Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG Khoa Kinh tế - Quản lý Tập bài giảng KINH TẾ HỌC VĨ MÔ Số tín chỉ: 3 tín chỉ Người biên soạn: Bộ môn Kinh tế học Hà Nội, 2019
  2. MỤC LỤC GIỚI THIỆU ......................................................................................................................1 1. MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN .................................................................................1 1.1 Mục tiêu chung ....................................................................................................1 1.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................1 2. CHUẨN BỊ ................................................................................................................2 Chương I ............................................................................................................................3 TIỀN TỆ VÀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ ...............................................................................3 1.1 KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ ...................................................3 1.1.1 Khái niệm tiền tệ ..............................................................................................3 1.1.2 Các chức năng của tiền .....................................................................................4 1.1.3 Các loại tiền ......................................................................................................5 Bảng 1.1 Một số tiền tệ bằng hàng hóa trên thế giới .................................................6 1.1.4 Các đại lượng đo lường tiền .............................................................................8 1.2 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ QUÁ TRÌNH TẠO TIỀN .............................8 1.3 NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CÁC CÔNG CỤ KIỂM SOÁT TIỀN TỆ ..12 1.3.1 Nghiệp vụ thị trường mở ................................................................................13 1.3.2 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ......................................................................................13 1.3.3 Lãi suất chiết khấu ..........................................................................................13 1.3 LÝ THUYẾT ƯA THÍCH THANH KHOẢN ......................................................15 BÀI TẬP......................................................................................................................17 Chương II ........................................................................................................................21 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁN CÂN THANH TOÁN .........................................................21 2.1 Tỷ giá hối đoái .......................................................................................................21 2.1.1 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa .............................................................................21 2.1.2 Tỷ giá hối đoái thực tế ....................................................................................22 2.2 THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI ................................................................................23 2.2.1 Cung trên thị trường ngoại hối .......................................................................23
  3. 2.2.2 Cầu trên thị trường ngoại hối .........................................................................23 2.3 CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ ..................................................................................................24 2.3.1 Chế độ tỷ giá cố định ......................................................................................24 2.3.2 Cơ chế tỷ giá thả nổi .......................................................................................26 2.3.3 Chế độ tỷ giá có quản lý .................................................................................27 2.4 CÁN CÂN THANH TOÁN ..................................................................................27 2.4.1 Khái niệm .......................................................................................................27 2.4.2 Thành phần (cấu trúc) của cán cân thanh toán ...............................................27 Bảng 2.1 Tổng hợp các thành phần chính trong BOP .............................................32 2.4.3 Thâm hụt và thặng dư cán cân thanh toán ......................................................32 CÂU HỎI ÔN TẬP .........................................................................................................33 BÀI TẬP..........................................................................................................................33 Chương III .......................................................................................................................35 SỐ NHÂN CHI TIÊU VÀ LÝ THUYẾT CỦA KEYNES ...................................................35 3.1 Tổng chi tiêu dự kiến .............................................................................................35 3.1.1 Tiêu dùng và tiết kiệm ....................................................................................35 3.1.2 Đầu tư .............................................................................................................38 3.1.3 Xuất khẩu và nhập khẩu ................................................................................40 3.2 MÔ HÌNH GIAO ĐIỂM KEYNES.......................................................................40 3.2.1 Đặc điểm của mô hình ....................................................................................40 3.2.3 Chính sách tài khóa và số nhân chi tiêu .........................................................42 3.2.3. Chính sách tài khóa và thâm hụt ngân sách chính phủ ..................................43 3.2.4 Các trường hợp số nhân..................................................................................47 CÂU HỎI ÔN TẬP .....................................................................................................48 BÀI TẬP......................................................................................................................48 Chương IV .......................................................................................................................51 TỔNG CẦU VÀ TỔNG CUNG........................................................................................51 GIỚI THIỆU................................................................................................................51 4.1. BA ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VỀ BIẾN ĐỘNG KINH TẾ ......................................51 4.1.1. Đặc điểm thứ nhất: Các biến động kinh tế diễn ra bất thường và không thể dự báo .....................................................................................................................................51 4.1.2. Hầu hết các đại lượng kinh tế vĩ mô biến động cùng nhau ...........................60
