Xem mẫu

  1. CHƯƠNG 5 NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 5 August 2020 67
  2. ĐỊNH GIÁ VÀ CHUYỂN NHƯỢNG THƯƠNG HIỆU Chương 5: NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI 5.1. Khái quát về nhượng quyền thương mại 5.1.1. Khái niệm và lịch sử phát triển của nhượng quyền thương mại 5.1.2. Lợi ích và rủi ro của nhượng quyền thương mại 5.1.3. Các hình thức nhượng quyền thương mại 5.2. Điều kiện nhượng quyền và hợp đồng nhượng quyền thương mại 5.2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về kinh doanh nhượng quyền 5.2.2. Các điều kiện của doanh nghiệp để thực hiện nhượng quyền thương mại 5.2.3. Hợp đồng nhượng quyền thương mại 5.2.4. Tài sản thương hiệu trong các hợp đồng nhượng quyền 5.3. Quy trình nhượng quyền thương mại 5.3.1. Nghiên cứu cơ hội và lập kế hoạch nhượng quyền 5.3.2. Tổ chức thực hiện nhượng quyền thương mại 5.3.3. Giám sát, đánh giá hợp đồng nhượng quyền thương mại
  3. 5.1.1. Khái niệm và lịch sử phát triển của nhượng quyền thương mại • Một số quan điểm tiếp cận về nhượng quyền thương mại: - Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (The International Franchise Association): Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên giao và Bên nhận quyền, theo đó Bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình
  4. 5.1.1. Khái niệm và lịch sử phát triển của nhượng quyền thương mại • Một số quan điểm tiếp cận về nhượng quyền thương mại: - Cộng đồng chung Châu Âu EC (nay là liên minh Châu Âu EU): một tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết, hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng.
  5. 5.1.1. Khái niệm và lịch sử phát triển của nhượng quyền thương mại • Một số quan điểm tiếp cận về nhượng quyền thương mại: - Chương 54, Bộ luật dân sự Nga Khái niệm bản chất pháp lý của nhượng quyền thương mại là: Theo Hợp đồng nhượng quyền thương mại, một bên (bên có quyền) phải cấp cho bên kia (bên sử dụng) với một khoản thù lao, theo một thời hạn, hay không thời hạn, quyền được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh của bên sử dụng một tập hợp các quyền độc quyền của bên có quyền bao gồm, quyền đối với dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, quyền đối với bí mật kinh doanh, và các quyền độc quyền theo hợp đồng đối với các đối tượng khác như nhãn hiệu hàng hoá , nhãn hiệu dịch vụ.
  6. 5.1.1. Khái niệm và lịch sử phát triển của nhượng quyền thương mại • Một số quan điểm tiếp cận về nhượng quyền thương mại: - Luật sở hữu công nghiệp của Mêhicô có hiệu lực từ 6/1991 quy định: Nhượng quyền thương mại tồn tại khi với một li-xăng cấp quyền sử dụng một thương hiệu nhất định, có sự chuyển giao kiến thức công nghệ hoặc hỗ trợ kỹ thuật để một người sản xuất, chế tạo, hoặc bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ đồng bộ với các phương pháp vận hành (operative methods), các hoạt động thương mại, hoặc hành chính đã được chủ thương hiệu (brand owner) thiết lập, với chất lượng (quality), danh tiếng (prestige), hình ảnh của sản phẩm, hoặc dịch vụ đã tạo dựng được dưới thương hiệu đó
  7. Đặc điểm cơ bản của NQTM - Chủ thể: chủ thể trong quan hệ nhượng quyền thương mại bao gồm bên nhượng quyền và bên nhận quyền. - Đối tượng: đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương mại - Trong hoạt động nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền và bên nhận quyền cùng tiến hành kinh doanh trên cơ sở cùng khai thác quyền thương mại.
  8. 5.1.2. Lợi ích và hạn chế của nhượng quyền thương mại • Lợi ích đối với người nhượng quyền (Franchisor) - Lan toả thương hiệu nhanh chóng, củng cố hình ảnh thương hiệu trên thị trường - Mở rộng quy mô và phạm vi kinh doanh ở những thị trường khác nhau - Giảm thiểu chi phí khi đầu tư vào khu vực thị trường mới - Hạn chế rủi ro trong việc đầu tư mở rộng thị trường và phát triển thương hiệu
  9. 5.1.2. Lợi ích và hạn chế của nhượng quyền thương mại • Lợi ích đối với người nhận quyền (Franchisee) - Không phải chi phí quá nhiều khi tham gia vào thị trường: không đầu tư nhiều về tài chính, nhận sự, các kỹ năng. - Cơ hội gia nhập thị trường một cách nhanh chóng - Hạn chế rủi ro trong đầu tư gia nhập thị trường - Có cơ hội tiếp cận với cách thức quản lý, bí quyết công nghệ hiện đại, khoa học quản lý hiện đại, xác lập mô hình kinh doanh hiện đại. - Nhanh chóng có được một đội ngũ nhân viên có năng lực được đào tạo vô tình hay cố ý.
