Xem mẫu

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG MÔN ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH (Dùng cho đào tạo tín chỉ - Bậc đại học) Người biên soạn: ThS Phạm Thị Minh Hiếu Lưu hành nội bộ - Năm 2020 1
  2. MỤC LỤC CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH ...................................................4 1.1. Khái niệm về đầu tƣ tài chính ...................................................................................4 1.2. Một số công cụ đầu tƣ tài chính cơ bản ....................................................................5 1.2.1. Công cụ trên thị trƣờng tiền tệ ............................................................................5 1.2.2. Các công cụ trên thị trƣờng vốn ..........................................................................6 1.3. Đo lƣờng tỷ suất lợi tức và rủi ro của một chứng khoán ..........................................7 1.3.1. Đo lƣờng tỷ suất lợi tức ......................................................................................7 1.3.2. Đo lƣờng rủi ro trong đầu tƣ chứng khoán .......................................................16 BÀI TẬP ............................................................................................................................ 20 CHƢƠNG 2: ĐỊNH GIÁ CÔNG CỤ ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH ..........................................23 2.1. Định giá trái phiếu ...................................................................................................23 2.1.1. Định giá các loại trái phiếu ...............................................................................23 2.1.2. Các đại lƣợng đo lƣờng lãi suất trong đầu tƣ trái phiếu ...................................28 2.1.3. Xác định giá trị trái phiếu tƣơng lai ..................................................................31 2.1.4.Các yếu tố cơ bản của lãi suất............................................................................32 2.1.5. Cấu trúc kỳ hạn của lãi suất ..............................................................................33 2.2. Định giá cổ phiếu ....................................................................................................35 2.2.1. Phân tích cổ phiếu ............................................................................................. 35 2.2.2. Các phƣơng pháp định giá cổ phiếu .................................................................40 2.2.3. Các lƣu ý về tính lãi suất chiết khấu và tốc độ tăng trƣởng khi phân tích và định giá cổ phiếu .........................................................................................................53 BÀI TẬP ............................................................................................................................ 53 CHƢƠNG 3: LÝ THUYẾT DANH MỤC ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH ..................................56 3.1. Phân bổ vốn giữa tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro ...............................................56 3.1.1. Phân bổ vốn giữa tài sản rủi ro và tài sản phi rủi ro .........................................56 3.1.2. Danh mục đầu tƣ bao gồm một tài sản rủi ro và một tài sản phi rủi ro ............58 3.2. Phân bổ vốn giữa các tài sản rủi ro và mô hình Markowitz....................................58 3.2.1. Phân bổ vốn giữa các tài sản rủi ro ...................................................................58 2
  3. 3.2.2. Phân bổ tối ƣu vốn đầu tƣ trên các tài sản rủi ro – mô hình Markowitz ..........59 3.3. Lựa chọn danh mục đầu tƣ tối ƣu ...........................................................................62 3.3.1. Lựa chọn danh mục đầu tƣ tối ƣu trong trƣờng hợp không tồn tại tài sản phi rủi ro .................................................................................................................................62 3.3.2. Lựa chọn danh mục đầu tƣ tối ƣu trong trƣờng hợp tồn tại tài sản phi rủi ro ..63 BÀI TẬP ............................................................................................................................ 65 CHƢƠNG 4: MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN (CAPM) .......................................67 4.1. Tổng quan về lý thuyết thị trƣờng vốn ....................................................................67 4.1.1. Các giả định của lý thuyết thị trƣờng vốn ........................................................67 4.1.2. Kết hợp một tài sản phi rủi ro với một danh mục đầu tƣ rủi ro ........................68 4.1.3. Lựa chọn danh mục tối ƣu khi có sự tồn tại của tài sản phi rủi ro ...................69 4.1.4. Danh mục thị trƣờng .........................................................................................70 4.2. Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) ....................................................................71 4.2.1. Các giả thuyết của mô hình CAPM ..................................................................71 4.2.2. Kết luận 1: Các nhà đầu tƣ đều nắm giữ danh mục thị trƣờng .........................72 4.2.3. Kết luận 2: Phần bù rủi ro .................................................................................73 4.2.4. Hệ số beta và ý nghĩa ........................................................................................74 4.2.5. Một số lƣu ý khi ƣớc lƣợng và sử dụng hệ số beta tại thị trƣờng chứng khoán Việt Nam .....................................................................................................................76 BÀI TẬP ............................................................................................................................ 76 CHƢƠNG 5: MÔ HÌNH ĐA NHÂN TỐ..........................................................................78 5.1. Các mô hình đa nhân tố ...........................................................................................78 5.1.1. Mô hình một nhân tố.........................................................................................78 5.1.2. Mô hình đa nhân tố ...........................................................................................78 5.2. Sử dụng mô hình nhân tố để tính phƣơng sai (Var) và hiệp phƣơng sai (Cov) ......80 5.2.1. Tính Cov với mô hình một nhân tố...................................................................80 5.2.2. Tính Cov với mô hình đa nhân tố .....................................................................80 5.2.3. Dùng mô hình nhân tố để tính phƣơng sai........................................................81 BÀI TẬP ............................................................................................................................ 81 3
  4. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH 1.1. Khái niệm về đầu tƣ tài chính Khi thu nhập hiện tại vƣợt quá nhu cầu tiêu dùng, ngƣời ta có xu hƣớng tiết kiệm khoản dƣ thừa. Khoản tiết kiệm đó có thể đƣợc cất giữ trong hiện tại và sử dụng để chi tiêu trong tƣơng lai khi nhu cầu tiêu dùng vƣợt quá thu nhập. Thị trƣờng tài chính ra đời giúp những ngƣời thừa tiền có thể từ bỏ quyền sở hữu khoản tiết kiệm này ở hiện tại để nhận một khoản tiền lớn hơn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tƣơng lai. Sự đánh đổi giữa nhu cầu tiêu dùng hiện tại và kỳ vọng tiêu dùng cao hơn trong tƣơng lai là lý do dẫn đến tiết kiệm. Nhƣ vậy, trong trƣờng hợp này, chúng ta đã từ bỏ quyền sở hữu đối với khoản tiết kiệm ở hiện tại (trì hoãn tiêu dùng hiện tại) để mong nhận đƣợc một khoản tiền lớn hơn trong tƣơng lai. Trái lại, những ai tiêu dùng nhiều hơn thu nhập hiện tại (họ phải đi mƣợn tiền để chi tiêu) sẽ phải trả lại một khoản tiền lớn hơn trong tƣơng lai so với lúc họ mƣợn. Cái bạn làm với khoản tiết kiệm này để gia tăng giá trị của nó theo thời gian chính là sự đầu tư 1 Khoản chênh lệch giữa số chúng ta đã mƣợn và số tiền phải thanh toán trong tƣơng lai hay nói cách khác là khoản thặng dƣ trên số tiền tiết kiệm ban đầu đƣợc biết đến nhƣ giá trị thời gian của tiền tệ (pure time value of money). Tỷ lệ giữa nhu cầu tiêu dùng trong tƣơng lai và tiêu dùng hiện tại chính là lãi suất thuần (pure rate of interest). Lãi suất này đƣợc hình thành trên thị trƣờng vốn trên cơ sở so sánh giữa cung của thu nhập thặng dƣ (tiết kiệm) đƣợc đầu tƣ và nhu cầu tiêu dùng vƣợt mức (khoản vay mƣợn) tại một thời điểm nhất định. Chẳng hạn, nếu bạn có thể lấy 100 đồng thu nhập sẵn có hôm nay đổi 108 đồng thu nhập sau một năm thì tỷ lệ lãi suất thuần (Pure rate of interest) đối với khoản đầu tƣ phi rủi ro này là (108/100)*100% = 8%. Nhƣ vậy, những ngƣời từ bỏ 100 đồng hôm nay mong đợi sẽ đƣợc chi tiêu 108 đồng vào hàng hóa và dịch vụ trong tƣơng lai với giả định rằng chỉ số giá tiêu dùng trong nền kinh tế là không đổi. Nếu nhà đầu tƣ dự báo về một sự thay đổi giá, họ sẽ yêu cầu một tỷ lệ thu nhập cao hơn để bù đắp cho sự biến động giá trị tiền tệ theo thời gian. Chẳng hạn, nếu nhà đầu tƣ dự báo rằng giá cả tăng (sẽ có lạm phát) ở mức 2% trong suốt thời gian đầu tƣ, họ sẽ tăng tỷ suất lợi tức kỳ vọng thêm 2%. Trong ví dụ trên, nhà đầu tƣ yêu cầu 110 đồng cho việc 1 Mặt khác, khi thu nhập hiện tại thấp hơn nhu cầu tiêu dùng hiện tại, ngƣời ta sẽ vay mƣợn để bù đắp sự thiếu hụt. Tuy vậy, thay vì thảo luận trên việc đi vay, bài giảng này sẽ nhấn mạnh đến cách đầu tƣ khoản tiền tiết kiệm. 4
