Xem mẫu

  1. Đường Lối Cách Mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam NHÓM 6 1. TRẦN THỊ THANH HOA DH10H 2. HUỲNH THỊ KIM HOÀNG DH10H 3. NGUYỄN MAI DUY DH10H 4. NGUYỄN DIỆU HỒNG DU DH9H 5. NGUYỄN THANH PHUƠNG DH9H 6. LƯƠNG LONG TUYỀN DH9H 7. NGUYỄN THỊ TÚ ANH DH8GT1 8. NGUYỄN THỊ TUYẾT DH9SU 9. NGUYỄN THỊ ĐIỂM DH9SU 10. NGUYỄN THỊ ĐỨC DH9SU 11. PHẠM THỊ MUỘI DH9SU 12. LÊ THỊ QUYÊN DH9SU 13. HUỲNH MINH TRANG DH9SU 14. TRUƠNG THỊ THUỲ TRANG DH9SU 15. TRUƠNG THỊ THUỲ TUYẾT DH9SU 16. TRẦN THỊ THUỲ LINH DH9SU CHUYÊN ĐỀ XÊMINA: Mục tiêu, quan điểm, nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước ta thời kỳ đổi mới. Nội Dung: -1-
  2. I.Mục tiêu quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa: - Mục tiêu cơ bản là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ của phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng-an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. - Đại hội X xác định mục tiêu cụ thể hiện nay là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hưống hiện đại. II. Quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa: 1. Một là, công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Hiện nay, tác động của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ và xu thuế hội nhập toàn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với đất nước. Nước ta cần phải và có thể tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn thời gian, không trải qua các bước phát triển tuần tự từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp rồi mới phát triển kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữa vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Một định nghĩa khác về kinh tế tri thức: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa: "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trở thành động lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế” (APEC 2000). -2-
  3. Để phát triển nền kinh tế tri thức, chúng ta cần: + Thứ nhất, phải đổi mới cơ chế và chính sách, tạo lập một khuôn khổ pháp lý mới, phù hợp với sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế chính sách phải thực sự khuyến khích và buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới, và phải thúc đẩy sự ra đời nhanh chóng các doanh nghiệp mới, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mới, công nghệ mới. Phải tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, chống độc quyền. + Thứ hai, chăm lo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Trong những năm tới phải tăng mạnh đầu tư để phát triển giáo dục và phải tiến hành một cuộc cải cách giáo dục mới. Trong một thời gian ngắn phấn đấu để phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong toàn quốc, phổ cập trung học phổ thông trong các thành thị, khu công nghiệp và vùng đồng bằng đông dân, tăng nhanh đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề, đội ngũ cán bộ quản lý, các doanh gia. + Thứ ba, tăng cường năng lực khoa học và công nghệ quốc gia để có thể tiếp thu, làm chủ, vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học và công nghệ mới nhất của thế giới cần thiết cho sự phát triển nước ta, từng bước sáng tạo những công nghệ mới đặc thù của nước ta, xây dựng nền khoa học và công nghệ tiên tiến của Việt Nam. +Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bởi công nghệ thông tin là chìa khoá để đi vào kinh tế tri thức. Muốn rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, rút ngắn khoảng cách với các nước, phải khắc phục khoảng cách về công nghệ thông tin. Trước năm 2010 trình độ công nghệ thông tin của Việt Nam phải đạt mức tiên tiến trong khu vực. -3-
  4. 2. Hai là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. -Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Phương thức phân bổ nguồn lực để công nghiệp hóa được thực hiện chủ yếu bằng cơ chế thị trường; trong đó, ưu tiên những ngành, những lĩnh vực có hiệu quả cao. - Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm khai thác thị trường thế giới để tiêu thụ những sản phẩm mà nước ta có nhiều lợi thế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lí tiên tiến của thế giới. - Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phát triển kinh tế và đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 3. Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh bền vững. Trong năm yếu tố chủ yếu để tăng trưởng kinh tế (vốn, khoa học và công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lí nhà nước), con người là yếu tố quyết định. Lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ, khoa học quản lí và đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò quan trọng đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để nguồn lực con nguời đáp ứng yêu cầu, cần đặc biệt chú ý đến phát trển giáo dục, đào tạo. 4. Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa. Muốn đẩy mạnh nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức thì phát triển khoa học công nghệ là yêu cầu tất yếu và bức xúc. Phải đẩy mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ, mua sáng chế kết hợp với phát triển công nghiệp nội sinh. Khoa học và công -4-
