Xem mẫu

  1. CHƢƠNG 3 PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
  2. CÔNG TY TIN HỌC THÀNH CÔNG Bắt đầu từ 2011, công ty đi vào giai đoạn khó khăn. Khả năng trúng thầu các hợp đồng lớn trong nước giảm sút vì tình hình cạnh tranh mạnh mẽ. Cách thức dùng quan hệ gây ảnh hưởng trong đấu thầu suy giảm, công tác quản lý nhà nước trong đấu thầu được thắt chặt. Trong khi đó chính phủ đưa ra nhiều chính sách thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm công nghệ phần mềm. Với thị trường nước ngoài, công ty bắt đầu chú trọng phát triển và lựa chọn Nhật Bản là thị trường mục tiêu. Đây là thị trường đang có nhu cầu phần mềm gia công lớn, song khó tính với tiêu chuẩn chặt chẽ. Nhưng vào giai đoạn này, giám đốc doanh nghiệp cảm thấy mệt mỏi vì nhân viên và cán bộ quản lý của mình rất yếu kém. Khả năng thành công trong tìm kiếm khách hàng và bán hàng của đội ngũ nhân viên thấp. Tính thụ động của nhân viên thể hiện rõ ràng trong công việc. Giám đốc nhận thấy rằng cần thay đổi. Một loạt dự án ra đời nhằm phát triển thương hiệu của công ty. Để làm việc với khách hàng nước ngoài, nhất là thị trường Nhật Bản, công ty bắt đầu chú trọng đào tạo ngoại ngữ và đào tạo về quản trị kinh doanh, văn hóa kinh doanh… cho nhân viên. Công ty cũng bắt đầu quan tâm chế độ đãi ngộ, đưa vào hệ thống đánh giá thành tích. Tuy vậy, các hoạt động này tiến hành cũng chưa tốt vì các cán bộ cấp trung không tích cực tham gia vào quá trình. Bên cạnh đó một số nhân viên bắt đầu tìm cách bỏ công ty để ra đi. Cũng phải nói thêm rằng, vào khoảng cuối năm 2011 ngành công nghệ phần mềm, phần cứng ở nước ta trở thành miếng bánh hấp dẫn các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng quyết liệt. Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn đầu tư công nghệ cao với sự góp mặt của hầu hết các hãng công nghệ thông tin hàng đầu thế giới như IBM, Microsoft, Intel, Apple, Toshiba, Samsung… Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã có những doanh nghiệp công nghệ thông tin được thế giới biết đến như Viettel, FPT, VNPT và có nhiều dự án khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực này đi vào hoạt động. Ngành công nghệ thông tin có những bước tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là công nghiệp phần cứng điện tử, công nghiệp phần mềm và nội dung số đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao, bình quân gần 30%/năm. Đặc biệt, thị trường gia công phần mềm của Việt Nam đã có chỗ đứng nhất định trên bản đồ thế giới.
  3. NỘI DUNG CHƢƠNG 3 3.1. Khái niệm và vai trò của phân tích môi trường quản trị nguồn nhân lực 3.2. Phân tích môi trường quản trị nguồn nhân lực bên ngoài 3.3. Phân tích môi trường quản trị nguồn nhân lực bên trong 3.4. Tổng hợp phân tích môi trường quản trị nguồn nhân lực
  4. 3.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Phân tích môi trường quản trị nguồn nhân lực là quá trình nhận diện, đánh giá các yếu tố, lực lượng bên Khái ngoài và bên trong tổ chức, doanh nghiệp để phát niệm triển một danh mục những cơ hội, mối đe dọa; cũng như điểm mạnh, điểm yếu có ảnh hưởng, tác động đến hệ thống quản trị nguồn nhân lực của tổ chức, doanh nghiệp trong thời kỳ chiến lược
  5. 3.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC • Một là, giúp tổ chức, doanh nghiệp có khả năng ứng phó một cách chủ động với các yếu tố thuộc môi trường quản trị nguồn nhân lực Vai trò bên ngoài • Hai là, giúp tổ chức, doanh nghiệp kiểm soát nội bộ một cách chặt chẽ, nhận diện được nguồn nhân lực, năng lực cốt lõi thông qua các yếu tố thuộc môi trường quản trị nguồn nhân lực bên trong • Ba là, hỗ trợ cải thiện kỹ năng phân tích phân tích thông tin cũng như khả năng tư duy dài hạn của nhà quản trị nguồn nhân lực
  6. 3.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC BÊN NGOÀI Nhận diện các yếu tố môi trƣờng bên ngoài Đánh giá các yếu tố thuộc môi trƣờng bên ngoài
  7. 3.3. PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC BÊN TRONG Nhận diện các yếu tố môi trƣờng bên trong Đánh giá các yếu tố thuộc môi trƣờng bên trong
  8. 3.4. TỔNG HỢP PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Tổng hợp cơ hội và thách thức từ bên ngoài Tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu bên trong
nguon tai.lieu . vn