|16911414 MỤC LỤC BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...............................................................................2 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN...............................................................................4 NỘI DUNG BÀI GIẢNG........................................................................................2 Chương nhập môn ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG CS VIỆT NAM............................2 1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................2 2. Chức năng, nhiệm vụ.....................................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu, học tập.................................................................2 Chương 1 ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI VÀ LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 – 1945)............................................................22 1.1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (tháng 02/1930)......................................................................................22 1.2. Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945).......................2 Chương 2...............................................................................................................2 ĐẢNG LÃNH ĐẠO HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN, HOÀN THÀNH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (1945-1975).........................2 2.1. Đảng lãnh đạo xây dựng, bảo vệ chính quyền Cách mạng và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954).....................................................2 2.2. Lãnh đạo xây dựng CNXH ở miền Bắc và kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954-1975).................2 Chương 3 ĐẢNG LÃNH ĐẠO CẢ NƯỚC QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ TIẾN HÀNH CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI (1975 – 2018)........................................2 3.1. Đảng lãnh đạo cả nước xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc (1975 - 1986)..................................................................................................................2 3.2. Lãnh đạo công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập quốc tế (1986 – 2018)....................................................................................................2 Chương 4 TỔNG KẾT LỊCH SỬ ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG...................2 1 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  2. lOMoARcPSD|16911414 4.1. Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.....................................................................................................2 4.2. Những bài học lãnh đạo cách mạng của Đảng...........................................2 DANH MỤC GIÁO TRÌNH/TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................2 2 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  3. lOMoARcPSD|16911414 BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ cái viết tắt/ký hiệu Cụm từ đầy đủ ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam Hội VNCMTN Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên TD Thực dân VN Việt Nam CN Chủ nghĩa CNXH Chủ nghĩa xã hội XHCN Xã hội chủ nghĩa CNTB Chủ nghĩa tư bản TBCN Tư bản chủ nghĩa VNDCCH Việt Nam Dân chủ Cộng hòa VNCH Việt Nam Cộng Hòa CHXHCNVN Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam CMDTDCND Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 3 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  4. lOMoARcPSD|16911414 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KHOA: GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Trình