  4. 4.1.3. Khi sản lượng giảm thì thất nghiệp tăng .......................................................62 4.2. GIẢI THÍCH BIẾN ĐỘNG KINH TẾ NGẮN HẠN: MÔ HÌNH TỔNG CUNG – TỔNG CẦU (AD-AS) ..........................................................................................................64 4.2.1. Ba tiền đề của mô hình ngắn hạn ..................................................................64 4.2.2. Mô hình tổng cung (AS) – tổng cầu (AD).....................................................65 4.2.3. Đường tổng cầu dốc xuống và sự chuyển dịch của đường tổng cầu .............66 4.2.4. Đường tổng cung dài hạn thẳng đứng và sự chuyển dịch của đường tổng cung dài hạn ...............................................................................................................................70 4.2.5. Đường tổng cung dốc lên trong ngắn hạn .....................................................74 4.3. SỐC CẦU, SỐC CUNG VÀ QUÁ TRÌNH ĐIỀU CHỈNH KINH TẾ ................78 4.3.1. Sản lượng và giá cân bằng.............................................................................78 4.3.2. Những ảnh hưởng do sự thay đổi của tổng cầu (sốc cầu) .............................79 4.3.3. Những ảnh hưởng do sự thay đổi của tổng cung (sốc cung) .........................81 Chương V.........................................................................................................................86 CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ ĐÓNG ..................................................86 5.1. MÔ HÌNH IS-LM TRONG NỀN KINH TẾ ĐÓNG ...........................................87 5.2.1. Thị trường hàng hóa và đường IS..................................................................87 5.1.2. Thị trường tiền tệ và đường LM ....................................................................97 5.2. Chính sách tài khóa trong nền kinh đóng ...........................................................104 5.2.1. Hiệu ứng số nhân .........................................................................................104 5.2.2. Hiệu ứng lấn át (crowding out effect) của Chính sách tài khóa ..................106 5.3. Chính sách tiền tệ trong nền kinh tế đóng ..........................................................107 5.3.1. Trường hợp NHTƯ tăng cung ứng tiền tệ ...................................................107 5.3.2. Trường hợp Ngân hàng trung ương giảm lãi suất: ......................................108 5.4. KẾT HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG NỀN KINH TẾ ĐÓNG .......................................................................................................108 5.4.1. Sự tương tác giữa hai loại chính sách..........................................................108 5.4.2. Các sốc trong mô hình IS-LM .....................................................................111 5.5. MÔ HÌNH IS-LM LÀ MỘT LÝ THUYẾT VỀ TỔNG CẦU (KHI GIÁ THAY ĐỔI) ....................................................................................................................................111 5.5.1. Từ mô hình IS-LM tới đường tổng cầu .......................................................111 5.5.2. Sự dịch chuyển của đường tổng cầu ............................................................112
  5. 5.5.3. Mô hình IS-LM trong ngắn hạn và dài hạn .................................................113 5.5.4. Sự khác nhau giữa tiếp cận Keynes và tiếp cận cổ điển khi giải thích về thu nhập:................................................................................................................................114 CÂU HỎI ÔN TẬP ...................................................................................................115 BÀI TẬP....................................................................................................................116 CHƯƠNG VI CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ .........117 6.1. MÔ HÌNH MUNDELL – FLEMMING .............................................................118 6.1.1. Đặc điểm mô hình .......................................................................................118 6.1.2. Thể hiện mô hình trên hệ trục Y và r ..........................................................120 6.1.3. Thể hiện mô hình trên hệ trục Y và e ..........................................................121 6.2. CHÍNH SÁCH VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ NHỎ, MỞ CỬA, TỶ GIÁ THẢ NỔI .....................................................................................................................................122 6.2.1. Chính sách tài khóa .....................................................................................122 CÂU HỎI ÔN TẬP ...................................................................................................138 BÀI TẬP....................................................................................................................138 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................140 DANH MỤC BẢNG
