Xem mẫu

  1. Chương 3 Kế toán định giá DN khi hợp nhất, cổ phần hóa doanh nghiệp • 3.1 Kế toán định giá trị doanh nghiệp khi hợp nhất • 3.1.1 Định giá trị doanh nghiệp khi hợp nhất • 3.1.2 Kế toán trước khi hợp nhất doanh nghiệp • 3.2 Kế toán định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa • 3.2.1 Định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa • 3.2.2Kế toán trước, trong và sau khi cổ phần hóa doanh nghiệp • 3.3 Tình huống ứng dụng
  2. 3.1 Kế toán định giá trị doanh nghiệp khi hợp nhất 3.1.1 Định giá trị doanh nghiệp khi hợp nhất 3.1.2 Kế toán trước, trong và sau khi hợp nhất doanh nghiệp
  3. 3.1.1 Định giá trị doanh nghiệp khi hợp nhất • Các công việc thực hiện khi định giá trị doanh nghiệp: • - Lựa chọn đối tượng cần định giá trị khi hợp nhất, • - Xác định kỹ thuật định giá phù hợp nhất để đảm bảo thông tin xác thực với DN (Xem chương 2) • -Thực hiện định giá trị doanh nghiệp (các bước tiến hành hướng dẫn ở chương 2)
  4. 3.1.2 Kế toán trước, trong và sau khi hợp nhất doanh nghiệp • - Kế toán trước khi định giá: thu thập thông tin về liên quan đến giao dịch hợp nhất, thông tin về đối tượng sáp nhập (bên mua, bên bị mua) làm căn cứ cho việc xác định giá trị. • - Kế toán trong và sau khi định giá: • + Ghi nhận các bút toán nhận tài sản, công nợ (trường hợp hợp nhất không hình thành công ty mẹ con) • + Ghi nhận lợi thế thương mại, phân bổ lợi thế thương mại. • + Lập các bút toán điều chỉnh • + Lập báo cáo tài chính sau khi hợp nhất • (Sinh viên nghiên cứu VAS11 và các thông tư hướng dẫn để làm thảo luận)
  5. 3.2 Kế toán định giá trị DN khi cổ phần hóa • 3.2.1 Định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa • 3.2.2 Kế toán trước, trong và sau khi cổ phần hóa doanh nghiệp
  6. 3.2.1 Định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa • Các công việc thực hiện khi định giá trị doanh nghiệp: • - Lựa chọn danh mục tài sản, nợ phải trả cần định giá • - Xác định kỹ thuật định giá phù hợp nhất để đảm bảo thông tin xác thực với từng loại tài sản, nợ phải trả (Xem chương 2) • -Thực hiện định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản thuần (các bước tiến hành hướng dẫn ở chương 2)
  7. 3.2.2 Kế toán trước, trong và sau khi cổ phần hóa doanh nghiệp Kế toán trước khi thực hiện định giá khi cổ phần hóa: • Kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ: – Kiểm kê, phân loại tài sản. – Đối chiếu, xác nhận và phân loại các khoản công nợ – Đối chiếu, xác nhận các khoản đầu tư tài chính; các khoản được chia; các khoản nhận góp vốn – Kiểm kê, đối chiếu, xác nhận, phân loại tài sản và các khoản nợ khi cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước
  8. Kế toán trong và sau khi định giá: • Xử lý tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp tại thời điểm chuyển thành công ty cổ phần - Xử lý về tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp - Xử lý tài chính thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chính thức chuyển thành công ty cổ phần
  9. • Tương ứng với các công việc tài chính cần thực hiện khi cổ phần hóa, kế toán thực hiện ghi nhận các giao dịch theo các bước công việc sau: - Kế toán thực hiện ghi nhận các bút toán và số liệu chênh lệch phát sinh khi kiểm kê trước định giá DN - Kế toán thực hiện các bút toán điều chỉnh khi có kết quả định giá và hoàn thiện hồ sơ chuyển đổi DN - Kế toán ở đơn vị khi chính thức cổ phần hóa
  10. Kế toán thực hiện ghi nhận các bút toán và số liệu chênh lệch phát sinh khi kiểm kê trước định giá DN • Kế toán kết quả kiểm kê tài sản: thừa, thiếu TS • Kế toán xử lý tài sản thừa, thiếu trong kiểm kê • Kế toán nhượng bán, thanh lý tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý • Kế toán chuyển giao vật tư, tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý chưa được xử lý cho tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ, công ty nhà nước độc lập khác: • Kế toán chuyển giao tài sản là các công trình phúc lợi • Kế toán xử lý nợ phải thu khó đòi trước khi xác định giá trị doanh nghiệp để chuyển thành Công ty cổ phần