  5. tiêu dùng trong tƣơng lai để trì hoãn 100 đồng tiêu dùng hiện tại trong suốt thời kỳ lạm phát (tỷ suất lợi tức phi rủi ro đƣợc yêu cầu là 10% thay vì 8 %). Hơn nữa, nếu thu nhập trong tƣơng lai từ việc đầu tƣ là không chắc chắn, nhà đầu tƣ sẽ yêu cầu tỷ suất lợi nhuận bằng giá trị thuần theo thời gian của vốn cộng với tỷ lệ lạm phát. Sự không chắc chắn của dòng thu nhập trong tƣơng lai từ đầu tƣ đƣợc xem là rủi ro đầu tƣ. Phần tỷ suất lợi tức tăng thêm đƣợc cộng vào tỷ suất lợi tức danh nghĩa (tức tỷ suất lợi tức của tài sản phi rủi ro) gọi là phần bù rủi ro (Risk Premium). Trong ví dụ trên, nhà đầu tƣ yêu cầu nhiều hơn 108 đồng sau một năm để bù lại phần không chắc chắn của dòng thu nhập. Giả sử, nếu số tiền yêu cầu là 112 đồng, thì 4 đồng (hay 4%) tăng thêm đƣợc xem là phần bù rủi ro. Từ sự thảo luận ở trên, chúng ta có thể khái quát một định nghĩa tổng quát về đầu tƣ. Cụ thể, đầu tƣ là sự cam kết bỏ vốn trong hiện tại để nhận đƣợc những khoản thu nhập lớn hơn trong tƣơng lai nhằm bù đắp cho nhà đầu tƣ về (1) thời gian vốn đƣợc bỏ ra, (2) tỷ lệ lạm phát dự đoán trong tƣơng lai và (3) sự không chắc chắn của dòng thu nhập trong tƣơng lai. Nhà đầu tƣ có thể là cá nhân, chính phủ, quỹ hƣu trí, hay một tổ chức. Theo đó, định nghĩa trên bao gồm tất cả các hoạt động đầu tƣ, bao gồm cả nhà xƣởng và trang thiết bị của một tổ chức cũng nhƣ đầu tƣ cá nhân vào cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa hay bất động sản. Trong tất cả các trƣờng hợp, nhà đầu tƣ đều đổi một khoản tiền hôm nay lấy dòng thu nhập trong tƣơng lai lớn hơn khoản tiền bỏ ra lúc ban đầu. 1.2. Một số công cụ đầu tƣ tài chính cơ bản 1.2.1. Công cụ trên thị trƣờng tiền tệ Tín phiếu kho bạc (Treasury bills): là giấy nhận nợ ngắn hạn do Kho bạc nhà nƣớc (đại diện cho chính phủ) phát hành nhằm bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nƣớc tạm thời. Tín phiếu kho bạc có tính thanh khoản cao và đƣợc phát hành dƣới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ. Chứng chỉ tiền gửi (Cerificate of Deposits): là một công cụ vay nợ do ngân hàng thƣơng mại bán cho ngƣời mua. Chứng chỉ tiền gửi đƣợc thanh toán lãi hàng năm theo lãi suất định trƣớc và khi đáo hạn sẽ đƣợc thanh toán hết giá mua ban đầu. Thời hạn của chứng chỉ tiền gửi thƣờng là ngắn hạn (cũng có trƣờng hợp thời hạn lên tới 3 đến 5 năm). Chứng chỉ tiền gửi thƣờng đƣợc phát hành với các mệnh giá cao. Sự ra 5
  6. đời của chứng chỉ tiền gửi đánh dấu sự thay đổi căn bản trong cơ chế quản lý cảu các ngân hàng: chuyển từ quản lý nợ sang quản lý tài sản có, bởi nó cung cấp cấp một hình thức huy động vốn chủ động cho ngân hàng thƣơng mại thay vì phải phụ thuộc vào ngƣời gửi tiền. Thƣơng phiếu (Commercial Paper): là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định. Đây là giấy nhận nợ đƣợc phát hành bởi các doanh nghiệp nhằm bổ sung nhu cầu vốn ngắn hạn theo cách thức gần giống ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi. Tuy nhiên khác với chứng chỉ tiền gửi, thƣơng phiếu thƣờng đƣợc phát hành dƣới hình thức chiết khấu. Thời hạn của thƣơng phiếu có thể từ 1 ngày, 2 ngày, đến 270 ngày nhƣng nhìn chung thƣơng phiếu có thời hạn ngắn hơn 30 ngày. Chấp phiếu của ngân hàng (Bankers Accetances): là các hối phiếu kỳ hạn do các công ty ký phát và đƣợc ngân hàng đảm bảo thanh toán bằng cách đóng dấu “đã chấp nhận” lên tờ hối phiếu. Chấp phiếu của ngân hàng đƣợc phát hành khi ngƣời bán không tin tƣởng vào khả năng thanh toán của ngƣời mua, và vì thế yêu cầu ngƣời mua phải có sự bảo đảm thanh toán từ ngân hàng có uy tín. Đô la Châu Âu (Euro Dollars): là những đồng đô la Mỹ do các ngân hàng ngoại quốc ở bên ngoài nƣớc Mỹ hoặc các chi nhánh của ngân hàng Mỹ ở ngoại quốc nắm giữ. Các ngân hàng Mỹ có thể vay những món tiền này từ các ngân hàng nƣớc ngoài hoặc từ các chi nhánh của ngân hàng Mỹ ở nƣớc ngoài khi họ cần vốn. Hợp đồng mua lại và hợp đồng mua đảo ngƣợc (Repurchase Agreement, Reverse Repurchase Agreement): hợp đồng mua lại là hợp đồng bán chứng khoán kèm theo cam kết sẽ mua lại với mức giá cao hơn đã xác định trƣớc vào một thời điểm nhất định. Hợp đồng mua lại đảo ngƣợc là sự đổi chiều của hợp đồng mua lại. Ngƣời kinh doanh mua chứng khoán từ nhà đầu tƣ kèm theo thỏa thuận sẽ bán lại chứng khoán đó sau một thời hạn nhất định với giá cao hơn. 1.2.2. Các công cụ trên thị trƣờng vốn Cổ phiếu ƣu đãi (Preferred Stocks): là cổ phiếu mà ngƣời sở hữu nó đƣợc ƣu tiên chia lợi tức trƣớc so với cổ đông sở hữu cổ phiếu thƣờng và lợi tức là cố định (số tiền cố định hoặc tỷ suất cổ tức); đƣợc ƣu tiên hoàn vốn so với cổ phiếu thƣờng khi có chủ trƣơng hoàn vốn; không đƣợc quyền bầu cử; vì thế giá cổ phiếu ƣu đãi ít biến động. 6
