Xem mẫu

  1. BÀI 5 KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP Giảng viên: ThS. Đoàn Thị Trúc Quỳnh 1 v1.0014106230
  2. MỤC TIÊU BÀI HỌC • Phân tích được đặc thù riêng có trong doanh nghiệp kinh doanh sản xuất nông, lâm nghiệp và ảnh hưởng đến công tác kế toán như thế nào. • Phân loại chính xác các khoản mục chi phí trong doanh nghiệp sản xuất nông, lâm nghiệp. • Liệt kê được cách xác định giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất nông, lâm nghiệp. • Trình bày được cách hạch toán các nghiệp vụ kế toán cơ bản trong doanh nghiệp sản xuất nông, lâm nghiệp. 2 v1.0014106230
  3. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để hiểu rõ bài này, yêu cầu người học cần có các kiến thức cơ bản liên quan đến các môn học sau: • Kế toán tài chính 1; • Kế toán tài chính 2. 3 v1.0014106230
  4. HƯỚNG DẪN HỌC • Đọc giáo trình Kế toán tài chính; • Đọc Chế độ kế toán, Chuẩn mực kế toán do Bộ Tài chính ban hành; • Thảo luận với giáo viên và các sinh viên khác về những vấn đề chưa nắm rõ; • Trả lời các câu hỏi ôn tập ở cuối bài. 4 v1.0014106230
  5. CẤU TRÚC NỘI DUNG 5.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp 5.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán trong doanh nghiệp sản xuất nông, lâm nghiệp 5.3. Kế toán chi phí sản xuất và xác định kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp sản xuất nông, lâm nghiệp 5 v1.0014106230
  6. 5.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP a. Khái niệm • Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, tạo ra các loại lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. • Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập có chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác chế biến lâm sản và phát huy chức năng phòng hộ của rừng. 6 v1.0014106230
  7. 5.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP (tiếp theo) b. Phân loại • Theo lĩnh vực:  Trồng trọt;  Chăn nuôi;  Chế biến;  Các hoạt động khác. • Theo quyền sở hữu:  Tư nhân;  Tập thể;  Nhà nước. • Theo tính chất  Nông nghiệp thuần nông;  Nông nghiệp chuyên sâu. • Theo mô hình tổ chức theo các loại hình doanh nghiệp mà Luật Doanh nghiệp đã quy định. 7 v1.0014106230
  8. 5.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP (tiếp theo) c. Đặc điểm chung trong ngành nông, lâm nghiệp • Về tài sản cố định: Quyền sử dụng đất, cây trồng lâu năm, gia súc làm việc, gia súc nuôi để lấy sản phẩm. Trong đó, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp. • Về nguyên vật liệu: Đối tượng sản xuất là những cơ thể sống, có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng. Ví dụ: Thóc giống, hạt giống, phân bón, thức ăn gia súc ,… • Về sản phẩm: Có khả năng tái sản xuất tự nhiên. Một số sản phẩm của kỳ trước lại trở thành nguyên vật liệu của kỳ sau. Sản phẩm đa dạng về chủng loại, có sản phẩm chính, phụ,.. • Các chi phí sản xuất phát sinh không đều đặn mà thường tập trung vào một khoảng thời gian nhất định, gắn liền với quy luật sinh trưởng và phát triển của các cơ thể sống. • Điều kiện sản xuất phụ thuộc rất lớn về điều kiện tự nhiên, mang tính thời vụ cao. • Lợi nhuận mang lại không cao, không ổn định. 8 v1.0014106230
  9. 5.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP (tiếp theo) c. Đặc điểm chung trong ngành nông, lâm nghiệp (tiếp theo) • Đặc điểm trong ngành trồng trọt:  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Hạt giống, phân bón,..  Chi phí nhân công trực tiếp: Tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất.  Chi phí sản xuất chung: Tiền lương nhân viên quản lý đội, cán bộ kỹ thuật, khấu hao tài sản cố định,..  Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành: Từng loại cây, từng nhóm cây.  Với cây ngắn ngày: Xác định giá trị sản phẩm phụ sau đó tính tổng giá thành sản phẩm chính. Riêng với cây trồng 1 lần thu hoạch nhiều lần thì chi phí gieo trồng sẽ được tập hợp và phân bổ đều qua các kỳ.  Với cây lâu năm: Coi cây lâu năm như tài sản cố định, vì vậy toàn bộ chi phí ban đầu từ lúc gieo trồng đến khi có thể thu hoạch được tương ứng với quá trình đầu tư xây dựng cơ bản. 9 v1.0014106230
  10. 5.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP (tiếp theo) d. Đặc điểm ngành trồng trọt • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí mua con giống, thức ăn gia súc,… • Chi phí nhân công trực tiếp: Tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất. • Chi phí sản xuất chung: Lương nhân viên kỹ thuật, quản lý đội, khấu hao tài sản cố định,.. 10 v1.0014106230
