Xem mẫu

  1. ĐẠI CƯƠNG VỀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Bài 1b Giảng viên: Vương Đức Hoàng Quân, Ph.D.(AIT) Cấu trúc bài giảng Chức năng của thị trường tài chính Cấu trúc của thị trường tài chính Các công cụ của thị trường tài chính Các định chế tài chính Chức năng Các loại hình định chế tài chính 1
  2. CÁC CÔNG CỤ CỦA THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Công cụ thị trường tiền tệ 2
  3. Tín phiếu kho bạc (1) Đây là các công cụ nợ ngắn hạn do chính phủ phát hành. Tín phiếu kho bạc (Treasury bill) thường có các kỳ hạn là 3, 6 và 12 tháng, và thường với mục đích chính là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt của ngân sách chính phủ. Các tín phiếu kho bạc có một đặc điểm đáng lưu ý là người mua các hối phiếu không nhận được các khoản trả lãi định kỳ như đối với các loại công cụ nợ khác mà sẽ chỉ nhận được một khoản tiền được ấn định trước vào ngày đáo hạn (khoản tiền nhận được này bằng chính mệnh giá của hối phiếu). Thế thì tại sao, các nhà đầu tư lại chọn mua tín phiếu kho bạc? Phải chăng là có sự ép buộc từ phía chính phủ hay đơn thuần đây là khoản tiền tự nguyện đóng góp để ủng hộ đất nước của các nhà đầu tư? Tín phiếu kho bạc (2) Tín phiếu ngân khố thường được bán với một mức giá “chiết khấu” Nói cách khác, tín phiếu kho bạc được bán với mức giá thấp hơn mệnh giá mà nhà đầu tư sẽ nhận được vào ngày đáo hạn. Thay vì phải trả các khoản lãi định kỳ, hối phiếu kho bạc đã “chiết khấu” từ trước giá trị các khoản lãi đáng ra phải trả này từ trước vào giá bán ban đầu. Chẳng hạn như, một tín phiếu kho bạc kỳ hạn một năm có mệnh giá 1 triệu đồng có thể được bán với một mức giá ban đầu một năm trước đó là 900.000 đồng. 3
  4. Tín phiếu kho bạc (3) Tại Hoa kỳ, tín phiếu kho bạc là công cụ thị trường tiền tệ có tính thanh khoản cao nhất do chúng là công cụ được giao dịch phổ biến nhất. Bên cạnh đó, tín phiếu kho bạc Hoa kỳ cũng được xem như là công cụ an toàn nhất do trên thực tế, khả năng mất chi trả của tổ chức phát hành - ở đây là chính phủ liên bang Hoa kỳ, là gần như bằng không. Trong trường hợp cần thiết thì chính phủ liên bang luôn có thể đáp ứng các yêu cầu về trả lãi và/hoặc trả vốn gốc của các khoản nợ mà chính phủ đã vay trước đó bằng cách tăng thuế hoặc phát hành thêm tiền. Các tín phiếu kho bạc chủ yếu được giữ bởi các ngân hàng, và chỉ một lượng rất nhỏ các hối phiếu kho bạc phát hành được cất giữ bởi các hộ gia đình, các công ty hoặc các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng . Chứng chỉ tiền gửi ngân hàng có thể chuyển nhượng (1) Chứng chỉ tiền gửi (certificate of deposit - CD) là một công cụ nợ do ngân hàng phát hành cho các người gửi tiền cam kết chi trả lãi hằng năm cho một khoản tiền gửi nhất định, và chi trả vốn gốc vào ngày đáo hạn. Ngày nay, hầu hết các ngân hàng thương mại tại Hoa kỳ đều phát hành chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng, và chứng chỉ tiền gửi đã trở thành một nguồn huy động vốn cực kỳ quan trọng đối với các ngân hàng trong việc tranh thủ các nguồn vốn từ các công ty, quỹ tương hỗ, các tổ chức chính phủ. 4
