Xem mẫu

  1. 3 TC (36.9) Bộ môn Kế toán quản trị 1
  2. Mục tiêu môn học Trang bị cho sinh viên lý luận chung và những kiến thức cơ bản về chuẩn mực kế toán công quốc tế để có thể thực hiện các công việc kế toán trong các đơn vị công hiện đang áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế, tham gia xây dựng, hoàn thiện chuẩn mực kế toán công và các chính sách kế toán công của Việt Nam. 2
  3. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Giáo trình Kế toán đơn vị sự nghiệp, Phạm Đức Hiếu (2014), NXB Thống kê [2] Giáo trình Kế toán công, Phạm Văn Đăng & Nguyễn Thị Kim Ngân (2008), ĐH Kinh doanh và Công nghệ [3] International Public Sector Accounting Standards, Ngo Thanh Hoang & Truong Thi Thuy, Thuy Financial Publisher, Academy of Finance 3
  4. NỘI DUNG HỌC PHẦN Chương 1: Khái quát về chuẩn mực kế toán công quốc tế Chương 2: Chuẩn mực kế toán công về tài sản và đầu tư Chương 3: Chuẩn mực kế toán công về doanh thu, chi phí Chương 4: Chuẩn mực kế toán công về Báo cáo tài chính 4
  5. CHƯƠNG 1 Khái quát về chuẩn mực kế toán công quốc tế 5
  6. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1.1. Kế toán khu vực công và báo cáo tài chính 1.2. Chuẩn mực kế toán công quốc tế 1.3. Cơ sở kế toán trong chuẩn mực kế toán công quốc tế 1.4. So sánh kế toán trong khu vực công của Việt Nam với chuẩn mực kế toán công quốc tế 6
  7. 1.1. Kế toán khu vực công và báo cáo tài chính 1.1.1. Kế toán khu vực công Khu vực công (the public sector) là một khái niệm được dùng để xác định một tập hợp gồm có các cơ quan quản lý nhà nước trong một quốc gia, các tổ chức và doanh nghiệp công và cả hệ thống ngân hàng trung ương. (Liên hợp quốc, 2008) Đặc điểm khu vực công: Khu vực công là khu Khu vực công là khu Khu hu vực công là khu vực nhà nước, do nhà vực mà các hoạt động vực tập hợp tất cả nước giữ vai trò quyết của nó được tiến hành những gì thuộc về sở định phục vụ nhu cầu thông qua trợ cấp tài hữu Nhà nước chung của cộng đồng chính của Nhà nước. 7
  8. 1.1.1. Kế toán khu vực công Kế toán công có thể được hiểu là kế toán dành cho khu vực công, có liên quan đến các vấn đề về ngân sách của Nhà nước, có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh, báo cáo về tình hình tiếp nhận, sử dụng, quyết toán các nguồn kinh phí của Nhà nước trong các đơn vị Nhà nước. Vai trò của kế toán khu vực công:: Là công cụ để kiểm Là công cụ chứng Là công cụ phục vụ tra, giám sát hoạt minh việc chấp hành cho quá trình quản lý động kinh tế tài ngân sách của đơn NSNN chính của NN vị sử dụng NSNN 8
  9. 1.1.2. Báo cáo tài chính trong khu vực công 1.1.2.1.Khái niệm BCTC khu vực công là các báo cáo được trình bày theo một cấu trúc chặt chẽ về tình hình tài chính của đơn vị và các giao dịch được thực hiện bởi một đơn vị thuộc khu vực công. 9
  10. 1.1.2. Báo cáo tài chính trong khu vực công • Mục đích của BCTC khu vực công là cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và luồng tiền của một đơn vị mà hữu ích cho nhiều đối tượng người sử dụng khi đưa ra và đánh giá các quyết định về phân bổ các nguồn lực. • BCTC trong khu vực công phải cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định, và thể hiện khả năng Thuyết minh của đơn vị đối với các nguồn lực được giao cho đơn vị. • Cung cấp thông tin hữu ích trong việc đánh giá khả năng của đơn vị trong việc tài trợ cho các hoạt động của mình và đáp ứng được nhu cầu trả nợ và thực hiện các cam kết của đơn vị 10
  11. 1.1.2.2. Phân loại Theo mục đích, báo cáo tài chính khu vực công gồm : - BCTC khu vực công cho mục đích chung: là BCTC công bố cho những người sử dụng nhưng không có khả năng yêu cầu các thông tin tài chính cụ thể nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân riêng của họ. Người sử dụng trong trường hợp này có thể là công dân, đại diện dân cử và các đối tượng công chúng khác. - BCTC cho mục đích đặc biệt: biệt là loại BCTC được lập riêng cho các đối tượng khác như cơ quan lập pháp, cơ quan quản lý, cơ quan thực hiện chức năng giám sát, những người có quyền yêu cầu BCTC phải được lập để cung cấp những thông tin thỏa mãn nhu cầu riêng của họ. 11
