Xem mẫu

  1. Chương 3 Chuẩn mực kế toán công về doanh thu, chi phí 3.1. Các chuẩn mực kế toán về doanh thu 3.2. Các chuẩn mực kế toán về chi phí 66
  2. 3.1.. Các chuẩn mực kế toán về doanh thu 3.1.1. Kế toán doanh thu từ giao dịch trao đổi [IPSAS 9] IPSAS 9 được ban hành lần đầu vào tháng 7/2001. Mục đích của chuẩn mực là qui định phương pháp kế toán đối với các giao dịch trao đổi Phạm vi của chuẩn mực: - Đơn vị lập và trình bày BCTC trên cơ sở dồn tích phải áp dụng chuẩn mực này trong hạch toán doanh thu phát sinh từ các nghiệp vụ và sự kiện trao đổi liên quan đến cung cấp dịch vụ; Bán hàng hóa; Tiền lãi, tiền bản quyền và cổ tức nhận được từ đơn vị khác do cho đơn vị đó sử dụng tài sản. - Chuẩn mực này áp dụng cho tất cả các đơn vị thuộc khu vực công ngoại trừ các đơn vị kinh doanh bằng vốn NN. 67
  3. 3.1.1.. Kế toán doanh thu từ giao dịch trao đổi 3.1.1.1. Các thuật ngữ và khái niệm Giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc một khoản nợ được thanh toán tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. Doanh thu là tổng giá trị lợi ích kinh tế đơn vị thu được trong kỳ báo cáo làm tăng tài sản thuần/VCSH chứ không phải khoản vốn góp của chủ sở hữu [IPSAS 9.11] 68
  4. 3.1.1.2. Đo lường và ghi nhận a. Đối với doanh thu cung cấp dịch vụ (cho thuê nhà ở, dịch vụ đưa đón ở các trường học, phí cầu đường bến bãi, học phí, viện phí, phí đặc quyền…) Khi số thu của một giao dịch cung cấp dịch vụ có thể ước tính một cách đáng tin cậy thì doanh thu liên quan đến giao dịch đó phải được ghi nhận bằng việc giải thích rõ giai đoạn hoàn thành giao dịch tại thời điểm báo cáo. Số thu được của một giao dịch có thể được ước tính một cách đáng tin cậy khi thỏa mãn các điều kiện sau: 69
  5. 3.1.1.2. Đo lường và ghi nhận - Khoản doanh thu có thể được xác định một cách đáng tin cậy - Có khả năng đơn vị nhận được các lợi ích kinh tế hoặc các dịch vụ tiềm tàng liên quan đến các giao dịch đó. đó - Phần đã hoàn thành liên quan đến giao dịch có thể xác định một cách đáng tin cậy tại thời điểm báo cáo.. - Các chi phí liên quan đến giao dịch và các chi phí để hoàn thành giao dịch có thể được xác định một cách đáng tin cậy. [IPSAS9.19] 70
  6. 3.1.1.2. Đo lường và ghi nhận b. Đối với doanh thu bán hàng hóa Doanh thu từ việc bán hàng hóa sẽ được ghi nhận khi thỏa mãn các điều kiện sau: - Đơn vị đã chuyển giao cho người mua phần lớn rủi ro và các lợi ích từ việc sở hữu hàng hóa. - Đơn vị không tiếp tục chịu trách nhiệm quản lý liên quan đến quyền sở hữu mà cũng không có quyền kiểm soát được với các hàng hóa đã bán. - Doanh thu có thể xác định chắc chắn - Đơn vị chắc chắn thu được các lợi ích kinh tế hoặc các dịch vụ tiềm tàng liên quan đến nghiệp vụ bán hàng hóa. - Chi phí đã phát sinh hoặc sẽ phát sinh liên quan đến nghiệp vụ bán hàng hóa có thể xác định được một cách đáng tin cậy. cậy 71
  7. 3.1.1.2. Đo lường và ghi nhận c. Tiền lãi, tiền bản quyền và cổ tức Doanh thu phát sinh liên quan đến việc người khác sử dụng tài sản của đơn vị có tạo ra tiền lãi, tiền bản quyền và cổ tức phải được ghi nhận khi: [IPSAS9.33] - Hầu như chắc chắn là đơn vị sẽ thu được lợi ích kinh tế và các dịch vụ tiềm tàng liên quan đến nghiệp vụ đó - Lượng doanh thu có thể xác định một cách đáng tin cậy Doanh thu phải được ghi nhận theo phương pháp kế toán sau: [IPSAS9. 34] - Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở tỷ lệ thời gian có tính đến số thu thực tế từ tài sản. - Tiền bản quyền được ghi nhận khi thu được phù hợp với các thỏa thuận có liên quan. - Cổ tức hoặc các khoản tương đương được ghi nhận khi quyền nhận được các khoản chi trả được xác lập cho cổ đông hoặc người sở hữu vốn cổ phần. 72