  5. Chứng chỉ tiền gửi ngân hàng có thể chuyển nhượng (2) Vào thời kỳ đầu của quá trình phát triển như là một công cụ tài chính trên thị trường tiền tệ, các chứng chỉ tiền gửi ngân hàng không có tính chuyển nhượng, tuy nhiên điều này đã hoàn toàn thay đổi. Hiện nay, hầu hết các chứng chỉ tiền gửi phát hành bởi các ngân hàng đã có thể chuyển nhượng và vì thể khiến cho chứng chỉ tiền gửi trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư hơn và có tính thanh khoản cao hơn rất nhiều so với trước đây. Chứng chỉ tiền gửi – Việt Nam Chứng chỉ tiền gửi Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) phát hành trên toàn quốc loại chứng chỉ tiền gửi đích danh bằng đồng Việt Nam (VND) và Đô la Mỹ (USD) với hai kỳ hạn 12 tháng và 24 tháng, từ ngày 1/8/2006 đến ngày 2/10/2006. Chứng chỉ tiền gửi Vietcombank dành cho tất cả các đối tượng là cá nhân và tổ chức không phải là các tổ chức tín dụng; còn Chứng chỉ tiền gửi USD chỉ phát hành cho các đối tượng cá nhân. Mệnh giá tối thiểu của chứng chỉ VND là 1 triệu đồng, tối đa là 1 tỷ đồng. Đối với chứng chỉ USD, mệnh giá tối thiểu là 100USD và tối đa là 100.000USD. Chứng chỉ tiền gửi không được thanh toán trước hạn, tuy nhiên khách hàng được cầm cố để vay vốn tại Vietcombank hoặc các tổ chức tín dụng khác. 5
  6. Kỳ phiếu công ty (1) Kỳ phiếu công ty (commercial paper) là một công cụ nợ ngắn hạn được phát hành bởi các ngân hàng lớn và các công ty nổi tiếng, chẳng hạn như kỳ phiếu của công ty General Motors hoặc công ty AT&T. Kỳ phiếu công ty thông thường không được dùng để tài trợ cho các khoản đầu tư dài hạn mà chủ yếu là nhằm mục đích mua sắm nguyên vật liệu và hàng hóa dự trữ, hoặc nhằm quản lý vốn lưu động (working capital). Đối tượng chủ yếu nắm giữ các kỳ phiếu công ty là các quỹ chuyên về đầu tư các công cụ thị trường tiền tệ. Lý do là các số tiền được phát hành thường rất lớn vượt quá khả năng đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân. Kỳ phiếu công ty được xem như là hình thức đầu tư rất an toàn. Do vậy, với mức độ rủi ro là khá thấp, lợi nhuận của kỳ phiếu công ty thường là không cao. Kỳ phiếu công ty (2) Kỳ hạn của kỳ phiếu công ty thường không vượt qúa chín tháng (theo luật lệ về chứng khoán của Mỹ luật phát hành chứng khoán 1933, nếu kỳ phiếu có thời hạn ngắn hơn 270 ngày thì được miễn thủ tục đăng ký đầy đủ, do đó tổn phí phát hành cũng sẽ giảm) Số tiền huy động được chủ yếu là dành cho các giao dịch hiện thời, vì vậy kỳ phiếu công ty không niêm yết trên các thị trường chứng khoán tập trung. Lãi suất kỳ phiếu công ty thấp hơn lãi suất tương ứng đối với một khoản cho vay của ngân hàng. Đặc biệt, loại kỳ phiếu này còn cho phép thương lượng linh động cả về thời gian đáo hạn lẫn lãi suất. 6