độ đào tạo: Đại học Ngành/Chuyên ngành: Sinh viên hệ không chuyên Lý luận Chính Mã số: trị 21221904 ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN Tên học phần: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Tên tiếng Anh: History of The Communist Party of Vietnam 1. Mã học phần: 21221904 2. Ký hiệu học phần: 3. Số tín chỉ: 02 TC (*) 4. Phân bố thời gian: - Lý thuyết: 20 tiết - Bài tập/Thảo luận: 10 tiết - Thực hành/Thí nghiệm: - Tự học: 5. Các giảng viên phụ trách học phần: - Giảng viên phụ trách chính: ThS. Nguyễn Hải Như - Danh sách giảng viên cùng giảng dạy: TS. Vương Thị Bích Thủy - Bộ môn phụ trách giảng dạy: Tổ Lý luận Chính trị - Khoa Giáo dục Chính trị 6. Điều kiện tham gia học phần: - Học phần tiên quyết: Tư tưởng Hồ Chí Minh - Học phần học trước: Triết học Marx-Lenin; Kinh tế Chính trị Marx- Lenin; Chủ nghĩa xã hội khoa học; Tư tưởng Hồ Chí Minh - Học phần song hành: 7. Loại học phần:  Bắt buộc  Tự chọn bắt buộc  Tự chọn tự do 8. Thuộc khối kiến thức  Kiến thức chung  Kiến thức Cơ sở ngành  Kiến thức Chuyên ngành 9. Mô tả tóm tắắt học phầần: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo. Nội dung chủ yếu của học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, cốt lõi, hệ thống về sự ra đời của Đảng (1920 – 1930), quá trình Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945), lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước (1945 4 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  5. lOMoARcPSD|16911414 – 1975), lãnh đạo cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới (1975 – 2018). Qua đó, khẳng định các thành công, nêu lên hạn chế, tổng kết những kinh nghiệm về sự lãnh đạo cách mạng của Đảng để giúp người học nâng cao nhận thức, niềm tin đối với Đảng và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công tác, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 10. Mục tiêu của học phầần: STT Mục tiêu học phần Sinh viên hiểu được quy luật ra đời của Đảng, nhận thức đúng về vai trò của 1 lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhận thức đúng đường lối cách mạng của Đảng trong giai đoạn đấu tranh 2 giành chính quyền (1930-1945), trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975). Cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản của đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, trong đó chủ yếu 3 tập trung vào đường lối của Đảng thời kỳ Đổi mới trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội (1975-2018). Xây dựng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn của 4 Đảng, trung thành với mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Sinh viên nắm vững đường lối của Đảng, từ đó vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Trang bị phương pháp tư duy khoa học về lịch sử, kỹ năng lựa chọn tài liệu 5 nghiên cứu, học tập môn học và khả năng vận dụng nhận thức lịch sử vào công tác thực tiễn, phê phán quan niệm sai trái về lịch sử của Đảng. 11. Chuẩn đầầu ra của học phầần: Sau khi kếết thúc học phầần sinh viến có khả năng: STT Chuẩn đầu ra học phần (CLO) 1 Hiểu được sự ra đời và ý nghĩa của việc thành lập Đảng. Nắm vững đường lối đấu tranh giành chính quyền giai đoạn (1930–1945), 2 đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975) và kết quả thực hiện đường lối. Giải thích được nội dung đường lối, chủ trương của Đảng về trong thời kỳ quá 3 độ đi lên CNXH và tiến hành công cuộc đổi mới (1975-2018). Giúp sinh viên vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực trong 4 giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội theo đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. 