  11. Kế toán thực hiện ghi nhận các bút toán và số liệu chênh lệch phát sinh khi kiểm kê trước định giá DN • Kế toán xử lý các khoản nợ phải trả trước khi chuyển thành Công ty cổ phần • Kế toán xử lý các khoản dự phòng trước khi doanh nghiệp chuyển thành Công ty cổ phần • Kế toán xử lý số dư chênh lệch tỷ giá hối đoái • . Kế toán xử lý vốn đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp khác • Kế toán xử lý số dư quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi trước khi xác định giá trị doanh nghiệp • Kế toán giá trị TSCĐ hữu hình được đánh giá lại khi xác định giá trị doanh nghiệp • Kế toán khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị ghi sổ của vốn Nhà nước
  12. Kế toán thực hiện các bút toán điều chỉnh khi có kết quả định giá và hoàn thiện hồ sơ chuyển đổi DN • Kế toán chi phí cổ phần hóa • Kế toán chi phí lãi vay phải trả cho nhà đầu tư mua cổ phần • . Kế toán khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm DNNN chuyển sang Công ty cổ phần so với giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp • Kế toán chuyển các nguồn vốn, quỹ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu thành vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần • . Kế toán tiền thu bán cổ phần • Kế toán các khoản chính sách đối với người lao động dôi dư tại doanh nghiệp • Quyết toán chi phí cổ phần hoá
  13. Kế toán ở đơn vị khi chính thức cổ phần hóa -Mở sổ kế toán mới -Kế toán nhận bàn giao tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn ở Công ty cổ phần (Sinh viên tham khảo các thông tư hướng dẫn cổ phần hóa doanh nghiệp làm bài thảo luận)
  14. 3.3 Tình huống ứng dụng Ví dụ 7: Tại DN XYZ, có số liệu kết thúc 31/12/N như sau: (đơn vị: Tr đồng) Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền A. TSNH 40.000 A. Nợ phải trả. 50.000 1. Tiền mặt 10.000 1. Vay ngắn hạn. 20.000 2. Chứng khoán ngắn hạn. 2.000 2. Vay dài hạn. 30.000 3. Các khoản phải thu. 20.000 4. Hàng tồn kho. 8.000 A. TSDH 80.000 B. Nguồn vốn chủ sở hữu. 70.000 1. Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình 59.000 1. Nguồn vốn kinh doanh. 60.000 2. Đầu tư chứng khoán vào công ty Hoàng Sa 2. Lãi chưa phân phối. 10.000 (1.000.000 cổ phiếu) 15.000 3. Góp vốn liên doanh 3.000 4. TSCĐ thuê tài chính 3.000 Tổng tài sản 120.000 Tổng nguồn vốn 120.000
  15. • II. Việc đánh giá lại toàn bộ tài sản của doanh nghiệp cho thấy có những thay đổi như sau: Đơn vị tính: • 1. Kiểm quỹ tiền mặt thiếu 20 triệu đồng không rõ nguyên nhân. • 2. Một số khoản phải thu không có khả năng đòi được là 1.000 triệu đồng; 15.000 triệu đồng chắc chắn thu được; số còn lại được xếp vào dạng khó đòi, công ty mua bán nợ sẵn sàng mua lại khoản này với số tiền bằng 40% giá trị. • 3. Nguyên vật liệu tồn kho hư hỏng 200 triệu đồng; số còn lại theo kết quả đánh giá lại tăng 300 triệu đồng. • 4. TSCĐ hữu hình đánh giá lại theo giá thị trường tăng 5.000 triệu đồng.
  16. • 5. Công ty XYZ còn phải trả tiền thuê TSCĐ trong 15 năm, mỗi năm 200 triệu đồng. Muốn thuê một TSCĐ với những điều kiện tương tự như vậy tại thời điểm hiện hành thường phải trả 300 triệu đồng mỗi năm. • 6. Giá chứng khoán của công ty Hoàng Sa theo tính toán tại thời điểm đánh giá là 25.000 đồng/cổ phiếu. • 7. Số vốn góp liên doanh được đánh giá lại tăng 3.000 triệu đồng. • 9. Công ty là một đơn vị có lợi thế thương mại, theo tính toán lợi nhuận siêu ngạch của công ty năm N là 6.000 triệu đồng/năm. Dự kiến, trong 5 năm tới lợi nhuận siêu ngạch của công ty tăng mỗi năm 5%, đến năm thứ 6 trở đi lợi nhuận siêu ngạch ổn định và duy trì bằng năm thứ 5. • Yêu cầu: Ước tính giá trị phần vốn chủ tại công ty XYZ theo phương pháp định lượng lợi thế thương mại, biết tỷ lệ chiết khấu các dòng tiền đều là 10%/năm. Lập các bút toán điều chỉnh, lập báo cáo tài chính sau khi định giá. • Lời giải (GW=73696,96)
nguon tai.lieu . vn