Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƯ PHẠM XÃ HỘI ---------------------- Bài giảng học phần CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM Chương trình Đại học ngành Sư phạm Ngữ văn Người biên soạn: NGUYỄN THỊ MỸ THUẬN QUẢNG NGÃI, NĂM 2021
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƯ PHẠM XÃ HỘI ---------------------- Bài giảng học phần CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM Chương trình Đại học ngành Sư phạm Ngữ văn Người biên soạn: NGUYỄN THỊ MỸ THUẬN QUẢNG NGÃI, NĂM 2021 1
  3. LỜI NÓI ĐẦU Mục tiêu chính của học phần Cơ sở văn hóa Việt Nam là trang bị cho sinh viên những kỹ năng, phương pháp tiếp cận và những hiểu biết cơ bản về những vấn đề của văn hóa học và văn hóa Việt Nam, giúp sinh viên nhận thức và có thái độ đúng đắn về vai trò, vị trí của văn hóa trong cuộc sống hiện tại, biết cách sử dụng hữu hiệu kiến thức đã học, hỗ trợ việc học tập, nghiên cứu các môn học liên quan và tham gia một cách có ý thức vào việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Theo đó, cấu trúc của bài giảng học phần Cơ sở văn hóa Việt Nam cũng sẽ được chia làm 4 chương với các nội dung tương ứng: Chương 1: Cơ sở văn hóa học. Chương 2: Định vị văn hóa Việt Nam. Chương 3: Các lĩnh vực văn hóa. Chương 4: Bản sắc văn hóa Việt Nam và vấn đề bảo tồn, phát huy và xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Bài giảng sử dụng tài liệu tham khảo chính là giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trần Ngọc Thêm (Nxb Giáo dục, 2000). 1
  4. Chương 1. CƠ SỞ VĂN HÓA HỌC 1.1. Ngành văn hóa học Vì văn hóa bao quát một phạm vi quá rộng cho nên trong một thời gian dài, người ta chỉ chú ý đến các khoa học bộ phận như triết học, sử học, địa lý học,… mà không có khoa học nào lấy văn hóa làm đối tượng. Văn hóa học với tư cách là một bộ môn khoa học độc lập thì phải đợi đến thế kỷ XIX mới bắt đầu được ra đời và phát triển. Sự ra đời và phát triển của văn hóa học với tư cách là một môn khoa học độc lập gắn liền với hoàn cảnh và điều kiện lịch sử cụ thể. - Đó là quá trình phát hiện ra các vùng đất mới, việc mở rộng thuộc địa của các nước châu Âu dẫn đến những tiếp xúc về kinh tế, hàng hóa, những nhu cầu nghiên cứu văn hóa các dân tộc để khai thác, quản lý - Sự khảo cứu vấn đề lịch sử và lý luận văn hóa trong công trình của các nhà triết học thời khai sáng (TK XVIII) - Sự phát triển của nhiều ngành khoa học Năm 1871, lần đầu tiên văn hóa đã được E.B. Tylor định nghĩa trong tác phẩm Văn hóa nguyên thủy (Primitive Culture) xuất bản ở London. Nhưng văn hóa như đối tượng của một khoa học độc lập thì phải đến năm 1885 mới hình thành rõ nét với công trình hai tập mang tên Khoa học chung về văn hóa của Gustav Kleimm (1802-1867) người Đức, trong đó trình bày sự phát sinh phát triển toàn diện của loài người như một lịch sử văn hóa. Bản thân thuật ngữ Văn hóa học (Culturology) xuất hiện vào năm 1898 tại Đại hội giáo viên sinh ngữ ở Viên (Áo), song mãi đến khi công trình The Science of Culture của Leslie White xuất bản năm 1949 ở Mỹ thì thuật ngữ này mới trở nên phổ biến . Trong sự phát triển của văn hóa học nửa đầu tk. XX có sự đóng góp quan trọng của các nhà nhân học văn hóa Mỹ về việc mở rộng đối tượng và quy mô nghiên cứu (những năm 2
  5. 30-40, phong trào nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ của thổ dân Mỹ phát triển khá rầm rộ) và của C. Lévi-Strauss về phương pháp nghiên cứu (cuốn Anthropologie Structutral của ông xuất bản tại Paris năm 1958 đánh dấu việc đưa phương pháp cấu trúc từ lĩnh vực ngôn ngữ học áp dụng vào việc nghiên cứu văn hóa). Có thể nói, thế kỷ XX chính là thế kỷ phát triển nở rộ các ngành khoa học về văn hóa. Văn hoá có thể được xem xét từ nhiều hướng, do vậy văn hóa học có thể được nghiên cứu và trình bày dưới nhiều góc độ khác nhau, tạo nên nhiều môn, phân môn. Dưới góc độ thời gian, môn lịch sử văn hóa (văn hóa sử) khảo sát tiến trình văn hóa của một dân tộc theo từng giai đoạn lịch sử với các tình tiết và sự kiện, mở rộng hiểu biết về văn hóa