Xem mẫu

  1. THS. TRẦN THỊ MƠ, THS. NGUYỄN THỊ THÙY DUNG BÀI GIẢNG KIỂM TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP- 2018 1
  2. 2
  3. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 7 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................ 9 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TOÁN ............................... 10 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán: .......................................... 11 1.1.1. Trên thế giới .............................................................................................. 11 1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 11 1.2 Khái niệm kiểm toán .................................................................................... 12 1.2.1. Các quan điểm về kiểm toán ..................................................................... 12 1.2.2 Khái niệm kiểm toán................................................................................... 14 1.3. Phân loại kiểm toán ...................................................................................... 15 1.3.1. Phân loại kiểm toán theo đối tượng cụ thể. .............................................. 15 1.3.2. Phân loại kiểm toán theo chủ thể kiểm toán. ............................................ 17 CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................. 22 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ KIỂM TOÁN .............................. 23 2.1. Khái quát chung về đối tượng và khách thể kiểm toán ................................ 23 2.2. Các yếu tố cấu thành đối tượng kiểm toán ................................................... 26 2.2.1 Thực trạng hoạt động tài chính.................................................................. 26 2.2.2 Đối tượng cụ thể của kiểm toán ................................................................. 27 CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................. 29 Chương 3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG KIỂM TOÁN ............... 30 3.1. Hệ thống kiểm soát nội bộ ........................................................................... 30 3.1.1. Bản chất của hệ thống kiểm soát nội bộ ................................................... 30 3.1.2. Các yếu tố cơ bản cấu thành HTKSNB ..................................................... 31 3.2. Cơ sở dẫn liệu............................................................................................... 37 3.2.1. Khái niệm cơ sở dẫn liệu........................................................................... 37 3.2.2. Phân loại cơ sở dẫn liệu............................................................................ 38 3.3. Gian lận và sai sót ........................................................................................ 41 3.3.1. Sai sót ........................................................................................................ 41 3
  4. 3.3.2. Gian lận ..................................................................................................... 43 3.4. Trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán ............................................................ 46 3.4.1. Trọng yếu trong nội dung kiểm toán ......................................................... 46 3.4.2. Rủi ro kiểm toán ........................................................................................ 52 3.4.3. Mối quan hệ giữa trọng yếu và rủi ro kiểm toán ...................................... 56 3.5. Bằng chứng kiểm toán .................................................................................. 57 3.5.1. Khái niệm................................................................................................... 57 3.5.2. Các yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán: ............................................. 57 3.5.3. Các phương pháp, kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán .................... 