  7. Kỳ phiếu công ty (3) Kỳ phiếu công ty được phát hành chủ yếu theo hai hình thức. Tổ chức phát hành bán trực tiếp cho nhà đầu tư, chẳng hạn như các quỹ đầu tư công cụ thị trường tiền tệ. Tổ chức phát hành có thể bán kỳ phiếu cho một tổ chức môi giới, và tổ chức môi giới đó bán ra thị trường. Các tổ chức môi giới thương phiếu chủ yếu là các công ty chứng khoán lớn và các công ty con của các tập đoàn ngân hàng (đây cũng là những tổ chức thường môi giới các loại chứng khoán kho bạc). Phí môi giới tại Hoa kỳ thường vào khoảng 3 điểm (tức là 3% của tổng giá trị kỳ phiếu phát hành), và ít hơn tại các thị trường khác bên ngoài Hoa kỳ. Kỳ phiếu công ty (4) Kỳ phiếu trực tiếp (direct paper) là loại kỳ phiếu do các công ty lớn có đủ điều kiện tự mình tổ chức việc phát hành trực tiếp ra công chúng, không thông qua một trung gian thu xếp nào. Kỳ phiếu trực tiếp còn biết đến dưới tên "finance company paper" kỳ phiếu công ty tài chính vì thường chúng được phát hành bởi các công ty tài chính để huy động vốn. - Kỳ phiếu gián tiếp: Hầu hết các công ty không có khả năng trực tiếp phát hành kỳ phiếu của mình. Việc phát hành kỳ phiếu sẽ do một công ty chứng khoán trung gian lo liệu. Quần chúng đầu tư mua kỳ phiếu công ty qua các nhà tự doanh chuyên giao dịch loại chứng khoán đó. Do đó mà chúng được gọi là "dealer paper". - Kỳ phiếu miễn thuế (Tax exempt commercial paper) Kỳ phiếu miễn thuế dùng để chỉ loại kỳ phiếu đô thị có đặc tính tương tự như kỳ phiếu công ty, nhưng chủ thể huy động vốn là các chính quyền địa phương. Kỳ phiếu đô thị được nhà nước cho miễn thuế luôn luôn phải cần đến sự hỗ trợ của một ngân hàng thương mại đảm nhận việc phát hành. 7
  8. Kỳ phiếu công ty (5) Trước 1960, các công ty lớn trên thế giới thường huy động vốn để tài trợ cho các khoản đầu tư ngắn hạn bằng các khoản nợ vay từ các tổ chức tài chính trung gian hoặc các công ty khác; tuy nhiên, với sự phát triển của các công cụ tài chính mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vốn, các công ty này đã chuyển sang hình thức huy động vốn trực tiếp từ thị trường tài chính bằng cách phát hành kỳ phiếu của doanh nghiệp mình. Thị trường kỳ phiếu công ty phát triển rất mạnh mẽ kể từ những năm 1970 trở lại đây. Hiện có hơn 1.700 công ty tại Hoa kỳ phát hành kỳ phiếu, chủ yếu là các tổ chức tài chính (chiếm gần 75% kỳ phiếu còn trong kỳ hạn tính đến thời điểm giữa những năm 1990). Tổng giá trị kỳ phiếu công ty còn trong kỳ hạn đã tăng hơn 2000% từ 33 tỷ đôla lên đến 779 tỷ đô la trong giai đoạn 1970-1996. Bảo chi ngân hàng (1) Bảo chi ngân hàng (Banker’s Acceptance) có xuất phát từ một lệnh của một khách hàng của ngân hàng cho ngân hàng để chi trả một khoản tiền nhất định vào một ngày nhất định, thông thường là trong vòng sáu tháng; tuy nhiên sau khi ngân hàng đóng dấu “chấp nhận” vào lệnh đó để đổi lấy việc thu một khoản phí, ngân hàng đã đảm bảo cho việc thanh toán cho người sở hữu cuối cùng của lệnh này. 8
  9. Bảo chi ngân hàng (2) Giả sử rằng một nhà nhập khẩu tại Mỹ đang mua hàng của nhà xuất khẩu từ Nhật Bản. Nhà nhập khẩu muốn thực hiện trả tiền hàng nhập sau khi hàng được giao nên họ lập thủ tục phát hành một hối phiếu trả chậm time draft - một ngân phiếu có giá trị chi trả vào một ngày nhất định trong tương lai và được bảo đảm bằng một thư tín dụng L/C của ngân hàng tại Mỹ đối với khoản chi trả đó. Nhà xuất khẩu có thể giữ hối phiếu đó cho đến ngày xác định để nhận đủ khoản tiền. Tuy nhiên, nếu công ty đó muốn nhận ngay tiền mặt, họ có thể đem hối phiếu tới xin giải ngân tại ngân hàng giao dịch, và nhà xuất khẩu sẽ nhận được