12. Mối liên hệ của CĐR học phần (CLOs) đến CĐR Chương trình đào tạo (PLOs): PLO (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) 5 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  6. lOMoARcPSD|16911414 Mức độ tương H M M M L H H H quan (10) CLO 1 X X X X CLO 2 X X X X CLO 3 X X X X CLO 4 X X X X X X X X Chú thích (10): - Nhận định H/ M/ L đến từ phân bổ trình tự chủ đề CĐR CTĐT vào các học phần, được thể hiện qua ma trận học phần trình bày trong cuốn đặc tả CTĐT. Cấp độ H/ M/ L không phụ thuộc số lần check X trong mỗi cột PLOj mà tùy thuộc mức độ đóng góp kiến thức, kỹ năng, mức tự chủ và trách nhiệm của học phần đó vào từng PLOj, cụ thể qua 3 mức H = U (Utilize); M = T (Teach); L = I (Introduce) . - CLOi nào có đóng góp vào một PLOj cụ thể thì check X. Mỗi CLOi không nên đóng góp vào nhiều PLOj. Có thể có PLOj nào đó không được đóng góp bởi học phần này. 13. Nhiệm vụ của sinh viên: Sinh viến phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Tham gia ít nhất 80% số tiết học của lớp học phần; - Tham gia các hoạt động làm việc nhóm theo qui định của lớp học phần; - Tự tìm hiểu các vấn đề do giảng viên giao để thực hiện ngoài giờ học trên lớp; - Hoàn thành tất cả bài đánh giá của học phần. 14. Đánh giá học phần: Kết quả học tập của sinh viến được đánh giá bằng các thành phần: đánh giá quá trình, đánh giá giữa kỳ, đánh giá cuối kỳ, các hoạt động đánh giá khác ... (11). Trọn Thành Phương Trọng số g số CĐR Bài đánh Tiêu chí phần pháp đánh bài đánh thành học giá Rubric đánh giá giá giá (%) phần phần (%) A1. Đánh A1.1 Bài tập P1.1 Trình R1.1 W1.1 20% CLO giá quá ngắn trên bày tại lớp/ - Đối tượng, 20% 1,2,3,4 trình lớp/ Chuyên Điểm danh phương pháp cần nghiên cứu và ý nghĩa của việc học tập học phần Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. - Nội dung cơ 6 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  7. lOMoARcPSD|16911414 bản và ý nghĩa lịch sử của Cương lĩnh chính trị đầu tiên được Hội nghị thành lập Đảng thông qua. - Vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc 1930-1945. - Đường lối và sự chỉ đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ 1945-1954. - Sự phát triển đường lối và khái quát quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975. - Nội dung đường lối đổi mới toàn diện của ĐH VI (12/1986) và quá trình thực hiện. A2. Đánh A2.1 Kiểm P2.1 Tự R2.1 W2.1 30% CLO giá giữa tra giữa kỳ luận - Vai trò của 30% 1,2,3 kỳ lãnh tụ Nguyễn Ái 7 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  8. lOMoARcPSD|16911414 Quốc trong việc chuẩn bị những điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 02/1930. - Nghệ thuật lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù của Đảng ta để bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ giai đoạn 1945- 1946? - Cách mạng XHCN và những thành tựu chủ yếu của sự nghiệp xây dựng CNXH ở miền Bắc từ 1954-1975. A3. Đánh A3.1 Kiểm P3.1 Tự R3.1 W3.1 50% CLO giá cuối tra cuối kỳ luận - Phân tích 50% 1,2,3,4 kỳ những điều kiện cần thiết dẫn tới việc thành lập ĐCSVN tháng 02/1930. - Đặc điểm, tính chất, kinh nghiệm và ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. - Ý nghĩa lịch 8 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  9. lOMoARcPSD|16911414 sử và những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ 1945-1954. - Đặc điểm, ý nghĩa thắng lợi và những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975. - Phân tích những nguyên nhân nào đã dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng ở nước ta từ năm 1976 đến năm 1986? - Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (năm 1991 và năm 2011). - Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp đổi mới, CNH – HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. 