Xem mẫu

Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát

BÀI 7: THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT
Nội dung

• Phân tích khái niệm lạm phát và thất nghiệp
• Phân tích các tác động của lạm phát và thất
nghiệp đến nền kinh tế
• Chỉ ra các giải pháp nhằm kiềm chế mức
lạm phát và hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ở Việt
Nam hiện nay
• Bổ sung: Mối quan hệ giữa lạm phát và thất
nghiệp (đường Phillips, và các nhân tố làm
dịch chuyển và di chuyển đường Phillips)

Mục tiêu

Hướng dẫn học

• Hiểu được các tác động (tích cực và tiêu
cực) của lạm phát và thất nghiệp của nền
kinh tế

• Học viên nên đọc kỹ nguồn tài liệu tham
khảo để chọn ra những tài liệu tham khảo
hữu ích nhất

• Hiểu được mối quan hệ giữa lạm phát và
thất nghiệp

• Xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài liệu
được cung cấp cho môn học này để biết
được trình tự học tập

• Định hướng và chỉ ra được các giải pháp
nhằm kiềm chế lạm phát và hạ thấp tỷ lệ
thất nghiệp ở các nước nói chung và ở
Việt Nam nói riêng

Thời lượng học

• 7 tiết học

173

Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát

7.1.

Thất nghiệp (Unemployment)

7.1.1.

Thất nghiệp và các loại thất nghiệp

7.1.1.1. Các khái niệm liên quan

Để có cơ sở xác định thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp, chúng ta cần phân biệt một vài khái
niệm sau đây:
• Những người trong độ tuổi lao động: Là những người
ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy
định đã ghi trong hiến pháp và phát luật Lao động. Độ
tuổi lao động đối với nam và nữ ở một số quốc gia là
khác nhau, nó tuy thuộc và trình độ, năng lực, sự cống
hiến, và sức khỏe của người lao động. Ở Việt Nam, độ
tuổi lao động đối với nam là từ 16 – 60 tuổi, đối với nữ
là từ 16 – 55 tuổi.
Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động
Thất nghiệp
đang có việc làm hoặc chưa có việc làm những đang
tìm kiếm việc làm. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là tỷ lệ giữa lực lượng lao động và
toàn bộ những người trong độ tuổi lao động (dân số một quốc gia trong độ tuổi lao động).
Ở phuơng Tây, trong nửa cuối thế kỷ 20, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động tăng đáng kể,
phần lớn do sự tăng lên của số phụ nữ vào các vị trí việc làm. Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ tham gia
lực lượng lao động tăng từ khoảng 59% vào năm 1948 đến 66% vào năm 2005; trong đó
tỷ lệ tăng của phụ nữ vào trong đó từ 32% lên 59% và tỷ lệ tham gia của nam giới vào
trong đó giảm từ 78% xuống 73%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là chìa khóa, nhân
tố quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế, tương tự như yếu tố năng suất hay hiệu quả
trong sản xuất.
• Người có việc làm: Là những người đang làm việc trong các cơ sở kinh tế, giáo dục, văn
hoá, xã hội, v.v.
• Người thất nghiệp: Là người hiện đang chưa có việc làm những mong muốn và đang tìm
kiếm việc làm.
Ngoài những người có việc làm và thất nghiệp, những người còn lại trong độ tuổi lao
động được coi là những người không nằm trong lực lượng lao động, bao gồm người đi
học, nội trợ gia đình, những người không có khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật,
v.v…

một
bộ phận không muốn tìm việc làm với những lý do khác nhau.
Bảng 7.1: Phân loại đối tượng lao động và ngoài độ tuổi lao động
Dân số
Trong độ tuổi lao động
Lực lượng lao động

Có việc làm

Thất nghiệp

Ngoài độ tuổi lao động

Không tham gia lao động (ốm đau, nội
trợ, không muốn tìm việc)

Ngoài độ tuổi lao động

Không tham gia lao động ( ốm đau,
nội trợ, không muốn tìm việc)

Ngoài độ tuổi lao động

Các Chính phủ cần phải có chính sách khuyến khích đầu tư để tạo ra thêm công ăn việc làm
cho xã hội ngang qua việc xây dựng và triển khai hệ thống luật và các văn bản pháp qui
174

Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát

dưới luật, cũng như phải nghiên cứu để xác định và duy trì cho được tỉ lệ lao động “chờ” và
có chính sách đào tạo, cũng như tái đào tạo, lực lượng lao động này. Giải quyết hợp lý tình
trạng thất nghiệp như vừa nói sẽ thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển thực sự.
Khi có công ăn việc làm ổn định, tức có thu nhập ổn định, con người sẽ tham gia làm cho
quá trình lưu thông tiền tệ trong xã hội tăng tốc nhờ vào việc họ mua sắm, tiêu thụ. Đây là một
điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển về kinh tế của một vùng, một quốc gia. Phát triển về
kinh tế sẽ kéo theo hệ quả là xã hội, văn hóa, giáo
dục,.v.v. cũng phát triển. Vậy, việc cụ thể cần thực hiện là
giải quyết vấn đề tìm việc làm cho những người trong độ
tuổi lao động trong xã hội.
Tỷ lệ thất nghiệp: Là tỷ số giữa % số người thất nghiệp
so với tổng số người trong lực lượng lao động. Tỷ lệ thất
nghiệp là chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất
nghiệp của một quốc gia. Cũng vì thế còn có những
quan niệm khác nhau về nội dung và phương pháp tính
toán để nó có khả năng biểu hiện đúng và đầy đủ đặc
điểm nhiều vẻ của tình trạng thất nghiệp thực tế, đặc biệt
là ở các nước đang phát triển.

Khuyến khích đầu tư

Các khái niệm trên chỉ có tính quy ước và có thể khác
nhau giữa các quốc gia.
7.1.1.2. Phân loại thất nghiệp

Phân loại theo đặc tính chủ thể thất nghiệp:
• Theo giới tính: Tỷ lệ thất nghiệp ở nam giới cao hơn
tỷ lệ thất nghiệp ở nữ giới.
• Theo lứa tuổi: Tỷ lệ thất nghiệp ở những người trẻ
tuổi cao hơn tỷ lệ thất nghiệp ở những người cao tuổi.
• Theo vùng lãnh thổ: Khu vực đô thị thường có tỷ lệ
thất nghiệp cao hơn nông thôn ở các nước đang phát
triển.
• Theo ngành nghề: Tùy thuộc vào từng giai đoạn,
từng thời điểm, các ngành suy thoái thì thất nghiệp
đối với ngành đó gia tăng và ngược lại.

Phân loại thất nghiệp

• Theo dân tộc, chủng tộc: Tình trạng thất nghiệp có thể phụ thuộc vào sự phân biệt về
chủng tộc, sắc tộc của một số quốc gia.
Phân loại theo lý do thất nghiệp:
• Bỏ việc: Tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau như cho rằng lương thấp, không
hợp nghề, hợp vùng,…
• Mất việc: Các hãng cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh,.v.v.
• Mới vào: Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm (thanh
niên đến tuổi lao động đang tìm việc, sinh viên tốt nghiệp đang chờ công tác,…).
• Quay lại: Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc
nhưng chưa tìm được việc làm.
175

Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát

Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp:
• Thất nghiệp tạm thời: Thất nghiệp tạm thời xảy ra khi có một số người lao động đang
trong thời gian tìm kiếm công việc hoặc nơi làm tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng
(lương cao hơn, gần nhà hơn,…) hoặc những người mới bước vào thị trường lao động
đang tìm kiếm việc làm hoặc chờ đợi đi làm,… Mọi xã hội trong bất kỳ thời điểm nào
đều tồn tại loại thất nghiệp này. Chỉ có sự khác nhau về quy mô
số người và thời gian thất nghiệp.
• Thất nghiệp theo mùa vụ: Thất nghiệp theo mùa vụ cũng là một
phần của nền kinh tế, và thường do thực tế là một số công việc
chỉ thực hiện được theo mùa nhất định như đánh cá, làm nông
nghiệp, xây dựng, v.v...
Thất nghiệp mùa vụ

• Thất nghiệp cơ cấu: Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi có sự mất
cân đối cung cầu giữa các loại lao động (giữa các ngành nghề, khu vực,…). Loại này gắn
liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và khả năng điều chỉnh cung của các thị trường lao
động (tổ chức đào tạo lại, môi giới,…). Khi sự biến động này là mạnh và kéo dài, nạn
thất nghiệp trở nên trầm trọng và chuyển sang thất nghiệp dài
hạn. Thất nghiệp do cơ cấu là sự mất việc kéo dài trong các
ngành hoặc vùng có sự giảm sút kéo dài về nhu cầu lao động do
thay đổi cơ cấu nền kinh tế.Ví dụ kinh điển là sự dịch chuyển từ
lực lượng lao động chiếm đa số trong nông nghiệp (70% số lao
động) năm 1900 đến hiện nay chỉ chiếm 3%.
o

Khi chúng ta có sự thay đổi về cơ cấu trong nền kinh tế,
chúng ta thường có:

Thất nghiệp cơ cấu

Các ngành phát triển cùng với sự tăng lên về nhu cầu lao động cũng như các ngành có
sự suy giảm. Tuy nhiên, số lao động không có việc làm có xu hướng ở không đúng
khu vực hoặc có kỹ năng không phù hợp cho công việc mới – chúng ta chỉ cần suy
nghĩ về những người ngư dân ở Newfoundland (Canada) với trình độ giáo dục lớp 8.
Họ sẽ không trở thành những người lập trình máy tính, mặc dù có một sự thiếu hụt lớn
những lập trình viên ở cả nước. Để có được một công việc mới, bạn phải tự thân cố
gắng đào tạo lại, tự thân thay đổi chỗ ở, hoặc bạn chỉ có thể nghỉ hưu. Điều này có thể
khó khăn đối với những người lao động, đặc biệt là nếu họ không trang trải được việc
đào tạo lại, hoặc nếu họ già hơn.
o

Nguồn gốc của những thay đổi trong cơ cấu bao gồm:
Sự dịch chuyển của các ngành nghề xuất khẩu và nhập khẩu do thương mại quốc tế
tự do hơn.
Những vi mạch máy tính rẻ dẫn đến sự nở rộ về tự động hoá và robot hoá. (Ví dụ
như có một sự sụt giảm lớn trong nhu cầu đối với nghề hướng dẫn trong ngân hàng
và người trực điện thoại, nhưng có sự tăng lớn nhu cầu về lập trình viên máy tính,
nhân viên nhập dữ liệu,.v.v.).
Những thay đổi trong thị trường thế giới đối với các sản phẩm nông nghiệp.
Có những lợi ích kinh tế của thất nghiệp do chuyển đổi nghề đối với cá nhân và xã
hội. Những công nhân trẻ đang trải qua thất nghiệp sẽ cố gắng tìm kiếm những
công việc phù hợp với khả năng và lợi ích của họ.

176

Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát

Lợi ích của việc thay đổi công việc là làm thoả mãn hơn và làm việc hiệu quả hơn.
Lợi ích xã hội do thay đổi công việc kèm theo với quá trình tìm kiếm công việc là
cho phép những người lao động có thể tìm kiếm được những công việc mà họ làm
hiệu quả hơn.
Mặt khác, những công nhân thất nghiệp do cơ cấu sẽ không tìm được công việc
mới nếu họ không đào tạo lại hoặc thay đổi nơi ở. Thực tế này có nghĩa là một chi
phí lớn hơn đối với người lao động và xã hội – ví dụ, những công nhân thất nghiệp
do cấu trúc không có việc làm trong nhiều giai đoạn. Những người lao động này
chiếm một chi phí lớn trong việc cơ cấu lại nền kinh tế của chúng ta, mặc dù xã hội
thu được lợi ích về dài hạn trong việc dịch chuyển đến những ngành mới này.
• Thất nghiệp do thiếu cầu: Loại thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu chung về lao động
giảm xuống. Nguồn gốc chính là ở sự suy giảm tổng cầu. Loại này còn được gọi là thất
nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu
kỳ kinh doanh. Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của
loại này là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở
khắp mọi nơi, mọi ngành nghề.
Phân loại theo tiếp cận mô hình cung cầu:
• Thất nghiệp tự nguyện (người lao động tự nguyện
thất nghiệp): Là số lượng người lao động tự nguyện
thất nghiệp do công việc và tiền công chưa phù hợp
với ý muốn của mình. Thất nghiệp tự nguyện chỉ một
trong những người “tự nguyện” không muốn làm việc,
Thất nghiệp do thiếu cầu
do việc làm và mức lượng tương ứng chưa phù hợp với
mong muốn của mình. Bao gồm những người: Mới bổ sung vào lực lượng lao động hoặc tự ý bỏ
việc, do chuyển vùng (chuyển công tác, chuyển nơi ở, di dân), do tính chất thời vụ của công việc,
do thay đổi về cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề; do can thiệp phi kinh tế.
Nghiên cứu điển hình

Thất nghiệp tự nguyện – Bài toán "lùi để tiến"
Không phải ai cũng có thể nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp cũng không phải ai
có thể thích ứng và gắn bó lâu dài với công việc của mình. Vì một mức lương chưa
vừa ý, một môi trường làm việc không thuận lợi, có những người sẵn sàng nghỉ việc để
đeo đuổi những cơ hội tốt hơn. Thất nghiệp – với họ chưa bao giờ là điều gì đó tồi tệ.
Lùi một bước …
Thừa kinh nghiệm cũng chẳng phải thiếu khả năng để tạo cho mình cái "mác hàng
hiệu" mà các công ty, doanh nghiệp sẵn sàng "rải thảm" chào đón nhưng những người
"thất nghiệp" thuộc diện này vẫn có thể tự tin… lắc đầu và đợi chờ những điều họ
muốn. Không vội vàng, cuống cuồng xin việc, không lo lắng trước "thảm cảnh" đang
hiển hiện giăng sẵn trước mắt mà những người thất nghiệp bình thường vẫn luôn đối
diện, những người này luôn chuẩn bị tâm thế để xếp mình vào đội ngũ... tự nguyện
không đi làm. Thất nghiệp, thiếu việc làm luôn đồng nghĩa với không có thu nhập.
Những người này, hơn ai khác, hiểu rõ những cơ hội sẽ đến và đi. Nhưng cũng chính họ,
hơn ai khác, biết rằng năng lực và "lịch sử thăng tiến" của họ cho phép họ có quyền lựa
chọn cơ hội nào là tốt nhất và phù hợp nhất với bản thân. Trở về nước với tấm bằng
thạc sĩ ngành Xây dựng, với gần chục năm giảng dạy trên đất Mỹ, Tùng tất nhiên trở
177

nguon tai.lieu . vn