Xem mẫu

  1. 8/4/2020 Bài 3. Các chiến lược trong lịch sự dương tính trong giao tiếp Lịch sự dương tính  Lịch sự dương tính (Positive politeness) theo cách hiểu Brown & Levison (1990:101) là:  … một sự đền bù cho thể diện dương tính của người nghe, cho mong muốn thường trực của người ấy là các nhu cầu của người ấy (hoặc các hành động, các đòi hỏi, các giá trị phát xuất từ chúng) cần được coi là điều đáng mong muốn. Sự đền bù được hiện lộ ở việc mô phần thỏa mãn mong muốn đó bằng cách thể hiện rằng các nhu cầu của bản thân ta (hoặc một vài trong số các nhu cầu đó), ở một số khía cạnh, là tương tự như các nhu cầu của người nghe. 23
  2. 8/4/2020  Yule (1997:62):  Một hành động giữ gìn thể diện có liên quan đến lịch sự dương tính của ta sẽ có xu hướng tỏ ra thân tình; nó nhấn mạnh rằng cả hai người đều mong muốn cùng một điều, và rằng họ có cùng một mục đích  Lịch sự dương tính là bất cứ loại hành vi nào (Cả ngôn từ và phi ngôn từ) được tạo lập một cách phù hợp để biểu lộ sự quan tâm của người nói đối với người nghe, và do vậy, nâng cao tình thân hữu giữa người nói và người nghe.  Lịch sự dương tính: nôm na hiểu là các biểu hiện “tỏ ra quan tâm đến người khác”. Xét theo hệ hình quan hệ, nó là việc kéo gần lại khoảng cách giữa người nói và người nghe, tạo lập ngữ nghĩa thân hữu (solidrity semantic) giữa các đối tác giao tiếp.  Lịch sự dương tính có ba biểu hiện chính: - Xác định cái chung (claim common ground) - Chỉ ra rằng người nói và người nghe đều có tinh thần hợp tác (convey that S & H are cooperators). - Thỏa mãn nhu cầu của người nghe về một cái/điều gì đó (fulfill H’s want for some X). 24
  3. 8/4/2020 Chiến lược 1- Để ý đến người nghe  Chiến lược này được viện tới trong giao tiếp nhằm thỏa mãn một khía cạnh của thể diện dương tính. Đó là:  khi ta thực hiện một hành động nào đó (thường được ta coi là tốt), có được một sự thay đổi gì đó (thường được ta cho là tích cực), hay sở hữu một đồ vật gì mới (thường được ta coi là đẹp), theo đuổi một ý tưởng nào đó (thường được ta cho là hay)  hoặc: mong muốn thỏa mãn một nhu cầu nhất định (thường được ta coi chính đáng), ta luôn mong muốn người khác để ý đến và có các nhận xét, bình luận (hoặc khách quan hoặc tích cực).  Nhìn chung: được hiện thực hóa bằng lời khen mà người nói dành cho người nghe, bắt chuyện, gợi ý, tranh thủ tình cảm, tỏ lòng ngưỡng mộ, biểu thị sự quan tâm, tỏ ý biết ơn, khích lệ, an ủi, mở đường cho đề nghị, nhờ vả. 25