  8. 3.1.1.3. Trình bày thông tin trong BCTC BCTC của đơn vị cần phải trình bày các thông tin sau: - Phương pháp kế toán áp dụng trong việc ghi nhận doanh thu bao gồm cả phương pháp xác định giai đoạn hoàn thành nghiệp vụ liên quan đến cung cấp dịch vụ. - Giá trị từng khoản doanh thu lớn được ghi nhận trong kỳ bao gồm cả doanh thu phát sinh từ: Cung cấp dịch vụ; Bán hàng hóa; Tiền lãi; Tiền bản quyền; Cổ tức hoặc tài sản tương đương - Doanh thu phát sinh từ việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong từng khoản doanh thu lớn. 73
  9. 3.1.2. Doanh thu từ các giao dịch không trao đổi IPSAS 23 ban hành tháng 6/2006 2006, áp dụng trong kế toán doanh thu từ giao dịch không trao đổi. IPSAS 23 không áp dụng cho sự kết hợp của đơn vị công là giao dịch không trao đổi. Mục đích của chuẩn mực này thống nhất yêu cầu cho BCTC về doanh thu phát sinh từ những giao dịch không trao đổi và các vấn đề cần được xem xét khi ghi nhận và đánh giá doanh thu từ các giao dịch không trao đổi bao gồm nhận biết vốn góp của chủ sở hữu 74
  10. 3.1.2. Doanh thu từ các giao dịch không trao đổi 3.1.2.1. Các khái niệm và thuật ngữ Giao dịch trao đổi là giao dịch trong đó một đơn vị nhận tài sản hoặc dịch vụ, hoặc có công nợ được thanh toán, và trực tiếp trao giá trị gần tương đương (chủ yếu dưới dạng tiền mặt, hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng tài sản) cho một đơn vị khác khi trao đổi Giao dịch không trao đổi là giao dịch không phải là giao dịch trao đổi. Trong một giao dịch không trao đổi, một đơn vị nhận giá trị từ một đơn vị khác mà không phải trực tiếp trả lại giá trị gần tương đương, hoặc trao giá trị cho một đơn vị khác mà không trực tiếp nhận lại giá trị gần tương đương 75
  11. 3.1.2.1. Các khái niệm và thuật ngữ - Kiểm soát tài sản phát sinh khi đơn vị có thể sử dụng tài sản hoặc được hưởng lợi từ tài sản trong quá trình thực hiện các mục tiêu của mình và có thể ngăn chặn hoặc điều chỉnh việc các đơn vị khác tiếp cận lợi ích từ tài sản đó - Tiền phạt là lợi ích kinh tế hoặc dịch vụ tiềm tàng mà các đơn vị trong lĩnh vực công đã nhận được hoặc có khả năng nhận được theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền, và là kết quả của hành vi vi phạm luật pháp hoặc quy định - Thuế là các lợi ích kinh tế hoặc dịch vụ tiềm tàng bắt buộc phải nộp hoặc đã nộp cho các đơn vị trong lĩnh vực công, theo quy định của pháp luật, mang lại doanh thu cho Chính phủ. 76
  12. 3.1.2.1. Các khái niệm và thuật ngữ - Các khoản chuyển giao là luồng vào của những lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng phát sinh từ những giao dịch không trao đổi, không bao gồm các khoản thuế. - Sự kiện phát sinh thuế là sự kiện mà Chính phủ, cơ quan lập pháp hoặc cơ quan có thẩm quyền khác xác định phải chịu thuế Chi phí thanh toán thông qua hệ thống thuế là khoản tiền dành cho bên hưởng lợi bất kể việc bên hưởng lợi có phải nộp thuế hay không - Chi tiêu thuế là các điều khoản ưu đãi trong luật thuế cho phép một số đối tượng nộp thuế nhất định được nhận những ưu đãi đặc biệt 77
  13. 3.1.2.2. Đo lường và ghi nhận - Xác định giá trị tài sản dựa vào ghi nhận ban đầu: Một tài sản được mua qua một giao dịch không trao đổi phải được đánh giá ban đầu tại GTHL của nó như vào ngày mua. Khi tiếp nhận tài sản từ một giao dịch bao gồm cả hai yếu tố trao đổi và không trao đổi, đơn vị phải ghi nhận + Yếu tố trao đổi theo các nguyên tắc và yêu cầu của các chuẩn mực kế toán công quốc tế khác + Yếu tố không trao đổi được ghi nhận theo các nguyên tắc và yêu cầu của IPSAS 23 78
  14. 3.1.2.2. Đo lường và ghi nhận - Ghi nhận doanh thu từ giao dịch không trao đổi: Luồng vào của nguồn lực phát sinh từ giao dịch không trao đổi đã được ghi nhận tăng tài sản thì sẽ được ghi nhận tăng doanh thu, trừ khi được ghi nhận là công nợ từ chính luồng vào đó. - Đánh giá doanh thu từ các giao dịch không trao đổi: Doanh thu từ giao dịch không trao đổi được xác định bằng với giá trị tăng lên của tài sản ròng được đơn vị ghi nhận Trong một giao dịch không trao đổi, đơn vị hạch toán tài sản thì đồng thời phải hạch toán doanh thu bằng với giá trị tài sản đã ghi nhận, trừ khi đơn vị phải hạch toán công nợ 79