9 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  10. lOMoARcPSD|16911414 - Thành tựu, ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp đổi mới. - Những bài học lớn lãnh đạo cách mạng của Đảng. Chú thích (11): - Tất cả Thành phần ĐG, Bài ĐG, Phương pháp ĐG, Rubric, Trọng số bài đánh giá, Trọng số thành phần nên được mã hóa và được định nghĩa để hoạt động đánh giá người học được chính xác, tin cậy và công bằng. - Ghi chú: W3 = 50% (Trọng số 0.5); - Khi thực hiện một bài đánh giá cụ thể cho một hoặc một số CĐR cụ thể, cần chú ý: a) Đảm bảo đã tổ chức hoạt động dạy, học cho kiến thức/kỹ năng tương ứng b) Bài đánh giá phải có câu hỏi/ thành phần được thiết kế, và ghi rõ phục vụ đánh giá CĐR cụ thể nào c) Kết quả đánh giá không chỉ dùng để tính điểm GPA mà được dùng để phân tích mức độ đạt được từng CĐR của từng người học và của cả lớp học phần, của học phần (nếu có nhiều lớp được tổ chức dạy song song). 15. Kế hoạch giảng dạy và học Hoạt động dạy và học Tuần/ CĐR Phương Bài đánh Buổi Nội dung chi tiết Phương học giá (2 tiết) pháp giảng pháp học phần dạy tập 1 Chương mở đầu: Đối - Giảng viên Học ở lớp: A1.1 CLO 4 tượng, chức năng, giới thiệu - Nghe nhiệm vụ, nội dung và đến sinh viên giảng. phương pháp nghiên mục tiêu - Trả lời các cứu, học tập môn môn học; vị câu hỏi của Lịch sử Đảng Cộng trí và vai trò giảng viên sản Việt Nam của môn học đưa ra. 1. Đối tượng nghiên trong chương - Thảo luận cứu trình đào tạo các vấn đề 2. Chức năng, nhiệm của ngành; giáo viên đặt vụ chuẩn đầu ra ra. 2.1. Chức năng môn học, các - Đặt câu hỏi 10 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  11. lOMoARcPSD|16911414 hình thức kiểm tra đánh giá và trọng số của các bài đánh các vấn đề giá, nội dung 2.2. Nhiệm vụ quan tâm. học phần 3. Phương pháp Học ở nhà: theo nghiên cứu, ý nghĩa - Ôn lại lý chương… học tập thuyết trên - Giảng viên 3.1. Phương pháp giới thiệu lớp. nghiên cứu với sinh viên - Đọc và về đối tượng, nghiên cứu 3.2. Ý nghĩa học tập chức năng, nội dung nhiệm vụ, mới. phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập của học phần. 2-5 Chương 1: Đảng Giảng viên Học ở lớp: A1.1 CLO 1, Cộng sản Việt Nam ra trao đổi các - Nghe 2, 4 đời và đấu tranh vấn đề: giảng. giành chính quyền - Đảng Cộng - Trả lời các (1930-1945) sản Việt câu hỏi của 1.1 Đảng Cộng sản Nam ra đời giảng viên Việt Nam ra đời và và Cương đưa ra. Cương lĩnh chính trị lĩnh chính trị - Thảo luận đầu tiên của Đảng đầu tiên của các vấn đề (tháng 02/1930) Đảng (tháng giáo viên đặt 1.1.1. Bối cảnh lịch sử 02/1930). ra. 1.1.2. Nguyễn Ái - Đảng lãnh - Đặt câu hỏi Quốc chuẩn bị các đạo đấu các vấn đề điều kiện để thành lập tranh giành quan tâm. Đảng chính quyền Học ở nhà: 1.1.3. Thành lập Đảng (1930 – - Ôn lại lý Cộng sản Việt Nam 1945). thuyết trên và Cương lĩnh chính lớp. trị đầu tiên của Đảng - Đọc và 1.1.4. Ý nghĩa lịch sử nghiên cứu của việc thành lập nội dung mới. Đảng Cộng sản Việt Nam 11 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  12. lOMoARcPSD|16911414 1.2. Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945) 1.2.1. Phong trào cách mạng 1930-1935 và khôi phục phong trào 1932-1935 1.2.2. Phong trào Dân chủ 1936-1939 1.2.3. Phong trào giải phóng dân tộc 1939- 1945 1.2.4. Tính chất, ý nghĩa và kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Tám 1945 6-9 Chương 2: Đảng lãnh Giảng viên Học ở lớp: A1.1 CLO 2,4 đạo hai cuộc kháng trao đổi các - Nghe chiến, hoàn thành giải vấn đề: giảng. phóng dân tộc, thống - Đảng lãnh - Trả lời các nhất đất nước (1945- 1975) đạo xây câu hỏi của 2.1. Đảng lãnh đạo dựng, bảo vệ giảng viên xây dựng, bảo vệ chính quyền đưa ra. chính quyền Cách Cách mạng - Thảo luận mạng và kháng chiến và kháng các vấn đề chống thực dân Pháp chiến chống giáo viên đặt xâm lược (1945-1954) thực dân ra. 