  11. 5.2. ĐẶC ĐIỂM VẬN DỤNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP • Hoạt động sản xuất nông nghiệp rất đa dạng nên cần chi tiết hóa theo ngành sản xuất, theo từng loại cây trồng hoặc theo từng loại súc vật nuôi để theo dõi nhằm tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành chính xác. • Hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, phụ thuộc vào quy luật sinh trưởng của cơ thể sống nên thời điểm tính giá thành sản phẩm thường theo chu kỳ, theo thời vụ hoặc vào cuối năm. • Đối với doanh nghiệp vừa sản xuất nông nghiệp vừa tham gia chế biến sẽ tạo ra nhiều sản phẩm ở nhiều giai đoạn khác nhau, quá trình luân chuyển nội bộ phức tạp nên cần xác định rõ thời điểm, tiêu chuẩn tính giá thành. Đồng thời, cần có phương pháp đánh giá và hạch toán sản phẩm tiêu thụ nội bộ thích hợp. • Phương pháp tính giá thành:  Hệ số;  Tỷ lệ. 11 v1.0014106230
  12. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI • Câu 1: Do đặc tính của cây chè là thu hoạch quanh năm nên thông thường đến cuối năm trước khi lên các báo cáo tài chính thì doanh nghiệp tiến hành xác định giá thành thực tế của sản phẩm. • Câu 2: Do đến cuối năm mới tính giá thành nên với các lần thu hoạch trong năm kế toán sẽ ghi theo giá tạm tính hoặc giá kế hoạch. • Câu 3: Đây là mô hình doanh nghiệp vừa tham gia hoạt động trồng trọt, vừa tham gia hoạt động chế biến nên lá chè vừa là sản phẩm của quá trình trồng trọt sẽ là nguyên vật liệu của quá trình chế biến. Đây chính là quá trình tiêu thụ nội bộ. 12 v1.0014106230
  13. 5.3. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP 5.3.1. Tài khoản 5.3.2. Phương pháp sử dụng kế toán 13 v1.0014106230
  14. 5.3.1. TÀI KHOẢN SỬ DỤNG Nhóm các TK tập hợp chi phí: TK 621, 622, 627, 632, 641, 642,.. Nhóm các TK tập hợp doanh thu: TK 511, 515, 512,… Tài khoản sử dụng Nhóm các TK hàng tồn kho: TK 151, 152, 153, 154, 155,… Nhóm các TK thanh toán: TK 131, 331,… Nhóm các TK khác: TK 211, 214,.. 14 v1.0014106230
  15. 5.3.2. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN • NV1: Khi thu mua nguyên vật liệu. Nợ TK 151, 152, 621,…: Giá mua + chi Có TK 111, 112, 331,… phí thu mua. Nợ TK 133 • NV2: Xuất kho nguyên vật liệu dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm. Nợ TK 621 Có TK 152 • NV3: Tính ra lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất. Nợ TK 622 Có TK 334 • NV4: Tính ra các khoản tiền phụ cấp, ăn ca phải trả công nhân trực tiếp sản xuất Nợ TK 622 Có TK 334 15 v1.0014106230
  16. 5.3.2. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN • NV5: Trích các khoản lương Nợ TK 622: Trích 24% Có TK 338: Trích 34,5% Nợ TK 334: Trích 10,5% • NV6: Tập hợp chi phí sản xuất chung. Nợ TK Có TK 152, 153: Nếu xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ từ kho 627 Có TK 334, 338: Nếu tính ra lương, các khoản trích theo lương Nợ TK Có TK 214: Nếu trích khấu hao tài sản cố định 133 Có TK 142, 242: Nếu phân bổ chi phí trả trước Có TK 335: Nếu tính ra chi phí phải trả Có TK 111, 112, 331: Nếu phát sinh dịch vụ mua ngoài • NV7: Kết chuyển chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Nợ TK 154 Có TK 621, 622, 627 16 v1.0014106230
  17. 5.3.2. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN (tiếp theo) • NV8: Phản ánh giá trị sản phẩm phụ (nuôi ong để thụ phấn thì mật ong là sản phẩm phụ). Nợ TK 111, 112, 152, 621 Có TK 154 • NV9: Phản ánh giá thành sản phẩm hoàn thành. Nợ TK 155, 157, 632 Có TK 154 • NV10: Tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Nợ TK 641, 642 Có TK 152, 153: Nếu xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ từ kho Nợ TK 133 Có TK 334, 338: Nếu tính ra lương, các khoản trích theo lương Có TK 214: Nếu trích khấu hao tài sản cố định Có TK 142, 242: Nếu phân bổ chi phí trả trước Có TK 335: Nếu tính ra chi phí phải trả Có TK 111, 112, 331: Nếu phát sinh dịch vụ mua ngoài 17 v1.0014106230
  18. 5.3.2. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN (tiếp theo) • NV11: Khi tiêu thụ sản phẩm.  Phản ánh giá vốn: Nợ TK 632 Có TK 154, 155, 157  Phản ánh doanh thu: Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 511 Có TK 3331 • NV12: Các nghiệp vụ kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh: Tương tự như doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thông thường. 18 v1.0014106230
  19. TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Bài học trên đã đề cập đến các nội dung chính như sau: • Đặc điểm riêng có trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp; • Các khoản mục chi phí trong doanh nghiệp sản xuất nông, lâm nghiệp; • Cách xác định doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất nông, lâm nghiệp; • Chế độ kế toán để ghi nhận các nghiệp vụ tại doanh nghiệp sản xuất nông, lâm nghiệp nghiệp. 19 v1.0014106230
nguon tai.lieu . vn