theo chiều dọc. Dưới góc độ không gian, môn địa lí văn hóa (địa văn hóa) có trách nhiệm khảo sát văn hóa dân tộc theo chiều ngang, trong mối quan hệ với địa lí quốc gia, tìm hiểu đặc điểm của các vùng văn hóa. Dưới góc độ lí luận khái quát chung, văn hóa học đại cương có trách nhiệm nghiên cứu các quan niệm, các học thuyết, các cách tiếp cận văn hóa và văn hóa học nói chung. Cơ sở văn hóa là môn học trình bày những đặc trưng cơ bản cùng các quy luật hình thành và phát triển của một nền văn hóa cụ thể. Đối với sinh viên ngành văn hóa, đây là một môn học mang tính chất nhập môn; còn đối với sinh viên các ngành khác, nó trang bị những hiểu biết tối thiểu về một nền văn hóa, một dân tộc để khi bước vào đời, có thể tham gia một cách có ý thức vào việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc. 1.2. Đại cương về văn hóa 1.2.1. Khái niệm văn hóa Từ “Văn hóa” có rất nhiều nghĩa. Nó được dùng để chỉ những khái niệm có nội hàm hết sức khác nhau. Trong Tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa hẹp để chỉ học thức (trình độ văn hóa), lối sống (nếp sống văn hóa); theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ văn 3
  6. minh của một giai đoạn (văn hóa Đông Sơn),… Theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống. Ở phương Đông: văn hóa ≈ “văn”, đối lập với “võ”. “Văn hoá” (văn trị giáo hoá) = “lấy ‘văn’ để giáo hoá thiên hạ”, giống như dạy con trong nhà: nói ngọt không được mới phải dùng roi. Cách nhìn tổng quát rất gần với cái mà nay ta gọi là văn hoá: nho y lý số gắn liền, văn triết sử bất phân. Phương pháp nghiên cứu rất gần với cái mà nay ta gọi là phương pháp liên ngành. Ở phương Tây: khái niệm cultura, culture xuất phát từ động từ colere trong tiếng Latinh khởi đầu chỉ có nghĩa là ‘trồng trọt’, ‘chăm sóc’ (cây cối), ‘hoàn thiện’. (Cultura juris = hoàn thiện quy tắc ứng xử, cultura linguage = hoàn thiện năng lực ngôn ngữ, cultura animi = hoàn thiện tâm hồn...) Đến tk. 18, các ngôn ngữ châu Âu mới bắt đầu dùng cultura với nghĩa là ‘chăm sóc’/ ‘giáo dục’/ ‘hoàn thiện con người’ (= văn hóa). Chủ nghĩa tư bản phương Tây ra đời, thúc đẩy sự phát triển của văn minh. Tk. XIX, Nhật Bản mở cửa tiếp thu văn minh phương Tây, khái niệm culture đã được dịch thành 文化 (‘văn hóa’, tiếng Nhật đọc là Bunka). Từ Nhật Bản, khái niệm ‘văn hoá’ với cách hiểu mới đã nhập trở lại vào tiếng Hán. * Một số định nghĩa văn hóa - E.B.Tylor (1871): Văn hóa, hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội. - Hồ Chí Minh: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn. 4
  7. Phạm Văn Đồng: Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh”. - UNESCO (1994) văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. + Theo nghĩa rộng: Văn hóa là một phức hệ - tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng… + Nghĩa hẹp: Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng… Định nghĩa của Trần Ngọc Thêm năm 1991: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. 1.2.2. Các đặc trưng và chức năng của văn hóa Định nghĩa văn hóa của Trần Ngọc Thêm cung cấp cho ta chùm bốn đặc trưng cơ bản của văn hóa: tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh và tính lịch sử. Đây là bộ công cụ cần và đủ để xác định khái niệm văn hóa. Mọi đặc trưng khác đều nằm trong hoặc phái sinh từ bốn đặc trưng cơ bản này. 1.2.2.1. Các đặc trưng của văn hóa a. Tính hệ thống Hệ thống là một tập hợp các yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố đó. Mọi hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa đều có liên quan mật thiết với nhau. Nhược điểm lớn nhất của 5