2.1.1. Xây dựng và bảo vệ chính quyền Cách Pháp xâm - Đặt câu hỏi mạng 1945 – 1946 lược (1945- các vấn đề 2.1.2. Đường lối kháng 1954). quan tâm. chiến toàn quốc chống - Lãnh đạo Học ở nhà: thực dân Pháp xâm xây dựng - Ôn lại lý lược và quá trình tổ CNXH ở thuyết trên chức thực hiện từ năm miền Bắc và lớp. 1946 đến năm 1950 2.1.3. Đẩy mạnh cuộc kháng chiến - Đọc và kháng chiến chống chống đế nghiên cứu thực dân Pháp xâm quốc Mỹ nội dung lược và can thiệp Mỹ xâm lược, mới. đến thắng lợi 1951- giải phóng 1954 miền Nam, 2.1.4. Ý nghĩa lịch sử thống nhất và kinh nghiệm của 12 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  13. lOMoARcPSD|16911414 Đảng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ 2.2. Lãnh đạo xây dựng CNXH ở miền Bắc và kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954- đất nước 1975) 2.2.1. Lãnh đạo cách (1954-1975). mạng hai miền giai đoạn 1954 - 1965 2.2.2. Lãnh đạo cách mạng cả nước giai đoạn 1965 - 1975 2.2.3. Ý nghĩa và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975 Bài thi tự - Sinh viên luận – được chuẩn bị sử dụng tài giấy và dụng liệu. cụ thi. Thời gian Học ở nhà: làm bài 75 - Ôn lại lý CLO 10 Kiểm tra giữa kỳ A2.1 phút. thuyết trên 1,2,4 - GV chuẩn lớp. bị đề thi, đáp - Đọc và án, túi đựng nghiên cứu bài thi. nội dung mới. 11-15 Chương 3: Đảng lãnh Giảng viên Học ở lớp: A1.1 CLO 3,4 đạo cả nước quá độ trao đổi các - Nghe lên chủ nghĩa xã hội vấn đề: giảng. và tiến hành công - Đảng lãnh - Trả lời các cuộc Đổi mới (1975- 2018) đạo cả nước câu hỏi của 3.1. Đảng lãnh đạo cả xây dựng giảng viên nước xây dựng CNXH và đưa ra. CNXH và bảo vệ Tổ bảo vệ Tổ - Thảo luận quốc (1975 - 1986) quốc (1975 - các vấn đề 3.1.1. Xây dựng 1986). giáo viên đặt CNXH và bảo vệ Tổ 13 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  14. lOMoARcPSD|16911414 quốc 1975 – 1981 3.1.2. Đại hội đại biểu toàn quốc lấn thứ V của Đảng và các bước đột phá tiếp tục đổi - Lãnh đạo mới kinh tế 1982 – công cuộc 1986 đổi mới, đẩy ra. 3.2. Lãnh đạo công mạnh CNH- - Đặt câu hỏi cuộc đổi mới, đẩy các vấn đề HĐH và hội mạnh CNH-HĐH và quan tâm. hội nhập quốc tế nhập quốc tế (1986 – Học ở nhà: (1986 – 2018) 3.2.1. Đổi mới toàn 2018). - Ôn lại lý diện, đưa đất nước ra - Tổng kết thuyết trên khỏi khủng hoảng kinh những bài lớp. tế-xã hội 1986-1996 - Đọc và học lãnh đạo 3.2.2. Tiếp tục công nghiên cứu cuộc đổi mới, đẩy cách mạng nội dung mạnh CNH-HĐH và của Đảng CS mới. hội nhập quốc tế 1996- Việt Nam. 2018 3.2.3. Thành tựu, kinh nghiệm của công cuộc đổi mới Kết luận Bài thi tự luận – không sử dụng tài liệu. Thời gian - Sinh viên làm bài 75 chuẩn bị CLO Kiểm tra cuối kỳ A3.1 phút. giấy và dụng 1,2,3,4 - GVDH cụ thi. chuẩn bị đề thi, đáp án, túi đựng bài thi. 16. Tài liệu học tập: 16.1 Sách, bài giảng, giáo trình chính: [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Lịch sử Đảng cộng Sản Việt Nam (Sử dụng trong các trường đại học-hệ không chuyên lý luận chính trị), Tài liệu tập huấn giảng dạy năm 2019, Hà Nội, 2019 [2] Hội đồng Trung ương, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2018 14 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  15. lOMoARcPSD|16911414 16.2 Sách, tài liệu tham khảo: [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Lịch sử Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tái bản 2010 [2] Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2018 [3] Viện nghiên cứu Chủ nghĩa Marx-Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tập II, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995 [4] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 1 đến tập 65, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995-2018 [5] Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 1 đến