  5. nghệ cùng với giáo dục đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa… 5. Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. - Mục tiêu của công nghiệp hóa và của tăng trưởng kinh tế là vì con người; vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn sự đa dạng sinh học chính là bảo vệ điều kiện sống của con người và cũng là nội dung của sự phát triển bền vững. Chính vì thế mà VN đã ban hành nhiều luật về công tác bảo vệ môi trường như : năm 1994 cho ra đời “Luật Bảo vệ Môi trường”; năm 1996: Chính phủ ban hành Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 Quy định Xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường, v.v… III. Nội dung và định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức : 1. Nội dung: Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “chúng ta cần tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Nội dung cơ bản của quá trình này là: - Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại. -5-
  6. - Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án kinh tế-xã hội. - Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ. - Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức mạnh cạnh tranh cao. a. Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức: - Đầy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đổng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Ví như, trong những năm gần đây, nông dân Đồng Bằng Sông Cửu Long đã vận dụng quy trình công nghiệp hoá vào sản xuất nông nghiệp như, máy gặt đập liên hợp, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long cho thử nghiệm nhiều giống lúa mới, cải tiến chất lượng hạt giống, và tỉnh An Giang đã tổ chức hội thảo hàng tháng cho các nông dân ở các huyện có dịp gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trồng lúa thông qua một số chương trình, như “ Gặp Gỡ Bốn Nhà”, “ Tam Nông”, ” Nông dân làm giàu”,v.v…. - Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Ví như, đối với ngành dịch vụ, ngoài việc phát triển ngành dịch vụ truyền thông, dịch vụ công cộng, chúng ta cần đẩy mạnh ngành dịch vụ du lịch, căn cứ vào đặc điểm của các vùng miền để có chiến lược phát triển du lịch hợp lý, Chẳng hạn như đối với Đà Lạt, cần có những chiến lược đầu tư thêm các khu nghỉ mát cấp cao, đồng thời tạo ra những tour du lịch thật hấp dẫn du khách. -6-
  7. - Phát triển kinh tế vùng. Ví như, đối với vùng kinh tế trọng điểm miền Nam, là một vùng kinh tế năng động, đầy tiềm năng ( TPHCM), bởi nơi đây tập trung nhiều trường đại học cấp quốc gia, cùng với những khu chế xuất lớn, và một đội ngũ lao động rất lớn, chính vì thế mà các cấp lãnh đạo thành phố cần có những chính sách trợ giúp cho những đối tượng này thật hợp lí, như làm cách nào để thu hút nhân tài sau khi tốt nghiệp để họ sẵn sàng phục vụ cho đất nước. - Phát triển kinh tế biển. Chúng ta nên hiểu, kinh tế biển không chỉ đề cập đến khai thác thuỷ - hải sản mà nó còn bao hàm nhiều lĩnh vực khác như du lịch biển, khai thác dầu khí,v.v….. chính vì thế, nhà nước ta cần có những biện pháp sử dụng những tiềm năng này thật hợp lý như cần khai thác nguồn du lịch ở đảo Phú Quốc ( Kiên Giang) thì cần có những chính sách đầu tư hợp lý, công tác chuẩn bị cho du lịch phải thật sự được đảm bảo. - Chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu công nghệ, tức là giải quyết đồng bộ sự chênh lệch mặt bằng công nghệ giữa nông thôn và thành thị, đồng bằng và miền núi. - Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên. Ví như gần đây dư luận xã hội đang bức xúc trước hành vi Công ti Vedan xả nước thải của xí nghiệp xuống sông Thị Vải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đến hoạt động kinh tế nông nghiệp, thuỷ sản của người dân sinh sống trong lưu vực ấy, môi trường nước bị ô nhiễm rất nặng, có thể gây hại rất lớn đến sức khoẻ của người dân quanh khu vực đó. Qua Công Ti Vedan, một hiện trạng mà chúng ta thấy được là những công ti lớn, bên cạnh việc góp phần tăng trưởng kinh tế cho đất nước thì đằng sau đó là những hành vi vi phạm luật môi trường, gây ảnh hưởng đến môi trường -7-
  8. sống của biết bao người. Do đo, rất mong các cấp lãnh đạo sẽ có những chiến lược phát triển kinh tế thật hợp lí, bên cạnh những lợi ích mà mình thu được thì cần có những chiến lược bảo vệ môi trường, góp phần giữu gìn môi trường trong sạch. -8-
nguon tai.lieu . vn