58 3.6. Tính hoạt động liên tục................................................................................. 64 3.7. Hồ sơ kiểm toán............................................................................................ 65 CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................. 66 Chương 4. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN VÀ CHỌN MẪU KIỂM TOÁN .. 67 4.1. Phương pháp kiểm toán ................................................................................ 67 4.1.1. Phương pháp kiểm toán chứng từ ............................................................. 67 4.1.2. Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ ................................................... 70 4.2. Chọn mẫu kiểm toán..................................................................................... 72 4.2.1. Các khái niệm cơ bản về chọn mẫu kiểm toán .......................................... 72 4.2.2. Các hình thức chọn mẫu............................................................................ 74 4.2.3. Chọn mẫu thống kê .................................................................................... 74 CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................. 88 Chương 5. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀ BÁO CÁO KIỂM TOÁN ............ 89 5.1. Quy trình kiểm toán ...................................................................................... 89 5.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán ............................................................................. 90 5.1.2. Thực hiện kiểm toán .................................................................................. 94 5.1.3. Kết thúc kiểm toán ..................................................................................... 95 5.2. Báo cáo kiểm toán ........................................................................................ 95 5.2.1. Nội dung của báo cáo kiểm toán ............................................................... 95 5.2.2. Các dạng ý kiến kiểm toán ........................................................................ 98 4
  5. CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................... 108 Chương 6. TỔ CHỨC BỘ MÁY KIỂM TOÁN ............................................... 109 6.1. Khái niệm và nguyên tắc tổ chức bộ máy kiểm toán ................................. 109 6.2. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ .............................................................. 110 6.3. Kiểm toán viên và các hiệp hội kiểm toán ................................................. 111 6.3.1. Kiểm toán viên......................................................................................... 111 6.3.2. Các hiệp hội kiểm toán ............................................................................ 113 6.4. Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập ............................................................ 114 6.5. Tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nước ......................................................... 116 CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................... 120 Chương 7. CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN ......................................................... 121 7.1. Khái quát chung về chuẩn mực kiểm toán ................................................. 121 7.2. Những chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến............................ 122 7.2.1. Nhóm chuẩn mực chung .......................................................................... 123 7.2.2. Nhóm chuẩn mực thực hành.................................................................... 123 7.2.3. Nhóm chuẩn mực báo cáo ....................................................................... 124 7.3. Đặc điểm của hệ thống chuẩn mực kiểm toán cụ thể trong các bộ máy kiểm toán .................................................................................................................... 125 7.4. Xây dựng chuẩn mực kiểm toán ................................................................ 126 7.4.1. Về hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế.............................................. 126 7.4.2. Về hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam .......................................... 129 CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................... 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 144 5