  4. 8/4/2020  Ái chà chà! Hôm nay nhân dịp gì mà diện bộ củ đẹp thế. (Ngừng một lát rồi làm như chợt nhớ ra) À này, có tiền cho tớ vay hai chục.  Goodness, a beautiful hairstyle! (After a while) Oh, by the way, can I borrow your bike? (Trời ơi, kiểu đầu đẹp quá! [ngừng một lát] À, nhân tiện, cho tớ mượn xe đạp của cậu.) Chiến lược 2 – Nói phóng đại  Với chiến lược này, người nói thường phóng đại sự thích thú, sự đồng tình, đánh giá cao, khoái trá và cảm tình tích cực của mình đối với người nghe.  Ví dụ: - Giời ơi, cậu trang điểm vào trông đẹp như mơ. Nói thật nhé, cậu không cần trang điểm thì cũng khối anh chết, khối anh bị thương rồi. Thôi, đưa tớ mượn thỏi son một tý nào. - My God! Your work? It’s absolutely incredible! (Trời ơi! Tác phẩm của cậu đấy à? Tuyệt đối không thể tin được!) 26
  5. 8/4/2020  Các dấu hiệu tăng cường (intensifiers): vô cùng, thực sự, thật là, thật, rất, rất chi là, quả là, rất ư là, lắm, thế, đấy, hẳn ra, ra, lên, bao nhiêu, lên bao nhiêu, vậy, đến vậy, chỉ có --- trở lên, … (Việt) và so, such, really, extremely, enormously, absolutely, perfectly, terribly, badly, none other than, none else but, … (Anh) rất hay được sử dụng.  Các khung phát ngôn tiềm năng cảm thán kiểu như ‘sao mà - -- thế!’, ‘ --- đâu mà --- thế nhỉ!’, ‘ --- ở đâu mà --- thế không biết!’… thường được viện đến  các yếu tố ngôn điệu và cận ngôn như ngữ điệu, trọng âm, cao độ, trường độ, cường độ … luôn được ít nhiều phóng đại đc sử dụng  Ví dụ: - Giồi ôi, chậc … chậc … chậc … con bé ấy trông nó vô cùng, vô cùng quyến rũ nhá. - She’s so, so beautiful that she could turn everyman’s head. (Cô ấy rất, rất đẹp tới mức mà tất cả đàn ông đều phải quay đầu nhìn) 27
  6. 8/4/2020 Chiến lược 3 – Tăng cường hứng thú cho người nghe.  Cách 1: Tạo ra cái mà Brown & Levison (1987) gọi là ‘một câu chuyện hay’ (a good story) nhằm tăng cường sự hứng thú nội tại của người nghe.  Ví dụ: - Tớ lao ngay vào phòng. Trong đấy tối mịt. Cậu biết không, chúng nó trông thấy tớ đằng đằng sát khí, tay cầm gậy, mặt hằm hằm nên sợ quá chạy mất dép. Thế là tớ lấy lại được cái ví. Nhưng hết hơi quá bọn nó lấy hết cả tiền, chỉ để lại giấy tờ. À, có tiền cho tớ vay tạm hai trăm nghìn.  Cách 2:  thường được thể hiện rõ ràng hơn trong các ngôn ngữ sử dụng phương thức phụ tố (tiếng Nga, tiếng Pháp) hoặc phương thức kết hợp phụ tố và trợ động từ (tiếng Anh…) để thể hiện yếu tố thời  Với cách này: người nói lúc sử dụng thời quá khứ, lúc sử dụng thời hiện tại, làm cho người nghe có cảm giác là câu chuyện đang xảy ra và dễ dàng bị cuốn hút, mặc dù người nói đang kể về một câu chuyện trong quá khứ và chỉ đây đó liên hệ với hiện tại 28
  7. 8/4/2020  ví dụ của Brown & Levison (1987:106): Black I like. I used to wear it more than I do now, I very rarely wear it now. I wore a black jumper, and when I wear it my Mum says ‘Ah’ she said. But Len likes it, he thinks it looks ever so nice and quite a few people do. But when my Mum sees it she said, ‘Oh, its not your colour, you’re more for pinks and blues.’  Cách 3: Sử dụng kiểu nói trực tiếp thay vì nói gián tiếp  Ví dụ: đáng lẽ ra ta nói: - Anh ấy bảo chúng ta yên tâm, anh ấy chắc chắn sẽ thuyết phục được cái Lan đi cùng với bọn mình. * Ta có thể nói: - Anh ấy bảo: “Cứ yên tâm đi. Tao mà đã thuyết phục thì cái Lan nhất định sẽ đi với bọn mày.” 29