  6. Bảng 1.1 Một số tiền tệ bằng hàng hóa trên thế giới .........................................................6 Bảng 2.1 Tổng hợp các thành phần chính trong BOP .....................................................32 Bảng 4.1. Đồng chuyển động của các chỉ tiêu tính GDP ở Mỹ ......................................62 Bảng 5.3. Tóm tắt lô gic chính sách của mô hình Mundell-Fleming ............................133 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 3.1 Đồ thị hàm tiêu dùng ........................................................................................36 Hình 3.2 Đồ thị hàm tiết kiệm .........................................................................................37 Hình 3.3 Đồ thị hàm đầu tư .............................................................................................39 Hình 3.4 Đồ thị hàm xuất nhập khẩu...............................................................................40 Hình 3.5 Mô hình giao điểm Keynes ..............................................................................41 Hình 3.6 Hiệu ứng số nhân ..............................................................................................46 Hình 4.1. Biến động kinh tế ngắn hạn của nền kinh tế Mỹ .............................................52 Hình 4.2. Các giai đoạn trong một chu kỳ kinh tế...........................................................54 Hình 4.3. Sản lượng ngắn hạn dao động quanh sản lượng dài hạn .................................55 Trường hợp nền kinh tế Mỹ giai đoạn 1871-2009 ..........................................................55 Hình 4.4. Tỷ lệ thất nghiệp năm dao động quanh tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên ..................55 Trường hợp nền kinh tế Mỹ giai đoạn 1890-2009 ..........................................................55 Hình 4.5. Một sự suy thoái do tổng cầu giảm .................................................................56 Hình 4.6. Một sự suy thoái do tổng cung giảm ...............................................................57 Hình 4.7: Suy thoái kinh tế hình chữ V ...........................................................................58 Hình 4.8: Suy thoái kinh tế hình chữ U ...........................................................................59 Hình 4.9: Suy thoái kinh tế hình chữ W ..........................................................................59 Hình 4.10: Suy thoái kinh tế hình chữ L .........................................................................60 Hình 4.11. Quan hệ đồng biến GDP, tỷ lệ đầu tư và tỷ lệ thất nghiệp ............................61 Hình 4.12: Luật OKUN về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thất nghiệp .................63 Hình 4.13: Đường cong Philips về quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế .........64 Hình 4.15. Tổng cầu và tổng cung ..................................................................................65 Hình 4.16: Đường tổng cầu dốc xuống ...........................................................................66 Hình 4.16: Đường tổng cung dài hạn thẳng đứng ...........................................................71 Hình 4.17: Quan hệ giữa tổng cung dài hạn và lạm phát ................................................74 Hình 4.18: Đường tổng cung ngắn hạn dốc lên ...............................................................75 Hình 4.19: Quá trình chuyển tổng cung từ ngắn hạn về dài hạn .....................................77 Hình 4.21: Kết hợp các đường tổng cầu, tổng cung trên 1 đồ thị ...................................79 Hình 4.22: Quá trình lập lại cân bằng sau sốc cầu ..........................................................80
  7. Hình 4.23: Lạm phát đi đôi với suy thoái ........................................................................82 Hình 4.24: Quá trình lập lại cân bằng sau sốc cung ........................................................82 Hình 5.1: Cân bằng kinh tế vĩ mô tổng quát ...................................................................87 Hình 5.4: Xây dựng đường IS từ cân bằng tiết kiệm và đầu tư ......................................93 Hình 5.5: Độ nghiêng của đường IS ................................................................................94 Hình 5.6: Đường IS dịch chuyển khi tỷ lệ tiết kiệm thay đổi..........................................96 Hình 5.8: Cân bằng trên thị trường tiền tệ.......................................................................98 Hình 5.12: Đi dọc trên đường LM.................................................................................102 Hình 5.13: Dịch chuyển của đường LM ........................................................................103 Hình 5.14: Cân bằng trong mô hình IS-LM ..................................................................104 Hình 5.17: Sản lượng tăng lên khi NHTƯ tăng cung ứng tiền tệ..................................108 Hình 5.21: Xây dựng đường tổng cầu bằng mô hình IS-LM ........................................112 Hình 5.22: Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ tới tổng cầu ...........................................113 Hình 5.24: Quá trình chuyển từ ngắn hạn sang dài hạn ................................................114 Hình 6.1: Cân bằng trong mô hình Mundell-Fleming ...................................................121 Hình 6.2: Quan hệ lãi suất, tỷ giá và thu nhập ..............................................................121 Hinh 6.4 Tác động của chính sách tài khóa mở rộng trong mô hình Mundell-Flemming ................................................................................................................................................123 Hình 6.6: Tác động của chính sách tiền tệ mở rộng (trên hệ trục Y-r) .........................125 Hình 6.7: Tác động của chính sách tiền tệ mở rộng (trên hệ trục Y-e) .........................126 Hình 6.8: Tác động của chính sách thương mại ............................................................127 Hình 6.9: Cơ chế ổn định tỷ giá ....................................................................................128 Hình 6.10: Cơ chế ổn định tỷ giá (tiếp theo) .................................................................129 Hình 6.11 : Chính sách tài khóa trong chế độ tỷ giá cố định ........................................129 Hình 6.12: Chính sách tài khóa trong chế độ tỷ giá cố định .........................................130 Hình 6.13: Chính sách tiền tệ trong chế độ tỷ giá cố định ............................................131 Hình 6.14: Chính sách tiền tệ trong chế độ tỷ giá cố định ............................................132 Hình 6.15: Chính sách thương mại trong chế độ tỷ giá cố định ....................................132