  8. nhiều định nghĩa văn hóa lâu nay là ở chỗ coi văn hóa như một phép cộng đơn thuần của những tri thức bộ phận, chẳng hạn định nghĩa của E.B.Tylor. Với tư cách là một khoa học lý luận, VĂN HÓA HỌC có nhiệm vụ nghiên cứu văn hóa như một đối tượng riêng biệt trên cơ sở tư liệu của những ngành khác (dân tộc học, sử học, ngôn ngữ học, tôn giáo học,…) cung cấp với mục đích phát hiện các đặc trưng, những quy luật hình thành và phát triển. Nghiên cứu văn hóa không chỉ tìm hiểu “Cái gì?” mà chủ yếu là tìm hiểu “Tại sao?” và “Như thế nào?”. Nhờ đi vào bề sâu, tìm những mối liên hệ có tính bản chất giữa các sự kiện, văn hóa học sẽ cho phép ta suy ngẫm và lý giải các tư liệu văn hóa mà ta bắt gặp. b. Tính giá trị Trong từ Văn hóa thì Văn có nghĩa là “vẻ đẹp” (= giá trị), Hóa có nghĩa là “trở thành”, Văn hóa có nghĩa là “trở thành đẹp”, “thành có giá trị”. Văn hóa chỉ chứa cái đẹp, chứa các giá trị. Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người. Tuy nhiên, giá trị là một khái niệm có tính tương đối, phụ thuộc vào Không gian, Thời gian và Chủ thể định giá. Chẳng hạn, mắm tôm có giá trị ở Việt Nam nhưng không có giá trị ở phương Tây (không gian); có giá trị vào bữa ăn nhưng không có giá trị vào lúc đang họp hội nghị (thời gian); và chỉ có giá trị đối với người biết ăn (chủ thể). Cùng một hiện tượng có thể có giá trị nhiều hay ít tùy theo góc nhìn, theo bình diện được xem xét. Muốn kết luận một hiện tượng, sự vật có thuộc phạm trù văn hóa hay không phải xem xét mối tương quan giữa mức độ “giá trị” và “phi giá trị” trong chúng. Chẳng hạn, nói dối là không trung thực, là lừa dối người khác, nhưng đôi khi nói dối lại mang lại lợi ích cho bản thân mình cũng như tạo niềm vui cho người khác nên có giá trị; ăn trộm tuy mang lại nguồn lợi cho người ăn trộm và gia đình anh ta, nhưng lại làm tổn hại đến quyền lợi của nhiều người khác nên không có giá trị,… Văn hóa hoặc phi văn hoá hiểu theo nghĩa tuyệt đối là không có. Một sự vật/hiện tượng có thể là phi văn hoá trong trong hệ toạ độ này, nhưng lại là văn hóa trong hệ toạ độ 6
  9. khác. Và ngược lại, một sự vật/hiện tượng có thể là giá trị, là văn hóa trong hệ toạ độ này, nhưng lại là phi giá trị, phi văn hoá trong một hệ toạ độ khác. Vì vậy, muốn xác định được giá trị của một sự vật (khái niệm) thì phải xem xét nó trong hệ toạ độ K-C-T (không gian - thời gian - chủ thể) cụ thể, trong mối tương quan giữa mức độ “giá trị” và “phi giá trị” mà nó có. c. Tính nhân sinh Văn hóa là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người. Theo nghĩa này, văn hóa đối lập với tự nhiên: nó là cái nhân tạo, trong khi tự nhiên là cái thiên tạo. Tuy nhiên, văn hóa không phải là sản phẩm của hư vô mà có nguồn gốc tự nhiên. Tự nhiên là cái có trước, tự nhiên quy định văn hóa: Thứ nhất, tự nhiên tạo nên con người; con người tạo nên văn hóa; văn hóa là sản phẩm trực tiếp của con người và gián tiếp của tự nhiên. Thứ hai, trong quá trình sáng tạo văn hóa, con người vẫn phải sử dụng năng lực tự nhiên tiềm tàng của chính mình (bộ não). Và thứ ba, trong quá trình sáng tạo văn hóa, con người vẫn phải sử dụng các tài nguyên phong phú của tự nhiên. Tóm lại, văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người. Sự tác động của của con người đối với tự nhiên có thể mang tính vật chất (luyện quặng để chế tạo đồ dùng, dùng gỗ để đẽo tượng,…) hoặc mang tính tinh thần như đặt tên, tạo truyền thuyết cho các cảnh quan thiên nhiên như Vịnh Hạ Long, hòn Vọng Phu,… d. Tính lịch sử Tính lịch sử của văn hóa thể hiện ở chỗ nó bao giờ cũng hình thành trong một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ. Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề một chiều sâu và chính nó buộc văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị. Tính lịch sử của văn hóa được duy trì bằng truyền thống văn hóa. Truyền thống (truyền: chuyển giao, thống: nối tiếp) là cơ chế tích lũy và truyền đạt kinh nghiệm qua không gian và thời gian trong cộng đồng. 7
