Xem mẫu

  1. 8/4/2020 Chương 5: Kế toán tài sản cố định và bất động sản đầu tư 5.1 Kế toán TSCĐ thuộc quyền sở hữu 5.1.1 Qui định kế toán TSCĐ 5.1.2 Kế toán TSCĐHH 5.1.3 Kế toán TSCĐVH 5.1.4 Kế toán khấu hao TSCĐ 5.1.5 Kế toán sửa chữa TSCĐ 5.1.6 Kế toán đầu tư XDCB 5.2 Kế toán tài sản cố định thuê 5.2.1 Qui định kế toán TSCĐ thuê 5.2.2 Phương pháp kế toán TSCĐ thuê tài chính 5.2.3 Phương pháp kế toán TSCĐ thuê hoạt động 5.3 Kế toán BĐS đầu tư 5.3.1 Qui định kế toán BĐS đầu tư 5.3.2 Phương pháp kế toán bất động sản đầu tư 5.1 Kế toán TSCĐ thuộc quyền sở hữu 5.1.1 Qui định kế toán TSCĐ  Khái niệm và phân loại TSCĐ  Ghi nhận TSCĐ HH, TSCĐ VH  Xác định nguyên giá TSCĐ HH, TSCĐ VH 65
  2. 8/4/2020 Khái niệm TSCĐ HH, TSCĐ VH  TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do DN nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH  TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể nhưng xác định được giá trị và do DN nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các dối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình Ghi nhận TSCĐHH, TSCĐ VH Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ HH 1. DN chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng các tài sản đó. 2. Nguyên giá của tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy 3. Thời gian sử dụng ước tính trên một năm 4. Có đủ tiêu chuẩn về góa trị theo quy định 66
  3. 8/4/2020 Ghi nhận TSCĐ HH, TSCĐ VH Nhận biết TSCĐ VH  Tính có thể xác định được  Khả năng kiểm soát  Lợi ích kinh tế trong tương lai Chú ý: Các nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự được hình thành trong nội bộ DN không được ghi nhận là TSCĐVH mà được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ Xác định nguyên giá TSCĐ HH Nguyên giá TSCĐHH được xác định tùy thuộc nguồn hình thành tài sản, gồm: - TSCĐHH mua sắm - TSCĐHH tự xây dựng hoặc tự chế - TSCĐHH trao đổi - TSCĐHH tăng từ các nguồn khác 67
  4. 8/4/2020 Xác định nguyên giá TSCĐ VH - Về cơ bản việc xác định nguyên giá TSCDDVH tương tự như TSCĐHH - Cần lưu ý một số điểm sau:  Tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp  Xác định nguyên giá TSCĐVH trong một số trường hợp (quyền sử dụng đất, do trao đổi....) 5.1.2 Kế toán TSCĐHH 5.1.2.1. Chứng từ kế toán: - Hoá đơn GTGT, hóa đơn bán hàng - Biên bản giao nhận - Biên bản đánh giá lại - Biên bản kiểm kê… 5.1.2.2. TK sử dụng: TK 211- TSCĐ hữu hình 68
  5. 8/4/2020 Kế toán các trường hợp tăng TSCĐHH: - Mua TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh + Thanh toán bằng vốn chủ sở hữu (nguồn vốn kinh doanh, các quỹ doanh nghiệp) + Thanh toán bằng tiền vay dài hạn - Trường hợp mua TSCĐHH kèm thiết bị phụ tùng thay thế - Mua TSCĐ là nhà cửa gắn liền với quyền sử dụng đất - Mua TSCĐHH trả góp - Mua TSCĐHH dùng cho hoạt động phúc lợi - Từ nhận bàn giao bộ phận XDCB - Trao đổi TSCĐ + Trao đổi TSCĐ tương tự + Trao đổi TSCĐ không tương tự - Chuyển TF do DN sản xuất thành TSCĐ 69
  6. 8/4/2020 - TSCĐ hữu hình điều chuyển giữa các đơn vị không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc trong cùng DN - Nhận vốn góp đầu tư - Nhận lại vốn góp liên doanh, liên kết - Phát hiện thừa trong kiểm kê  Kế toán các trường hợp giảm TSCĐHH: - Thanh lý, nhượng bán TSCĐ: + TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh + TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi - Chuyển loại TSCĐ thành CCDC + TSCĐ mới chưa sử dụng thành CCDC + TSCĐ đã sử dụng thành CCDC - Góp vốn liên doanh, liên kết - Hoàn trả vốn góp - Thiếu trong kiểm kê: + Thiếu TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh + Thiếu TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi 70