  8. GIỚI THIỆU Kinh tế học vĩ mô là học phần nghiên cứu nền kinh tế tổng thể trong đó tập trung vào các biến số như giá cả, sản lượng, thu nhập, lãi suất, tỷ giá, cán cân thanh toán, đầu tư, chi tiêu của Chính phủ và thuế... Mối quan hệ giữa các biến số này được giải thích thông qua các mô hình kinh tế vĩ mô như mô hình giao điểm Keynes, mô hình tổng cung-tổng cầu (AS-AD), mô hình IS-LM trong nền kinh tế đóng và nền kinh tế mở. Trên cơ sở đó, sinh viên có thể nắm được các vấn đề về biến động kinh tế trong ngắn hạn, chu kỳ kinh tế, các cú sốc phía cung- phía cầu và vai trò của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đối với việc bình ổn kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Học phần kinh tế học vĩ mô được học vào năm thứ 2 hoặc năm thứ 3. - Học phần kinh tế học vĩ mô cung cấp những kiến thức cơ bản về kinh tế học làm cơ sở kiến thức trước khi sinh viên học những môn học chuyên ngành. 1. MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN 1.1 Mục tiêu chung  Trang bị cho sinh viên hệ thống các khái niệm, thuật ngữ trong kinh tế học vĩ mô.  Cung cấp hệ thống kiến thức về các lý thuyết và mô hình vĩ mô cơ bản như lý thuyết ưa thích thanh khoản, mô hình giao điểm Keynes, mô hình tổng cung- tổng cầu, mô hình IS-LM  Trang bị cho sinh viên khung phân tích lý thuyết về cơ chế tác động và vai trò của chính sách vĩ mô (chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa) 1.2 Mục tiêu cụ thể Sau khi học xong học phần Kinh tế học vĩ mô, sinh viên có thể - Về kỹ năng:  Có khả năng tìm kiếm các thông tin và dữ liệu về kinh tế vĩ mô  Sử dụng một số công cụ toán học cơ bản như đồ thị, phương trình trong phân tích các vấn đề kinh tế vĩ mô.  Có khả năng làm việc nhóm trong việc trình bày và thảo luận một số vấn đề thực tế về kinh tế vĩ mô. - Về kiến thức:  Trình bày và vận dụng đúng các thuật ngữ kinh tế vĩ mô trong các tình huống cụ thể  Giải thích và áp dụng được các mô hình kinh tế vĩ mô thông qua mô tả mối quan hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô  Phân tích và tổng hợp được tác động và vai trò của các chính sách vĩ mô (chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ) trong các tình huống cụ thể. - Về thái độ:  Ham thích tìm hiểu về các vấn đề kinh tế vĩ mô và các vấn đề kinh tế liên quan. 1
  9.  Sẵn sàng trong việc tiếp cận với những vấn đề mới và phát triển khả năng tự học của bản thân. 2. CHUẨN BỊ 1. Trang thiết bị cần thiết cho việc dạy học - Bảng, phấn hoặc bút viết; Máy tính + Máy chiếu - Nếu sử dụng máy chiếu, sinh viên sẽ được phát trước các bản slide 2. Phương pháp giảng dạy - Kết hợp giảng lý thuyết, bài tập và thảo luận 2
  10. Chương I TIỀN TỆ VÀ THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ (6 giờ lý thuyết, 4 giờ bài tập + thảo luận) GIỚI THIỆU Chương này sẽ nghiên cứu những nội dung chính sau đây Trước hết, chương này giới thiệu một số những vấn đề cơ bản về tiền tệ như khái niệm, chức năng, các đại lượng đo lường. Nội dung tiếp theo của chương sẽ nghiên cứu về thị trường tiền tệ trong đó có cung tiền và cầu tiền. Cung tiền sẽ được nghiên cứu thông qua quá trình tạo tiền của hệ thống NHTM và các công cụ kiểm soát tiền tệ của Ngân hàng trung ương (NHTƯ). Cầu tiền sẽ được nghiên cứu 1.1 KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 1.1.1 Khái niệm tiền tệ Theo Mishkin F. S “Tiền tệ là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hóa, dịch vụ hặc trong việc trả nợ.”” Một định nghĩa khác về tiền: Tiền tệ là một phương tiện trao đổi được pháp luật thừa nhận và người sở hữu nó sử dụng để phục vụ cho những nhu cầu trong đời sống xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa phát triển và trình độ công nghệ ngân hàng hiện đại thì câu trả lời cho việc định nghĩa tiền tệ là điều khó khăn. Theo quan niệm cổ điển cho rằng tiền là vàng, bạc hoặc các tờ giấy bạc ngân hàng. Trong khi đó các nhà kinh tế học cho rằng tiền còn là các giấy tờ có giá có thể mua bán như kỳ phiếu, hối phiếu, séc…Các nhà kinh tế học thì định nghĩa tiền là “tất cả các tài sản trong nền kinh tế mà mọi người thường sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ”. Định nghĩa này có thể được phân tích cụ thể như sau: Trước hết tiền là tất cả các tài sản trong nền kinh tế hay là bất cứ thứ gì: như vậy tiền hay tiền tệ là một phạm trù rất rộng tức là tiền có nhiều hình thái khác nhau (chúng ta sẽ nghiên cứu ở phần sau). ở đây cần có một lưu ý trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam khi nhắc đến tiền đa phần trong số chúng ta sẽ nghĩ đến tiền mặt vì trong nền kinh tế Việt Nam tỷ trọng các giao dịch tiền mặt vẫn còn rất cao, thậm chí nhiều người còn gọi nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế tiền mặt. Tuy nhiên, chương này nghiên cứu về tiền hay tiền tệ chứ không phải tiền mặt hay nói một cách khác tiền mặt chỉ là một loại tiền tệ. Ngoài tiền mặt ra tiền còn có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau Mọi người thường sử dụng: có nghĩa tiền là thứ phải được chấp nhận chung có thể trong một phạm vi nào đó (ví dụ như hiện nay mỗi quốc gia có đồng tiền của mình, tức là đồng tiền đó mọi người thường sử dụng để giao dịch trong quốc gia đó) Vậy mọi người thường sử dụng để làm gì? Câu trả lời là tiền được mọi người sử dụng để mua được thứ khác (tức là mua hàng hóa và dịch vụ của người khác) 3
  11. Như vậy có thể nói một cách ngắn gọn: tiền là bất cứ thứ gì có thể dùng một cách dễ dàng, thuận tiện (chấp nhận chung) để mua được thứ khác. 1.1.2 Các chức năng của tiền Theo quan điểm của kinh tế học hiện đại, tiền gồm 3 chức năng sau đây Thứ nhất: tiền có chức năng phương tiện trao đổi. Như chúng ta đã biết, khi nền kinh tế còn giản đơn, chưa có tiền, con người trao đổi theo kiểu hàng đổi hàng hay còn gọi là trao đổi hiện vật với yêu cầu phải có sự trùng khớp nhu cầu tức là ví dụ bạn có vải muốn đổi lấy gạo thì cần phải tìm được người có gạo đồng thời cần vải của bạn. Trao đổi hiện vật ban đầu không gặp cản trở gì khi phạm vi trao đổi hẹp, số lượng hàng hóa ít. Theo thời gian khi nền kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển, phạm vi trao đổi ngày càng mở rộng, số lượng hàng hóa ngày càng nhiều thì sự trùng khớp nhu cầu của trao đổi trực tiếp làm cản trở quá trình trao đổi từ đó làm cản trở sự phát triên của nền kinh tế. Nhu cầu tất yếu của con người khi đó là phải có một vật trung gian tham gia vào quá trình trao đổi giữa các hàng hóa với nhau. Dần dần vật trung gian đó được hoàn thiện và thay thế dần rồi tách ra khỏi thế giới hàng hóa trở thành tiền tệ. Qua phân tích ở trên ta có thể thấy, khi tiền thực hiện chức năng phương tiện trao đổi tức là tiền đóng vai trò là vật trung gian, giúp cho các hàng hóa được trao đổi với nhau dễ dàng hơn, giúp giảm chi phí giao dịch của nền kinh tế Thứ hai: tiền có chức năng là đơn vị hạch toán hay thước đo giá trị Tiền tệ là đơn vị đo lường giá trị nghĩa là nó được dùng để đo lường giá trị của các hàng hóa và dịch vụ trước khi thực hiện trao đổi. Khi chúng ta đi mua bất cứ một hàng hóa hay dịch vụ nào đó câu hỏi đầu tiên mà chúng ta hỏi người bán là “Cái này giá bao nhiêu?”