  15. 3.1.2.2. Đo lường và ghi nhận Đánh giá nợ phải trả trong ghi nhận ban đầu: Giá trị được ghi nhận là một khoản nợ phải trả phải là ước tính tốt nhất của giá trị cần thiết để thực hiện nghĩa vụ hiện tại vào ngày báo cáo. Một đơn vị phải ghi nhận TS liên quan đến thuế khi sự kiện thuế xảy ra và các tiêu chuẩn ghi nhận TS được thỏa mãn. mãn Đánh giá TS phát sinh từ các giao dịch thuế Tài sản phát sinh từ giao dịch thuế phải được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại ngày tiếp nhận – ước tính tốt nhất về sự gia tăng của các nguồn lực cho đơn vị. Đơn vị báo cáo phải xây dựng chính sách kế toán để xác định giá trị tài sản phát sinh từ giao dịch thuế 80
  16. 3.1.2.2. Đo lường và ghi nhận Đánh giá TS phát sinh từ các giao dịch thuế Doanh thu từ thuế được xác định theo số tổng cộng. + Không được bù trừ doanh thu từ thuế cho các chi phí thanh toán qua hệ thống thuế + Không giảm bớt số tiền thuế được nợ một cách hợp pháp Chi phí thanh toán thông qua hệ thống thuế là giá trị có sẵn cho những người thụ hưởng cho dù họ có trả thuế hay không. Các khoản thanh toán cho người thụ hưởng được khấu trừ vào thuế họ nợ khi họ nộp thuế hoặc trả bằng tiền mặt khi họ không phải nộp thuế. 81
  17. 3.1.2.2. Đo lường và ghi nhận Các khoản chuyển giao: Đơn vị ghi nhận tài sản từ một giao dịch chuyển giao nếu nguồn lực được chuyển giao đáp ứng định nghĩa tài sản và thỏa mãn các tiêu chí ghi nhận tài sản. Các khoản chuyển giao gồm: trợ cấp, nợ được xóa, tiền phạt, tài sản thừa kế, quà tặng, quà biếu, hàng hóa, tài sản không trao đổi. Sự gia tăng của nguồn lực từ một giao dịch không trao đổi, ngoài các dịch vụ, đáp ứng khái niệm về tài sản được hạch toán khi và chỉ khi: + Chắc chắn có luồng vào của các lợi ích kinh tế tương lai hoặc tiềm năng dịch vụ gắn với tài sản + Giá trị của luồng vào nguồn lực có thể được đánh giá một cách đáng tin cậy. 82
  18. 3.1.2.2. Đo lường và ghi nhận Đánh giá TS chuyển giao: TS chuyển giao được đánh giá tại GTHL của chúng như vào ngày mua (HTK, BĐS, nhà xưởng, thiết bị, BĐSĐT mua qua các giao dịch không trao đổi phải được đánh giá ban đầu theo GTHL của chúng vào ngày mua theo các IPSAS 12,16,17). Xóa nợ và nhận nợ thay: Chủ nợ có thể từ bỏ quyền thu hồi số nợ từ một đơn vị thuộc lĩnh vực công, tức là xóa nợ. Trong trường hợp này, đơn vị tăng tài sản ròng vì một khoản công nợ đã ghi nhận trước đây nay không còn phải trả nữa Đơn vị ghi nhận doanh thu từ xóa nợ khi khoản nợ trước đây không còn đáp ứng định nghĩa công nợ hoặc không còn thỏa mãn tiêu chuẩn ghi nhận là công nợ nữa. 83
  19. 3.1.2.2. Đo lường và ghi nhận Các khoản phạt: Các khoản phạt là lợi ích kinh tế hoặc dịch vụ tiềm tàng mà một đơn vị trong lĩnh vực công nhận được hoặc có thể nhận được từ một cá nhân hoặc một đơn vị khác theo quyết định của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền do hành vi vi phạm luật hoặc quy định của cá nhân hoặc đơn vị đó Các khoản phạt được ghi nhận là doanh thu khi khoản có thể thu được đáp ứng định nghĩa tài sản. TS phát sinh từ tiền phạt được đánh giá theo giá trị ước tính tốt nhất của các nguồn lực chảy vào đơn vị. 84
  20. 3.1.2.2. Đo lường và ghi nhận Các khoản thừa kế: Một khoản thừa kế là một khoản chuyển giao được thực hiện theo di chúc của người đã qua đời. Sự kiện trong quá khứ dẫn đến việc đơn vị có quyền kiểm soát đối với nguồn lực đem lại lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng từ khoản thừa kế xảy ra khi đơn vị có quyền thi hành di chúc. Các khoản thừa kế thỏa mãn định nghĩa tài sản được ghi nhận là tài sản và doanh thu khi đơn vị chắc chắn thu được lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng và giá trị hợp lý của tài sản có thể xác định một cách đáng tin cậy. 85
nguon tai.lieu . vn