  7. 8/4/2020 5.1.3 KẾ TOÁN BIẾN ĐỘNG TSCĐVH Về cơ bản kế toán biến động TSCĐVH tương tự kế toán biến động TSCĐHH. Chú ý: - TSCĐVH hình thành từ nội bộ doanh nghiệp + Giai đoạn nghiên cứu + Giai đoạn triển khai - Mua TSCĐVH thanh toán bằng các chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn • Sổ kế toán - Sổ kế toán tổng hợp: Sổ cái TK 211, 213 - Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết theo dõi TSCĐHH, TSCĐ VH. 71
  8. 8/4/2020 5.1.4 Kế toán khấu hao TSCĐ 5.1.4.1 Các phương pháp khấu hao TSCĐ 5.1.4.2 Quy định hiện hành về trích khấu hao TSCĐ 5.1.4.3 Kế toán khấu hao và hao mòn TSCĐ 5.1.4.1 Các phương pháp khấu hao TSCĐ a. Phương pháp khấu hao đều theo thời gian b. Phương pháp khấu hao theo sản lượng c. Phương pháp khấu hao nhanh 72
  9. 8/4/2020 5.1.4.2 Quy định hiện hành về trích khấu hao TSCĐ Nguyên tắc, mọi TSCĐ, BĐSĐT dùng để cho thuê của doanh nghiệp có liên quan đến sản xuất, kinh doanh (gồm cả tài sản chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. - Khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất, kinh doanh và khấu hao BĐSĐT hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ; - Khấu hao TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác. - Các trường hợp đặc biệt không phải trích khấu hao (như TSCĐ dự trữ, TSCĐ dùng chung cho xã hội...), doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. - Đối với TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án hoặc dùng vào mục đích phúc lợi thì không phải trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh mà chỉ tính hao mòn TSCĐ và hạch toán giảm nguồn hình thành TSCĐ đó. 145 - BĐSĐT cho thuê hoạt động phải trích khấu hao; - BĐSĐT nắm giữ chờ tăng giá, doanh nghiệp không trích khấu hao mà xác định tổn thất do giảm giá trị. (tương tự như việc lập dự phòng đối với hàng hóa bất động sản) 146 73
  10. 8/4/2020 5.1.4.3 Kế toán khấu hao và hao mòn TSCĐ  Tµi kho¶n sö dông: TK 214: Hao mòn TSCĐ TK 2141 – Hao mòn TSCĐHH TK 2142 – Hao mòn TSCĐ thuê TC TK 2143 – Hao mòn TSCĐ VH TK 2147 – Hao mòn BĐS đầu tư Phương pháp kế toán: - Khi trích khấu hao: + TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh + TSCĐ dùng vào xây dựng cơ bản + Bất động sản đầu tư + TSCĐ chưa dùng, không cần dùng, chờ thanh lý - Hao mòn TSCĐ phúc lợi - Giảm hao mòn TSCĐ + Thanh lý, nhượng bán + Trả vốn..... 148 74
  11. 8/4/2020 • Sổ kế toán - Sổ kế toán tổng hợp: Sổ cái TK 214 - Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết theo dõi khấu TSCĐ của TK 2141, 2142, 2143, 2147 5.1.5 Kế toán sửa chữa TSCĐ - Các loại sửa chữa: + Sửa chữa nhỏ (thường xuyên) TSCĐ: là việc sửa chữa nhằm mục đích bảo dưỡng giúp cho máy móc thiết bị luôn hoạt động ở trạng thái bình thường + Sửa chữa lớn TSCĐ: Là việc sửa chữa nhằm mục đích khôi phục lại năng lực sử dụng hoặc làm tăng năng lực sử dụng của TSCĐ - Các phương thức sửa chữa lớn: + Sửa chữa lớn theo phương thức tự làm + Sửa chữa lớn theo phương thức giao thầu 75