. Dù cho hàng hóa hay dịch vụ tồn tại dưới dạng nào đều có thể quy về cùng một thước đo về mặt giá trị qua tiền tệ. Như vậy, với tiền tệ mọi hàng hóa đề có một thước đo chung về mặt giá trị từ đó giúp cho việc xác định giá cả trở nên đơn giản hơn. Ví dụ: Xét một nền kinh tế có 3 loại hàng hóa A, B, C. Nếu là nền kinh tế trao đổi trực tiếp thì chúng ta cần biết 3 giá để có thể trao đổi các hàng hóa này với nhau. Đó là: - Giá của hàng hóa A tính bằng hàng hóa B. - Giá của hàng hóa A tính bằng hàng hóa C. - Giá của hàng hóa B tính bằng hàng hóa C. Nếu trong nền kinh tế có tiền tệ làm trung gian trao đổi, chúng ta cũng cần biết 3 giá của 3 mặt hàng trên tính bằng đơn vị tiền tệ.Tuy nhiên, khi số lượng hàng hóa tăng lên thì tầm quan trọng của tiền tệ mới thể hiện rõ. Nếu có 10 mặt hàng đưa ra trao đổi, trong nền kinh tế trao đổi trực tiếp chúng ta cần biết 45 giá để có thể trao đổi còn trong nền kinh tế có tiền tệ thì con số này chỉ là 10. Theo công thức tổng quát, khi có n hàng hóa trong nên kinh tế trao đổi trực tiếp cần phải biết n(n-1)/2 giá để tiến hành trao đổi. 4
  12. Thứ 3: tiền tệ có chức năng là phương tiện cất trữ giá trị Tiển tệ làm phương tiện dự trữ giá trị nghĩa là nơi chứ sức mua hàng hóa trong một thời gian nhất định. Nhờ chức năng này của tiền tệ mà người ta có thể tách thời gian từ lúc có thu nhập đến lúc tiểu dùng nó. Chức năng này là quan trọng vì mọi người đều không muốn chi tiêu hết thu nhập của minh ngay khi nhận nó mà dự trữ để sử dụng trong tương lai. Tiền chỉ là một trong các phương tiện có thể cất giữ giá trị (ngoài ra còn có các tài sản khác như: cổ phiếu, thương phiếu…). Nhưng tiền là tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Do đó, trong cơ cấu tích lũy con người luôn giữ một lượng tiền nhất định để duy trì tính thanh khoản đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính sinh lời con người cũng cất trữ giá trị vào các tài sản mà giá trị của nó ổn định và tăng lên theo thời gian như vàng, chứng khoán, đồ cổ…. Trong nền kinh tế có lạm phát người ta có xu hướng quay về tích lũy vàng. (Câu hỏi: tại sao vàng luôn được coi là phương tiện cất trữ giá trị hiệu quả?). Như vậy có thể thấy chức năng thứ ba này không chỉ tiền mới có. 1.1.3 Các loại tiền Như đã đề cập ở trên, bản chất tiền là một vật trung gian được ra đời trong quá trình con người tiến hành hoạt động trao đổi do đó tiền đã trải qua nhiều hình thái khác nhau cùng với sự phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Trong phạm vi chương này chúng ta xem xét 2 loại tiền: Thứ nhất: tiền bằng hàng hóa. Đây là hình thức sơ khai của tiền, tức là một hàng hóa được lựa chọn làm vật trung gian trong quá trình trao đổi. Đó là các hàng hóa được sử dụng như là tiền. Ở thời xa xưa hay ở các bộ tộc người thiểu số ở các vùng xa xôi hẻo lánh, người ta sử dụng các hàng hóa khác nhau để làm chức năng của tiền. Chẳng hạn, vỏ sò, vỏ ốc hay cao cấp hơn là đá quý. Người dân tộc thiểu số ở vùng núi cao sử dụng muối làm vật trung gian trao đổi, làm đơn vị hạch toán và cất giữ giá trị như là tiền. Vàng là một loại tài sản có giá trị được sử dụng làm đồ trang sức cũng như trong công nghiệp. Ngày nay người ta không còn sử dụng vàng làm tiền. Tuy nhiên trong một thời kỳ dài trước và sau thế chiến thứ hai, vàng được sử dụng tại các NHTƯ ở nhiều nước làm chức năng của tiền và người ta gọi đó các nền kinh tế hoạt động theo chế độ bản vị vàng (gold standard). Sau thế chiến thứ hai, Quỹ tiền tệ thế giới IMF phát hành một loại giấy gọi là quyền rút tiền đặc biệt (SDR) hay còn gọi là giấy vàng, để các nước thành viên của IMF sử dụng trong thanh toán với nhau nhưng không được xem là một khoản nợ của IMF. 5
  13. Bảng 1.1 Một số tiền tệ bằng hàng hóa trên thế giới Các loại hình khác nhau của tiền bằng Nơi đã sử dụng hàng hoá Răng cá voi Fiji Gỗ hương Hawaii Lưỡi câu cá Gilbert Islands Vỏ sò Marinas Lông chim cắt đỏ Đảo Santa Cruz Lúa, gạo Phillipines Muối Rất nhiều nơi Hạt tiêu Quần đảo Sumatra (Indonesia) Đường Barbados Trà Nhiều vùng ở Châu Á Nô lệ Lục dịa châu Phi Hươu Một số vùng ở nước Nga Đồng Ai Cập, Việt Nam Vải lụa Trung Quốc Bơ Na Uy Da Pháp và Ý Rượu vang Úc Con bò Ấn Độ Qua một vài ví dụ trên ta thấy, một hàng hóa được sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi thường gắn với một đặc điểm nào đó của cộng đồng (quốc gia) sử dụng nó ví dụ đặc điểm về kinh tế, tôn giáo, điều kiện địa lý Tiền bằng hàng hóa có một đặc điểm là nó có giá trị cố hữu tức là nếu hàng hóa đó không được sử dụng làm vật trung gian thì hàng hóa đó quay trở về là một hàng hóa đúng nghĩa tức là có giá trị sử dụng Tuy nhiên, theo thời gian những hàng hóa thông thường được sử dụng làm vật trung gian bộc lộ nhược điểm. Một là hàng hóa đó có thể khó chia nhỏ (không sử dụng được cho những giao dịch có giá trị nhỏ) hoặc hai là khó bảo quản (không giữ được lâu để sử dụng cho những giao dịch tiếp theo). Dần dần, tiền bằng hàng hóa thông thường được thay thế bằng tiền kim loại vì tiền kim loại khắc phục được nhược điểm của tiền hàng hóa. Cùng với sự phát triển của thủ công nghiệp, vai trò tiền tệ chuyển dần sang các kim loại. Ban đầu những kim loại được dùng để đúc tiền là Đồng, chì, kẽm nhưng những kim loại cũng có nhược điểm là dễ bị hao mòn, hư hỏng nên có 2 kim loại tỏ ra vượt trội trong việc đúc tiền 6
