Xem mẫu

  1. 8/4/2020 CHƯƠNG 5 KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU MỤC TIÊU Sau khi học xong chương này sinh viên có khả năng: - Nắm được bản chất vốn chủ sở hữu: khái niệm, phân loại vốn chủ sở hữu trong DN - Nắm vững các quy định kế toán vốn chủ sở hữu trong DN - Nắm được phương pháp kế toán và vận dụng kế toán các tình huống liên quan đến vốn chủ sở hữu trong DN 101
  2. 8/4/2020 CHƯƠNG 5 5.1. Yêu cầu quản lí và qui định kế toán vốn chủ sở hữu 5.1.1 Yêu cầu quản lí và nhiệm vụ kế toán vốn chủ sở hữu 5.1.2 Qui định kế toán vốn chủ sở hữu 5.2 Kế toán vốn chủ sở hữu 5.2.1. Phương pháp kế toán vốn đầu tư của chủ sở hữu 5.2.2. Phương pháp kế toán các quỹ doanh nghiệp 5.2.3. Phương pháp kế toán vốn chủ sở hữu khác 5.1. Yêu cầu quản lí và qui định kế toán vốn chủ sở hữu 5.1.1 Yêu cầu quản lí và nhiệm vụ kế toán vốn chủ sở hữu - Yêu cầu quản lí - Nhiệm vụ kế toán 102
  3. 8/4/2020 5.1.2 Qui định kế toán vốn chủ sở hữu • Khái niệm Sản nghiệp của doanh nghiệp được xác định bằng hiệu số giữa tổng tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp đang nắm giữ và tổng nợ phải trả. Dưới góc độ kế toán, sản nghiệp của doanh nghiệp chính là vốn chủ sở hữu. • Theo VAS 01, vốn chủ sở hữu là giá trị vốn của doanh nghiệp, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị Tài sản của doanh nghiệp trừ (-) Nợ phải trả. • Theo TT200/2014/TT/BTC, vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuần của doanh nghiệp còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông, thành viên góp vốn (chủ sở hữu). Phân loại vốn chủ sở hữu a. Theo nội dung trong BCTC • Vốn của các nhà đầu tư • Thặng dư vốn cổ phần • Lợi nhuận giữ lại • Các quỹ • Lợi nhuận chưa phân phối • Chênh lệch tỷ giá • Chênh lệch đánh giá lại tài sản 103
  4. 8/4/2020 Phân loại vốn chủ sở hữu b. Theo nguồn hình thành • Vốn góp của các nhà đầu tư. - Với doanh nghiệp nhà nước: Do ngân sách Nhà nước giao (cấp) cho doanh nghiệp. - Với công ty liên doanh: Do các bên tham gia liên doanh đồng kiểm soát góp vốn. - Với công ty cổ phần: Do cổ đông đóng góp bằng việc mua cổ phiếu. - Với công ty trách nhiệm hữu hạn: Do các thành viên tham gia thành lập công ty đóng góp. - Với doanh nghiệp tư nhân: Do chủ sở hữu DN đóng góp. Phân loại vốn chủ sở hữu b. Theo nguồn hình thành • Thặng dư vốn cổ phần; • Vốn bổ sung từ kết quả kinh doanh • Vốn bổ sung từ các nguồn khác: - Các khoản nhận biếu, tặng, tài trợ được ghi tăng vốn chủ sở hữu; - Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản - Lợi nhuận chưa phân phối 104
  5. 8/4/2020 Phân loại vốn chủ sở hữu c. Theo mục đích sử dụng • -Vốn kinh doanh: Là số vốn được huy động sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp • -Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Là số vốn được huy động sử dụng vào hoạt động đầu tư xây dựng và mua sắm TSCĐ của doanh nghiệp • -Các quỹ doanh nghiệp: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ hỗ trợ sắp xếp DN, các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, ... đây là các quỹ được hình thành sử dụng cho mục đích riêng của doanh nghiệp Quy định kế toán vốn chủ sở hữu - Vốn chủ sở hữu được tổ chức chi tiết theo số vốn góp của của nhà đầu tư và phần bổ sung thêm trong quá trình hoạt động. - Vốn góp cổ phần của các cổ đông được ghi theo giá thực tế phát hành cổ phiếu, nhưng được phản ánh chi tiết theo hai chỉ tiêu riêng: Vốn góp của chủ sở hữu và thặng dư vốn cổ phần. - Việc tổ chức chi tiết mệnh giá của cổ phiếu phát hành làm căn cứ cho việc hạch toán và phân chia cổ tức. 105
