Xem mẫu

  1. Chương 3: Vận dụng hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế trong kiểm toán BCTC
  2. Kiểm toán tài sản Kiểm toán nguồn vốn Kiểm toán Báo cáo tài chính Kiểm toán doanh thu Kiểm toán chi phí
  3. 3.1. Kiểm toán khoản mục tài sản 3.1.1. Đặc điểm các loại tài sản • Tài sản Lợi ích kinh tế trong tương lai của một tài sản là tiềm năng làm tăng nguồn tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hoặc làm giảm bớt các khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi ra Tài sản được biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hoá hoặc không thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền, bằng sáng chế nhưng phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp.
  4. 3.1. Kiểm toán khoản mục tài sản 3.1.1. Đặc điểm các loại tài sản • Tài sản của doanh nghiệp còn bao gồm các tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp kiểm soát được và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, như tài sản thuê tài chính; hoặc có những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và thu được lợi ích kinh tế trong tương lai nhưng có thể không kiểm soát được về mặt pháp lý, như bí quyết kỹ thuật thu được từ hoạt động triển khai có thể thỏa mãn các điều kiện trong định nghĩa về tài sản khi các bí quyết đó còn giữ được bí mật và doanh nghiệp còn thu được lợi ích kinh tế • Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ các giao dịch hoặc các sự kiện đã qua, như góp vốn, mua sắm, tự sản xuất, được cấp, được biếu tặng. Các giao dịch hoặc các sự kiện dự kiến sẽ phát sinh trong tương lai không làm tăng tài sản. • Thông thường khi các khoản chi phí phát sinh sẽ tạo ra tài sản. Đối với các khoản chi phí không tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai thì không tạo ra tài sản; Hoặc có trường hợp không phát sinh chi phí nhưng vẫn tạo ra tài sản, như vốn góp, tài sản được cấp, được biếu tặng
  5. 3.1. Kiểm toán khoản mục tài sản 3.1.2. Thủ tục kiểm toán tài sản Khảo sát KSNB Thử nghiệm cơ bản Đánh giá hệ Phân tích đánh thống kiểm giá tổng quát soát nội bộ Kiểm tra chi tiết Thử nghiệm nghiệp vụ và số dư kiểm soát
  6. Đánh giá kiểm soát nội bộ Nguyên tắc bất kiêm nhiệm, ủy quyền, phê chuẩn Đánh số thứ tự chứng từ trước Đánh giá kiểm Kiểm kê tài sản soát nội bộ Chứng từ được ghi sổ kịp thời, đầy đủ Đối chiếu số liệu giữa các sổ
  7. Thử nghiệm kiểm soát Nguyên tắc bất kiêm nhiệm, ủy quyền, phê chuẩn: Kiểm tra trên chứng từ và sổ kế toán để đảm bảo Đánh số thứ tự chứng từ trước: Kiểm tra chứng từ Kiểm kê tài sản: Kiểm tra các biên bản Thử nghiệm kiểm kiểm kê… soát Ghi sổ kịp thời, đầy đủ: Kiểm tra các sổ so với chứng từ Đối chiếu số liệu giữa các sổ: Kiểm tra dấu vết đã đối chiếu (vvv)
  8. Thử nghiệm cơ bản Phân tích đánh giá tổng quát Kiểm tra chi tiết - Lướt sổ cái tìm các - So sánh số nghiệp vụ bất thường dư kỳ này/kỳ - Kiểm tra theo các cơ trước sở dẫn liệu về có - Tính toán một thực, đầy đủ, chính xác… số chỉ tiêu: Vòng quay - Kiểm tra lập dự hàng tồn kho, phòng… phải thu, tỷ lệ - Chứng kiến kiểm kê lãi gộp… - Đối chiếu số liệu chi tiết và tổng hợp - Kiểm tra số dư đầu kỳ
  9. 3.2. Kiểm toán khoản mục nguồn vốn 3.2.1. . Đặc điểm nguồn vốn Nguồn vốn bao gồm: Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu • Nợ phải trả Nợ phải trả xác định nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia một cam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý. • Nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua, như mua hàng hoá chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hoá, cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác.
  10. 3.2. Kiểm toán khoản mục nguồn vốn 3.2.1. . Đặc điểm nguồn vốn • Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu được phản ảnh trong Bảng cân đối kế toán, gồm: vốn của các nhà đầu tư, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận giữ lại, các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch tỷ giá và chênh lệch đánh giá lại tài sản. a/ Vốn của các nhà đầu tư có thể là vốn của chủ doanh nghiệp, vốn góp, vốn cổ phần, vốn Nhà nước; b/ Thặng dư vốn cổ phần là chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu với giá thực tế phát hành; c/ Lợi nhuận giữ lại là lợi nhuận sau thuế giữ lại để tích luỹ bổ sung vốn; d/ Các quỹ như quỹ dự trữ, quỹ dự phòng, quỹ đầu tư phát triển;
  11. 3.2. Kiểm toán khoản mục nguồn vốn 3.2.1. Đặc điểm nguồn vốn đ/ Lợi nhuận chưa phân phối là lợi nhuận sau thuế chưa chia cho chủ sở hữu hoặc chưa trích lập các quỹ; e/ Chênh lệch tỷ giá, gồm: + Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng; + Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi doanh nghiệp ở trong nước hợp nhất báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài sử dụng đơn vị tiền tệ kế toán khác với đơn vị tiền tệ kế toán của doanh nghiệp báo cáo. g/ Chênh lệch đánh giá lại tài sản là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản với giá trị đánh giá lại tài sản khi có quyết định của Nhà nước, hoặc khi đưa tài sản đi góp vốn liên doanh, cổ phần.