  6. 6
  7. LỜI MỞ ĐẦU Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Lâm nghiệp, chúng tôi tiến hành biên soạn tập bài giảng Kiểm toántheo chương trình đào tạo đã được phê duyệt năm 2017. Môn học Kiểm toánlà môn học trong khung chương trình đào tạo của ngành kế toán của trường Đại học Lâm nghiệp. Mục tiêu của môn học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các khái niệm chung trong kiểm toán, các phương pháp kiểm toán, quy trình kiểm toán, báo cáo kiểm toán và chuẩn mực kiểm toán. Bài giảng Kiểm toán được biên soạn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung chuẩn mực kiểm toán Việt Nam theo Thông tư 214/2012/TT-BTC ban hành ngày 06 tháng 12 năm 2012 và mục tiêu đào tạo của trường Đại học Lâm nghiệp.Bài giảng nhằm phục vụ công tác giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành kế toán và một số ngành khác thuộc các hệ đào tạo Đại học chính quy, vừa làm vừa học và liên thông của trường Đại học Lâm nghiệp. Bài giảng gồm có 7 chương là những khái niệm chung trong kiểm toán và nội dung các công việc cơ bản của người làmkiểm toánnói chung và kiểm toán báo cáo tài chính nói riêng. Cụ thể kết cấu bài giảng bao gồm các chương sau: - Chương 1: Những vấn đề chung về kiểm toán; - Chương 2: Đối tượng và khách thể kiểm toán; - Chương 3: Một số khái niệm cơ bản trong kiểm toán; - Chương 4: Phương pháp kiểm toán và chọn mẫu kiểm toán; - Chương 5: Quy trình kiểm toán và báo cáo kiểm toán; - Chương 6: Tổ chức bộ máy kiểm toán; - Chương 7: Chuẩn mực kiểm toán. Bài giảng Kiểm toán do tập thể giảng viên bộ môn Tài chính kế toán biên soạn, trong đó: 7
  8. - Chương 1, 2, 3 do ThS. Trần Thị Mơ biên soạn; - Chương 4, 5, 6, 7do ThS. Nguyễn Thị Thùy Dung biên soạn. Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu về lĩnh vực kiểm toán đồng thời cập nhật các kiến thức mới, có tiếp cận thực tế.Tuy nhiên, do thời gian và điều kiện có hạn nên bài giảng khó tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định.Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc để bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Văn phòng bộ môn Tài chính kế toán, nhà T10, Trường Đại học Lâm nghiệp. Nhóm tác giả 8
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BGĐ Ban Giám đốc CCDC Công cụ dụng cụ CMKTVN Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam DN Doanh nghiệp HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ KTV Kiểm toán viên NSNN Ngân sách nhà nước NVKTPS Nghiệp vụ kinh tế phát sinh TNHH Trách nhiệm hữu hạn TK Tài khoản RR Rủi ro 9
  10. 10
  11. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TOÁN 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán 1.1.1. Trên thế giới Kiểm toán là một hoạt động đã có từ thế kỷ III trước công nguyên, thời mà các thông tin được phê chuẩn bằng cách đọc to lên trong một buổi họp công khai.Từ gốc của thuật ngữ kiểm toán theo tiếng La tinh là “Audius” có nghĩa là nghe. Thời Trung Cổ (tương đương thời phong kiến) kiểm toán được thực hiện để kiểm tra tính chính xác của các thông tin tài chính. Ở giai đoạn này chủ yếu là sự phát triển của kiểm toán tuân thủ do các kiểm toán viên của Nhà nước và kiểm toán viên nội bộ thực hiện. Sự ra đời của thị trường chứng khoán và các công ty cổ phần đã diễn ra sự tách rời giữa quyền sở hữu của các cổ đông và chức năng điều hành của những nhà quản lý, từ đó xuất hiện nhu cầu kiểm tra của các chủ sở hữu và kiểm toán độc lập đã ra đời vào thế kỷ 18 để đáp ứng nhu cầu này. Đầu thế kỷ 20, nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ, xuất hiện hàng triệu nhà đầu tư chứng khoán. Trong khi mục đích của kiểm toán của Nhà nước và kiểm toán nội bộ không thay đổi thì mục đích của kiểm toán độc lập