  6. 8/4/2020 - Vốn góp của chủ sở hữu được phản ánh theo mệnh giá của cổ phiếu đồng thời được theo dõi chi tiết đối với cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết và cổ phiếu ưu đãi. Doanh nghiệp phải kế toán chi tiết riêng 2 loại cổ phiếu ưu đãi: + Cổ phiếu ưu đãi được phân loại là vốn chủ sở hữu nếu người phát hành không có nghĩa vụ phải mua lại cổ phiếu ưu đãi đó. + Cổ phiếu ưu đãi được phân loại là nợ phải trả nếu bắt buộc người phát hành phải mua lại cổ phiếu ưu đãi đó tại một thời điểm đã được xác định trong tương lai và nghĩa vụ mua lại cổ phiếu phải được ghi rõ ngay trong hồ sơ phát hành tại thời điểm phát hành cổ phiếu. - Thặng dư vốn cổ phần phản ánh khoản chênh lệch giữa mệnh giá và giá phát hành cổ phiếu (kể cả các trường hợp tái phát hành cổ phiếu quỹ) và có thể là thặng dư dương (nếu giá phát hành cao hơn mệnh giá) hoặc thặng dư âm (nếu giá phát hành thấp hơn mệnh giá) - Trường hợp mua lại cổ phiếu để huỷ bỏ ngay tại ngày mua thì giá cổ phiếu được ghi giảm nguồn vốn kinh doanh tại ngày mua là giá thực tế mua lại cổ phiếu và cũng phải ghi giảm nguồn vốn kinh doanh chi tiết theo mệnh giá của số cổ phiếu hủy bỏ và phần thặng dư vốn cổ phần của cổ phiếu mua lại. 106
  7. 8/4/2020 • Cổ phiếu Quĩ - Cổ phiếu quỹ là CF do công ty phát hành và được mua lại bởi chính công ty phát hành, nhưng nó không bị hủy bỏ và sẽ được tái phát hành trở lại trong khoảng thời gian theo quy định của PL về chứng khoán. - CF quỹ do công ty nắm giữ không được nhận cổ tức, không có quyền bầu cử hay tham gia chia phần tài sản khi công ty giải thể. - Khi chia cổ tức cho các cổ phần, các cổ phiếu quỹ đang do Công ty nắm giữ được coi là cổ phiếu chưa bán. - Giá trị CF quỹ được phản ánh theo giá thực tế mua lại bao gồm giá mua lại và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua lại cổ phiếu, như chi phí giao dịch, thông tin... Chỉ ghi giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu khi: • Doanh nghiệp nộp trả vốn cho Ngân sách Nhà nước hoặc bị điều động vốn cho doanh nghiệp khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. • Trả lại vốn cho các chủ sở hữu, hủy bỏ cổ phiếu quỹ theo quy định của pháp luật. • Giải thể, thanh lý doanh nghiệp hoặc xử lý bù lỗ kinh doanh theo quyết định của cấp có thẩm quyền. 107
  8. 8/4/2020 5.2 Kế toán vốn chủ sở hữu 5.2.1.Phương pháp kế toán vốn đầu tư của chủ sở hữu Chứng từ: - Biên bản nhận góp vốn, biên bản hoàn trả vốn góp; - Biên bản bàn giao TSCĐ; - Phiếu thu, phiếu chi, chứng từ của ngân hàng: Bảng sao kê, Báo nợ, Báo có, …; - Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho; - Các chứng từ tự lập: Quyết toán bổ sung vốn kinh doanh, quyết định chuyển nguồn vốn, … 5.2 Kế toán vốn chủ sở hữu 5.2.1. Phương pháp kế toán vốn đầu tư của chủ sở hữu Tài khoản 411 - “Vốn đầu tư của chủ sở hữu” + Tài khoản 4111 – Vốn góp của chủ sở hữu Tài khoản 41111 – Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết Tài khoản 41112 – Cổ phiếu ưu đãi + Tài khoản 4112 – Thặng dư vốn cổ phần + Tài khoản 4113 – Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu + Tài khoản 4118 – Vốn khác 108