  10. 1.2.2.2. Chức năng của văn hóa a. Chức năng tổ chức xã hội Xã hội loài người được tổ chức theo những cách thức đặc biệt thành những làng xã, quốc gia, đô thị, hội đoàn, tổ nhóm, v.v. mà giới động vật chưa hề biết tới – đó là nhờ văn hóa. Làng xã, quốc gia, đô thị… của mỗi dân tộc mỗi khác nhau. Cùng là chủ nghĩa tư bản, nhưng chủ nghĩa tư bản Mỹ khác với chủ nghĩa tư bản châu Âu và khác với chủ nghĩa tư bản Nhật Bản. Tất cả những khác biệt đó đều do sự chi phối của văn hóa. Chính tính hệ thống của văn hóa là cơ sở cho chức năng này. b. Chức năng điều chỉnh xã hội Mọi sinh vật đều có khả năng thích nghi với môi trường xung quanh bằng cách tự biến đổi mình sao cho phù hợp với tự nhiên qua cơ chế di truyền và chọn lọc tự nhiên. Con người thì hành xử theo một cách thức hoàn toàn khác hẳn: dùng văn hóa để biến đổi tự nhiên phục vụ cho mình bằng cách tạo ra đồ ăn, quần áo, nhà cửa, vũ khí, máy móc, thuốc men… Chức năng điều chỉnh xã hội hình thành trên cơ sở của tính giá trị và tính biểu trưng của văn hoá. Các giá trị văn hóa không phải là bất biến. Tuỳ theo hệ giá trị đã được điều chỉnh mà mọi ứng xử, hành động sẽ được điều chỉnh một cách tương ứng. Nhờ có chức năng điều chỉnh, văn hóa trở thành mục tiêu và động lực của sự phát triển trong xã hội loài người. c. Chức năng giao tiếp Xã hội không thể hình thành và tồn tại được nếu thiếu sự giao tiếp. Văn hóa tạo ra những điều kiện và phương tiện cho sự giao tiếp ấy, văn hóa là môi trường giao tiếp của con người. Đến lượt mình, văn hóa cũng là sản phẩm của giao tiếp. Tính nhân sinh là cơ sở cho chức năng giao tiếp của văn hóa. d. Chức năng giáo dục Văn hóa thực hiện được chức năng giáo dục trước hết là do nó có năng lực thông tin hoàn hảo. Ở động vật, thông tin được mã hóa trong cấu trúc tế bào thần kinh và truyền đạt bằng 8
  11. con đường di truyền; ở động vật cao cấp, thông tin còn được truyền đạt bằng cách quan sát và bắt chước hành vi của cha mẹ. Trong cả hai trường hợp, từ thế hệ này sang thế hệ khác, lượng thông tin không tăng lên. Nhờ văn hóa, thông tin được mã hóa bằng những hệ thống ký hiệu tạo thành những sản phẩm nằm ngoài con người. Chúng được cố định hóa và khách quan hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận... Do vậy mà chúng được chuyển giao qua không gian (tạo nên sự giao lưu văn hóa) và qua thời gian (tạo nên truyền thống văn hóa). Đó chính là chức năng giáo dục của văn hóa. Nhờ chức năng này, thông tin được tích luỹ, được nhân bản và tăng lên nhanh chóng. Nhờ nó mà văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách ở con người, tạo nên nền tảng tinh thần của xã hội. Văn hóa đưa con người gia nhập vào cộng đồng xã hội; bởi vậy mà có người gọi chức năng này của văn hóa là chức năng xã hội hóa. Văn hóa bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội. Văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu và động lực phát triển của xã hội xuyên suốt thời gian và không gian. Chức năng thứ năm này là tổng hoà của cả bốn chức năng trên, bao gồm chúng trong mình; bởi vậy, khi đã nói đến bốn chức năng kia thì không nhất thiết phải nói đến chức năng này, và, ngược lại, khi đã nói đến chức năng này thì không nhất thiết phải nói đến bốn chức năng kia. 1.2.3. Phân biệt văn hóa và văn minh, văn hiến, văn vật Lâu nay, không ít người vẫn sử dụng khái niệm VĂN MINH (civilization) như một từ đồng nghĩa với VĂN HÓA. Tuy nhiên, khi nhắc đến văn minh người ta thường nghĩ đến các tiện nghi vật chất. Như vậy, văn hóa và văn minh khác nhau trước hết ở tính giá trị: trong khi văn hóa là một khái niệm bao trùm, chứa cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần thì văn minh thiên về các giá trị vật chất mà thôi. Văn hóa và văn minh khác nhau ở tính lịch sử: trong khi văn hóa luôn có bề dày của quá khứ (tính lịch sử) thì văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại, chỉ cho biết trình độ phát triển của văn hóa. Văn minh luôn là đặc trưng của một thời đại. Chẳng hạn, nếu như đầu thế kỷ 9