  12. 8/4/2020 5.1.5 Kế toán sửa chữa TSCĐ Nguyên tắc hạch toán - SC nhỏ TSCĐ: Do phát sinh thường xuyên và chi phí không lớn nên chi phí phát sinh được hạch toán trực tiếp vào chi phí bộ phận sử dụng tài sản - SCL TSCĐ: + Nếu SCL làm tăng năng lực sử dụng tài sản thì chi phí SCL được vốn hóa vào giá trị tài sản (Ghi tăng NG) + Nếu SCL nhằm mục đích khôi phục lại năng lực sử dụng của tài sản thì tính vào chi phí bộ phận sử dụng. Nhưng do phát sinh một lần và chi phí lớn nên kế toán phải dự toán khoản chi phí này (Trích trước hoặc phân bổ chi phí) - Các chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, duy trì cho TSCĐ hoạt động bình thường định kỳ được trích lập dự phòng phải trả vào CFSXKD hàng kì trên TK 352 152 76
  13. 8/4/2020 Phương pháp kế toán: - Phát sinh các chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ - Phát sinh chi phí sửa chữa lớn TSCĐ + SCL theo phương thức tự làm + SCL theo phương thức giao thầu - Khi công tác sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành + Nếu SCL mang tính nâng cấp tài sản + Nếu SCL mang tính khôi phục năng lực sử dụng tài sản .Trường hợp có lập dự phòng phải trả SCL TSCĐ 153 .Trường hợp không lập dự phòng phải trả SCL TSCĐ 5.1.6 Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản * Nội dung và các phương thức đầu tư XDCB: a/Nội dung công tác đầu tư XDCB: Đầu tư XDCB là việc bỏ vốn để xây dựng các công trình, mua sắm TSCĐ nhằm tạo nên năng lực sản xuất mới cần thiết cho doanh nghiệp. Khi thực hiện đầu tư XDCB doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch dự toán đầu tư, dự toán phải được thẩm định xét duyệt. trong dự toán công trình đầu tư XDCB bao gồm các khoản mục chi phí sau:  -Chi phí xây lắp;  -Chi phí thiết bị;  -Chi phí XDCB khác;  -Chi phí dự phòng. 77
  14. 8/4/2020 b/Các phương thức đầu tư XDCB: *Phương thức giao thầu: bao gồm các hình thức - Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lí thực hiện dự án - Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án - Hình thức chìa khóa trao tay *Phương thức tự làm  Kế toán đầu tư xây dựng cơ bản  a/ Chứng từ kế toán:  -Hóa đơn GTGT  -Phiếu chi, báo nợ  -Bảng kê thanh toán tạm ứng (kèm theo chứng từ gốc)  -Biên lai nộp thuế, lệ phí  -Biên bản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành  -Hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch HĐXD  -Các báo cáo quyết toán vốn đầu tư....  b/ TK sử dụng: TK 241-XDCB dở dang, chi tiết TK 2412-XDCB, TK này được sử dụng để tập hợp toàn bộ chi phí đầu tư XDCB và tình hình quyết toán dự án đầu tư XDCB ở doanh nghiệp. 78
  15. 8/4/2020 Phương pháp kế toán đầu tư xây dựng cơ bản - Khi phát sinh chi phí xây dựng cơ bản + Theo phương thức tự làm + Theo phương thức giao thầu - Khi quyết toán công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng: + CF thiệt hại bi loại bỏ khỏi giá trị CT bắt bồi thường + CF thiệt hại bị loại bỏ khỏi giá trị được duyệt ghi giảm NVXDCB + Giá trị TSCĐ hình thành qua XDCB + Giá trị đánh giá lại của CTXDCB thi công qua nhiều năm + Chuyển nguồn * Sổ kế toán: - Sổ kế toán tổng hợp: Sổ cái TK 214 - Sổ kế toán chi tiết: Sổ chi tiết theo dõi chi phí XDCB của TK 2412 79