tập 15, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011 [6] Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Chiến tranh Cách mạng Việt Nam 1945 – 1975, thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008 [7] Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương, Ban chỉ đạo tổng kết, Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận-thực tiễn qua 30 năm đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2015 [8] Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011), Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011 [9] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016 17. Ngày phê duyệt: / / 2020 15 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  16. lOMoARcPSD|16911414 18. Cấp phê duyệt: Trưởng Khoa Tổ trưởng Bộ môn Giảng viên biên soạn 16 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  17. lOMoARcPSD|16911414 NỘI DUNG BÀI GIẢNG Chương nhập môn ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, HỌC TẬP LỊCH SỬ ĐẢNG CS VIỆT NAM Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập (03/02/1930). Từ thời điểm lịch sử đó, lịch sử của Đảng hòa quyện cùng lịch sử dân tộc Việt Nam. Đảng đã lãnh đạo và đưa sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. ĐCSVN là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiền phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản. Lịch sử ĐCSVN là một chuyên ngành, một bộ phận của khoa học lịch sử. Chuyên ngành Lịch sử ĐCNSVN đã được nghiên cứu từ rất sớm. Giáo trình và bài giảng học phần Lịch sử ĐCSVN là sự kế thừa và phát triển các giáo trình đã biên soạn trước đây, phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo quan điểm của Đảng. 1. Đối tượng nghiên cứu - Trước hết là các sự kiện lịch sử Đảng. Cần phân biệt rõ sự kiện lịch sử Đảng gắn trực tiếp với sự lãnh đạo của Đảng. Phân biệt sự kiện lịch sử Đảng với sự kiện lịch sử dân tộc và lịch sử quân sự trong cùng thời kỳ, thời điểm lịch sử. Môn học này nghiên cứu sâu sắc, có hệ thống các sự kiện lịch sử Đảng, hiểu rõ nội dung, tính chất, bản chất của các sự kiện đó gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng. Các sự kiện thể hiện quá trình Đảng ra đời, phát triển và lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc, kháng chiến cứu quốc và xây dựng, phát triển đất nước theo con đường XHCN, trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… Sự kiện lịch sử Đảng là hoạt động lãnh đạo, đấu tranh phong phú và oanh liệt của Đảng làm sáng tỏ bản chất cách mạng của Đảng với tư cách là một đảng chính trị “là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiền phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc”. - Đảng lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước bằng Cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách lớn. Lịch sử Đảng có đối tượng nghiên cứu là Cương lĩnh, đường lối của Đảng, phải nghiên cứu, làm sáng tỏ nội dung Cương lĩnh, đường lối của Đảng, cơ sở lý luận, thực tiễn và giá trị hiện thực của đường lối trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Cương lĩnh, đường lối đúng đắn là điều kiện trước hết quyết định thắng lợi của cách mạng. 17 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  18. lOMoARcPSD|16911414 - Đảng lãnh đạo thông qua quá trình chỉ đạo, tổ chức thực tiễn trong tiến trình cách mạng. Nghiên cứu, học tập Lịch sử ĐCSVN làm rõ thắng lợi, thành tựu, kinh nghiệm, bài học của cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, kháng chiến giành độc lập, thống nhất, thành tựu của công cuộc Đổi mới. Nghiên cứu, học tập Lịch sử Đảng là giáo dục sâu sắc những kinh nghiệm, bài học trong lãnh đạo của Đảng. Tổng kết kinh nghiệm, bài học, tìm ra quy luật riêng của cách mạng Việt Nam là công việc