chuyển từ việc phát hiện sai phạm sang mục đích mới là nhận xét về độ trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính. Qua hoạt động thực tiễn, các tổ chức kiểm toán độc lập đã hình thành nên những phương pháp kiểm tra mới đó là xây dựng và phát triển kỹ thuật lấy mẫu kiểm toán. Sang đầu thế kỷ 21, vai trò của kiểm toán ngày càng tăng lên đ̣òi hỏi chất lượng kiểm toán ngày càng cao lên với xu hướng nổi bật trong lĩnh vực kiểm toán là: Nâng cao trách nhiệm và khả năng của kiểm toán viên; mở rộng các kỹ thuật tiếp cận kiểm toán; mở rộng các dịch vụ kiểm tra ngoài hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính. 1.1.2. ỞViệt Nam Hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tuy đã có lịch sử lâu dài, thế nhưng đến trước thập niên 90 hoạt động này chủ yếu là do Nhà nước tiến hành thông qua công tác kiểm tra kế toán. Cuối những năm 1980, Việt Nam từng bước chuyển 11
  12. sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là khi có luật đầu tư nước ngoài, chính sự xuất hiện của các nhà đầu tư nước ngoài đã tạo nên nhu cầu về loại hình kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo tài chính. Tháng 5/1991: Hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam đã bước đầu hình thành với sự ra đời của công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) để đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới.Ngày 07/5/2007, công ty này đã đổi tên thành Deloitte VietNam khi trở thành thành viên chính thức của một trong 4 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới có tên là Deloitte Touche Tohmatsu. Tháng 1/1994: Chính phủ ban hành quy chế kiểm toán độc lập. Tháng 7/1994: Thành lập cơ quan kiểm toán Nhà nước. Cũng năm 1994: Thành lập hội kế toán và kiểm toán Việt Nam. Tháng 10/1997: Bộ Tài chính ban hành quy chế kiểm toán nội bộ. Tháng 5 năm 1998: Chính thức là thành viên thứ 7 của liên đoàn Kế toán ASEAN; là thành viên thứ 130 của liên đoàn kế toán quốc tế; là thành viên của tổ chức Quốc tế các Cơ quan kiểm toán tối cao. Tháng 9/1999: Bộ Tài chính ban hành 4 chuẩn mực kiểm toán đầu tiên. Cho đến nay đã ban hành được 37 chuẩn mực kiểm toán vào 7 đợt. Ngày 14/6/2005:Quốc hội đã thông qua Luật Kiểm toán Nhà nước số 37/2005/QH11, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006. 1.2 Khái niệm kiểm toán 1.2.1. Các quan điểm về kiểm toán 1.2.1.1. Quan điểm thứ nhất Kiểm toán đồng nghĩa với kiểm tra kế toán, một chức năng của bản thân kế toán, một thuộc tính cố hữu của kế toán. Nội dung của hoạt động này là rà soát thông tin từ chứng từ kế toán đến tổng hợp - cân đối kế toán. Đây là quan điểm mang tính truyền thống trong điều kiện kiểm tra chưa phát triển và trong kế hoạch hoá tập trung. Từ khi chuyển đổi đa dạng hoácác thành phần kinh tế, đối tượng quan tâm đến thông tin kế toán ngày càng nhiều. Vì vậy, công tác kiểm tra được thực hiện rộng rãi, đa dạng song phải khoa học, khách quan trung thực, đủ sức thuyết phục và tạo niềm tin cho mọi người quan 12
  13. tâm.Trong điều kiện đó, kế toán và kiểm toán được hình thành như những ngành khoa học độc lập. 1.2.1.2. Quan điểm thứ hai Theo quan niệm của Vương quốc Anh, các chuyên gia kiểm toán Hoa Kỳ và trong giáo dục, đào tạo và kiểm toán ở Cộng hoà Pháp thì khái niệm kiểm toán bao gồm 5 yếu tố cơ bản: - Chức năng của kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến, đây là yếu tố cơ bản chi phối cả quá trình kiểm toán và bộ máy kiểm toán; - Đối tượng trực tiếp của kiểm toán là các bảng tổng hợp kế toán của các tổ chức hay một thực thể kinh tế (bảng cân đối, bảng kết quả hoạt động kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ...); - Khách thể kiểm toán được xác định là thực thể kinh tế hoặc một tổ chức. Thực thể hay tổ chức ở đây được giải thích là thực thể pháp lýhoặc một bộ phận thậm chí có thể một cá nhân; - Chủ thể (người thực hiện hoạt động) kiểm toán là những kiểm toán viên độc lập, có nghiệp vụ; - Cơ sở thực hiện kiểm toán là những luật định, tiêu chuẩn hay chuẩn mực chung. Các quan điểm này chủ yếu phù hợp với kiểm toán tài chính với đối tượng là báo cáo tài chính, do kiểm toán viên độc lập tiến hành trên cơ sở các chuẩn mực chung. 