  7. Cổ phiếu là loại phiếu chứng nhận sự góp vốn vào một công ty để trở thành một thành viên của công ty đó. Theo luật chứng khoán Việt Nam: cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp phát của ngƣời sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành. Cổ phiếu thƣờng có các đặc điểm cơ bản sau: - Thị giá cổ phiếu thƣờng xuyên biến động trên thị trƣờng - Cổ phiếu có khả năng chuyển nhƣợng mua, bán trên thị trƣờng chứng khoán (TTCK). - Cổ phiếu có giá trị trong suốt thời gian tồn tại ghi trong điều lệ của công ty. Do đó thời hạn của cổ phiếu đƣợc xem nhƣ vô hạn. Cổ phiếu thƣờng (Common stocks): là loại cổ phiếu thông dụng nhất và thể hiện rõ các đặc điểm của cổ phiếu đã nêu trên. Chứng chỉ quỹ (Shares issued by Funds): là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tƣ đối với phần vốn góp của quỹ đại chúng. Trái phiếu (Bonds): là chứng thƣ xác nhận một khoản nợ của ngƣời phát hành, trong đó cam kết sẽ trả khoản nợ kèm với tiền lãi trong một thời hạn nhất định, thƣờng trả lãi định kỳ. Mệnh giá (giá trị đến hạn) của trái phiếu là khoản tiền ngƣời phát hành phải trả khi đến hạn. Theo luật chứng khoán Việt Nam: trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời sở hữu đối với vốn nợ của tổ chức phát hành. 1.3. Đo lƣờng tỷ suất lợi tức và rủi ro của một chứng khoán Mục tiêu hƣớng đến của môn học này là giúp ngƣời học hiểu đƣợc cách làm thế nào để lựa chọn tài sản đầu tƣ. Tiến trình lựa chọn này yêu cầu nhà đầu tƣ phải ƣớc lƣợng và định giá rủi ro cũng nhƣ lợi tức yêu cầu giữa những cơ hội đầu tƣ khác nhau. Vì vậy việc nắm vững cách thức đo lƣờng tỷ suất lợi tức kỳ vọng và rủi ro liên quan đến việc đầu tƣ là yêu cầu tiên quyết của hoạt động đầu tƣ. Để thực hiện điều đó, phần này chúng ta sẽ xem xét các cách để lƣợng hóa lợi tức và rủi ro của một tài sản riêng lẻ 1.3.1. Đo lƣờng tỷ suất lợi tức 1.3.1.1 Đo lường tỷ suất lợi tức quá khứ Khi đánh giá giữa các cơ hội đầu tƣ, nhà đầu tƣ thông thƣờng thƣờng so sánh những cơ hội đầu tƣ này với sự biến động giá trên thị trƣờng. Chẳng hạn, nhà đầu tƣ muốn so sánh giữa một cổ phiếu giá 30.000 đồng không đƣợc trả cổ tức với cổ phiếu giá 150.000 7
  8. đồng trả cổ tức 5.000 đồng/ năm. Để định giá hợp lý hai cơ hội đầu tƣ này, cần phải so sánh một cách chính xác tỷ suất lợi tức quá khứ của hai cổ phiếu đó. Khi chúng ta đầu tƣ, chúng ta trì hoãn tiêu dùng hiện tại nhằm tăng thêm giá trị phục vụ cho việc tiêu dùng nhiều hơn trong tƣơng lai. Bởi vậy, khi chúng ta nói về thu nhập của một hoạt động đầu tƣ, chúng ta sẽ quan tâm đến kết quả thay đổi của tài sản từ sự đầu tƣ. Sự thay đổi trong giá trị tài sản này có thể do dòng tiền vào nhƣ tiền lãi hay cổ tức hoặc có thể tạo ra bởi sự thay đổi thị giá của tài sản (tăng hoặc giảm). Nếu chúng ta bỏ ra 200 triệu đồng để đầu tƣ vào cổ phiếu VNM tại thời điểm đầu năm và nhận lại đƣợc 220 triệu đồng vào thời điểm cuối năm. Tỷ suất lợi tức trong khoảng thời gian này là bao nhiêu? Khoảng thời gian thực hiện hoạt động đầu tƣ đó gọi là thời gian nắm giữ (holding period) và thu nhập nhận đƣợc trong khoảng thời gian đó gọi là thu nhập hay lợi tức thời kỳ (holding period return-HPR). Trong ví dụ trên, HPR đƣợc tính nhƣ sau: HPR = Giá trị lúc kết thúc khoản đầu tƣ/ Giá trị lúc bắt đầu khoản đầu tƣ (1.1) = 220 triệu/200 triệu = 1,10 Giá trị này sẽ luôn luôn bằng hoặc lớn hơn 0, và không bao giờ nhận giá trị âm. Khi giá trị này lớn hơn 1 (HPR>1), nghĩa là giá trị tài sản tăng, tức là nhà đầu tƣ nhận đƣợc một tỷ suất lợi tức dƣơng trong suốt thời gian đầu tƣ. Ngƣợc lại, khi giá trị này nhỏ hơn 1 (HPR
  9. Ví dụ 1.1: Xem xét một cơ hội đầu tƣ vào chứng khoán với tổng giá trị vốn bỏ ra ban đầu là 500 triệu đồng và đƣợc định giá là 1,2 tỷ đồng sau 2 năm nắm giữ: HPR = Giá trị ban đầu của khoản đầu tƣ/Giá trị kế thúc của khoản đầu tƣ = 1.200/500 = 2,4 HPY = 2,4 – 1 = 1,4 AHPY = √ -1 = 54,92% Trái lại, xem xét một cơ hội đầu tƣ với giá trị ban đầu là 250 triệu đồng với thời gian nắm giữ chỉ trong 6 tháng và đƣợc mức lợi tức là 30 triệu đồng mỗi tháng. Tính AHPY? HPR = 280/250 = 1,12; HPY = 1,12 – 1 = 0,12; AHPY = (1 + HPY)2 – 1 = 25,44%. Chú ý là chúng ta có một số giả thiết khi chuyển đổi ra AHPY. Cụ thể, tỷ suất lợi tức hàng năm đƣợc giả định không đổi cho mỗi năm. Ở ví dụ đầu tiên (khoảng thời gian 2 năm đầu tƣ), chúng ta giả sử tỷ suất lợi tức là 54,92% mỗi năm. Ở ví dụ thứ hai (thời gian nắm giữ chỉ trong 6 tháng), chúng ta giả sử rằng tỷ suất lợi tức kiếm đƣợc ở 6 tháng đầu của năm cũng tƣơng tự nhƣ giá trị ở 6 tháng còn lại. Để dễ dàng đánh giá lợi tức từ đầu tƣ, tỷ suất lợi tức thƣờng đƣợc quy đổi theo năm, chúng ta sử dụng