  14. là bạc và vàng. Cuối cùng thời kỳ này, vai trò tiền tệ đã được cố định ở vàng. Vì vàng có nhiều đặc tính ưu việt hơn các hàng hóa khác trong việc thực hiện chức năng của tiền tệ: - Vàng có tính đồng nhất rất cao: thuận lợi trong việc đo lường, biểu hiện giá cả của các hàng hóa trong quá trình trao đổi. - Dễ phân chia mà không làm ảnh hưởng đến giá trị vốn có của nó. - Dễ mang theo vì một thể tích nhỏ và trọng lượng nhỏ của vàng cso thể đại diện cho giá tri một khối lượng hàng hóa lớn. - Thuận tiện trong việc thực hiện chức năng dự trữ giá trị cảu tiền tệ. Theo thời gian khi lượng hàng hóa đưa ra trao đổi ngày càng tằng trong khi số lượng vàng rất hạn chế nên giá trị của vàng lớn đến mức người ta khó có thể chia nhỏ ra để tiến hành những việc mua bán bình thường. Vì vậy, con người cần tìm một loại hình tiền tệ mới thay thế cho vàng trong lưu thông. Cuối cùng vàng với nhiều đặc tính ưu việt đã được sử dụng trong lưu thông tiền tệ ở các nền kinh tế trong một thời gian dài tạo nên chế độ bản vị vàng. Bản vị vàng hay kim bản vị là chế độ tiền tệ mà phương tiện tính toán kinh tế tiêu chuẩn được ấn định bằng hàm lượng vàng. Dưới chế độ bản vị vàng, tổ chức phát hành tiền mặt (ở dạng giấy bạc hay tiền xu) cam kết sẵn sàng nhận lại tiền mặt và trả vàng nếu được yêu cầu. Những người ủng hộ chế độ bản vị vàng cho rằng hệ thống này đề kháng được sự bành trướng tín dụng và nợ nần. Không như chế độ tiền pháp định (không có vàng bảo đảm), đồng tiền được bảo đảm bằng vàng sẽ không cho phép chính phủ tùy tiện in tiền giấy do đó hạn chế được hiện tượng lạm phát. Ngày nay, không một quốc gia nào trên thế giới còn áp dụng bản vị vàng. Thay vào đó, tiền luật định được áp dụng, có nghĩa là Nhà nước áp đặt sử dụng đồng tiền do họ phát hành, yêu cầu nộp thuế, nhận trợ cấp, thanh toán của Chính phủ bằng đồng tiền đó. Ở một số định chế tài chính tư nhân, bản vị vàng vẫn được áp dụng. Tuy nhiên, vì vàng là thứ kim loại quý hiếm không sản xuất ra được nên nếu dùng vàng để đúc tiền thì lượng tiền sẽ không tăng kịp so với sự gia tăng của hàng hóa và do đó có thể cản trở sự phát triển của sản xuất hàng hóa Do đó, đến đầu thế kỷ 20 đặc biệt là sau cuộc đại khủng hoảng 1929-1933, các nền kinh tế chủ yếu sử dụng tiền giấy do NHTU phát hành hay còn gọi là tiền pháp định. Tiền pháp định (fiat money) là tiền do Chính phủ cấp quyền để tạo ra bằng các pháp lệnh hay nghị định. Tiền mà người dân các nước sử dụng ở mỗi nước là tiền pháp định, khác với tiền do các tổ chức hay cá nhân tạo ra trong các trò chơi hay các mục đích quảng cáo thương mại. Chúng ta đang sử dụng tiền Việt Nam gọi là Việt Nam đồng (VND) là tiền pháp định. Mọi hành động làm giả VND là vi phạm luật pháp. Đây là loại tiền không có giá trị cố hữu bởi nó chỉ được sử dụng là tiền tệ chứ không có giá trị sử dụng như một hàg hóa nào khác. Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thì các loại tiền hay phương tiện thanh toán dựa trên nền tảng công nghệ dần thay thế cho tiền mặt hay tiền pháp định 7
  15. 1.1.4 Các đại lượng đo lường tiền Giả sử ai đó hỏi bạn rằng “Hiện nền kinh tế Việt Nam có bao nhiêu tiền?” Bạn sẽ trả lời như thế nào, liệu bạn có thể tìm được các con số thống kê về lượng tiền hiện nay của một nền kinh tế hay không. Để làm được điều đó chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về các đại lượng đo lường tiền tệ. Tại sao lại có nhiều đại lượng đo lường tiền tệ vì như phần trên chúng ta đã biết tiền là một phạm trù rộng và có nhiều hình thái khác nhau do đó để đo nó cũng có nhiều đại lượng Dưới đây là các đại lượng đo lường tiền từ hẹp đến rộng: Đại lượng đầu tiên là H (hay MB) còn gọi là cung tiền mạnh hay tiền cơ sở là đại lượng đo lường lượng tiền do NHTƯ phát hành. Lượng tiền này bao gồm tiền mặt trong tay công chúng (tiền trog lưu thông) và tiền dự trữ trong ngân hàng. Có thể hiểu một cách đơn giản đây là lượng tiền mặt do NHTƯ phát hành. Đại lượng tiền tệ tiếp theo là M1 hay còn gọi là cung tiền giao dịch. Đại lượng này chỉ bao gồm những phương tiện được chấp nhận ngay trong trao đổi hàng hóa mà không phải qua một bước chuyển đổi nào. M1 bao gồm: - Tiền đang lưu hành gồm toàn bộ tiền mặt do NHTƯ phát hành đang lưu hành ngoài hệ thống ngân hàng - Tiền gửi không kỳ hạn ở NHTM là tiền gửi có thể phát hành séc. Đại lượng tiếp theo là M2 và M3 gọi là cung tiền mở rộng bao gồm các loại tiền gửi ở ngân hàng. Những đại lượng đo lường tiền tệ trên có thể mở rộng tiếp đến M4, M5 phụ thuộc vào mức độ phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính ngân hàng nói riêng. Nguyên tắc khi xác định các đại lượng đo lường tiền tiền tệ là NHTƯ đưa ra những định nghĩa cụ thể, chi tiết để phục vụ cho mục đích thống kê và lựa chọn khối lượng tiền tệ phù hợp nhất làm mục tiêu cho chính sách tiền tệ. 1.2 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ QUÁ TRÌNH TẠO TIỀN Trước hết chúng ta cần hiểu tạo tiền là gì? Tạo tiền là quá trình mà hệ thống ngân hàng thông qua hoạt động huy động vốn và cho vay đã làm khuechs đại lượng tiền gửi ban đầu lên gấp nhiều lần. Quá trình tạo tiền được mô tả thông qua việc ghi chép trên tài khoản chữ T. Tài khoản này ghi nhận tài sản có ở bên trái (do phạm vi nghiên cứu, chúng ta chỉ xét đến 2 tài sản có chính của NHMT là dự trữ và các khoản cho vay) và tài sản nợ ở bên phải (tài sản nợ mang tính đại diện của NHTM là các khoản tiền gửi. Theo nguyên tắc của kế toán là hai bên sẽ cân bằng nhau. Chúng ta sẽ xem xét quá trình tạo tiền trong hai trường hợp: 8
  16. Trường hợp thứ nhất là trường hợp đặc biệt: hệ thống ngân hàng dự trữ toàn bộ (tức là hệ thống ngân hàng chỉ huy động mà không cho vay hay nói cách khác ngân hàng chỉ làm nhiệm vụ giữ tiền hộ cho khách hàng) Sau đây chúng ta xét ví dụ một người nào đó mở tài khoản tại một ngân hàng, gọi là ngân hàng thứ nhất (NH1) và gửi vào đó 100 triệu đồng. Giả sử NH1 chỉ nhận tiền gửi chứ không cho vay. Mục đích của NH1 là cung cấp nơi an toàn cho người giữ tiền cho đến khi khách hàng đến rút tiền ra. Những khoản tiền mà Ngân hàng nhận được nhưng không cho vay được gọi là dự trữ. Tình hình tài chính của NH1 này được biểu thị trong bảng tài khoản chứ T cho biết các thay đổi trong tài khoản có và tài khoản nợ như sau Ngân hàng thứ nhất - NH1 Tài sản có Tài sản nợ Dự trữ : 100 triệu đ Tiền gửi: 100 triệu đ Một trăm triệu ghi bên trái tài khoản chữ T là tài sản có của ngân hàng (số tiền được giữ trong két sắt). Bên phải là các khoản nợ (ngân hàng nợ người gửi). Theo giả định của chúng ta, ở NH1 này tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng là bằng nhau. Cung ứng tiền tệ sẽ như thế nào?. Trước khi ngân hàng thứ nhất này khai trương, cung ứng tiền tệ của nền kinh tế là 100 triệu nằm trong dân. Sau khi ngân hàng thứ nhất khai trương, cung ứng tiền bây giờ là 100 triệu nhưng dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn và tiền mặt trong dân không còn. Như vậy, nếu các ngân hàng giữ toàn gộ số tiền gửi dưới dạng dự trữ thì họ sẽ không tác động đến cung ứng