  12. XIX, chiếc đầu máy hơi nước là biểu tượng của văn minh thì sang thế kỷ XX, nó trở thành biểu tượng của sự lạc hậu, nhường chỗ cho tên lửa vũ trụ và máy vi tính,… Sự khác biệt về giá trị và tính lịch sử của văn hóa và văn minh dẫn đến sự khác biệt về phạm vi: Văn hóa mang tính dân tộc, bởi lẽ nó có giá trị tinh thần và tính lịch sử, mà cái tinh thần và cái lịch sử là của riêng của một dân tộc; còn văn minh có tính quốc tế, nó đặc trưng cho cả một khu vực rộng lớn hoặc cả nhân loại, bởi lẽ nó chứa giá trị vật chất, mà vật chất thì dễ lây lan, phổ biến. Về nguồn gốc, văn hóa gắn bó nhiều hơn với phương đông nông nghiệp, còn văn minh gắn bó nhiều hơn với phương Tây đô thị. Các nền văn hóa cổ đại hình thành nên 2000 năm TCN như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Hoa,… đều là sản phẩm của phương Đông. Nền văn hóa phương Tây sớm nhất là Hy Lạp thì cũng xuất hiện sau các nền văn hóa phương Đông hàng nghìn năm (thế kỷ XI-III TCN) và được hình thành trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các nền văn hóa phương Đông gần nó nhất là Ai Cập và Lưỡng Hà (hệ thống thần thoại, lịch pháp, chữ viết). Về vị trí và đặc điểm kinh tế thì các nền văn hóa phương Đông đều hình thành ở lưu vực các con sông lớn là những nơi sản xuất nông nghiệp. Trong ngôn ngữ phương Tây thì văn hóa bắt nguồn từ chữ cultus tiếng Latinh có nghĩa là “trồng trọt”, từ “trồng trọt” phát triển ra nghĩa “chăm sóc” (cây cối), từ “chăm sóc” (cây cối) dẫn đến “giáo dục” (chăm sóc con người). Trong khi đó thì từ “văn minh” trong các ngôn ngữ phương Tây đều bắt nguồn từ chữ civitas, tiếng Latinh có nghĩa là “thành phố”. Như vậy, VĂN MINH là khái niệm mang tính quốc tế, có nguồn gốc từ phương Tây đô thị và chỉ trình độ phát triển nhất định của văn hóa chủ yếu về phương diện vật chất. * Ở Việt Nam còn có khái niệm văn hiến, văn vật. Văn hiến (văn: văn hóa, hiến: hiền tài): Văn hiến thiên về những giá trị tinh thần do những người có tài đức chuyên chở. Một nước văn hiến là nước có truyền thống văn hóa lâu đời, có đời sống văn hóa tinh thần phát triển thể hiện ở văn chương, sách vở, phong tục tập quán, điển chương chế độ và nhân tài, anh hùng hào kiệt. 10
  13. Văn vật là truyền thống văn hóa biểu hiện ở nhiều nhân tài và nhiều di tích lịch sử. Ta có thể thấy văn hiến và văn vật là hai khái niệm bộ phận của văn hóa. Chúng chỉ khác nhau ở mức độ bao quát các giá trị: Văn hiến là văn hóa thiên về “truyền thống lâu đời”, mà truyền thống lâu đời còn lưu giữ được không bị chiến tranh và thời gian hủy hoại chính là các giá trị tinh thần, còn văn vật là văn hóa thiên về các giá trị vật chất (nhân tài, di tích, công trình, hiện vật). Văn hóa Văn hiến Văn vật Văn minh Bao gồm cả giá trị Thiên về giá trị Thiên về giá trị Thiên về giá trị vật vật chất lẫn tinh tinh thần vật chất chất – kỹ thuật thần Có bề dày lịch sử Chỉ trình độ phát triển Có tính dân tộc Có tính quốc tế Gắn bó nhiều với Gắn bó nhiều với phương Đông nông nghiệp phương Tây đô thị 1.3. Cấu trúc của văn hóa 1.3.1. Cấu trúc hai thành phần 1.3.1.1. Văn hóa vật chất và tinh thần Văn hóa vật chất thường được xem là bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất vật chất của con người tạo ra: đồ ăn, đồ mặc, nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, công cụ sản xuất, phương tiện đi lại… Văn hóa tinh thần thường được xem là bao gồm toàn bộ những sản phẩm do hoạt động sản xuất tinh thần của con người tạo ra: tư tưởng, tín ngưỡng - tôn giáo, nghệ thuật, phong tục, lễ hội, đạo đức, ngôn ngữ, văn chương… Sự phân biệt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần này mới nhìn tưởng như khá rõ 11
  14. ràng và hiển nhiên, song khi đi vào xem xét từng trường hợp cụ thể thì sẽ gặp rất nhiều lúng túng. Sự phức tạp của việc xác định giá trị của một đối tượng là vật chất hay tinh thần trước hết nằm ở tính thống nhất cao, cũng là tính nước đôi, của các đối tượng văn hóa: Mọi đối tượng đều được làm ra bằng cả chất liệu vật chất lẫn tinh thần; cái vật chất và cái tinh thần luôn đi đôi với nhau. Các sản phẩm văn hóa vật chất trước khi được làm ra trên thực tế đã phải được làm ra (hình dung) trong óc. Do vậy, mọi giá trị văn hoá vật chất đều mang trong mình giá trị tinh thần; nếu giá trị vật chất không có giá trị tinh thần thì chưa trở thành văn hoá. Ngược lại, các giá trị văn hoá tinh thần muốn phát huy được tác dụng thì luôn phải tồn tại trong giá trị văn hoá vật chất; sản phẩm tinh thần mà không vật chất hóa (làm thành pho tượng, quyển sách...) thì không thể nào chuyển giao và phát