tiền ít hơn lượng tiền ghi trên hối phiếu do phải mất một khoản chiết khấu cho ngân hàng. Đến lượt ngân hàng đó làm chủ hối phiếu và được ngân hàng phát hành bảo đảm; lúc này hối phiếu trở thành một BA, được công nhận về phẩm chất như một hàng hoá có khả năng giao dịch. BA đó có thể được giữ đến ngày hẹn trả hoặc cũng có thể được bán đi trên thị trường tiền tệ. Bảo chi ngân hàng (3) Công cụ thị trường nợ này có lịch sử từ hàng trăm năm nay và được hình thành trong quá trình thực hiện các giao dịch ngoại thương, đặc biệt khi nhà nhập khẩu chưa hoàn toàn chiếm được niềm tin của nhà cung cấp (nhà xuất khẩu). Công ty phát hành hối phiếu được yêu cầu phải ký quỹ một khoản tiền nhất định vào tài khoản của công ty để bảo chứng cho hối phiếu. Nếu như công ty không thực hiện được việc thanh toán, trong trường hợp này sự đảm bảo của ngân hàng có nghĩa là ngân hàng bắt buộc phải thanh toán cho hối phiếu. Các BAs được mua đi bán lại dễ dàng trong thị trường tiền tệ do có chất lượng tin cậy cao bởi vì chúng được bọc lót bằng một sự bảo đảm của một ngân hàng có uy thế, đồng thời với lượng hàng hoá gốc được mua bởi nhà nhập khẩu. 9
  10. Hợp đồng mua lại Hợp đồng mua lại (repurchase agreement, hay repos) về thực chất là những khoản vay ngắn hạn - với kỳ hạn thường là dưới hai tuần, với vật thế chấp là các loại chứng khoán khác Công cụ tài chính này có tên chính xác và đầy đủ hơn là hợp đồng bán và mua lại (sale and repurchase agreement), vì giao dịch xuất phát từ việc bên A (bên vay) bán chứng khoán cho bên B (bên cho vay) để nhận một khoản tiền mặt từ bên B kèm theo một lời hứa của bên A đối với bên B là bên A sẽ mua lại của bên B các chứng khoán này sau. Trong hợp đồng mua lại, nhu vậy khi mua lại với một mức giá cao hơn, bên A đã trả cho bên B một khoản lãi “ngầm hiểu” (repo rate) tại thời điểm mua lại. Hợp đồng mua lại (2) Coco Corporation (giả định) vào một thời điểm nào đó có thể có một khoản vốn nhàn rỗi tại tài khoản ngân hàng của công ty là 100 triệu đồng, và sau khi tính toán công ty nhận thấy là trong khoản thời gian một tuần sắp đến Công ty sẽ không cần thiết phải sử dụng số tiền này cho một khoản chi nào cả. Để tạo nguồn thu, Công ty muốn cho vay số tiền này với kỳ hạn vay là một tuần. Coco có thể sử dụng 100 triệu đồng này để mua hối phiếu chính phủ từ một ngân hàng và ngân hàng hàng này cam kết bằng một hợp đồng là sẽ mua lại chính các hối phiếu chính phủ này vào tuần sau với một mức giá cao hơn chút ít với mức giá mà công ty Coco đã mua của ngân hàng. Như vậy, công ty Coco đã cho ngân hàng vay một khoản trị giá 100 triệu đồng trong thời hạn một tuần và nắm giữ số hối phiếu kho bạc có trị giá 100 triệu đồng cho đến khi ngân hàng mua lại số hối phiếu và khoản vay được thanh toán một tuần sau đó. 10