  12. 1.1.2.2. Phân loại Theo nội dung, báo cáo tài chính khu vực công gồm : 1. Báo cáo tình hình tài chính (Bảng cân đối kế toán) 2. Báo cáo thặng dư hoặc thâm hụt (BC kết quả hoạt động kinh doanh) 3. Báo cáo sự thay đổi của vốn chủ hữu 4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 5. Bảng thuyết minh báo cáo tài chính 12
  13. Một số khái niệm liên quan trong BCTC của đơn vị công Thuật ngữ Định nghĩa IPSAS Tài sản Các nguồn lực được kiểm soát bởi đơn vị như là kết quả của các sự IPSAS 1 kiện trong quá khứ và từ các lợi ích kinh tế hoặc dịch vụ tiềm tàng trong tương lai mà đơn vị có thể thu được. Nợ phải trả Các nghĩ vụ hiện tại của đơn vị phát sinh từ các sự kiện trong quá IPSAS 1 khứ, mà việc thanh toán nghĩa vụ này sẽ làm giảm sút nguồn lực của đơn vị thể hiện ở lợi ích kinh tế và dịch vụ tiềm tàng Doanh thu Tổng giá trị lợi ích kinh tế hoặc dịch vụ tàng trong kỳ báo cáo làm IPSAS 1 tăng TS thuẩn/vốn CSH, nhưng không phải là khoản vốn góp của các chủ sở hữu Chi phí Giảm sút các lợi ích kinh tế hoặc dịch vụ tiềm tàng trong kỳ báo cáo IPSAS 1 dưới hình thức luồng ra hoặc tiêu thụ TS hoặc gánh chịu các khoản nợ phải trả làm giảm TS thuần/vốn vốn CSH mà không phải là khoản phân phối cho các chủ sở hữu 13
  14. Một số khái niệm liên quan trong BCTC của đơn vị công Thuật ngữ Định nghĩa IPSAS Đơn vị kinh tế Một đơn vị kiểm soát và các đơn vị bị kiểm soát IPSAS 1 Vốn góp của Lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng IPSAS 1 chủ sở hữu mà đơn vị nhận được từ bên ngoài nhưng không làm phát sinh nợ phải trả cho đơn vị mà góp phần tạo ra lợi ích tài chính trong tài sản thuần/vốn chủ sở hữu của đơn vị. 14
  15. 1.2. Chuẩn mực kế toán công quốc tế 1.2.1. Khái niệm và vai trò của chuẩn mực kế toán công quốc tế Chuẩn mực kế toán công quốc tế (IPSAS) là một hệ thống những quy định và hướng dẫn về những nguyên tắc, nội dung, phương pháp và thủ tục kế toán cơ bản, chung nhất và đầy đủ, làm cơ sở ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính, nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý, khách quan về thực trạng tài chính và kết quả hoạt động của các đơn vị kế toán trong lĩnh vực công. 15
  16. 1.2.1. Khái niệm và vai trò của chuẩn mực kế toán công quốc tế Vai trò của chuẩn mực KTC: - Nâng cao tính so sánh và minh bạch của các thông tin tài chính và giảm thiểu các chi phí lập báo cáo tài chính. chính - Khi các chuẩn mực được áp dụng một cách chặt chẽ và nhất quán, những người sử dụng thông tin sẽ nhận được các thông tin đạt chất lượng cao và có thể đưa ra được các quyết định tốt hơn - Dựa trên cơ sở nền tảng hệ thống CMKTCQT để xây dựng, ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán công quốc gia là một nhu cầu tất yếu khách quan 16
  17. 1.2.1. Khái niệm và vai trò của chuẩn mực KTC quốc tế Vai trò của chuẩn mực KTC: - Thông tin đa dạng và nhất quán hơn về chi phí và thu nhập; - Nâng cao tính nhất quán và tính so sánh của BCTC qua thời gian và giữa các tổ chức với nhau; - Hạn chế tham nhũng … 17
  18. 1.2.2. Qui trình ban hành và xây dựng chuẩn mực kế toán công quốc tế Nguồn: IPSASB, 2019 18
  19. 1.2.2. Qui trình ban hành và xây dựng chuẩn mực kế toán công quốc tế Nguồn: IPSASB, 2019 19
  20. 1.3. Cơ sở kế toán trong chuẩn mực kế toán công quốc tế 1.3.1. Cơ sở kế toán dồn tích Cơ sở dồn tích là một cơ sở kế toán trong đó các giao dịch và các sự kiện khác được ghi nhận khi chúng phát sinh (không phụ thuộc vào thực tế hoặc chi tiền hoặc các khoản tương đương tiền). KT trên cơ sở dồn tích có 2 mục đích: đích + Đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị theo định kỳ + Đánh giá TS, nguồn vốn theo trách nhiệm và quyền lợi kinh tế. 20
nguon tai.lieu . vn