tiền tệ. ● Quá trình tạo tiền của ngân hàng dự trữ một phần Trong khi ngân hàng thứ nhất dự trữ toàn bộ số tiền gửi thì vấn đề đặt ra mà họ phải xem xét lại là tại sao không dùng một phần tiền dự trữ đó cho người khác vay một thời gian để lấy lãi. Họ chỉ cần giữ lại một phần dự trữ để có sẵn tiền mặt khi người gửi đến rút tiền ra. Tuy nhiên lại có người khác đến gửi tiếp bằng số tiền rút ra thì họ cũng chỉ cần dự trữ một phần. Tỷ trọng tiền dự trữ của ngân hàng gọi tỷ lệ dự trữ. Tỷ lệ này nói chung dựa trên quy định của Chính phủ và chính sách của ngân hàng. NHTƯ thường đặt ra tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM (NHTM) để bảo đảm chắc chắn rằng họ sẽ không bị thiếu hụt tiền mặt để trả cho khách hàng. Chúng ta sẽ giả định tỷ lệ dự trử bắt buộc là 10%. Nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% thì ngân hàng thứ nhất sẽ giữ lại 10% tiền gửi dưới dạng dự trữ và cho vay phần còn lại. Tài khoản chữ T của nó bây giờ sẽ như sau Ngân hàng thứ nhất - NH1 Tài sản có Tài sản nợ Dự trữ : 10 triệu đ Tiền gửi: 100 triệu đ Cho vay 90 triệu đ Các khoản nợ của ngân hàng thứ nhất vẫn là 100 triệu dồng vì việc cho vay không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của ngân hàng đối với người gửi tiền. Tuy nhiên, bây giờ ngân hàng 9
  17. có hai loại tài sản. 10 triệu dự trữ trong két sắt và 90 triệu cho vay (là khoản tài sản nợ của người đi vay nhưng là khoản tài sản có của ngân hàng). Tính tổng cộng, tài sản có của ngân hàng vẫn bằng tài sản nợ là 100 triệu. Chúng ta lại thử xem cung ứng tiền tệ bây giờ sẽ thế nào? Ngân hàng có 100 triệu tiền gửi không kỳ hạn và người đi vay tiền nắm giữ 90 triệu. Tổng cộng lượng cung tiền tệ (bằng lượng tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn) bây giờ là 190 triệu đồng, tăng lên 90 triệu đồng so với trước. Như vậy, khi các ngân hàng chỉ giữ một phần tiền gửi dưới dạng dự trữ, họ đã tạo ra tiền. Một điểm cần lưu ý là quá trình tạo ra tiền của các ngân hàng không làm tăng của cải xã hội bởi vì nó cung cấp cho người đi vay một lượng tiền mặt để họ có khả năng mua hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nhưng họ phải chịu một khoản nợ tương ứng. Người đi vay do đó cùng chẳng vì thế mà giàu thêm và nền kinh tế cũng không tăng thêm của cải. Thay đổi cơ bản là nền kinh tế có khả năng thanh khoản cao hơn vì lượng tiền cung ứng nhiều hơn trước. ● Số nhân tiền Quá trình tạo ra tiền không dừng lại ở ngân hàng thứ nhất. Giả sử những người đi vay tiền của ngân hàng thứ nhất sử dụng 90 triệu đồng để mua hàng hóa của một người nào đó và người này sau khi nhận tiền lại quyết định đem toàn bộ số tiền mặt của mình gửi vào ngân hàng thứ hai. Ngân hàng thứ hai này cũng sẽ giữ tỷ lệ dự trữ 10%. Tài khoản chữ T của ngân hàng thứ hai này sẽ như sau Ngân hàng thứ hai - NH2 Tài sản có Tài sản nợ Dự trữ : 9 triệu đ Tiền gửi: 90 triệu đ Cho vay 81 triệu đ Ngân hàng thứ hai tạo thêm lượng tiền là 81 triệu đồng. Nếu 81 triệu đồng này được huy động vào ngân hàng thứ ba cũng với tỷ lệ dự trữ 10%, nó sẽ giữ 8.1 triệu dưới dạng dự trữ và cho vay 72.9 triệu đồng. Tài khoản chữ T của ngân hàng thứ ba sẽ như sau Ngân hàng thứ ba - NH3 Tài sản có Tài sản nợ Dự trữ : 8.1 triệu đ Tiền gửi: 81 triệu đ Cho vay 72.9 triệu đ Quá trình có thể tiếp diễn mãi. Sau mỗi lần tiền mặt được gửi vào ngân hàng và ngân hàng tiến hành cho vay, tiền lại được tạo thêm. Tiền gửi ban đầu 100 triệu đồng Cho vay của ngân hàng thứ nhất 90 triệu đồng = 0.9×100 Cho vay của ngân hàng thứ hai 81 triệu đồng = 0.9×90 10
  18. Cho vay của ngân hàng thứ ba 81 triệu đồng = 0.9×81 ……………………………………. ……….. ………… Tổng mức cung ứng tiền tệ 1,000 dồng = 10×100 Như vậy, mặc dù quá trình tạo tiền có thể tiếp diễn mãi, nhưng nó không tạo ra lượng tiền vô hạn. Nếu chịu khó cộng chuỗi các con số trong ví dụ trên lại với nhau, chúng ta có con số 1000 triệu, gấp 10 lần số tiền mặt ban đầu được đem gửi vào ngân hàng thứ nhất. Lượng tiền do hoạt động của hệ thống ngân hàng tạo ra từ mỗi đồng dự trữ được gọi là số nhân tiền. Số nhân tiền trong ví dụ chúng ta bằng 10. Yếu tố nào quyết định số nhân tiền? Câu trả lời thật đơn giản: số nhân tiền là số nghịch đảo của tỷ lệ dự trữ. Nếu r là tỷ lệ dự trữ chung của tất cả các ngân hàng trong nền kinh tế, thì cứ mỗi đồng dự trữ sẽ sinh ra 1/r đồng. Trong ví dụ của chúng ta 1/0.1 = 10. Ý nghĩa quan trọng của công thức tính số nhân tiền là ở chỗ nếu một ngân hàng có 1000 triệu đồng hay 1 tỷ, với tỷ lệ dự trữ 10% thì nó phải dự trữ là 1000 × 0.1 = 100 triệu đồng. Nói một cách khác, nếu một hệ thống ngân hàng nắm tổng cộng 100 triệu tiền dự trữ thì nó chỉ có thể có 1 tỷ đồng tiền gửi. Tỷ lệ dự trữ có một ý nghĩa quyết điịnh đến số tiền mà ngân hàng tạo ra. Nếu tỷ lệ dự trữ là 1/20 hay 5%, hệ thống ngân hàng có thể tạo ra số tiền gửi gấp 20 lần số tiền dự trữ (1/0.05 ) hay số nhân tiền bằng 20. Nếu tỷ lệ dự trữ là 1/5 hay 20% thì lượng tiền gửi gấp 5 lần dự trữ (1/0.2) hay số nhân tiền bằng 5. Kết luận rút ra là tỷ lệ dự trữ càng cao, lượng tiền gửi mà các ngân hàng cho vay càng ít và số nhân tiền càng nhỏ. Trường hợp đặc biệt khi tỷ lệ dự trữ là 100% thì số nhân tiền bằng 1, toàn bộ tiền là tiền dự trữ và ngân hàng không tạo ra tiền hay không cho có tiền cho vay. Như vậy, số nhân tiền chúng ta xét 2 trường hợp Trường hợp ko có rò rỉ tiền mặt: số nhân tiền chính là nghịch đảo của tỷ lệ dự trữ, trong ví dụ của chúng ta ở trên tỷ lệ dự trữ là 10% nên số nhân tiền =10 Trường hợp có rò rỉ tiền mặt chúng ta có số nhân tiền được tính theo công thức 1+Cd/Cd + rd trong đó Cd tỷ lệ tiền mặt/tiền gửi (tỷ lệ này phản ánh mức độ rò rỉ tiền mặt của một nền kinh tế) Như vậy trường hợp không có rò rỉ tiền mặt chính là trường hợp đặc biệt khi đó tỷ lệ tiền mặt bằng không. Đến đây chúng ta có 3 nhận xét về số nhân tiền (i) Số nhân tiền luôn lớn hơn hoặc bằng 1 (ii) Số nhân tiền có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ dự trữ. Điều này được giải thích dễ dàng vì khi ngân hàng phải giữ dự trữ nhiều thì số tiền cho vay ít đi và do đó lượng tiền gửi quay trở lại hệ thống ngân hàng sẽ ít đi và lượng tiền gửi ban đầu sẽ được khuếch đại ít hơn. (iii) Số nhân tiền có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ tiền mặt. Để hiểu điều này chúng ta quay trở lại ví dụ trên nếu người bán hàng sau khi nhận được thanh toán từ người vay của ngân hàng thứ nhất giữ lại một tỷ lệ tiền mặt nhất định thì số tiền anh ta gửi vào 11