  11. Hợp đồng mua lại (3) Được giới thiệu lần đầu tại Hoa kỳ vào năm 1969, vào cuối năm 2004, theo số liệu của Cục dự trữ liên bang Hoa kỳ (US Federal Reserve), thị trường hợp đồng mua lại của Hoa kỳ đạt 5.000 tỷ đôla, và theo số liệu của Hội đồng Hợp đồng mua lại Châu Âu (European Repo Council), thị trường hợp đồng mua lại của Châu Âu đã vượt qua con số 5.000 tỷ euro. Một điểm chung nữa là cả hai thị trường hợp đồng mua lại này đang tăng trưởng với một mức tăng hai-chữ-số. Hợp đồng mua lại – Việt Nam (4) Hiện nay, OCB chấp nhận mua bán có kỳ hạn đối với 25 loại cổ phiếu trên thị trường. Kỳ hạn mua bán do OCB và quý khách thỏa thuận (tối thiểu là 1 tháng, tối đa là 6 tháng), OCB có thể xem xét việc gia hạn thời gian khách hàng mua lại. 11
  12. Qũy liên bang Quỹ liên bang (Federal funds) được định nghĩa là các khoản dự trữ tại Cục dự trữ liên bang. Các ngân hàng bảo quản các khoản dự trữ tại các ngân hàng thuộc hệ thống dự trữ liên bang nhằm đáp ứng các yêu cầu pháp định về dự trữ và để thực hiện thanh toán bù trừ trong các giao dịch tài chính. Trên thị trường tiền tệ, thuật ngữ “quỹ liên bang” được hiểu như là các khoản cho vay qua đêm bằng tiền gửi ký qũy tại các ngân hàng thuộc hệ thống dự trữ liên bang giữa các định chế tiền gửi (các ngân hàng). Qũy liên bang (2) Một trong những lý do của việc một ngân hàng phải đi vay trên thị trường quỹ liên bang là ngân hàng đó cần phải đáp ứng các yêu cầu pháp định về lượng tiền ký qũy tại Cục dự trữ liên bang. Các giao dịch trên thị trường quỹ liên bang, do vậy, cho phép các ngân hàng với mức dự trữ thừa so với yêu cầu pháp định về dự trữ cho các ngân hàng đang có mức dự trữ thấp hơn với mức mà các cơ quan quản lý quy định. Các giao dịch quỹ liên bang không làm tăng hay giảm tổng lượng dự trữ bắt buộc mà chỉ là sự tái phân bố lượng dự trữ giữa các ngân hàng, và qua đó tạo điều kiện cho khoản tiền nhàn rỗi của các ngân hàng thặng dư dự trữ bắt buộc có được khoản thu. Quỹ liên bang được xem là tiền “tươi”, nghĩa là tiền có sẵn để dùng ngay. 12
  13. Qũy liên bang (3) Thị trường quỹ dự liên bang là một thị trường rất nhạy cảm đối với nhu cầu tín dụng của các ngân hàng, do vậy lãi suất của các khoản vay dạng này – được gọi là, lãi suất quỹ liên bang (federal funds rate), Khi lãi suất quỹ liên bang cao, điều đó thể hiện rằng các ngân hàng đang rơi vào tình trạng kẹt vốn; và khi lãi suất quỹ liên bang thấp, điều đó nói lên rằng nhu cầu về tín dụng của các ngân hàng là thấp. Được xem như là một phong vũ biểu để đo lường tính chất căng thẳng của thị trường tín dụng trong hệ thống ngân hàng, và quan điểm về chính sách tiền tệ của các cơ quan quản lý. Đôla châu Âu Đôla châu Âu (Eurodollar) là thuật ngữ dùng để chỉ các tài khoản tiền gửi bằng đôla Hoa kỳ tại các ngân hàng các nước bên ngoài lãnh thổ Hoa kỳ, và do vậy các tài khoản này không chịu sự quy định và quyền hạn của Cục Dự trữ liên bang. Các tài khoản này được xem như là ít chịu sự quy định hơn các tài khoản tương tự bên trong lãnh thổ Hoa kỳ, và thường có mức lãi suất cao hơn. Các ngân hàng Hoa kỳ có thể vay các ngân hàng khác hoặc các chi nhánh của chính ngân hàng mình tại nước ngoài khi có nhu cầu về vốn. 13