  12. Sai sót thường gặp về nguồn vốn: Nợ phải trả: • Bù trừ công nợ không cùng đối tượng. • Chưa có sổ chi tiết theo dõi chi tiết từng đối tượng phải trả. • Cùng một đối tượng nhưng theo dõi trên nhiều tài khoản khác nhau. • Chưa tiến hành đối chiếu hoặc đối chiếu công nợ không đầy đủ vào thời điểm lập BCTC • Hạch toán sai nội dung, số tiền, tính chất tài khoản phải trả • Hạch toán giảm công nợ phải trả hàng mua trả lại, giảm giá nhưng không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ. •
  13. Sai sót thường gặp về nguồn vốn: Nợ phải trả: • Ghi nhận các khoản trả trước cho người bán không có chứng từ hợp lệ. Các khoản đặt trước tiền hàng cho người bán nhưng không tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế giữa hai bên. • Cuối kỳ chưa đánh giá lại các khoản phải trả có gốc ngoại tệ. • Chưa tiến hành phân loại các khoản phải trả khi lập BCTC thành dài hạn và ngắn hạn. • •
  14. Sai sót thường gặp về nguồn vốn: Vốn chủ sở hữu: • Chưa có sổ chi tiết theo dõi chi tiết từng loại VCSH theo đối tượng góp vốn • Chưa tiến hành đối chiếu hoặc đối chiếu công nợ không đầy đủ vào thời điểm lập BCTC • Hạch toán sai nội dung, số tiền, tính chất tài khoản vốn chủ sở hữu • Hạch toán giảm VCSH không có căn cứ hóa đơn chứng từ hợp lệ…
  15. 3.1. Kiểm toán khoản mục nguồn vốn 3.1.2. Thủ tục kiểm toán nguồn vốn Khảo sát KSNB Thử nghiệm cơ bản Đánh giá hệ Phân tích đánh thống kiểm giá tổng quát soát nội bộ Kiểm tra chi tiết Thử nghiệm nghiệp vụ và số dư kiểm soát
  16. Đánh giá kiểm soát nội bộ Nguyên tắc, ủy quyền, phê chuẩn, bất kiêm nhiệm Đánh số thứ tự chứng từ trước Tuân thủ các qui định pháp lý và qui Đánh giá kiểm soát nội bộ định nội bộ Chứng từ gốc được ghi sổ kịp thời, đầy đủ, đúng hợp đồng Đối chiếu số liệu giữa các sổ
  17. Thử nghiệm kiểm soát Nguyên tắc bất kiêm nhiệm, ủy quyền, phê chuẩn: Kiểm tra trên biên bản góp vốn, biên bản đánh giá tài sản góp vốn … Đánh số thứ tự chứng từ trước: Kiểm tra chứng từ Tuân thủ các qui định pháp lý và qui định nội bộ: kiểm tra đăng ký kinh Thử nghiệm kiểm doanh, biên bản họp của đại hội đồng soát cổ đông, hồ sơ phát hành cổ phiếu… Ghi sổ kịp thời, đầy đủ: Kiểm tra các sổ so với chứng từ, hợp đồng về thời điểm ghi nhận Đối chiếu số liệu giữa các sổ: Kiểm tra dấu vết đã đối chiếu (vvv)
  18. Thử nghiệm cơ bản Phân tích đánh giá tổng quát Kiểm tra chi tiết - Lướt sổ cái tìm các - So sánh số dư, SPS kỳ nghiệp vụ bất thường này/kỳ trước - Kiểm tra theo các cơ - Tính toán một số chỉ sở dẫn liệu về có tiêu: Khả năng thanh thực, đầy đủ, đúng kỳ, chính xác: Tính toán toán nhanh, ROE… lại - So sánh từng khoản Nợ - Kiểm tra các khoản có phải trả, VCSH/ Tổng gốc ngoại tệ nguồn vốn, phải trả - Gửi thư xác nhận người bán/ Nợ ngắn - Đối chiếu số liệu chi hạn… tiết và tổng hợp - Kiểm tra số dư đầu kỳ
  19. 3.3. Kiểm toán doanh thu, thu nhập 3.3.1. Đặc điểm doanh thu, thu nhập • Doanh thu phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và thường bao gồm: Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia... • Thu nhập khác bao gồm các khoản thu nhập phát sinh từ các hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, như: thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng,...
  20. Sai sót thường gặp về doanh thu, thu nhập: Các trường hợp sử dụng sai tài khoản hoặc quy trình hạch toán làm sai lệch doanh thu và kết quả kinh doanh giữa các kỳ: • Bán hàng trả chậm và chỉ hạch toán doanh thu khi thu được tiền bán hàng; • Không phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ và giá vốn hàng bán; • Các khoản chiết khấu thương mại. giảm giá hàng bán không hạch toán giảm trừ doanh thu mà hạch toán vào chi phí kinh doanh hoặc giảm thu nhập khác ; • Bán hàng trả chậm, trả góp nhưng lại làm thủ tục như một đại lý, chỉ ghi doanh thu theo hoa hồng được hưởng hoặc không hạch toán doanh thu mà bù trừ thẳng vào hàng tồn kho và công nợ phải trả; • Hàng nhận bán đại lý có quà khuyến mại nhưng không tặng cho khách hàng vẫn bán và ghi giảm chi phí SXKD hoặc ghi khống nợ phải trả hoặc ghi tăng thu nhập khác; • Chuyển doanh thu đã thực hiện trong kỳ này sang kỳ sau;
nguon tai.lieu . vn