Xem mẫu

  1. I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG II. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA
  2. I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1. Cơ chế quản lý kinh tế thời kỳ trước đổi mới a. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp * Khái niệm cơ chế kinh tế: Cơ chế kinh tế hay cơ chế quản lý kinh tế nói chung là hệ thống những tác động có ý thức và có tổ chức của con người đến nền kinh tế. Những tác động này phản ánh được và đúng quy luật khách quan bảo đảm cho nền kinh tế có thể tự vận động.
  3. Khái niệm kinh tế thị trường Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
  4. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp: * Đặc điểm của cơ chế quản lý TTQLBC: - Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính thông qua chỉ tiêu, kế hoạch. - Các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào vào hoạt động sản xuất kinh doanh,.. Doanh nghiệp không có quyền tự chủ.
  5. - Quan hệ hàng hóa - tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, chủ yếu quan hệ hiện vật. - Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian, kém năng động, kém năng lực, cửa quyền, quan liêu. - Có 3 hình thức bao cấp: + Bao cấp qua giá. + Bao cấp qua chế độ tem phiếu. + Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn
  6. b. Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế  Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương khóa IV.  Nghị quyết TW 8 khóa V về giá – lương – tiền.  Nghị định số 25, 26/CP của Chính Phủ về thực hiện “ba phần kế hoạch” trong các xí nghiệp quốc doanh.
  7. 2. Quá trình hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới a. Tư duy đổi mới kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội VIII
  8. Kinh tế thị trường không phải là cái riêng của CNTB mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại.
  9. Kinh tế thị trường không phải cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại là vì: - Do lịch sử phát triển nền sản xuất xã hội, sản xuất và trao đổi hàng hóa là tiền đề quan trọng cho sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường.
  10. - Do kinh tế thị trường đã có mầm mống từ trong xã hội nô lệ, hình thành trong xã hội phong kiến và phát triển cao trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
  11. - Do trong chủ nghĩa tư bản, kinh tế thị trường đạt đến trình độ cao chi phối toàn bộ cuộc sống của con người. - Chủ nghĩa tư bản không sản sinh ra kinh tế hàng hóa, do đó kinh tế thị trường với tư cách là kinh tế hàng hóa ở trình độ cao không phải là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản.
  12. - Kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ để đi lên CNXH.
  13. - Có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng CNXH ở nước ta.
  14. Đặc điểm KTTT: - Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong SX kinh doanh, lỗ lãi tự chịu. - Giá cả do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường pháp triển đồng bộ, hoàn hảo. - Nền KT có tính mở cao và vận hành theo quy luật vốn có của KTTT ( quy luật giá trị, cạnh tranh, cung – cầu) - Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.
  15. b. Tư duy đổi mới kinh tế của Đảng từ Đại hội IX đến Đại hội XI - Đại hội IX (4/2001): xác định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Định nghĩa “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
  16. Tính “định hướng xã hội chủ nghĩa” được thể hiện trên cả ba mặt của quan hệ sản xuất: sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối, nhằm mục đích cuối cùng là “dân giàu, nước mạnh, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc”.
  17. - Đại hội X và Đại hội XI làm sáng tỏ thêm nội dung cơ bản của tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta: + Về mục đích phát triển + Về phương hướng phát triển + Về định hướng xã hội và phân phối + Về quản lý
  18. Đại hội Đảng lần thứ XII (2016) đã kế thừa, làm rõ và thể hiện bước phát triển mới trên năm luận điểm:
nguon tai.lieu . vn