  10. 5.1.2. Lợi ích và hạn chế của nhượng quyền thương mại • Hạn chế đối với nhượng quyền (Franchisor) - Uy tín thương hiệu có thể bị suy giảm nếu như không kiểm soát hoạt động nhượng quyền, hoặc nhượng quyền một cách ồ ạt - Khi nhượng quyền, nguy cơ bị lộ các bí mật kinh doanh, buộc chia sẻ bí mật kinh doanh, chia sẻ công nghệ với các bên khác - Trong tương lai người nhận nhượng quyền có thể trở thành đối thủ cạnh tranh - Dẫn đến tranh chấp thương mại nếu quản lý không tốt, đặc biệt đối với nhượng quyền thứ cấp
  11. 5.1.2. Lợi ích và hạn chế của nhượng quyền thương mại • Hạn chế đối với người nhận quyền (Franchisee) - Bị phụ thuộc bên nhượng quyền, sẽ bị hạn chế về khả năng chủ động và sáng tạo trong kinh doanh - Hạn chế trong việc phát triển thương hiệu của riêng mình - Trong không ít trường hợp bên nhận quyền sẽ phải trả một khoản phí khá lớn cho bên nhượng quyền - Không dễ dàng và chủ động trong việc phát triển hệ thống
  12. 5.1.3. Phân loại nhượng quyền thương mại • Căn cứ vào tính chất của mối quan hệ giữa hai bên tham gia nhượng quyền - Nhượng quyền đơn nhất (Nhượng quyền trực tiếp): hình thức nhượng quyền này được áp dụng khi bên nhượng quyền và bên nhận quyền cùng hoạt động trong phạm vi một quốc gia nhằm đảm bảo quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của bên nhận quyền. - Nhượng quyền mở rộng: thực chất của hình thức này là bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền trách nhiệm mở rộng và điều hành một số lượng đơn vị kinh doanh theo đúng thoả thuận trong phạm vi lãnh thổ nhất định và không được nhượng quyền cho bên thứ ba. - Nhượng quyền khởi phát: nhượng quyền mang tính quốc tế, nghĩa là bên nhượng quyền và bên nhận quyền đều ở các quốc gia khác nhau, bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền, tiến hành kinh doanh theo hệ thồng các phương thức, bí quyết kinh doanh của bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền được phép nhượng quyền cho các bên thứ ba
  13. 5.1.3. Phân loại nhượng quyền thương mại • Căn cứ vào nội dung của hoạt động kinh doanh - Nhượng quyền phân phối sản phẩm (product distribution franchise): là hình thức nhượng quyền thương mại trong đó bên nhượng quyền cung cấp cho bên nhận quyền nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ, logo của mình, dịch vụ quảng cáo trên phạm vi quốc gia. Bên nhượng quyền không cung cấp cho bên nhận quyền cách thức điều hành kinh doanh. - Nhượng quyền phương thức kinh doanh (business format franchise): là hình thức nhượng quyền thương mại trong đó bên nhượng quyền có thể cung cấp cho bên nhận quyền rất nhiều dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ, logo, cũng như phương thức kinh doanh.
  14. 5.1.3. Phân loại nhượng quyền thương mại • Căn cứ vào cách thức tiến hành nhượng quyền: - Nhượng quyền thương mại cho từng cơ sở (single-unit franchise): là cách thức nhượng quyền thương mại trong đó bên nhượng quyền tiến hành nhượng quyền trực tiếp cho từng đối tác riêng lẻ để mở một cơ sở kinh doanh. - Nhượng quyền thương mại đa cơ sở (multi-unit franchise): là cách thức nhượng quyền thương mại thông qua đó thiết lập nhiều hơn một cơ sở kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại.
  15. 5.1.3. Phân loại nhượng quyền thương mại • Căn cứ vào tiêu chí lãnh thổ: - Nhượng quyền thương mại trong nước là quan hệ nhượng quyền thương mại trong phạm vi một quốc gia, do pháp luật quốc gia điều chỉnh. - Nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài là quan hệ nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài, do pháp luật quốc gia, các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế điều chỉnh. Bên nhận hoặc bên nhượng có yếu tố nước ngoài.
  16. 5.2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về kinh doanh nhượng quyền • Hoạt động nhượng quyền thương mại được quy định trong các văn bản pháp luật sau: - Luật Thương mại năm 2005. - Nghị định số 35/2006/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 31/3/2006 để quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại. - Thông tư số 09/2006/TT-BTM do Bộ Thương mại ban hành ngày để hướng dẫn thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. - Ngoài ra, nếu việc nhượng quyền thương mại có liên quan đến việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, thì còn phải chịu sự điều chỉnh bổ sung của Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Chuyển giao công nghệ 2006.
  17. 5.2.2. Các điều kiện của doanh nghiệp để thực hiện nhượng quyền • Điều kiện đối với Bên nhượng quyền – Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm. – Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại. – Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 18 của Nghị định Số 35/2006/NĐ-CP. – Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định tại Điều 7 của Nghị định Số 35/2006/NĐ-CP.
  18. 5.2.2. Các điều kiện của doanh nghiệp để thực hiện nhượng quyền Điều kiện đối với Bên nhận quyền – Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.
  19. 5.2.2. Các điều kiện của doanh nghiệp để thực hiện nhượng quyền • Điều kiện đối với hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại – Hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá, dịch vụ không thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh. – Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.
  20. 5.2.3. Hợp đồng nhượng quyền thương mại • Khái hiệm: – Hợp đồng nhượng quyền thương mại là một loại hợp đồng được các thương nhân ký kết trong quá trình thực hiện hoạt động thương mại, mà cụ thể ở đây chính là thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại (Điều 284 Luật Thương mại năm 2005)
nguon tai.lieu . vn