1.2.1.3. Quan điểm thứ ba Phạm vi kiểm toán (Audit) rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực chủ yếu sau: - Kiểm toán về thông tin: Hướng vào việc đánh giá tính trung thực và hợp pháp của các tài liệu (thông tin) làm cơ sở pháp lý cho việc giải quyết mối quan hệ về kinh tế và tạo niềm tin cho những người quan tâm đến tài liệu kế toán; - Kiểm toán tính quy tắc: Hướng vào việc đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, thể lệ, luật pháp của đơn vị kiểm tra trong quá trình hoạt động (trước hết là với hoạt động tài chính); - Kiểm toán hiệu quả: Có đối tượng trực tiếp là các yếu tố, các nguồn lực trong từng loại nghiệp vụ kinh doanh: mua bán, sản xuất hay dịch vụ... Kiểm toán loại này giúp ích trực tiếp cho việc hoạch định chính sách và phương 13
  14. hướng, giải pháp cho việc hoàn thiện hoặc cải tổ hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán; - Kiểm toán hiệu năng: Được đặc biệt quan tâm ở khu vực công cộng (kể cả các xí nghiệp công và chương trình đầu tư từ ngân sách Nhà nước) nơi mà lợi ích và hiệu quả không giữ nguyên vẹn ý nghĩa của nó như trong doanh nghiệp, mà năng lực quản lý cần được đánh giá toàn diện và bồi bổ thường xuyên nhằm không ngừng nâng cao hiệu năng quản lý của đơn vị kiểm toán. 1.2.2. Khái niệm kiểm toán Các quan niệm khác nhau kể trên không hoàn toàn đối lập nhau mà phản ánh quá trình phát triển của cả thực tiễn lẫn lý luận kiểm toán.Có thể minh chứng cho nhận xét này bởi những kết luận chủ yếu rút ra từ những điều đã trình bày trên. Mộtlà, hoạt động độc lập, chức năng cơ bản của kiểm toán là xác minh, thuyết phục để tạo niềm tin cho những người quan tâm vào những kết luận kiểm toán cho dù những kết luận này có thể hướng vào những mục tiêu cụ thể khác nhau như tính trung thực của thông tin, tính qui tắc trong thực hiện các nghiệp vụ, tính hiệu quả hay tính hiệu năng của hoạt động. Qua xác minh, kiểm toán viên bày tỏ ý kiến của mình về những lĩnh vực tương ứng.Chức năng này quyết định sự tồn tại của hoạt động kiểm toán. Hai là,với bản chất và chức năng trên, kiểm toán phải thực hiện mọi hoạt động kiểm tra, kiểm soát những vấn đề liên quan đến thực trạng tài sản, các nghiệp vụ tài chính và sự phản ánh của nó trên sổ sách kế toán cùng hiệu quả đạt được. Những loại công việc này tự nó đã gắn chặt với nhau.Đó là luận cứ cho việc tổ chức kiểm toán khoa học. Ba là,nội dung trực tiếp của kiểm toán trước hết và chủ yếu là thực trạng hoạt động tài chính. Một phần của thực trạng này đã được phản ánh trên các bảng khai tài chính và những tài liệu kế toán nói chung. Tuy nhiên, do giới hạn về trình độ và kỹ thuật xử lý thông tin kế toán, có những phần thông tin quan trọng khác về hoạt động tài chính chưa được phản ánh đầy đủ trong các tài liệu. Vì vậy, trong mọi trường hợp cần tận dụng những tài liệu kế toán như những bằng chứng đã có làm đối tượng trực tiếp của kiểm toán (kiểm tra chứng từ).Trong trường hợp thiếu bằng chứng trực tiếp này, kiểm toán cần sử dụng 14
  15. những phương pháp kỹ thuật để tạo lập các bằng chứng kiểm toán (kiểm tra ngoài chứng từ). Bốn là, để thực hiện chức năng trên trong phạm vi hoạt động tài chính với nhiều mối quan hệ phức tạp đòi hỏi kiểm toán phải hình thành một hệ thống phương pháp kỹ thuật riêng bao gồm cả những phương pháp kiểm toán chứng từ (cân đối, đối chiếu logic, diễn giải thông tin, quy nạp nguồn thông tin…) và phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ (điều tra, quan sát, kiểm kê, thực nghiệm…) thích ứng với đối tượng (nội dung) của kiểm toán và phù hợp với các quy luật và quan hệ của phép biện chứng. Năm là, kiểm toán là hoạt động chuyên sâu, một khoa học chuyên ngành nên hoạt động này phải được thực hiện bởi những người có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu về kiểm toán, kiểm toán viên, giám định viên kiểm toán, thẩm kế viên, kế toán viên công chứng. Đây là những kiểm toán viên chuyên nghiệp hoạt động hay hành nghề theo pháp luật. Từ những điều trình bày trên có thể đi đến kết luận: "Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực". 