công thức tính lãi kép cho các mức lợi tức trong một năm. Theo đó, 12% tỷ suất lợi tức của 6 tháng đầu sẽ đƣợc tính theo phƣờng pháp lãi kép để hình thành mức 25,44% tỷ suất lợi tức cho toàn năm. Thực tế, bởi vì sự không chắc chắn của việc kiếm đƣợc một khoản lợi tức tƣơng tự trong 6 tháng tiếp theo, các định chế sẽ không tính theo lãi kép các dòng thu nhập từng phần trong năm. Một điểm cần lƣu ý là giá trị kết thúc của khoản đầu tƣ có thể là kết quả của sự tăng hoặc giảm của: (i) giá trị tài sản đầu tƣ (chẳng hạn, một cổ phiếu có giá tăng từ 15.000 đồng lên 20.00 đồng), (ii) thu nhập từ sự đầu tƣ, (iii) hoặc kết hợp giữa sự thay đổi giá và thu nhập. Giá trị cuối cùng bao gồm giá trị của tất cả các khoản thu liên quan đến hoạt động đầu tƣ. Vì thế công thức tổng quát của HPY là: HPY =( ) * 100% Trong đó, D là cổ tức cố định trong khoảng thời gian đầu tƣ; P1 và P0 lần lƣợt là giá trị bán ra và giá trị mua vào. 9
  10. Trên cơ cở AHPY, chúng ta sẽ tiếp tục xem xét phƣơng pháp tính tỷ suất lợi tức trung bình năm của một tài sản đơn. Đầu tƣ vào một tài sản đơn có thể nhận đƣợc tỷ suất lợi tức cao trong một vài năm nhất định và cũng có khả năng nhận đƣợc tỷ suất lợi tức thấp, thậm chí có giá trị âm ở một vài năm còn lại Bảng 1.1 Tỷ suất lợi tức của các cổ phiếu riêng lẻ Tên cổ Số cổ Mệnh Tổng giá trị Mệnh Tổng giá trị HPR HPY phiếu phiếu giá lúc lúc mua vào giá lúc lúc bán ra (lần) (%) mua (đồng) bán ra (đồng) vào (đồng) (đồng) AGF 10.000 25.000 250.000.000 27.000 270.000.000 1,08 8% BBC 20.000 21.000 420.000.000 25.000 500.000.000 1,19 19% CTG 50.000 20.000 1.000.000.000 21.000 1.050.000.000 1,05 5% Tổng 1.670.000.000 1.820.000.000 Với một chuỗi tỷ suất lợi tức hàng năm (AHPYs) đối với một tài sản đơn đã biết, có 02 phƣơng pháp đo lƣờng tỷ suất lợi tức trung bình năm. Thứ nhất là phƣơng pháp trung bình cộng (Arithmetic Mean – AM), và thứ hai là phƣơng pháp trung bình nhân (GEOMETRIC Mean – GM). Tỷ suất lợi tức năm theo phƣơng pháp trung bình cộng (AM) sẽ bằng tổng các AHPY hàng năm chia cho tổng số năm đầu tƣ (n): ∑ AM = (1.4) Với ∑ : tổng các tỷ suất lợi tức nhận đƣợc hàng năm. Đối với phƣơng pháp trung bình nhân (GM), tỷ suất lợi tức năm trong n năm là: GM = √∏ – 1 (1.5) Với ∏ : tích của các tỷ suất lợi tức nhận đƣợc hàng năm. Để minh họa cho những phƣơng pháp tính ở trên, chúng ta xem xét một cơ hội đầu tƣ vào cổ phiếu FPT với những dữ liệu sau: Năm Giá trị bắt đầu Giá trị kết HPR (lần) HPR(%) (đồng) thúc (đồng) 1 95.000 97.500 1,0263 2,63 10
  11. 2 97.500 105.000 1,0769 7,96 3 105.000 102.500 0,9762 -2,38 AM = [(0,0263) + (0,0769) + (-0,0238)]/3 = 3,43% GM = [(1,0263) * (1,0769) * (0,9762)]1/3 – 1 = 2,69% Nhà đầu tƣ thƣờng quan tâm đến hoạt động đầu tƣ dài hạn khi so sánh giữa những cơ hội đầu tƣ thay thế. GM đƣợc xem là phƣơng pháp tốt nhất để đo lƣờng tỷ suất lợi tức trung bình dài hạn vì nó thể hiện tỷ suất lợi tức kép hàng năm dựa trên sự so sánh giá trị lúc bán ra và giá trị lúc mua vào của tài sản. Chẳng hạn, nếu chúng ta tính theo phƣơng pháp lãi kép của tỷ suất 2,69% cho 3 năm, tức (1,0269)3, chúng ta nhận đƣợc giá trị cuối cùng là 1,082. Nhƣ vậy, lãi suất kép cộng dồn trong khoảng thời gian 3 năm lên đến 8,2% thay vì đơn thuần là 1,0269*3 = 8,07%. Ngƣợc lại, tỷ suất lợi tức trung bình cộng thể hiện thành quả tiêu biểu (mang tính đại diện) cho một năm cụ thể. Mặc dù phƣơng pháp trung bình cộng giải thích tốt tỷ suất lợi tức kỳ vọng đối với một hoạt động đầu tƣ cho một năm cụ thể, nó thƣờng bị lƣợng hóa quá cao nếu đƣợc dùng để đo lƣờng giá trị của tài sản trong dài hạn. Điều này càng rõ ràng đối với một chứng khoán biến động mạnh. Xem xét ví dụ, cổ phiếu công ty cổ phần sữa Việt Nam (VNM) tăng từ 120.000 đồng lên 240.000 đồng trong năm đầu tiên niêm yết và giảm giá xuống còn 120.000 đồng trong năm thứ 2. Tỷ suất lợi tức trung bình hàng năm sẽ là: Năm Giá trị bắt đầu Giá trị kết HPR (lần) HPR (%) (đồng) thúc (đồng) 1 120.000 240.000 2,00 100 2 240.000 120.000 0,50 -50 Tỷ suất lợi tức trung bình theo phƣơng pháp trung bình cộng: AM = [1 + (-0,50)]/2 = 25% Tỷ suất lợi tức trung bình theo phƣơng pháp trung bình nhân: 11