  8. 8/4/2020  Cách 4: Sử dụng một số loại dấu hiệu từ vựng – tình thái hành chức ở cấp độ liên nhân (interpersonal) nhằm tạo lập sự hài hòa và khêu gợi sự đồng tình như: Các dấu hiệu hòa hợp (cajolers): cậu/anh/chị biết không, -- -; cậu/anh/chị thấy không, … - Cậu biết không, bọn tớ quyết định tháng sau sẽ cưới. Các dấu hiệu thỉnh đồng (appealers): nhỉ? Chứ nhỉ?... - Áo này cũng đẹp đấy chứ nhỉ? Cách 5: Phóng đại thực tế, sử dụng hoa ngôn: Bệnh của cậu có gì mà phải lo. Hàng tỷ người mắc chứ đâu chỉ mình cậu Cứ để đấy anh giặt cho. Một phút xong ngay. Ngon quá! Cả đời tớ chưa bao giờ được chén một bữa ngon thế này. 30
  9. 8/4/2020 Chiến lược 4: Sửu dụng các dấu hiệu nhận diện đồng nhóm (in-group identity markers) Cách 1: Sử dụng các hình thức/quan hệ xưng hô.  Về cơ bản trong các ngôn ngữ: người ta thường sử dụng các hình thức/ quan hệ xưng hộ thể hiện ‘ngữ nghĩa Đoàn kết’ hay ‘ngữ nghĩa Thân hữu’ (Solidarity semantic) với tư cách là các dấu hiệu nhận diện đồng nhóm.  Trong tiếng Việt, các loại xưng hô sau có thể được sử dụng để xác định tính đồng nhóm: - Quan hệ vòng: Cô cháu mình ra Tràng tiến dán mũi tủ kính đi?  Quan hệ ngang hàng loại I: - Bạn chỉ giúp mình đường về trường Sư phạm Ngoại ngữ với.  Quan hệ động từ loại III: - Bác cho em vay cân gạo  Quan hệ động – loại II: Ở một mức độ nhất định, loại quan hệ này cũng được sử dụng để thể hiện tính đồng nhóm: - Thủ trưởng cho em nghỉ hai ngày, được không ạ? 31
  10. 8/4/2020 Cách 2: có tác dụng tích cực trong giao tiếp ở các tình huống hay các cộng đồng trong đó việc sử dụng nhiều hơn một phương ngữ hay ngôn ngữ được chấp nhận. Ở đây, các yếu tố cận ngôn và ngoại ngôn cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoặc tạo ra tình cảm, thái độ đồng nhóm tích cực, hay gợi lên sắc thái giễu cợt, khinh thị tiêu cực cho người nghe. Với cách này, ta có các kiểu chuyển mã (code-switching) chủ yếu sau:  Chuyển từ ngôn ngữ trang trọng qui thức sang ngôn ngữ phi trang trọng, phi qui thức  Ví dụ: Trong buổi họp cuối năm của một phòng nghiệp vụ, anh Tiến – trưởng phòng – nói với cô Hương – thư ký: - Đề nghị chị Hương đọc lại toàn bộ biên bản cuộc họp tổng kết hôm nay; sau đó, chị ghi lại các ý kiến bổ sung, nếu có. [Quay sang cô hương, anh Tiến nói nhỏ] Nhanh nhanh lên còn chuồn , em 32
  11. 8/4/2020  Chuyển từ tiếng chuẩn sang tiếng địa phương  Ví dụ: anh Quí là người miền Trung, đã sống và làm việc ở Hà Nội khá lâu nên đã chuyển giọng điệu và sử dụng các từ ngữ theo kiểu Hà Nội  Lan, cô em họ anh, ở quê ra chơi và anh muốn mời cô đi xem ca nhạc cùng anh và anh Quang, bạn anh. Anh Quang đã đến và ngồi trà thuốc với anh được mười lăm phút rồi mà Lan vẫn chưa trang điểm xong. Anh cằn nhằn mới anh Quang bằng giọng Hà Nội: - Cái con bé này làm gì mà lâu thế không biết  Rồi nói với vào bằng giọng miền trung: - Mần chi mà lâu rứa, Lan ơi? 33