thường xuyên của Đảng ở mỗi thời kỳ lịch sử. Lịch sử Đảng là quá trình nhận thức, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn Việt Nam. - Nghiên cứu Lịch sử Đảng là làm rõ hệ thống tổ chức Đảng, công tác xây dựng Đảng qua các thời kỳ lịch sử. Nghiên cứu, học tập Lịch sử Đảng để nêu cao hiểu biết về công tác xây dựng Đảng trong các thời kỳ lịch sử về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Xây dựng Đảng về chính trị bảo đảm tính đúng đắn của đường lối, củng cố chính trị nội bộ và nâng cao bản lĩnh chính trị của Đảng. 2. Chức năng, nhiệm vụ 2.1. Chức năng - Chức năng nhận thức: Học tập Lịch sử ĐCSVN là để nhận thức đầy đủ, có hệ thống những tri thức lịch sử lãnh đạo, đấu tranh và cầm quyền của Đảng, nhận thức rõ về Đảng với tư cách một Đảng chính trị - tổ chức lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng, Đảng thường xuyên tự xây dựng và chỉnh đốn để hoàn thành sứ mệnh lịch sử trước đất nước và dân tộc. Nghiên cứu học tập môn học này còn nhằm nâng cao nhận thức về thời đại mới của dân tộc – thời đại Hồ Chí Minh, góp phần bồi đắp nhận thức lý luận từ thực tiễn Việt Nam. Nâng cao nhận thức về giác ngộ chính trị, góp phần làm rõ những vấn đề của khoa học chính trị và khoa học lãnh đạo quản lý. Nhận thức rõ những vấn đề lớn của đất nước, dân tộc trong mối quan hệ với những vấn đề của thời đại và thế giới. Tổng kết Lịch sử Đảng để nhận thức quy luật của cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quy luật đi lên CNXH ở Việt Nam. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. - Chức năng giáo dục của khoa học lịch sử: Giáo dục sâu sắc tinh thần yêu nước, ý thức, niềm tự hào, tự tôn, ý chí tự lực tự cường dân tộc. Lịch sử ĐCSVN giáo dục lý tưởng cách mạng với mục tiêu chiến lược là độc lập dân tộc và CNXH. Đó cũng là giáo dục tư tưởng chính trị, nâng cao nhận thức tư tưởng, lý luận, con đường phát triển của cách mạng và dân tộc Việt Nam. Môn học này giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tinh thần chiến đấu bất khuất, sự hi sinh, tính tiên phong gương mẫu của các tổ chức 18 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  19. lOMoARcPSD|16911414 Đảng. Lịch sử Đảng có vai trò quan trọng trong giáo dục truyền thống của Đảng và dân tộc, góp phần giáo dục đạo đức cách mạng, nhân cách, lối sống cao đẹp. - Chức năng dự báo và phê phán: Từ nhận thức những gì đã diễn ra trong quá khứ để hiểu rõ hiện tại và dự báo tương lai của sự phát triển. Để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng. Phải kiên quyết phê phán những biểu hiện tiêu cực, lạc hậu, hư hỏng. 2.2. Nhiệm vu - Nhiệm vụ trình bày có hệ thống Cương lĩnh, đường lối của Đảng. Lịch sử Đảng có nhiệm vụ hàng đầu là khẳng định, chứng minh giá trị khoa học và hiện thực của những mục tiêu chiến lược và sách lược cách mạng mà Đảng đề ra trong cương lĩnh, đường lối từ khi Đảng ra đời và suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. - Nhiệm vụ tái hiện tiến trình lịch sử lãnh đạo, đấu tranh của Đảng. Lịch sử Đảng có nhiệm vụ rất quan trọng là làm rõ những sự kiện lịch sử, làm nổi bật các thời kỳ, giai đoạn và dấu mốc phát triển căn bản của tiến trình lịch sử, nghĩa là tái hiện quá trình lịch sử Đảng lãnh đạo và đấu tranh. - Nhiệm vụ tổng kết lịch sử của Đảng. Đây là nhiệm vụ tổng kết từng chặng đường và suốt tiến trình lịch sử, làm rõ kinh nghiệm, bài học, quy luật và những vấn đề lý luận của cách mạng Việt Nam. Kinh nghiệm lịch sử gắn liền với những sự kiện hoặc một giai đoạn lịch sử nhất định. Bài học lịch sử khái quát cao hơn gắn liền với một thời kỳ dài, một vấn đề của chiến lược cách mạng hoặc khái quát toàn bộ tiến trình lịch sử của Đảng. - Làm rõ vai trò, sức chiến đấu của hệ thống tổ chức Đảng từ Trung ương đến