  16. 8/4/2020 5.2 Kế toán tài sản cố định thuê 5.2.1 Quy định kế toán TSCĐ thuê Quy định kế toán TSCĐ thuê TC Quy định kế toán TSCĐ thuê hoạt động Chuẩn mực kế toán số 06 “Tài sản cố định thuê tài chính”  TSCĐ thuê chia làm 2 loại: TSCĐ thuê tài chính (TK 212) TSCĐ thuê hoạt động  Căn cứ vào mức độ chuyển giao rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu tài sản từ bên cho thuê cho bên thuê để xác định loại TSCĐ thuê 80
  17. 8/4/2020 VAS 06- Các trường hợp dẫn đến hợp đồng thuê tài chính là: 1. Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê 2. Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê 3. Thời hạn cho thuê theo hợp đồng chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu. 4. Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản giá trị hiện tai của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn giá trị hợp lý của tài sản thuê 5. Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chứa lớn ... Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính NG TSCĐ Giá trị hợp lí của Các chi phí phát sinh thuê TC = TSCĐ thuê tại thời + ban đầu liên quan điểm đến hợp đồng thuê tài chính Giá trị hiện tại của Các chi phí phát sinh = TSCĐ thuê tại thời + ban đầu liên quan điểm đến hợp đồng thuê tài chính Nguyên giá TSCĐ được xác định theo giá nào thấp hơn 81
  18. 8/4/2020 5.2.2 Phương pháp kế toán TSCĐ thuê tài chính a. Tài khoản kế toán sử dụng TK 212: TSCĐ thuê tài chính - TK 2121: TSCĐHH thuê tài chính - TK 2122: TSCĐVH thuê tài chính Nguyªn t¾c h¹ch to¸n: - TK 212 ®îc më chi tiÕt ®Ó theo dâi theo tõng lo¹i, tõng tµi s¶n thuª. - NG của TSCĐ thuê tài chính được ghi nhận bằng giá trị hợp lý của tài sản thuê hoặc là giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cộng với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính. - Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu không bao gồm số thuế GTGT phải trả cho bên cho thuê. Số thuế GTGT đầu vào của tài sản thuê tài chính không được khấu trừ bên đi thuê phải trả cho bên cho thuê được hạch toán như sau: - Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được thanh toán một lần ngay tại thời điểm ghi nhận tài sản thuê thì nguyên giá tài sản thuê bao gồm cả thuế GTGT; - Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được thanh toán từng kỳ thì được ghi vào chi phí SXKD trong kỳ phù hợp với khoản mục chi phí khấu hao của tài sản thuê tài chính. 164 82
  19. 8/4/2020 Phương pháp kế toán: - Khi thuê TSCĐ thuê TC + Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ + Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ Nếu việc thanh toán thuế GTGT được thực hiện một lần ngay tại thời điểm ghi nhận TSCĐ thuê TC Nếu việc thanh toán được thực hiện theo định kỳ nhận hóa đơn - Phát sinh các chi phí ban đầu khi thuê TSCĐTC 165 Phương pháp kế toán: - Định kì khi trả tiền thuê TSCĐTC + Trả nợ gốc thuê định kì + Trả lãi thuê định kì + Thuế GTGT đầu vào Trong trường hợp thuế GTGT thanh toán theo định kì nhận hóa đơn và thuế GTGT được khấu trừ Trong trường hợp thuế GTGT thanh toán theo định kì nhận hóa đơn và thuế GTGT không được khấu trừ 166 83
  20. 8/4/2020 Phương pháp kế toán: - Trích khấu hao TSCĐ thuê TC - Khi hết thời hạn thuê TSCĐTC + Trường hợp được chuyển quyền sở hữu từ TSCĐ thuê thành TSCĐ của DN + Trường hợp trả lại TSCĐ thuê TC + Trường hợp mua lại TSCĐ thuê TC 167 5.2.3 Phương pháp kế toán TSCĐ thuê hoạt động (SV tự nghiên cứu tài liệu) 168 84
nguon tai.lieu . vn