huy tác dụng được. Sự phức tạp của việc xác định giá trị của một đối tượng là vật chất hay tinh thần còn do khả năng chuyển hoá giữa giá trị vật chất & tinh thần. Trong thực tế, giá trị văn hóa vật chất và tinh thần có thể chuyển hóa cho nhau. 1.3.1.2. Văn hóa vật thể và phi vật thể Để khắc phục những rắc rối khi dựa vào chất liệu để phân loại các đối tượng thành văn hoá vật chất và tinh thần, nhất là trong công tác kiểm kê và lưu giữ các giá trị văn hóa, UNESCO đã có sáng kiến thay cặp đối lập “vật chất - tinh thần” bằng cặp đối lập tangible - intangible (“hữu hình - vô hình” hay “vật thể - phi vật thể”). Văn hóa vật thể, hay hữu hình (tangible), là tiểu hệ các giá trị do con người sáng tạo và tích lũy bằng hoạt động biến đổi tự nhiên, tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể, có thể nhận biết bằng các giác quan như đồ vật, nhà cửa, đình chùa, đền miếu, lăng mộ, v.v.. Văn hóa phi vật thể, hay vô hình (intangible), là tiểu hệ các giá trị do con người sáng tạo và tích lũy không có biểu hiện vật chất, không thể nhận biết bằng các giác quan. Văn hóa phi vật thể bao gồm những loại giá trị như ngôn ngữ, huyền thoại, văn chương truyền khẩu, nghệ thuật trình diễn, âm nhạc, nghi thức, phong tục, kinh nghiệm y 12
  15. dược cổ truyền, bí quyết nấu ăn, bí quyết nghề thủ công truyền thống, v.v… Để lưu giữ, chúng phải được vật chất hoá bằng những kỹ thuật đặc biệt như thu âm, thu hình. 1.3.2. Cấu trúc ba thành phần Trần Ngọc Thêm (1991): Văn hóa nhận thức - tổ chức - ứng xử Là cách phân loại các giá trị văn hóa theo hoạt động. Các giá trị văn hóa được chia làm ba loại theo cách thức hoạt động là: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức và văn hóa ứng xử. Văn hóa nhận thức nếu xét về đối tượng nhận thức thì có thể chia tiếp thành văn hóa nhận thức về vũ trụ và văn hóa nhận thức về con người. Còn xét về mức độ nhận thức thì văn hóa nhận thức có thể chia thành văn hóa nhận thức cảm tính (như tín ngưỡng, tôn giáo, tri thức dân gian, tri thức đạo học) và văn hóa nhận thức lý tính (khoa học kỹ thuật truyền thống). Văn hóa tổ chức xét về đối tượng tổ chức thì có thể chia thành văn hóa tổ chức đời sống tập thể và văn hóa tổ chức đời sống cá nhân. Văn hóa ứng xử với môi trường xét về đối tượng ứng xử thì có thể chia thành văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với môi trường xã hội. Còn xét về cách thức ứng xử thì có thể chia thành văn hóa tận dụng môi trường và văn hóa đối phó với môi trường. CÂU HỎI 1. Nêu định nghĩa văn hóa của Trần Ngọc Thêm, các đặc trưng và chức năng của văn hóa rút ra từ định nghĩa này. 2. Phân biệt các khái niệm văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật. 3. Trình bày cấu trúc của văn hóa và các bộ phận của nó. 13
  16. Chương 2. ĐỊNH VỊ VĂN HÓA VIỆT NAM 2.1. Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp Nói đến sự khác biệt văn hóa, lâu nay thường hay nhắc đến sự khác biệt phương Đông và phương Tây. Phương Đông và phương Tây dưới góc độ văn hóa được hình thành trong khu vực cựu lục địa Á-Âu (Eurasia). Phương Đông = Đông Nam; phương Tây = Tây Bắc. TÂY BẮC: Lạnh, khô, băng tuyết, địa hình đơn giản. ĐÔNG NAM: Nóng, ẩm, sông nước, địa hình phức tạp. Từ sự khác biệt ban đầu này về điều kiện tự nhiên dẫn đến hàng loạt khác biệt về văn hoá (kinh tế, lối sống, tổ chức xã hội...). Môi trường sống của cư dân phương Đông (Đông Nam) là xứ nóng sinh ra mưa nhiều (ẩm), tạo nên các con sông lớn với những vùng đồng bằng trù phú. Còn phương Tây (= Tây Bắc) là xứ lạnh với khí hậu khô, không thích hợp cho thực vật sinh trưởng, có chăng chỉ là những vùng đồng cỏ mênh mông. Hai loại địa hình này khiến cho cư dân hai khu vực phải sinh sống bằng hai nghề khác nhau: trồng trọt và chăn nuôi. Kinh tế trồng trọt bắt buộc người dân phải sống định cư để chờ cho cây cối lớn lên, ra hoa kết quả. Kinh tế chăn nuôi thì khác, tài sản của dân du mục là gia súc, gia súc ăn cỏ và không cố định như cây trồng. Ăn hết bãi cỏ này lại đi đến bãi cỏ khác. Do đó mà người du mục phải sống du cư, nay đây mai đó lang thang. PHƯƠNG PHƯƠNG TÂY ĐÔNG Đông – Nam Tây – Bắc Tự nhiên Nóng – nước Lạnh – khô Tự nhiên Địa hình Phức tạp Thảo nguyên Địa hình Kinh tế Trồng trọt Chăn nuôi Kinh tế 14