  9. 8/4/2020 Vận dụng tài khoản kế toán Nghiệp vụ phát sinh Xử lý kế toán 1. Thực nhận vốn góp của các chủ sở hữu (góp vốn bằng tiền, cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, TSCĐ…) 2. Phát hành cổ phiếu để huy động vốn: - Phát hành bằng mệnh giá - Giá phát hành khác mệnh giá - Chi phí phát hành Vận dụng tài khoản kế toán Nghiệp vụ phát sinh Xử lý kế toán 3. Phát hành cổ phiếu từ các nguồn thuộc vốn chủ: - Từ thặng dư - Từ quỹ đầu tư phát triển - Từ lợi nhuận (trả cổ tức bằng cổ phiếu) 4. Phát hành cổ phiếu từ quỹ khen thưởng 109
  10. 8/4/2020 Vận dụng tài khoản kế toán Nghiệp vụ phát sinh Xử lý kế toán 5. Bổ sung vốn điều lệ từ nguồn vốn hợp pháp khác (chênh lệch đánh giá tài sản, lợi nhuận, nguồn vốn DTXDCB…) 6. Nhận quà biếu tặng, tài trợ (cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ghi tăng vốn chủ) 7. Hoàn trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu (bằng tiền, hàng hóa, TSCĐ…) Vận dụng tài khoản kế toán cổ phiếu quỹ Nghiệp vụ phát sinh Xử lý kế toán 1. Mua cổ phiếu quỹ (giá mua thực tế) 2. Tái phát hành cổ phiếu quỹ 3. Hủy bỏ cổ phiếu quỹ 110
  11. 8/4/2020 Vận dụng tài khoản kế toán quyền chọn chuyển đổi trái TP Nghiệp vụ phát sinh Xử lý kế toán 1. Tại thời điểm phát hành trái phiếu chuyển đổi 2. Khi đáo hạn trái phiếu: - Người mua thực hiện quyền - Người mua không thực hiện quyền 5.2.2. Phương pháp kế toán các quỹ doanh nghiệp Các quỹ DN được hình thành bằng cách trích một tỷ lệ nhất định từ phần lợi nhuận để lại doanh nghiệp theo quy định của chế độ tài chính và từ một số nguồn khác (viện trợ, tặng thưởng, cấp dưới nộp, cấp trên cấp bổ sung...). Bao gồm  Quỹ đầu tư phát triển  Quỹ hỗ trợ sắp xếp DN  Quỹ bình ổn giá 111
  12. 8/4/2020 5.2.2. Phương pháp kế toán các quỹ doanh nghiệp - TK 414- Quỹ đầu tư phát triển - TK 417 - Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp - TK 418 - Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu Vận dụng tài khoản kế toán Nghiệp vụ phát sinh Xử lý kế toán 1. Trích lập các quỹ doanh nghiệp từ lợi nhuận sau thuế 2. Sử dụng các quỹ doanh nghiệp 3. Bổ sung vốn điều lệ từ các quỹ thuộc vốn chủ 112
  13. 8/4/2020 Sổ kế toán tổng hợp: Doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ. Trường hợp không tự xây dựng có thể áp dụng biểu mẫu sổ kế toán theo phụ lục 4 Thông tư 200, gồm có: +Trong hình thức kế toán nhật ký chung: Nhật ký chung; sổ cái các TK 411, 414, 417, 418, 421, 411, 111, 112, … +Trong hình thức kế toán nhật ký chứng từ: Nhật ký chứng từ số 10; sổ cái các TK 411, 414, 417, 418, 421, 411, 111, 112, … Sổ kế toán chi tiết: Kế toán chi tiết các quỹ doanh nghiệp được thực hiện trên sổ chi tiết TK 411, 414, 417, 418,... 5.2.3. Phương pháp kế toán vốn chủ sở hữu khác - Kế toán Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản - Kế toán chênh lệch đánh giá tài sản - Kế toán chênh lệch tỉ giá hối đoái (SV tự đọc giáo trình) 113
nguon tai.lieu . vn