  14. Đôla châu Âu (2) Thuật ngữ này phát sinh là do, về mặt lịch sử, các tài khoản tiền gửi có tính chất như nêu trên vốn dĩ phần lớn được mở tại các ngân hàng và các định chế tài chính khác tại châu Âu. Các tài khoản dạng này ngày nay có mặt ở rất nhiều nước trên toàn thế giới, tuy nhiên do tính chất lịch sử, thuật ngữ “eurodollar” vẫn được sử dụng cho dù bất kể nơi mở tài khoản thật sự là tại quốc gia nào. Tính đến tháng 4 năm 2006, Trung quốc là quốc gia có nguồn dự trữ ngoại tệ lớn nhất, và phần lớn trong số này là đồng đôla Hoa kỳ. Công cụ thị trường tiền tệ: đặc tính Chuyển dịch: Thị trường tiền tệ giúp gia tăng nhịp độ lưu thông tiền tệ, luân chuyển các quỹ từ các tổ chức tạm thời dư tiền sang những tổ chức tạm thời đang thiếu tiền. Những người cần huy động tiền trong thị trường vốn ngắn hạn sẽ gồm kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại lớn, các công ty, những công ty kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp trong lãnh vực này và các cấp chính quyền tỉnh thành được phép. Những người cho vay chủ lực gồm các tổ chức như các ngân hàng, các công ty tín thác trust companies và các công ty bảo hiểm. Lưu hoạt và an toàn: Các sản phẩm trong thị trường nợ ngắn hạn có thời hiệu giao dịch và đáo hạn dưới một năm và cho thu nhập cố định. Các chứng khoán công cụ trong thị trường này được phát hành theo khuôn khổ các chuẩn mực định sẵn và có ý nghĩa như tiền, do đó đây là loại đầu tư rất lưu hoạt và nhận được sự an toàn tương đối cao. Chủ thể phát hành: Gồm chính phủ, các tổ chức trung gian của chính phủ, các ngân hàng và công ty. Các giấy tờ có giá được họ phát hành ngắn nhất là qua đêm, vài tháng và lâu nhất là một năm. 14
  15. Công cụ thị trường vốn Khái niệm Công cụ thị trường vốn (capital market instrument) là các công cụ nợ và vốn có kỳ hạn lớn hơn một năm. Các công cụ này thường có những biến động về giá lớn hơn nhiều so với các công cụ thị trường tiền tệ, và do vậy, được xem như là chịu nhiều rủi ro hơn. 15
  16. Cổ phiếu (1) Cổ phiếu (stock) là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành (khoản 2 điều 6 Luật Chứng khoán Việt Nam 2006). Điều này có nghĩa, cổ phiếu xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu (gọi là cổ đông) đối với thu nhập ròng và tài sản của công ty. Cổ phiếu (2) (Hoa kỳ) số lượng các cổ phiếu mới được niêm yết hằng năm thường rất nhỏ (dưới 1% tổng giá trị các cổ phiếu lưu thông trên thị trường). (Việt Nam) TT cổ phiếu trong hơn 6 năm qua đã có bước tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là trong hai năm trở lại đây 2005-2006: Vinamilk – cổ phiếu thứ 34 được niêm yết trên thị trường. Tổng giá trị cổ phiếu giao dịch vào ngày đầu tiên (tháng 7 năm 2000) chỉ đạt mức 37.000 đôla, sang đầu năm 2005 là vào khoảng 700.000 đôla). Tính đến tháng 9 năm 2007, có 115 loại cổ phiếu (so với 48 loại cổ phiếu tháng 9/2006), với tổng giá trị là 19.392 tỷ VND (tương đương khoảng 1,2 tỷ) được niêm yết tại Trung tâm giao dịch TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng không khi nói đến cổ phiếu thì không chỉ có các cổ phiếu được niêm yết, mà còn các cổ phiếu được giao dịch trên thị trường phi tập trung OTC. Theo ước tính, giao dịch cổ phiếu của các công ty không niêm yết trên thị trường lại có trị giá cao gấp vài lần so với giá trị cổ phiếu được giao dịch chính thức trên thị trường mỗi ngày. 16