  12. GM = [(2,00)*(0,50)]1/2- 1 = 0% Kết quả theo phƣơng pháp GM rõ ràng cho thấy không có sự thay đổi giá trị tài sản qua 2 năm đầu tƣ. Trong khi đó, ở phƣơng pháp AM, tỷ suất bình quân năm lên đến 25%. Khi tỷ suất lợi tức giống nhau qua các năm, GM sẽ bằng với AM. Nếu tỷ suất lợi tức thay đổi qua các năm thì GM sẽ luôn nhỏ hơn AM. Sự khác biệt về giá trị trung bình giữa hai phƣơng pháp phụ thuộc vào sự thay đổi của tỷ suất lợi tức hằng năm. Tỷ suất lợi tức hằng năm biến động càng lớn thì sự chênh lệch trong giá trị giữa 2 phƣơng pháp cũng càng lớn. 1.3.1.2 Đo lường tỷ suất lợi tức kỳ vọng Trái với tỷ suất lợi tức quá khứ, nhà đầu tƣ trong trƣờng hợp này kỳ vọng vào triển vọng của một cơ hội đầu tƣ thông qua tỷ suất lợi tức kỳ vọng. Chẳng hạn, khi nhà đầu tƣ ƣớc đoán cơ hội đầu tƣ đem lại tỷ suất lợi tức 10%, con số này thể hiện sự ƣớc tính tốt nhất của nhà đầu tƣ (đƣợc gọi là điểm ƣớc tính). Nói cách khác, nhà đầu tƣ có thể biết rõ sự không chắc chắn của tỷ suất lợi tức kỳ vọng và chấp nhận rằng dƣới những điều kiện nhất định, tỷ suất lợi suất thấp nhất hằng năm có thể nhận giá trị âm, chẳng hạn -10% và cũng có thể tăng trƣởng cao nhất lên đến, chẳng hạn 25%. Điểm ƣớc tính kỳ vọng này đƣợc xác định từ một chuỗi các lợi tức có thể xảy ra từ hoạt động đầu tƣ và phản ánh không chắc chắn của thu nhập thực tế. Chuỗi các lợi tức này càng rộng thì cơ hội đầu tƣ càng rủi ro. Nhà đầu tƣ tính toán tỷ suất lợi tức kỳ vọng bằng cách phân tích các tỷ suất ƣớc tính. Để làm đƣợc điều này, nhà đầu tƣ phải ấn định tất cả các khả năng (xác suất) có thể xảy ra của tất cả các mức lợi tức. Những giá trị xác suất này thay đổi từ 0 (nghĩa là không có khả năng xảy ra) đến 1 (nghĩa là có khả năng chắc chắn rằng tài sản sinh lời ở một tỷ suất cụ thể) và thông thƣờng đƣợc ƣớc tính một cách chủ quan dựa trên số liệu quá khứ của tài sản hay của những tài sản tƣơng tự nhau đƣợc điều chỉnh theo dự đoán của nhà đầu tƣ về triển vọng của tài sản trong tƣơng lai. Chẳng hạn, nhà đầu tƣ dự đoán khoảng 30% khả năng rằng tỷ suất lợi tức của một tài sản đơn đƣợc chọn mang lại 10%. Sử dụng những thông tin dự đoán trong tƣơng lai liên quan đến các triển vọng của nền kinh tế, nhà đầu tƣ có thể lƣợng hóa đƣợc những nhân tố tác động đến danh mục đầu tƣ của họ trong tƣơng lai. Tỷ suất lợi tức kỳ vọng từ đầu tƣ đƣợc xác định nhƣ sau: 12
  13. Tỷ suất lợi tức kỳ vọng = ∑ E(R) = [(P1)*(R1) + (P2)*(R2) + … + (Pn)*(Rn)] E(R) = ∑ (1.6) Trong đó Pi là xác xuất xảy ra trạng thái I và Ri là tỷ suất lợi tức của chứng khoán ở trạng thái I và n là số trạng thái Chúng ta hãy bắt đầu phân tích tác động của rủi ro thông qua một ví dụ về một cơ hội đầu tƣ với mức tỷ suất lợi tức chắc chắn là 5%. Hình 1.1 biểu diễn cho trƣờng hợp này. 13
  14. Hình 1.1 Phân phối xác suất trong đầu tƣ phi rủi ro Xác suất 1,00 0,90 0,80 0,70 0,60 0,50 0,40 0,30 0,20 0,10 0,00 -0,50 0,00 0,05 0,10 0,15 Tỷ suất lợi tức Bởi vì mức tỷ suất lợi tức thu đƣợc chắc chắn, nên xác suất nhận đƣợc mức tỷ suất lợi tức này bằng 1. Thực tế có rất ít cơ hội đầu tƣ có thể đảm bảo thu đƣợc một mức tỷ suất lợi tức chắc chắn. Trong trƣờng hợp này, chỉ có một giá trị Pi*Ri duy nhất: E(Ri) = (1,0)*(0,05) = 0,05 Trong một tình huống khác, giả sử nhà đầu tƣ tin rằng cơ hội đầu tƣ sẽ mang lại nhiều mức tỷ suất lợi tức khác nhau phụ thuộc vào trạng thái của nền kinh tế. Chẳng hạn, xem xét ví dụ dƣới đây: Một nhà đầu tƣ ƣớc lƣợng xác suất của mỗi tỷ suất lợi tức tƣơng ứng với từng trạng thái của nền kinh tế dựa trên trải nghiệm quá khứ và triển vọng hiện tại của nền kinh tế: Trạng thái của nền kinh tế Xác suất Tỷ suất lợi tức Tăng trƣởng mạnh, không lạm phát 0,15 0,20 Nền kinh tế suy thoái, lạm phát trên mức trung bình 0,15 -0,20 Tăng trƣởng ổn định 0,70 0,10 Tập hợp các kết quả có thể có, đƣợc biểu diễn trên hình 1.2. Tỷ suất lợi tức kỳ vọng [E(Ri))] đƣợc tính toán nhƣ sau: E(Ri)= [(0,15)*(0,20)] + [(0,15)*(-0,20)] + [(0,70) + (0,10)] = 0,07 = 7% 14
  15. Hình 1.2 Phân phối xác suất của một cơ hội đầu tƣ có rủi ro với 3 mức tỷ suất lợi tức Xác suất 1,0 0,9 0,8 0,7 0,6 0,5 0,4 0,3 0,2 0,1 0,0 -0,30 -0,20 -0,10 0,00 0,10 0,20 0,30 Tỷ suất lợi tức Xem xét một trƣờng hợp khác với một chuỗi mƣời tỷ suất lợi tức từ -40% đến 50% với xác suất nhƣ nhau cho từng mức lợi tức. Đồ thị với tập hợp các lợi tức mong đợi đƣợc biểu diễn trên hình 1.3. Tỷ suất lợi tức từ sự đầu tƣ này sẽ là: E(Ri) = 0,10*(-0,40) + 0,10*(-0,30) + 0,10*(-0,20) + 0,10*(-0,10) + 0,10*0,00 + 0,10*0,0 + 0,10*0,10 + 0,10*0,20 +0,10*0,30 + 0,10*0,40 + 0,10*0,50 = 0,05 15