  12. 8/4/2020  Chuyển từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác  Việc chuyển mã này thường được thực hiện ở những cộng đồng song ngữ hay đa ngữ, nhằm thể hiện tính đồng nhóm, người nói thường chuyển từ ngôn ngữ vốn không phải là ngôn ngữ thứ nhất của người nghe.  Cách 3: Sử dụng biệt ngữ hay tiếng long.  Vì biệt ngữ và tiếng long là những đơn vị ngôn ngữ đặc biệt mà chỉ những người trong nhóm chuyên môn hay cùng hội cùng thuyền mới hiểu thấu đáo được, nên việc sử dụng chúng được coi là một cách hữu hiệu để gợi lên tính đồng nhóm của các đối tác giao tiếp Nói với cô bán đồ họa phẩm: - Em cho hai toan 50-70. Lấy cho loại xát-xỉ mỏng thôi, em nhé. 34
  13. 8/4/2020 Cách 4: Sử dụng cách nói tắt, nói rút gọn.  Với cách này, người nói, hoặc vô tình hoặc có chủ đích, hàm ý rằng người nói và người nghe đều có kiến thức và hiểu biết về cái được nói  Do vậy chỉ cần nói tắt hay rút gọn là họ đã có thể hiểu được ý của nhau: - Bia chứ? - Nhất trí! - Ken nhé? - Sài sang thế? Băm ba thôi. Chiến lược 5: Tìm kiếm sự đồng ý, đồng tình  Cách 1. Viện đến các đề tài an toàn:  khái niệm ‘đề tài an toàn’ cũng không hoàn toàn an toàn trong các tiểu văn hóa, các cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa khác nhau  Nhiều đề tài có thể được coi là an toàn khi ta nói về chúng với một đối tác giao tiếp nhất định, ở một thời điểm nhất định và/ hoặc trong một không gian nhất định  Nhưng khi ta sử dụng chúng cho một đối tượng khác, ở một thời điểm khác và/ hoặc trong một không gian khác, chúng lại trở nên không an toàn. 35
  14. 8/4/2020  Giao tiếp nội VH: Nói chuyện với đồng nghiệp nam trẻ trung, vui, phớt đời: - Cứ thế này là sướng nhất, trời mát, nước trong, bãi đẹp … chỉ có những thằng điên mới …. ( an toàn) * Nhưng nói với đồng nghiệp nam trung niên kín đáo : ko an toàn Giao tiếp giao văn hóa:  Người Việt nói với người một người Hoa:  Người Việt nói với người Mỹ 36
  15. 8/4/2020  Cách 2: nhăc lại:  Người Việt viện đến cách này với tần suất cao hơn nhiều so với người Anh-Mỹ-Úc  Nhằm tang cường hiệu quả tình cảm hơn thông tin: A. Này, Lan nó lấy chồng rồi đấy. B. Úi giời! Cái Lan nó đã lấy chồng rội cơ đấy. (nhắc toàn bộ)  Cách 3: sử dụng các yếu tố khích lệ tối thiểu (minimal encouragers): biểu lộ sự đồng ý, đồng tình của mình với đối tác giao tiếp  Là 1 từ, 1 ngữ hay 1 cú để biểu thị sự chăm chú, quan tâm, thích thú ….  Tiếng Việt: Vậy à, thế á, thế cơ à ….  Tiếng Anh: Yes, Yeah, Quite, definitely ….. 37
  16. 8/4/2020 Chiến lược 6: tránh bất đồng  Bất đồng: là hành vi đe dọa thể diện rất lớn  Mọi cộng đồng VH đều sử dụng chiến lược tránh bất đồng  Cách 1: Đồng ý hình thức: dùng các từ ngữ hay cú diễn đạt nghĩa cận phủ định trên trục nghĩa khẳng định  VD: - Em ghét anh lắm phải không? - Thỉng thoảng thôi  Cách 2: đồng ý giả: Sau khi bàn bạc, trao đổi, thảo luận … t thường kết luận sự thống nhất ý kiến: vậy …, vậy là …., vậy thì ….  Dễ dàng thiết lập tiền giả định rằng người nói và người nghe đã đồng ý, thống nhất với nhau về v đề đã được bàn trước đó 38