1.3. Phân loại kiểm toán 1.3.1. Phân loại kiểm toán theo đối tượng cụ thể - Kiểm toán báo cáo tài chính (Audit of Financial Statemens): Là việc kiểm toán để kiểm tra và xác nhận tính trung thực hợp lý của báo cáo tài chính cũng như việc báo cáo tài chính có phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán được thừa nhận hay không. Các báo cáo tài chính được kiểm toán nhiều nhất là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, kể cả các bảng ghi chú, thuyết minh bổ sung báo cáo tài chính. Công việc kiểm toán báo cáo tài chính do các tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp thực hiện để phục vụ cho các nhà quản lý, chính phủ, các ngân hàng và chủ đầu tư, cho người bán, người mua... - Kiểm toán nghiệp vụ (Operation Audit): Kiểm toán nghiệp vụ là việc kiểm tra các trình tự và các phương pháp tác nghiệp ở bộ phận hoặc đơn vị kiểm 15
  16. toán, các tác nghiệp này không chỉ giới hạn trong lĩnh vực tài chính kế toán mà còn mở rộng sang cả đánh giá các lĩnh vực khác như: cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, nghiệp vụ sử dụng máy tính, các phương pháp sản xuất, Marketing và mọi lĩnh vực quản lý nếu cần... Trong lịch sử từ giữa thế kỷ XX về trước, kiểm toán nghiệp vụ chủ yếu giới hạn ở các nghiệp vụ tài chính kế toán. Từ những năm 50 trở đi, kiểm toán nghiệp vụ được mở rộng sang các lĩnh vực hiệu năng và hiệu quả quản lý.Vì vậy, kết quả của kiểm toán nghiệp vụ không chỉ giới hạn trong phạm vi tài chính kế toán mà còn nâng cao được hiệu năng và hiệu quả của hoạt động quản lý. Nếu kiểm toán nội bộ thường phải quan tâm đến cả hai lĩnh vực trên thì kiểm toán độc lập thường quan tâm nhiều hơn đến kết quả tài chính. Nghiệp vụ tài chính kế toán hay hiệu năng, hiệu quả quản lý là những lĩnh vực có phạm vi rất rộng.Vì vậy, kiểm toán đối tượng này thường không kiểm toán toàn diện. Ví dụ: Trong một tổ chức này, kiểm toán nghiệp vụ phải đánh giá sự xác đáng và đầy đủ của thông tin mà quản lý sử dụng trong việc ra quyết định mua TSCĐ mới thì trong một tổ chức khác kiểm toán nghiệp vụ lại cần đánh giá hiệu năng của sản phẩm trong quá trình tiêu thụ. Đây cũng là sự khác biệt giữa kiểm toán tài chính và kiểm toán nghiệp vụ. Trong tổ chức, quá trình cũng như kết quả kiểm toán của kiểm toán nghiệp vụ cũng không dễ dàng xác định thành những tiêu chuẩn, những biểu mẫu như kiểm toán tài chính. Hơn nữa hiệu năng, hiệu quả của các nghiệp vụ khó đánh giá khách quan hơn nhiều so với việc làm đúng các báo cáo tài chính theo đúng những nguyên tắc tài chính kế toán đã được ban hành. Vì vậy, việc thiết lập những chuẩn mực cho kiểm toán nghiệp vụ cho đến nay vẫn chưa thực hiện được. Do đó, trong thực tế, kiểm toán viên nghiệp vụ thường quan tâm đến việc đưa ra những ý kiến tư vấn về các hoạt động tương tự như ý kiến của các chuyên gia đánh giá. - Kiểm toán tuân thủ:Là việc kiểm tra và đánh giá xem đơn vị được kiểm toán có tuân thủ pháp luật và các quy định (do các cơ quan có thẩm quyền và đơn vị đã quy định) hay không để kết luận về sự chấp hành pháp luật và các quy định của đơn vị. 16
  17. Ví dụ: - Kiểm toán việc tuân thủ các luật thuế ở đơn vị; - Kiểm toán của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước về việc chấp hành các chính sách, chế độ về tài chính, kế toán; - Kiểm toán việc chấp hành các điều khoản của hợp đồng tín dụng đối với đơn vị sử dụng vốn vay của ngân hàng. 1.3.2. Phân loại kiểm toán theo chủ thể kiểm toán Căn cứ vào chủ thể kiểm toán chúng ta có kiểm toán nội bộ, kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập. - Kiểm toán nội bộ (Internal Audit): Là loại kiểm toán do các kiểm toán viên nội bộ của đơn vị tiến hành. Phạm vi của kiểm toán viên nội bộ xoay quanh việc kiểm tra và đánh giá tính hiệu lực và tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như chất lượng thực thi trong những trách nhiệm được giao. Trên thực tế, phạm vi của kiểm toán nội bộ rất biến động và tuỳ thuộc vào quy mô, cơ cấu của doanh nghiệp cũng như yêu