  17. Lối sống Định cư Du cư Lối sống TC xã hội Nông thôn Thương nghiệp Kinh tế Định cư Lối sống Đô thị TC xã hội Công nghiệp Kinh tế Thành tựu Văn hóa Văn minh Thành tựu VĂN HÓA GỐC NÔNG NGHIỆP VĂN HÓA GỐC DU MỤC Xét về đặc tính, văn hoá gốc nông nghiệp phương Đông thiên về tính tĩnh (âm tính), văn hoá gốc du mục phương Tây thiên về tính động (dương tính). *Mỗi loại hình văn hoá này có một chùm đặc trưng điển hình như sau: a. Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên, nghề trồng trọt buộc người dân phải sống định cư để chờ cây cối lớn lên, ra hoa kết trái và thu hoạch. Do sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với tự nhiên. Người Việt mở miệng là nói "lạy trời", "nhờ trời", "ơn trời"... Còn dân du mục thì nếu thấy nơi này không thuận tiện thì dễ dàng bỏ đi nơi khác, dẫn đến tâm lý coi thường thiên nhiên. Bởi vậy mà các nền văn hóa phương Tây trọng động luôn mang trong mình tham vọng chinh phục và chế ngự thiên nhiên. Mỗi thái độ đều có mặt hay dở của nó. Tôn trọng thiên nhiên có cái hay là gìn giữ được môi trường sống tự nhiên nhưng có cái dở là khiến con người trở nên rụt rè, e sợ. Coi thường thiên thiên có cái hay là khuyến khích con người dũng cảm đối mặt với tự nhiên, khuyến khích khoa học phát triển nhưng có cái dở là hủy hoại môi trường. Vì nghề nông, nhất là nghề nông nghiệp lúa nước, cùng một lúc phụ thuộc vào tất cả mọi hiện tượng thiên nhiên (Trông trời, trông đất, trông mây; trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm...) cho nên, về mặt nhận thức, hình thành lối tư duy tổng hợp. Tổng hợp kéo theo biện chứng - cái mà người nông nghiệp quan tâm không phải là các yếu tố riêng rẽ, mà là những mối quan hệ qua lại giữa chúng. Tổng hợp là bao quát được mọi yếu tố, còn 15
  18. biện chứng là chú trọng đến các mối quan hệ giữa chúng. Người Việt tích lũy được một kho kinh nghiệm hết sức phong phú về các loại quan hệ này: Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa; Ráng mỡ gà, ai có nhà phải chống; Được mùa lúa thì úa mùa cau, được mùa cau thì đau mùa lúa... Ngược lại, đối tượng quan tâm của nghề chăn nuôi không tản mạn mà tập trung vào đàn gia súc, con vật. Do đó mà trong lĩnh vực nhận thức thì thiên về tư duy phân tích (theo lối khách quan, lí tính và thực nghiệm, dẫn đến kết quả là khoa học phương Tây phát triển), đồng thời chú trọng các yếu tố (dẫn đến lối sống thực dụng, thiên về vật chất) b. Về mặt tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc trọng tình. Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu: Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình. Lối sống trọng tình cảm tất yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ. Trong truyền thống Việt Nam, tinh thần coi trọng ngôi nhà => coi trọng cái bếp => coi trọng người phụ nữ là hoàn toàn nhất quán và rõ nét: Phụ nữ Việt Nam là người quản lí kinh tế, tài chính trong gia đình - người nắm tay hòm chìa khóa. Chính bởi vậy mà người Việt Nam coi Nhất vợ nhì trời; Lệnh ông không bằng cồng bà...; còn theo kinh nghiệm dân gian thì Ruộng sâu trâu nái, không bằng con gái đầu lòng. Phụ nữ Việt Nam cũng chính là người có vai trò quyết định trong việc giáo dục con cái: Phúc đức tại mẫu, Con dại cái mang. Vì tầm quan trọng của người mẹ cho nên trong tiếng Việt, từ cái với nghĩa là "mẹ" đã mang thêm nghĩa "chính, quan trọng": sông cái, đường cái, đũa cái, cột cái, trống cái, ngón tay cái, máy cái... Không phải ngẫu nhiên mà vùng nông nghiệp Đông Nam Á này được nhiều học giả phương Tây gọi là "xứ sở Mẫu hệ" (le Pays du Matriarcat). Cho đến tận bây giờ, ở các dân tộc ít chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa như Chàm hoặc hoàn toàn không chịu ảnh hưởng như nhiều dân tộc Tây Nguyên (Êđê, Giarai...), vai trò của người phụ nữ vẫn rất lớn: phụ nữ chủ động trong hôn nhân, chồng về ở đằng nhà vợ, con cái đặt tên theo họ mẹ... Cũng không phải ngẫu nhiên mà cho đến nay, người Khmer vẫn gọi người đứng đầu phum, sóc của họ là mê phum, mê sóc (mê=mẹ), bất kể đó là đàn ông hay đàn bà. 16
