Xem mẫu

  1. PHẦN II NỀN TẢNG LÝ THUYẾT TRONG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM BÀI 4 CÁC THUYẾT ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHƯƠNG PHÁP CTXH NHÓM
  2. 4.1. Thuyết hệ thống  Theo Parson nhóm là hệ thống xã hội với những thành viên lệ thuộc hỗ tương cố gắng duy trì trật tự và sự cân bằng như một thể thống nhất.
  3.  Nhóm có 4 nhiệm vụ chính:  Hội nhập – đảm bảo rằng các nhóm viên hoà hợp với nhau.  Thích nghi – đảm bảo rằng nhóm thay đổi để ứng phó với nhu cầu đòi hỏi của môi trường.  Duy trì – đảm bảo rằng nhóm xác định và duy trì được mục đích cơ bản, bản sắc, và phương cách của nó.  Đạt mục tiêu – đảm bảo rằng nhóm theo đuổi và hoàn thành trách nhiệm.
  4.  Nhóm phải hoàn tất 4 công việc này để duy trì được sự quân bình, đây là công việc dành cho cả tác viên và nhóm viên của nhóm.
  5.  Theo Robert Bales, thì nhóm phải giải quyết 2 vấn đề để tự bảo tồn, đó là vấn đề liên quan tới công việc và vấn đề liên quan tới cảm xúc tức bầu không khí nhóm.
  6.  Parson nhấn mạnh tới sự hài hoà và quân bình, trong khi đó Bales nhấn mạnh tới sự căng thẳng và xung đột.  Nhóm có khuynh hướng dao động giữa sự thích nghi với môi trường bên ngoài và quan tâm tới sự hội nhập bên trong.  Bales gọi đây là sự quân bình năng động.
  7.  Nghiên cứu sự quân bình năng động này và thấy rằng để giải quyết vấn đề liên quan tới công việc các nhóm viên cho ý kiến, cung cấp thông tin, yêu cầu các đề nghị hoặc đưa ra các đề nghị.
  8.  Để giải quyết vấn đề về cảm xúc các nhóm viên bày tỏ sự đồng ý, không đồng ý, bày tỏ sự căng thẳng hay giải toả sự căng thẳng, bày tỏ sự đoàn kết hay xung đột.  Qua mối tương tác này các thành viên nhóm giải quyết vấn đề trao đổi, lượng giá, kiểm soát, lấy quyết định, giảm căng thẳng và hội nhập.
  9.  Có thể rút ra từ các quan điểm khác nhau về thuyết hệ thống những khía cạnh đáng quan tâm đối với tác viên nhóm như sau: - Sự hiện diện của nhóm như một tổng thể xuất phát từ mối tương tác giữa các cá nhân trong nhóm. - Trong nhóm luôn tồn tại sức ép mãnh liệt của nhóm lên trên hành vi của cá nhân
  10. - Khi nhóm giải quyết những mâu thuẫn là sự đấu tranh để tồn tại - Nhóm phải nối kết với môi trường bên ngoài và quan tâm tới sự hội nhập bên trong. - Nhóm thường xuyên ở trong tình trạng trưởng thành, phát triển, thay đổi
  11. 4.2. Thuyết tâm lý năng động  Theo lý thuyết này nhóm viên thể hiện những xung đột không giải quyết được từ kinh nghiệm sống từ thời bé.  Bằng nhiều cách nhóm tái hiện lại tình huống gia đình, ví dụ như: người trưởng nhóm như hình ảnh của người cha có toàn quyền trên các nhóm viên.
  12.  Nhóm viên hình thành những phản ứng chuyển giao cho người trưởng nhóm và cho nhau trên cơ sở những kinh nghiệm sống thuở ban đầu của họ.  Như vậy mối tương tác diễn ra trong nhóm phản ảnh cơ cấu nhân cách và cơ chế tự vệ mà nhóm viên bắt đầu phát triển từ thời thơ ấu.
  13.  Tácviên sử dụng sự giao dịch này để giúp cho nhóm viên giải quyết các xung đột chưa giải quyết của họ bằng cách thăm dò mẫu hành vi trong quá khứ và nối kết với những hành vi hiện tại.
  14.  Vídụ: Tác viên có thể diễn dịch hành vi của 2 nhóm viên đang tranh giành sự quan tâm của trưởng nhóm như sự tranh chấp không giải quyết được của 2 anh em.
  15.  Khidiễn dịch của tác viên đúng lúc thì các nhóm viên hiểu được hành vi của riêng họ.  Theo thuyết tâm lý năng động thì sự hiểu biết này là thành tố cần thiết trong việc điều chỉnh và thay đổi hành vi bên trong và bên ngoài nhóm.
  16. 4.3. Thuyết học hỏi  Điều cơ bản của lý thuyết này là nhấn mạnh đến hành vi cá nhân hơn là hành vi nhóm.  Theo lý thuyết này, hành vi của nhóm có thể được giải thích bằng một trong 3 phương pháp học tập.
  17.  Thứ nhất: theo lối tiếp cận cổ điển, hành vi có liên quan tới sự kích thích  phản xạ. - Ví dụ: một thành viên nhóm tình cờ nghe hai thành viên khác to nhỏ nói xấu mình, lần khác lại thấy hai thành viên đó nói xấu về một thành viên khác trong nhóm
  18.  Sau một vài lần như vậy chỉ cần thấy hai thành viên đó ngồi gần nói chuyện to nhỏ với nhau, mặc dù không nghe được câu chuyên nhưng thành viên nhóm sẽ nghĩ ngay đến việc hai thành viên kia đang nói xấu mình hoặc một ai đó
  19.  Phương pháp thứ hai thông thường hơn gọi là điều kiện hoạt động. - Hành vi của nhóm viên và tác viên được điều hành bởi kết quả hành động của họ. - Nếu một nhóm viên có một hành vi nào đó và nhóm viên B đáp ứng một cách tích cực thì nhóm viên A có thể sẽ tiếp tục hành vi đó.
  20. - Tương tự nếu tác viên nhận được phản hồi tiêu cực từ nhóm viên về một hành vi nào đó thì tác viên có thể sẽ không cư xử như thế trong tương lai.
nguon tai.lieu . vn