  16. Hình 1.3 Phân phối xác suất của một hoạt động đầu tƣ có rủi ro với 10 mức tỷ suất lợi tức Xác suất 1,0 0,9 0,8 0,7 0,6 0,5 0,4 0,3 0,2 0,1 0,0 -0,40 -0,30 -0,20 -0,10 0,00 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 Tỷ suất lợi tức Tỷ suất lợi tức kỳ vọng đối với cơ hội đầu tƣ này bằng với tỷ suất lợi tức trong trƣờng hợp cơ hội đầu tƣ có tỷ suất lợi tức chắc chắn 5%; nhƣng trong trƣờng hợp này, nhà đầu tƣ không chắc chắn về tỷ suất lợi tức thực tế thu đƣợc. Do sự không chắc chắn nên cơ hội này đƣợc xem nhƣ là một hoạt động đầu tƣ có rủi ro. Kết quả là nhà đầu tƣ sẽ phải cân nhắc để lựa chọn giữa một cơ hội đầu tƣ có rủi ro và một cơ hội đầu tƣ phi rủi ro thay thế. Những nhân tố quyết định đến tỷ suất lợi tức kỳ vọng Vấn đề mấu chốt của quá trình lựa chọn loại chứng khoán cho danh mục là tìm đƣợc loại chứng khoán với tỷ suất lợi tức bù đắp đƣợc: (i) giá trị thời gian của tiền tệ, (ii) tỷ lệ lạm phát dự đoán và (iii) mức độ rủi ro. Nhƣ vậy, ba yếu tố trên sẽ chi phối tỷ suất lợi tức yêu cầu (kỳ vọng). Đây là mức tỷ suất lợi tức thấp nhất mà nhà đầu tƣ mong đợi từ việc đầu tƣ để chấp nhận trì hoãn tiêu dùng hiện tại. Do sự khác nhau về tỷ suất lợi tức nhận đƣợc của mỗi tài sản, nhà đầu tƣ phải nắm vững những nhân tố rủi ro ảnh hƣởng đến tỷ suất lợi tức kỳ vọng và sử dụng chúng để đánh giá các cơ hội đầu tƣ. 1.3.2. Đo lƣờng rủi ro trong đầu tƣ chứng khoán 1.3.1.1 Khái niệm rủi ro 16
  17. Mặc dù có những định nghĩa khác nhau về rủi ro và sự không chắc chắn, nhƣng trong hầu hết các tài liệu tài chính, hai thuật ngữ này đƣợc dùng thay thế cho nhau. Thật vậy, một cách để định nghĩa rủi ro là kết quả không chắc chắn trong tƣơng lai. Một định nghĩa khác, đó là khả năng thiệt hại. Trong phần này, chúng ta sẽ thảo luận cách đo lƣờng rủi ro theo lý thuyết danh mục đầu tƣ. 1.3.1.2 Các loại rủi ro trong đầu tư tài chính (a) Nếu xét theo bản chất của rủi ro, rủi ro trong đầu tư tài chính bao gồm: Rủi ro kinh doanh là sự không chắc chắn của dòng thu nhập xuất phát từ hoạt động kinh doanh của một công ty. Dòng thu nhập của công ty càng ít chắc chắn bao nhiêu thì tỷ suất lợi tức càng ít chắc chắn bấy nhiêu. Ví dụ, một công ty thực phẩm bán lẻ thông thƣờng thu đƣợc doanh số bán và tỷ lệ tăng trƣởng ổn định qua thời gian và do đó có rủi ro kinh doanh thấp hơn so với một công ty trong ngành ô tô, trong đó doanh số và thu nhập dao động mạnh theo chu kỳ kinh doanh (hàm ý răng rủi ro kinh doanh cao). Rủi ro tài chính là sự không chắc chắn của dòng thu nhập của một công ty do những phƣơng pháp tài trợ vốn cho hoạt động kinh doanh, đầu tƣ của nó. Nếu một công ty chỉ sử dụng vốn cổ phiếu thƣờng để tài trợ cho các hoạt động đầu tƣ, công ty chỉ chịu rủi ro kinh doanh. Ngƣợc lại, nếu một công ty vay vốn để đầu tƣ, nó phải thanh toán chi phí tài chính cố định (lãi trả cho ngƣời cho vay) trƣớc khi trả lợi tức đến cổ đông. Vì vậy, sự không chắc chắn của dòng thu nhập (rủi ro tài chính) của các chủ sở hữu tăng lên. Rủi ro thanh khoản là sự không chắc chắn của dòng tiền từ tài sản đầu tƣ do khả năng thanh khoản của thị trƣờng thứ cấp(2). Khi nhà đầu tƣ nắm giữ một tài sản, anh tai mong đợi rằng tài sản đầu tƣ này sẽ đáo hạn đúng kỳ hạn thanh toán hoặc nó có khả năng chuyển nhƣợng trên thị trƣờng. Trong mỗi trƣờng hợp trên, nhà đầu tƣ kỳ vọng có thể chuyển đổi chứng khoán nắm giữ thành tiền mặt và sử dụng tiền thu đƣợc đáp ứng cho tiêu dùng hiện tại hoặc đầu tƣ khác. Khả năng chuyển đổi thành tiền (tính thanh khoản) của tài sản càng khó khăn, thì rủi ro thanh khoản càng lớn. Một nhà đầu tƣ phải xem xét hai vấn đề khi đánh giá rủi ro thanh khoản của một tài sản đầu tƣ: (1) Mất bao lâu để chuyển đổi tài sản này thành tiền mặt? và (2) Sự chắc chắn của giá trị nhận đƣợc? Tƣơng tự nhƣ vậy, đối với ngƣời có nhu cầu nắm giữ tài sản đó, họ cũng cân nhắc hai khía cạnh: (1) Mất bao lâu để hoàn tất việc mua? Và (2) Sự không chắc chắn của giá cả phải thanh toán? 2 Thị trƣờng vốn bao gồm thị trƣờng sơ cấp và thị trƣờng thứ cấp. Chứng khoán đƣợc bán lần đầu tiên trên thị trƣờng sơ cấp và tất cả những giao dịch sau đó đƣợc diễn ra trên thị trƣờng thứ cấp. 17
  18. Rủi ro tỷ giá là sự không chắc chắn của dòng thu nhập đối với nhà đầu tƣ khi nắm giữ chứng khoán bằng ngoại tệ. Khả năng gánh chịu rủi ro này đang dần trở nên phổ biến vùng với việc các nhà đầu tƣ đang tăng cƣờng hoạt động mua bán tài sản trên khắp các thị trƣờng quốc tế chứ không chỉ giới hạn bên trong phạm vi quốc gia. Một nhà đầu tƣ Mỹ mua chứng khoán của Việt Nam (bằng đồng Việt Nam) phải xem xét không chỉ ở phần lợi tức không chắc chắn bằng đồng Việt Nam mà còn phải xem xét bất kỳ sự thay đổi về tỷ giá giữa hai đồng tiền, đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Nghĩa là, ngoài việc phải xem xét hoạt động kinh doanh và rủi ro tài chính của công ty nƣớc ngoài, cũng nhƣ rủi ro thanh khoản của chứng khoán, nhà đầu tƣ phải xem xét thêm sự không chắc chắn của lợi tức của chứng khoán Việt Nam khi nó đƣợc chuyển đổi từ đồng Việt Nam sang đồng đô la Mỹ. Rủi ro quốc gia, còn đƣợc gọi là rủi ro chính trị, là sự không chắc chắn của dòng lợi tức nhận đƣợc khi có những biến động lớn trong môi trƣờng chính trị hoặc kinh tế - xã hội ở một quốc gia. Rủi ro lãi suất là rủi ro bị giảm giá các công cụ nợ đang nắm giữ khi lãi suất thị trƣờng tăng. Rủi ro thanh toán (còn gọi là rủi ro tín dụng) là