  19. Đến với phương Tây thì nguyên tắc tổ chức cộng đồng là trọng sức mạnh, trọng tài, trọng võ, trọng nam giới. Vào thời La Mã cổ đại, phụ nữ không hề có tên riêng. Cho đến nay, nhiều nước châu Âu vẫn giữ tục lệ phụ nữ mang họ và tên chồng trong các văn bản chính thức. Truyền thuyết Thiên chúa giáo coi đàn bà chỉ là cái xương sườn của đàn ông mà thôi. Trong các ngôn ngữ phương Tây, nhiều danh từ chỉ nghề nghiệp hoặc chức vụ đều mang giống đực hoặc cấu tạo với từ căn mang nghĩa người đàn ông: Chairman, hedman, shopman, tradesman, newsman, oilman, Lối tư duy tổng hợp và biện chứng, luôn đắn đo cân nhắc của người làm nông nghiệp cộng với nguyên tắc trọng tình đã dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn biến báo cho thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, dẫn đến triết lí sống Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; Đi với Bụt mặc áo cà-sa, đi với ma mặc áo giấy... Sống theo tình cảm, con người còn phải biết tôn trọng và cư xử bình đẳng, dân chủ với nhau. Đó là nền dân chủ làng mạc, nó có trước nền quân chủ phong kiến phương Đông và nền dân chủ tư sản phương Tây. Lối sống trọng tình và cách cư xử dân chủ dẫn đến tâm lí coi trọng cộng đồng, tập thể. Người nông nghiệp làm gì cũng phải tính đến tập thể, luôn có tập thể đứng sau. Mặt trái của tính linh hoạt là thói tùy tiện biểu hiện ở tật co giãn giờ giấc (giờ cao su), sự thiếu tôn trọng pháp luật... Lối sống trọng tình làm cho thói tùy tiện càng trở nên trầm trọng hơn: Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình... Nó dẫn đến tệ "đi cửa sau" trong giải quyết công việc: Nhất quen, nhì thân, tam thần, tứ thế... Trọng tình và linh hoạt làm cho tính tổ chức của người nông nghiệp kém hơn so với cư dân các nền văn hóa gốc du mục. Ngược lại, tư duy phân tích và siêu hình của văn hóa trọng động dẫn đến cách thức tổ chức cộng đồng theo nguyên tắc. Cuộc sống du cư của tổ tiên khi xưa đòi hỏi con người luôn phải sống có tổ chức, phải tuân thủ kỷ luật với tính tổ chức cao. Để duy trì được nguyên tắc, kỷ luật, văn hóa trọng động tạo ra cách cư xử là quyền lực nằm tuyệt đối trong tay người cai trị (quân chủ). Tư duy phân tích, cách tổ chức cộng đồng theo nguyên tắc đã dẫn đến một đặc điểm quan trọng của văn hóa phương Tây là trọng cá nhân. 17
  20. c. Trong lối ứng xử với môi trường xã hội, tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt còn quy định thái độ dung hợp trong tiếp nhận: ở Việt Nam không những không có chiến tranh tôn giáo mà, ngược lại, mọi tôn giáo thế giới (Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo...) đều được tiếp nhận. Đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược, người Việt Nam luôn hết sức mềm dẻo, hiếu hòa. Ngày xưa, trong kháng chiến chống ngoại xâm, mỗi khi thế thắng đã thuộc về ta một cách rõ ràng, cha ông ta thường dừng lại chủ động cầu hòa, "trải chiếu hoa" cho giặc về, mở đường cho chúng rút lui trong danh dự. Trong khi đó, tinh thần trọng võ, lối sống theo nguyên tắc của văn hóa trọng động dẫn đến lối ứng xử độc tôn trong tiếp nhận, cứng rắn, hiếu thắng trong đối phó. Tiêu chí VĂN HÓA TRỌNG VĂN HÓA TRỌNG TĨNH (gốc nông nghiệp) ĐỘNG (gốc du mục) Đặc Địa hình Đồng bằng (ẩm, thấp) Đồng cỏ (khô, cao) trưng Nghề Trồng trọt Chăn nuôi gốc chính Lối sống Định cư Du cư Ứng xử với môi Tôn trọng, sống hòa hợp Coi thường, tham vọng trường tự nhiên với tự nhiên chế ngự thiên nhiên Lối nhận thức, tư Thiên về tổng hợp, biện Thiên về phân tích, siêu duy chứng (trọng quan hệ); hình (trọng yếu tố); chủ quan, cảm tính, kinh khách quan, lý tính, thực nghiệm nghiệm Tổ Nguyên Trọng tình, trọng đức, Trọng sức mạnh, trọng chức tắc tổ trọng văn, trọng nữ tài, trọng võ, trọng nam cộng chức CĐ đồng Linh hoạt, dân chủ, trọng Nguyên tắc, quân chủ, Cách thức tổ cộng đồng trọng cá nhân 18
nguon tai.lieu . vn