cầu của các nhà quản lý doanh nghiệp.Tuy nhiên, kiểm toán nội bộ hoạt động trên một số lĩnh vực chủ yếu sau: + Rà soát toàn bộ hệ thống kế toán và quy chế kiểm soát nội bộ có liên quan, giám sát sự hoạt động của các hệ thống này cũng như tham gia hoàn thiện chúng; + Kiểm tra lại các thông tin tác nghiệp và thông tin tài chính bao gồm việc soát xét các phương tiện đã sử dụng để xác định, tính toán, phân loại và báo cáo, thẩm định cụ thể các khoản mục cá biệt (kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ, các số dư và các bước công việc...); + Kiểm tra tính kinh tế, hiệu quả của các hoạt động kể cả các vấn đề không có tính chất tài chính của đơn vị. Như vậy, lĩnh vực chủ yếu của kiểm toán nội bộ là kiểm toán các hoạt động để đánh giá tính kinh tế, tính hữu hiệu và hiệu quả hoạt động của các bộ phận trong đơn vị.Bên cạnh đó, các kiểm toán viên nội bộ cũng tiến hành các cuộc kiểm toán tuân thủ để xem xét việc chấp hành các chính sách, quy định của đơn vị. 17
  18. Bộ phận kiểm toán nội bộ có thể chỉ gồm một vài người ở những đơn vị trung bình nhưng có thể lên đến hàng trăm người ở một số công ty rất lớn. Bộ phận kiểm toán nội bộ thường được tổ chức trực thuộc và báo cáo trực tiếp cho giám đốc, các thành viên cao cấp khác của đơn vị để đảm bảo hoạt động được hữu hiệu. Ở những công ty rất lớn, bộ phận kiểm toán nội bộ thậm chí còn trực thuộc uỷ ban kiểm toán (hoặc ban kiểm toán) của hội đồng quản trị. Uỷ ban này bao gồm một số thành viên của hội đồng quản trị nhưng không giữ chức vụ hay đảm trách công việc gì trong đơn vị. Tính chất độc lập giúp cho Uỷ ban kiểm toán thực hiện chức năng giám sát của mình đối với mọi hoạt động của đơn vị. Tuy được tổ chức độc lập với bộ phận được kiểm tra, nhưng kiểm toán nội bộ là một bộ phận của đơn vị nên không thể hoàn toàn độc lập với đơn vị được.Vì vậy, các báo cáo của kiểm toán nội bộ thường được chủ doanh nghiệp rất tin tưởng, nhưng giá trị pháp lý thường không cao. - Kiểm toán Nhà nước (Government Audit): Là công việc kiểm toán do các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước (tài chính, thuế...) và cơ quan kiểm toán Nhà nước tiến hành theo luật định. Kiểm toán Nhà nước thường tiến hành các cuộc kiểm toán tuân thủ, xem xét việc chấp hành các chính sách, luật lệ và chế độ Nhà nước tại các đơn vị sử dụng vốn và kinh phí của Nhà nước (ngoài ra, kiểm toán Nhà nước còn thực hiện kiểm toán hoạt động nhằm đánh giá sự hữu hiệu và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sử dụng vốn và kinh phí của Nhà nước). Về mô hình tổ chức, cơ quan kiểm toán có thể trực thuộc Chính phủ (cơ quan hành pháp),Quốc hội (cơ quan lập pháp) hoặc tòa án (cơ quan tư pháp). Chẳng hạn ở Mỹ, văn phòng kế toán trưởng Hoa kỳ (GAO) là một cơ quan trung lập trong ngành lập pháp của chính quyền Liên bang. Tổ chức GAO có nhiệm vụ báo cáo và chịu trách nhiệm trực tiếp với Quốc hội.Trách nhiệm trước tiên của kiểm toán viên thuộc GAO là thực hiện chức năng kiểm toán cho Quốc hội. Ở Liên bang Đức, cơ quan kiểm toán Nhà nước liên bang cũng như của các bang đều do Quốc hội liên bang hoặc Bang lập ra nhưng có vị trí độc lập đối với cả cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.Do đó, có vị trí khách quan trong việc kiểm tra, giám sát các đơn vị sử dụng nguồn vốn do NSNN cấp. Kiểm toán Nhà nước do Quốc hội lập ra nhưng không phụ thuộc vào Quốc hội. Quốc hội không có quyền ra lệnh cho kiểm toán, nhưng có thể yêu cầu kiểm toán tiến hành kiểm tra 18