rủi ro mà tổ chức phát hành trái phiếu có thể vỡ nợ, mất khả năng thanh toán đúng hạn các khoản lãi và gốc của đợt phát hành. Rủi ro tái đầu tƣ: dòng tiền lãi định kỳ nhận đƣợc từ các công cụ nợ đƣợc nhà đầu tƣ tái đầu tƣ, khoản thu nhập của việc tái đầu tƣ đó còn đƣợc gọi là lãi của lãi. Rủi ro tái đầu tƣ tiền lãi. Rủi ro tái đầu tƣ tiền lãi của trái phiếu phụ thuộc vào mức lãi suất hiện hành tại thời điểm tái đầu tƣ và chiến lƣợc tái đầu tƣ. Khả năng thay đổi của lãi suất tái đầu tƣ xác định dựa vào thay đổi của lãi suất thị trƣờng, điều đó dẫn đến sự không chắc chắn của lợi tức dự kiến nhận đƣợc từ tiền lãi tái đầu tƣ trong tƣơng lai (b) Căn cứ vào mức độ đa dạng hóa của rủi ro, rủi ro trong đầu tư tài chính gồm 2 loại, rủi ro phi hệ thống hay còn gọi là rủi ro đặc thù, rủi ro cá thể và rủi ro hệ thống: Rủi ro phi hệ thống là một phần của rủi ro đầu tƣ. Loại rủi ro này là kết quả của những biến cố ngẫu nhiêu và chỉ ảnh hƣởng đến một công ty hoặc một ngành công nghiệp nào đó. Các yếu tố này có thể là những biến động về lực lƣợng lao động, năng lực quản trị, kiện tụng hay chính sách điều tiết của chính phủ. Rủi ro phi hệ thống có thể phân tán đƣợc bằng cách nắm giữ một danh mục đầu tƣ đủ nhiều loại tài sản rủi ro. 18
  19. Rủi ro hệ thống là những sự cố xảy ra trong quá trình vận hành của hệ thống (nền kinh tế) và/hoặc những sự số xảy ra ngoài hệ thống nhƣng có tác động đến phần lớn hệ thống. Những rủi ro này gây ảnh hƣởng đến giá của hầu hết chứng khoán và không thể đa dạng hóa đƣợc 1.3.1.3. Bản chất của rủi ro Bản chất của rủi ro nghĩa là nó tạo ra nhiều hơn một đầu ra hợp lý. Xem xét trƣờng hợp đơn giản nhất là kỳ vọng đơn. Kỳ vọng đơn là cơ hội đầu tƣ mà giá trị đầu tƣ của nó chịu tác động của rủi ro và có duy nhất hai kết quả có thể xảy ra. Ví dụ: Giá trị một tài sản đầu tƣ ban đầu, W, bằng 1.000 triệu đồng và giả sử có thể xảy ra 2 trƣờng hợp. Trƣờng hợp thứ nhất, với xác suất p = 0,6 và tổng giá trị nhận đƣợc là W1 = 1.500 triệu. Trƣờng hợp thứ còn lại, xác suất 1 – p = 0,4 và tổng giá trị nhận đƣợc tƣơng ứng W2 = 800 triệu. Chúng ta có thể miêu tả kỳ vọng đơn bằng cách sử dụng biểu đồ cây sự kiện: P = 0,6 W1 = 1.500 triệu đồng W = 1.000 triệu đồng P = 0,4 W2 = 800 triệu đồng Giả sử một nhà đầu tƣ nắm giữa tài sản đầu tƣ này trong một năm. Làm thế nào nhà đầu tƣ này đánh giá rủi ro và lợi tức kỳ vọng của tài sản nắm giữ? Đầu tiên, sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, tổng giá trị kỳ vọng cuối thời gian đầu tƣ (cuối năm), E(W) sẽ là: E(W) = pW1 + (1-p)W2 = (0,6 x 1.500) + (0,4 x 800) = 1.220 triệu đồng Lợi tức kỳ vọng từ việc đầu tƣ 1 tỷ là 1.220 triệu – 1.000 triệu = 220 triệu đồng. Lợi tức kỳ vọng có đủ lớn hay không để bù đắp rủi ro xảy ra phụ thuộc vào triển vọng của các cơ hội đầu tƣ thay thế. Chẳng hạn, tín phiếu kho bạc (T-Bills) là một cơ hội đầu tƣ thay thế cho tài sản đầu tƣ rủi ro ở trên. Giả sử tại thời điểm ra quyết định, tín phiếu kho bạc cung cấp tỷ suất lợi tức phi rủi ro là 5%; một khoản đầu tƣ trị giá 1 tỷ đồng sẽ nhận đƣợc lợi tức chắc chắn là 500 triệu. Chúng ta có thể mô tả bằng sơ đồ nhƣ sau: 19
  20. p = 0.6 LN = 500 triệu A. Đầu tƣ có rủi ro 1- p = 0.4 LN = -200 triệu 1.000 triệu B. Đầu tƣ phi rủi ro LN = 50 triệu Ở phần trên, chúng ta đã nhận thấy đƣợc lợi tức kỳ vọng của tài sản đầu tƣ rủi ro là 220 triệu. Do đó, chênh lệch lợi tức của cơ hội đầu tƣ có rủi ro sẽ lớn hơn so với cơ hội đầu tƣ phi rủi ro vào tín phiếu kho bạc là: 220 triệu – 50 triệu = 170 triệu Điều này nghĩa là 170 triệu đƣợc xem nhƣ là phần bù rủi ro cho nhà đầu tƣ từ việc chấp nhận đầu tƣ vào một tài sản rủi ro. BÀI TẬP 1. Vào ngày 1/1, nhà đầu tƣ mua 10.000 cổ phiếu với giá 34.000đ một cổ phiếu và một năm sau bán nó với giá 9.000đ một cổ phiếu. Trong suốt thời gian năm giữ, ngƣời đó nhận đƣợc 1.500đ tiền cổ tức trên mỗi cổ phiếu. Hãy tính HPY cho sự đầu tƣ này? 2. Tại thời điểm bắt đầu năm trƣớc, nhà đầu tƣ đầu tƣ 400 triệu đồng vào 8.000 cổ phiếu của tập đoàn HAG. Trong suốt thời năm đầu tƣ HAG trả cổ tức là 500đ trên mỗi cổ phiếu. Tại thời điểm kết thúc năm, nhà đầu tƣ bán 8.000 cổ phiếu này với giá 59.000đ một cổ phiếu. Hãy tính HPY đối với cơ hội đầu tƣ này và chỉ ra trong giá trị HPY này sự tác động do thay đổi của giá cổ phiếu là bao nhiêu và do cổ tức là bao nhiêu? 3. Có dữ liệu của 2 tài sản tài chính nhƣ sau: E(R1) = 0,15 ϭ1 = 0,10 W1 = 0,5 E(R2) = 0,20 ϭ2 = 0,20 W2 = 0,5 Hãy tính tỷ suất lợi tức kỳ vọng và độ lệch chuẩn của danh mục đầu tƣ này trong 2 trƣờng hợp hệ số tƣơng quan giữa hai cổ phiếu là 0,40 và -0,60. Hãy biểu diễn hai trƣờng hợp này trên đồ thị rủi ro – lợi tức và giải thích ngắn gọn kết quả? 20
nguon tai.lieu . vn