  17. Khoản cho vay có thế chấp Khoản cho vay có thế chấp (mortgage) là các khoản cho vay đối với các hộ gia đình hoặc tổ chức để mua sắm nhà cửa, đất đai, hoặc các tài sản thực khác mà chính các tài sản thực này được sử dụng làm tài sản thế chấp. Tại nhiều quốc gia, khoản cho vay thế chấp thường gắn với các khoản cho vay được đảm bảo bằng bất động sản hơn là các tài sản thực khác (như tàu biển, chẳng hạn) và trong nhiều trường hợp, chỉ có đất đai mới có thể mang ra để cầm cố. Phương pháp tài trợ bằng các khoản cho vay có thể chấp dường như đã thành chuẩn phổ biến để các cá nhân và doanh nghiệp mua sắm các bất động sản để ở hoặc để kinh doanh mà không cần phải thanh toán toàn bộ chi phí bằng tiền mặt ngay tức thì tại các quốc gia như Hoa kỳ, Anh, và Tây ban nha. Khoản cho vay có thế chấp (2) Riêng tại Hoa kỳ, thị trường khoản cho vay thế chấp dành là thị trường nợ chiếm tỷ trọng nhất, trong đó tổng giá trị các khoản tài trợ với mục đích mua nhà để ở gấp bốn lần tổng giá trị tài trợ dành cho các mục đích kinh doanh và nông nghiệp. Ngân hàng thương mại và các công ty bảo hiểm nhân thọ là các nhà cung cấp chính cho thị trường các khoản vay có thế chấp. Chính phủ liên bang Hoa kỳ cũng tham gia tích cực vào tham gia tích cực vào thị trường này thông qua 3 cơ quan chính phủ là: Federal National Mortgage Association, FNMA, thường gọi là “Fannie Mae”, Government National Mortgage Association, GNMA, thường gọi là “Ginnie Mae”, Federal Home Loan Mortgage Corporation, FHLMC, “Freddie Mac”. Các cơ quan chính phủ này huy động vốn cho thị trường khoản cho vay có thế chấp bằng cách bán trái phiếu và sử dụng nguồn thu từ trái phiếu để mua các khoản cầm cố. 17
  18. Khoản cho vay có thế chấp (3) Tại Việt Nam, hình thức cho vay có thế chấp cũng rất phổ biến, hiện nay các ngân hàng thương mại đã mở rộng hình thức này cho cả mục đích vay để đầu tư bất động sản và mua sắm các tài sản thực khác. Chẳng hạn, Ngân hàng Phát triển Nhà TP. Hồ Chí Minh (HDB) có dịch vụ: “Cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản”: cho khách hàng vay để đầu tư mua nhà, đất có giấy tờ hợp lệ hoặc đang hóa giá để bán lại kiếm lời, với tài sản đảm bảo nợ vay có thể là chính căn nhà hoặc nền nhà sẽ mua làm tài sản. Thời hạn vay theo thỏa thuận giữa ngân hàng với người đi vay theo các mức: ngắn hạn (đến 12 tháng) và trung hạn (từ 12 tháng đến 36 tháng). Mức vay thông thường là đến 70% tổng nhu cầu của người đi vay. “Cho vay mua xe hơi trả góp”: tài sản thế chấp bằng chính chiếc xe mà người đi vay quyết định mua. Các điều kiện cụ thể của loại hình cho vay này đối với HDB là như sau: thời hạn cho vay tối đa là 60 tháng, tỷ lệ cho vay tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua xe, và lãi suất tùy thuộc vào thời hạn vay là 0,95%/tháng (kỳ hạn vay đến 36 tháng), 1,00%/tháng (kỳ hạn vay từ trên 36 tháng đến 48 tháng), và 1.05%/tháng (từ trên 48 tháng đến 60 tháng). Trái phiếu công ty Trái phiếu công ty hay trái phiếu doanh nghiệp (corporate bond) là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của công ty phát hành; nói một cách ngắn gọi, đây là chứng khoán nợ dài hạn được phát hành bởi các công ty (thường là các công ty có mức độ tín nhiệm cao). Một số trái phiếu công ty cho phép chuyển đổi thành cổ phiếu, được gọi là trái phiếu chuyển đổi (convertible bond):cho phép người sở hữu chuyển trái phiếu thành một số lượng nhất định cổ phiếu. Đặc điểm này giúp cho trái phiếu trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư và công ty có thể giảm lãi suất phải trả cho các nhà đầu tư bởi vì giá trị của các trái phiếu chuyển đổi sẽ tăng lên một khi thị giá của cổ phiếu của công ty gia tăng. 18
