Xem mẫu

A. Cơ sở duy vật của Lôgích học 1.Thế giới / Vũ trụ và con người Quan niệm duy vật biện chứng về thế giới Quan niệm của khoa học hiện đại về vũ trụ Quan niệm về con người – sinh thể họat động thực tiễn 2.Thực tiễn, nhận thức và tư duy Thực tiễn - hoạt động vật chất có định hướng, mang tính lịch sử – xã hội của con người, nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Nhận thức - quá trình phản ánh năng động sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc con người; là quá trình xâm nhập sâu - rộng của lý trí con người vào thế giới xung quanh để tìm hiểu đối tượng. Nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) Nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng) Tư duy vừa là sản phẩm cao cấp vừa là công cụ hiệu quả của quá trình phản ánh hiện thực khách quan. Tư tưởng là ý nghĩ rõ rệt trong bộ óc con người dùng để phản ánh một đối tượng có phẩm chất xác định. A. Cơ sở duy vật của Lôgích học 3. Những đặc tính của tư duy Tính gián tiếp Tính trừu tượng Tính khái quát Tính thống nhất với ngôn ngữ Tính năng động sáng tạo 4. Hình thức tư duy (kết cấu lôgích của tư tưởng) Hình thức tư duy là phương thức liên kết, sắp xếp các hiểu biết [nội dung tư duy (tư tưởng)] đã được định hình rõ rệt trong bộ óc con người lại với nhau, để cho tư duy phản ánh đúng thực tại được tư duy (tư tưởng phản ánh chính xác về một đối tượng được tư tưởng tồn tại trong hiện thực); đồng thời, qua đó xác định được chúng là đúng hay sai. A. Cơ sở duy vật của Lôgích học Thí dụ, ta có các kết cấu lôgích sau: Mọi S là P (1) (1a) Mọi kim loại đều là chất dẫn điện. (1b) Mọi người cộng sản đều là người yêu nước. Vài P là S (2) (2a) Vài chất dẫn điện là kim loại. (2b) Vài người yêu nước là người cộng sản. Mọi P là S (3) (3a) Mọi chất dẫn điện là kim loại. (3b) Mọi người yêu nước là người cộng sản. (1a) và (1b) có nội dung khác nhau nhưng kết cấu lôgích giống nhau (1); tương tự cho (2a) và (2b); (3a) và (3b). Do (1)  (2) nên về nội dung (1a)  (2a), (1b)  (2b). Do (1) ≠ (3) nên về nội dung (1a) ≠ (3a), (1b) ≠ (3b) A. Cơ sở duy vật của Lôgích học 5. Quy luật lôgích Quy luật lôgích là những mối liên hệ bản chất, tất yếu, khách quan chi phối các hình thức tư duy (kết cấu lôgích của tư tưởng) để đảm bảo cho tư duy phù hợp với thực tại (tư tưởng phản ánh đúng đối tượng được tư tưởng), tức giúp suy nghĩ đúng. Dựa vào quy luật lôgích (tư duy/tư tưởng) để xác định những hình thức tư duy (kết cấu lôgích tư tưởng) tương đương lôgích với nhau. "Những hình thức lôgích và những quy luật lôgích không phải là cái vỏ trống rỗng mà là phản ánh của thế giới khách quan” (Lênin). "Thực tiễn của con người lặp đi lặp lại hàng nghìn triệu lần được in vào ý thức của con người bằng những hình tượng lôgích, những hình tượng này có tính vững chắc của một thiên kiến, có một tính chất công lý, chính vì (và chỉ vì) sự lặp lại hàng nghìn triệu lần ấy” (Lênin). ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn