Xem mẫu

  1. LOGO CHƯƠNG 6 Nghiệp vụ thiết kế nhãn hiệu và xúc tiến xuất nhập khẩu ThS Trần Trọng Đức
  2. Mục tiêu của chương vBiết cách thiết kế nhãn hiệu hàng hóa trong ngoại thương và thực hiện nghiệp vụ đăng ký bảo hộ bản quyền quốc tế vNắm vững các nghiệp vụ thực hiện xúc tiến xuất nhập khẩu trong ngoại thương. vNhận diện các rủi ro xúc tiến xuất nhập khẩu và biện pháp phòng tránh rủi ro trong xúc tiến xuất nhập khẩu hàng hóa 2
  3. NỘI DUNG CHƯƠNG 6 Nhãn hiệu hàng hóa trong ngoại thương Quảng cáo trong ngoại thương Xúc tiến xuất nhập khẩu hàng hóa 3
  4. I Nhãn hiệu hàng hóa trong ngoại thương 4
  5. Cứu nhãn hiệu khi gặp sự cố Khoảng 3,4 triệu xe Toyota, Honda, Nissan và Mazda cùng gặp trục trặc ở túi khí. Toyota Việt Nam (TMV) ra thông báo thực hiện 2 chương trình triệu hồi. Theo đó, một chương trình triệu hồi để thay thế cụm bơm túi khí hành khách phía trước với 11.346 xe Corolla, Vios và Yaris được sản xuất trong khoảng thời gian từ ngày 2/1/2013 đến 31/12/2013. Trong đó, số xe bị ảnh hưởng gồm 5.666 xe Corolla, 5.130 xe Vios và 550 xe Yaris. 5
  6. Chevy Nova ‘Nova’ means ‘It doesn’t go’ in Spanish 6
  7. Ford Pinto 1971 in Brazilian Portuguese slang, ‘pinto’ means ‘small penis” 7
  8. Mazda Laputa “la puta” in Spanish means “prostitute” 8
  9. Fiat Doblo in Vietnam “Đô bỏ lò” 9
  10. Google bị kiện ở Trung Quốc Công ty công nghệ Beijing Guge Sci-Tech ở Bắc Kinh đệ đơn kiện chi nhánh Google ở đất nước đông dân nhất thế giới này vì cho rằng gã khổng lồ tìm kiếm trực tuyến đã vi phạm bản quyền. Google dịch sang tiếng Trung là “Guge” Công ty Beijing Guge Sci-Tech Co đã đăng ký thương hiệu này với Cục thương mại và công nghiệp Bắc Kinh vào ngày 19/4/2006. Đến ngày 24/11/2006, Google mới xin cấp phép thương hiệu “Guge”. Beijing Guge Sci-Tech cho rằng sự trùng lặp này đã gây ra sự nhầm lẫn và làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của họ. Công ty yêu cầu Google đổi tên cho dịch vụ tìm kiếm tại Trung Quốc và phải bồi thường thiệt hại cho họ. 10
  11. Vấn đề đặt ra đối với nhãn hiệu hàng hóa 1. Nhãn hiệu hàng hóa là gì? Tại sao doanh nghiệp phải coi trọng nhãn hiệu hàng hóa? 2. Doanh nghiệp cần làm gì khi cứu nhãn hiệu hàng hóa? 3. Lưu ý gì khi thành lập nhãn hiệu cho hàng hóa trong ngoại thương? 4. Doanh nghiệp (cá nhân) vi phạm kiểu dáng công nghiệp của hàng hóa có bị phạt không? Chế độ bảo vệ? Đăng ký nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp trong ngoại thương phải làm gì? 5. Nhãn hiệu và thương hiệu khác nhau như thế nào? 11
  12. Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa trong NT Nhãn hiệu hàng hóa là một tập hợp các ký hiệu, từ ngữ, hình ảnh, chữ viết, màu sắc… nhằm gọi tên và phân biệt hàng hóa hoặc công ty trong kinh doanh ngoại thương. 12
  13. Vai trò của nhãn hiệu hàng hóa trong NT - Để phân biệt hàng hóa và công ty trong KDNT. - Để quảng cáo và khuyếch trương, kết tinh thành thương hiệu sản phẩm. - Nhãn hiệu và thương hiệu nhằm củng cố vai trò và nâng cao sức cạnh tranh. Phân biệt nhãn hiệu với thương hiệu: Thương hiệu sản phẩm, dưới góc độ ngoại thương, là một nhãn hiệu có giá trị thương mại trên thị trường. Thương hiệu thường là giá trị vô hình, nhưng có thể có những giá trị rất lớn. Thậm chí có thể trở thành một tài sản hay một khoản đầu tư cho bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn kinh doanh. 13
  14. Nguyên tắc đặt tên - Nguyên tắc đặt tên phải bao gồm những hình ảnh, ký tự, chữ viết, màu sắc, đơn giản, dễ nhớ. - Cấu tạo tên không nên quá 3 âm tiết (nếu quá ba thì phải đồng âm). - Dễ gắn và kết hợp với nhiều chất liệu 14
  15. Thiết kế tên không phạm những điều sau: üKhông trùng, giống với nhãn hiệu, thương hiệu đã đăng ký üKhông trùng với biểu tượng, biểu trưng của tổ chức, đoàn hội, quốc kỳ üKhông trùng, giống với tên và hình ảnh của danh nhân mà không được sự đồng ý üKhông trùng với tên địa danh 15
  16. Chế độ đăng ký nhãn hiệu trong NT - Nhóm các nước chấp nhận quyền thừa hưởng nhãn hiệu khi sử dụng trước nhất. - Nhóm các nước chấp nhận nhãn hiêu quyền thừa hưởng cho người đăng ký trước nhất. - Nhóm các nước chấp nhận quyền thừa hưởng nhãn hiệu khi đăng ký trong một khoảng thời gian nhất định không ai khiếu kiện. Cơ chế thu hồi và hủy bỏ nhãn hiệu - Do chủ nhãn hiệu xin từ bỏ - Do chủ nhãn hiệu bị chết mà không có người thừa kế. - Chủ nhãn hiệu, thương hiệu không sử dụng trong vòng 5 năm. 16
  17. vCafe Buôn Ma Thuột đã bị Cty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co.,Ltd có văn phòng đặt tại Quảng Châu (Quảng Đông- Trung Quốc), đăng ký độc quyền nhãn hiệu thời hạn 10 năm, bắt đầu từ 2010 và 2011 cho một số loại sản phẩm trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. 17
  18. Các bước để đăng ký v - Bước 1: Tiếp nhận đơn v Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. v - Bước 2: Thẩm định hình thức đơn v Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn). v + Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ; v + Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn. 18
  19. Các bước để đăng ký v - Bước 3: Công bố đơn Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. v - Bước 4: Thẩm định nội dung đơn Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng. v - Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ: + Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ; + Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. 19
  20. Bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu phải có gì? v + Tờ khai (02 bản); + Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu; + Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải có: quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận; bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý); bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương); văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương); 20
nguon tai.lieu . vn