  19. Trái phiếu công ty Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (CII) trân trọng thông báo về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp như sau: · Loại trái phiếu : Trái phiếu doanh nghiệp · Mệnh giá trái phiếu : 100.000 đồng (Một trăm ngàn đồng). · Khối lượng phát hành : 500.000.000.000 đồng Việt Nam · Thời hạn trái phiếu : 07 năm. · Lãi suất trái phiếu : 10,3%/năm. · Thời hạn thanh toán gốc : Trả gốc cuối kỳ. · Thời hạn thanh toán : Trả lãi hàng năm vào ngày phát hành của các năm tiếp theo. Trường hợp ngày trả lãi rơi vào ngày nghỉ, lễ thì ngày trả lãi sẽ là ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ, lễ. · Đơn vị tư vấn và bảo lãnh phát hành trái phiếu : Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIBank). Công ty cổ phần chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VISecurities). · Ngày dự kiến phát hành trái phiếu : 09/07/2007. · Hình thức phát hành : Phát hành riêng lẻ. Trái phiếu chính phủ Trái phiếu chính phủ là một loại chứng khoán nợ, do Chính phủ phát hành, có thời hạn, có mệnh giá, có lãi, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ đối với người sở hữu trái phiếu. (khoản 1, điều 2, nghị định số 141/2003/NĐ- CP của Chính phủ về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, và trái phiếu Chính quyền địa phương). Cũng theo nghị định 141 (khoản 1, điều 4), trái phiếu chính phủ bao gồm: 19
  20. Trái phiếu chính phủ (2) Tín phiếu Kho bạc: kỳ hạn dưới 1 năm, do Kho bạc phát hành, để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách trong năm tài chính; Trái phiếu Kho bạc: kỳ hạn 1 năm trở lên, do Kho bạc phát hành, để huy động vốn bù đắp thiếu hụt của ngân sách nhà nước theo dự toán ngân sách nhà nước hằng năm đã được Quốc hội quyết định; Trái phiếu công trình trung ương: kỳ hạn từ 1 năm trở lên, do Kho bạc phát hành, nhằm huy động vốn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cho các dự án thuộc nguồn vốn đầu tư của ngân sách trung ương, đã ghi trong kế hoạch nhưng chưa được bố trí vốn; Trái phiếu chính phủ (3) Trái phiếu đầu tư: có kỳ hạn từ 01 năm trở lên, do các tổ chức tài chính nhà nước, các tổ chức tài chính tín dụng được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành nhằm huy động vốn để đầu tư theo chính sách của Chính phủ; Trái phiếu ngoại tê: có kỳ hạn từ 1 năm trở lên, do Bộ Tài chính phát hành cho các mục tiêu theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ. Công trái xây dựng Tổ quốc: do Chính phủ phát hành nhằm huy động nguồn vốn trong nhân dân để đầu tư xây dựng những công trình quan trọng quốc gia và các công trình thiết yếu khác phục vụ sản xuất, đời sống, tạo cơ sở vất chất, kỹ thuật cho đất nước. 20
nguon tai.lieu . vn