  19. ngân hàng 2 sẽ nhỏ hơn 90 và do đó lượng tiền gửi vào các ngân hàng tiếp theo sẽ nhỏ và kết quả là tổng mức cung tiền sẽ nhỏ hơn 1000 Như vậy chúng ta đã tìm hiểu xong quá trình tạo tiền của hệ thống NHTM nhưng chúng ta thấy rằng quá trình này không thể diễn ra nếu không có lượng tiền gửi ban đầu. Vậy lượng tiền gửi ban đầu đó từ đâu ra? Câu trả lời là lượng tiền gửi ban đầu là từ lượng tiền cơ sở do NHTƯ phát hành. Do đó, nội dung tiếp theo sẽ tìm hiểu là vai trò của NHTU trong việc kiểm soát cung tiền. thông qua việc tìm hiểu các công cụ mà NHTU sử dụng để kiểm soát cung tiền 1.3 NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CÁC CÔNG CỤ KIỂM SOÁT TIỀN TỆ Trước hết chúng ta cần hiểu NHTU là gì. Một cách ngắn gọn NHTU là cơ quan quản lý trong lĩnh vực tiền tệ, là ngân hàng duy nhất của một quốc gia thực hiện các chức năng sau Thứ nhất, NHTU là ngân hàng của các ngân hàng NHTƯ không trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, mà chỉ giao dịch với các NHTM và các tổ chức tín dụng, đó chính là chức năng ngân hàng của ngân hàng. Nhiệm vụ cụ thể của chức năng bao gồm các mặt hoạt động sau: Thực hiện quản lý nhà nước đối với các NHTM: Có quyền quy định, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHM; Có quyền thanh tra, kiển soát các NHM, giúp cho các ngân hàng hoạt động lành mạnh, bảo vệ lợi ích của người gửi tiền và lợi ích chung của nền kinh tế; Cấp tín dụng cho các NHTM, và đóng vai trò là người cho vay cuối cùng của các NHTM thông qua các hoạt động Tái cấp vốn cho các NHM dưới các hình thức phong phú: cho vay ứng trước, thế chấp, chiết khấu, tái chiết khấu,… Mở tài khoản để lưu giữ các khoản dự trữ và là trung tâm thanh toán cho hệ thống các NHTM Thứ hai, chức năng ngân hàng của Chính phủ Là một định chế Tài chính công, NHTƯ được xác định ngay từ khi ra đời là ngân hàng của Nhà nước. Các giao dịch tiền tệ của Nhà nước trong và ngoài nước phải thông qua NHTƯ. Đồng thời NHTƯ có nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho Chính phủ. Bao gồm: Mở tài khoản và làm đại lý tài chính cho Nhà nước; Thanh toán cho Kho bạc Nhà nước; Thay mặt Nhà nước quản lý các hoạt động tiền tệ tín dụng ngân hàng. Tư vấn cho Chính phủ về các chính sách kinh tế tài chính, tiền tệ, đại diện cho Nhà nước tại các tổ chức tài chính quốc tế; Thực hiện quản lý dự trữ quốc gia về ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quý; Thực hiện cho vay đối với Nhà nước trong những trường hợp cần thiết. Chức năng phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ Đây là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của NHTƯ, thực hiện chức năng này, không những có tác động và ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ quốc gia, tình hình kinh tế tài chính đối nội mà còn tác động và ảnh hưởng tình hình kinh tế tài chính thế giới, nhất là những ngân hàng lớn trên thế giới như Hệ thống Dự trữ Liên bang Mỹ (NHTƯ Mỹ) FED, Ngân hàng Anh, NHTƯ Châu Âu… 12
  20. Phát hành tiền là tổ chức đưa tiền in sẵn ở trong “kho tiền” vào lưu thông, đảm bảo cung ứng cho nền kinh tế một khối lượng tiền mặt (cơ số tiền tệ) đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền mặt của nền kinh tế. Có thể nói phát hành tiền là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, gây ảnh hưởng lớn và dây chuyền đối với mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội. 1.3.1 Nghiệp vụ thị trường mở NHTƯ thực hiện việc mua bán trái phiếu chính phủ cho công chúng và thông qua đó để đưa tiền vào lưu thông hay rút bớt tiền về. Để tăng lượng tiền cung ứng, NHTƯ mua trái phiếu Chính phủ trên thị trường. Một phần tiền này sẽ được giữ ở dạng tiền mặt và một phần còn lại được gửi và ngân hàng. Một đồng ở dạng tiền mặt làm tăng cung tiền tệ đúng bằng một đồng. Trong khi đó, một đồng gửi vào ngân hàng làm tăng cung tiền tệ nhiều hơn vì vừa làm tăng dự trữ vừa tạo ra tiền cho vay và đưa vào lưu thông. Để cắt giảm cung ứng tiền tệ NHTƯ bán trái phiếu Chính phủ cho công chúng. Công chúng trả cho các trái phiếu bằng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng mà họ đang nắm giữ và vì vậy làm cho lượng tiền trong lưu thông giảm xuống. Ngoài ra, khi công chúng rút tiền ra khỏi ngân hàng, các ngân hàng nhận thấy lượng tiên dự trữ của họ bị giảm. Các ngân hàng bắt buộc phải giảm khối lượng tiền mà họ có thể cho vay và quá trình tạo ra tiền sẽ diễn ra theo hướng ngược lại. Nghiệp vụ thị trường mở rất dễ thực hiện. Trên thực tế việc mua bán trái phiếu Chính phủ giống như các giao dịch mà mỗi cá nhân thực hiện, chỉ khác là khi cá nhân mua hoặc bán trái phiếu cho nhau thì số tiền trong tay mỗi cá nhân thay đổi còn lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế không thay đổi. NHTƯ có thể sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để thay đổi cung ứng tiền tệ trên các quy mô nhỏ hoặc lớn bất kỳ thời gian nào mà không cần các tthay đổi lớn trong luật pháp hay quy định về ngân hàng. Chính vì thế, nghiệp vụ ngân hàng mở là một công cụ của chính sách tiền tệ được các NHTƯ sử dụng thường xuyên nhất. 1.3.2 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc NHTƯ có thể tác động đến cung ứng tiền tệ thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tức là mức dự trữ tối thiểu mà các ngân hàng phải năm giữ so với tiền gửi. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng đến lượng tiền mà ngân hàng có thể tạo ra từ mỗi đồng dự trữ. Sự gia tăng dự trữ bắt buộc hàm ý các ngân hàng phải dự trữ nhiều hơn và cho vay ít hơn. Kết quả là làm giảm số nhân tiền và do đó làm giảm cung ứng tiền tệ trong nền kinh tế. Ngược lại biện pháp cắt giảm dự trữ bắt buộc làm tăng số nhân tiền tệ và làm tăng cung ứng tiền tệ. Nói chung, NHTƯ các nước ít khi thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc vì sự thay đổi thường xuyên có thể làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng. Chẳng hạn, khi NHTƯ tăng dự trữ bắt buộc, một số ngân hàng nhận thấy họ thiếu hụt dự trữ mặc dù họ không thấy có sự biến động nào trong tiền gửi. Trong trường hợp như vậy họ sẽ từ chối cho vay đến khi tạo đủ số dự trữ bắt buộc mới. 1.3.3 Lãi suất chiết khấu Công cụ thứ ba trong các công cụ tiền tiền tệ là lãi suất chiết khấu, tức là lãi suất mà NHTƯ cho các NHTM vay. Khi không đủ dự trữ bắt buộc, NHTM phải vay tiền của NHTƯ. Tình huống này có thể xấy ra do các NHTM đã cho vay quá nhiều hoặc do có quá nhiều các 13
nguon tai.lieu . vn