  17. 8/4/2020  Cách 3: Nói dối vô hại: Làm cho đối tác thấy vui, thoải mái ( feel good)  Hành động giữ thể diện/ tôn vinh thể diện  Tiếng Việt: Thực long mà nói thì tôi rất muốn …. Nhưng ….  Tiếng Anh: I’d love to but ….  Cách 4: Sử dụng được lời nói rào đón, che chắn ( hedging):  có thể để lộ q điểm trái đồng nhưng phải dùng các dấu hiệu rào đón để làm q điểm bất đồng mờ nghĩa đi nhằm giảm việc đe dọa thể diện  Tiếng Việt: kiểu như là, đại loại là ….  Tiếng anh: sort of …., kind of …. 39
  18. 8/4/2020 Chiến lược 7: Cho rằng, tỏ ra rằng hay khẳng định rằng người nói và người nghe có cùng quan điểm  Cách 1: Phiếm đàm, đàm tiếu: tỏ ra khá tích cực trong cộng đồng VH Việt, đ biệt ở nông thôn, phụ nữ và người già  Cách 2: Hoán đảo chỉ tố: - Chỉ tố người - chỉ tố thời gian - chỉ tố không gian  Cách 3: Mặc nhận cái chung:  Mặc nhiên cho rằng người nghe sẽ chấp nhận như cái chung được chía sẻ, hiểu biết, đồng thuận, đồng cảm  Mang tính áp đặt khá rõ nét: hiệu quả trong tình huống có tính tôn ti, chủ quan, sự gần gũi và thân mật đc chấp nhận  Tiếng Anh-Mỹ- Úc: Thực hiện bằng câu phủ định với mong muốn ngượi nghe sẽ trả lời khẳng định - Wouldn’t you like some tea? ( anh ko thích uống trà sao?) - Won’t you come and join us? ( Anh ko đến tham dự với chúng tôi à?) 40
  19. 8/4/2020  Tiếng Việt: Chào hỏi: thường biểu lộ tình thân hữu  Anh chị có khỏe không  Hỏi về ăn uống: Anh đã xơi cơm chưa ạ?  Hỏi về đi lại: Chị đi đâu đấy?  Hỏi đãi môi: Bác đang đọc báo đấy ạ? Chiến lược 8: nói đùa  NHìn chung: một lời nói đùa đc đưa ra, tiếp nhận và hưởng ứng dựa trên một loạt cá tiền giả định mà người nói và người nghe cùng chia sẻ  người nói và người nghe hiểu biết về cái/điều/người đc nói đến  VD: Khoảng 6 năm trước đây, nàng ngụ ở phố Yết Kiêu. Cách đây 4 năm, khi ở tuổi 27 nàng chuyển về phố Đội Cấn. Rồi cuối năm ngoái, nàng đành phải lên xe hoa về nhà anh chồng ơ phố Nguyễn Xí  Để hiểu đc tính hài hước của câu nói trên cần phải có hiểu biết chung về phố phường Hà Nội 41
  20. 8/4/2020  người nói và người nghe có chung quan điểm về các giá trị gắn kết với cái/điều/người đc nói đến  VD: Ôi dào! Chấp làm gì cái loại “con gì ăn lắm nói nhiều, mau già lâu chết, đòi yêu suốt đời” ấy. ( chia sẻ tính cách tiêu cực của các bà vợ)  Đòi hỏi người nói phải có độ nhạy cảm cao và câu đùa phải phù hợp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nếu bỏ qua sẽ gây phản cảm  Y tố Khoảng cách quan hệ +tuổi tác  Y tố Khoảng cách quan hệ + địa điểm giao tiếp  Y tố quyền lực  Y tố không khí giao tiếp + đề tài 42
nguon tai.lieu . vn