  19. cơ quan Nhà nước nào xét thấy cần thiết.Trong khi đó, Toà Thẩm kế Cộng hoà Pháp là một mô hình đặc biệt trong lĩnh vực kiểm toán Nhà nước.Toà này thường thực hiện chức năng của cơ quan kiểm toán Nhà nước là kiểm tra quyết toán NSNN các cấp, đồng thời làm chức năng của cơ quan xét xử như một toà án, không phụ thuộc vào cơ quan lập pháp cũng như cơ quan hành pháp. Toà Thẩm kế Pháp có quyền tiến hành kiểm tra tài khoản, chứng từ, sổ kế toán của tất cả các cơ quan chính quyền Nhà nước (trừ tài khoản của Tổng thống, quốc hội, thượng viện và uỷ ban tư pháp), các công sở quốc gia, các doanh nghiệp công, các tổ chức đảm bảo xã hội. Toà Thẩm kế Pháp còn có quyền xét xử như một toà án bằng các phán quyết của mình, Toà có thể quy kết trách nhiệm cá nhân và tiền bạc của các kế toán viên công và các quỹ mà họ nắm giữ, có thể ra lệnh cho họ có thể lấy tiền túi ra đền cho các khoản chi trả không hợp lệ hay các khoản do thiếu trách nhiệm để thất thoát. Ở nước ta, kiểm toán Nhà nước được thành lập theo nghị định 70 CP ngày 11/07/94 của Chính phủ để giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng kiểm tra và xác nhận tính đúng đắn hợp pháp của tài liệu và số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế Nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do NSNN cấp. Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trước khi trình ra hội đồng nhân dân và tổng quyết toán NSNN của Chính phủ trước khi trình Quốc hội, kiểm toán Nhà nước cũng kiểm toán báo cáo tài chính các Bộ, cơ quan thuộc Quốc hội, toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, các đơn vị sự nghiệp công, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội có sử dụng kinh phí Nhà nước, báo cáo quyết toán của các chương trình, dự án, các công trình đầu tư của Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước. Công việc kiểm toán Nhà nước được tiến hành theo kế hoạch kiểm toán hàng năm được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt và các nhiệm vụ đột xuất do Thủ tướng giao hoặc do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Thông qua hoạt động, kiểm toán Nhà nước sẽ nhận xét, đánh giá và xác nhận việc chấp hành các chính sách, chế độ tài chính, kế toán ở các đơn vị. Đồng thời kiểm toán Nhà nước còn có quyền góp ý với các đơn vị được kiểm toán sửa chữa 19
  20. những sai phạm và kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý các vị phạm, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, cải tiến cơ chế quản lý tài chính, kế toán cần thiết. Để thực hiện các nhiệm vụ nói trên cơ cấu tổ chức bộ máy cơ quan kiểm toán Nhà nước gồm: + Kiểm toán ngân sách Nhà nước; + Kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản và các chương trình, dự án, vay nợ, viện trợ Chính phủ; + Kiểm toán doanh nghiệp Nhà nước; + Kiểm toán chương trình đặc biệt (an ninh, quốc phòng, dự trữ quốc gia...); + Văn phòng kiểm toán nhà nước. - Kiểm toán độc lập (Independent Audit): Kiểm toán độc lập là loại kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên độc lập thuộc các công ty, các văn phòng kiểm toán chuyên nghiệp.Kiểm toán độc lập là loại hoạt động dịch vụ tư vấn được pháp luật thừa nhận và bảo hộ, được quản lý chặt chẽ bởi các hiệp hội chuyên ngành về kiểm toán. Các kiểm toán viên độc lập là đội ngũ hành nghề chuyên nghiệp, có kỹ năng nghề nghiệp và đạo đức, phải trải qua các kỳ thi quốc gia và phải đạt được các tiêu chuẩn nhất định về bằng cấp và kinh nghiệm. Kiểm toán viên độc lập chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính. Ngoài ra, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, kiểm toán viên độc lập còn có thể thực hiện kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ hoặc tiến hành các dịch vụ tư vấn tài chính - kế toán khác. Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, dịch vụ kiểm toán độc lập rất phổ biến vì vậy khái niệm “kiểm toán” thường được dùng như kiểm toán độc lập. Chẳng hạn, theo định nghĩa của liên đoàn kế toán quốc tế (International Federation of Accoutants - IFAC) thì: “kiểm toán là việc các kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về các báo cáo tài chính”. Ở Mỹ, kiểm toán viên độc lập được gọi là kế toán viên công cộng và theo tiến sĩ Robert. N. Anthong, giáo sư trường đại học Harvard thì: “Kiểm toán là việc xem xét, kiểm tra việc ghi chép kế toán của các kế toán viên (được thừa nhận, độc lập và ở bên ngoài tổ chức được kiểm tra)”. Ở nước ta, quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân (ban hành theo nghị định số 07/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ) đã ghi rõ: “Kiểm toán độc lập là việc kiểm tra và xác nhận của kiểm 20
nguon tai.lieu . vn