cơ sở trong lãnh đạo, tổ chức thực tiễn. 3. Phương pháp nghiên cứu, học tập 3.1. Phương pháp nghiên cứu - Quan triệt phương pháp luận sử học Marxist: Đặc biệt nắm vững chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét và nhận thức lịch sử một cách khách quan, trung thực và đúng quy luật. Chú trọng nhận thức lịch sử theo quan điểm khách quan, toàn diện, phát triển và lịch sử cụ thể. Tư duy từ thực tiễn, từ hiện thực lịch sử, coi thực tiễn và kết quả của hoạt động thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo. - Phương pháp lịch sử: Phương pháp này đi sâu vào tính muôn vẻ của lịch sử để tìm ra cái đặc thù, cái cá biệt trong cái phổ biến. Phương pháp lịch sử không phải là học thuộc lòng sự kiện, diễn biến lịch sử mà phải hiểu tính chất, bản chất của sự kiện, hiện tượng. - Phương pháp logic: là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng lịch sử trong hình thức tổng quát, nhằm mục đích vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng chung trong sự vận động của chúng. 19 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  20. lOMoARcPSD|16911414  Nắm vững hai phương pháp lịch sử và logic mới có thể hiểu rõ bản chất, nhận thức đúng đắn việc giảng dạy, học tập Lịch sử ĐCSVN một cách hiệu quả với tư cách một môn khoa học. Hai phương pháp này có mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là sự thống nhất của phương pháp biện chứng Marxist trong nghiên cứu, nhận thức lịch sử. - Cần coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn lịch sử gắn liền với nghiên cứu lý luận để làm rõ kinh nghiệm, bài học quy luật phát triển và những vấn đề nhận thức lý luận của cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo. - Chú trọng phương pháp so sánh giữa các giai đoạn, thời kỳ lịch sử, các sự kiện, hiện tượng lịch sử, làm rõ các mối quan hệ trong nước và trên thế giới… 3.2. Ý nghĩa học tập - Sinh viên cần coi trọng nghe giảng trên lớp để nắm vững nội dung môn học. - Thực hiện phương pháp làm việc nhóm, tiến hành thảo luận, trao đổi các vấn đề do giảng viên đặt ra. - Sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập. - Tổ chức thực tế, thăm quan. - Cần chú trọng phương pháp vận dụng lý luận vào thực tiễn. Sinh viên cần nắm vững lý luận cơ bản của chủ nghĩa Marx-Lenin, bao gồm triết học, kinh tế chính trị, CNXH khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh. Luôn luôn liên hệ lý luận với thực tiễn Việt Nam để nhận thức đúng đắn bản chất của mỗi hiện tượng, sự kiện của lịch sử lãnh đạo, đấu tranh của Đảng. - Tính khoa học là sự phản ánh kết quả nghiên cứu sự vật, hiện tượng, sự kiện lịch sử phải đạt đến chân lý khách quan. Tính khoa học đòi hỏi phản ánh lịch sử khách quan, trung thực với nhứng đánh giá, kết hợp dựa trên luận cứ khoa học, tôn trọng hiện thực lịch sử. - Tính đảng trong nghiên cứu, học tập Lịch sử Đảng là đứng trên lập trường của chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh để nhận thức lịch sử khoa học, đúng đắn, phản ánh chính xác đường lối, quan điểm của Đảng vì lợi ích của giai cấp, nhân dân lao động và dân tộc. - Sinh viên không chuyên hệ lý luận chính trị cần nắm vững có hệ thống những vấn đề cơ bản của Lịch sử ĐCSVN. - Hiểu rõ sự nhất quán, giá trị cách mạng, khoa học, tính toàn diện, phát triển và sáng tạo trong cương lĩnh, đường lối của Đảng. Đó là chuyên đề có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc trong nghiên cứu, học tập Lịch sử Đảng. - Sinh viên tiếp cận và chủ động phát triển tính độc lập trong nghiên cứu, học tập, tham gia tổng kết kinh nghiệm, bài học lịch sử, những quy luật và lý luận của cách mạng Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo. 20 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
nguon tai.lieu . vn