Xem mẫu

  1. GIỚI THIỆU MÔN HỌC CHÍNH TRỊ • - Thời lượng: 75 tiết • Hình thức học: học lý thuyết trên lớp • Giáo trình và tài liệu tham khảo 1. Giáo trình chính trị (dùng cho cao đẳng nghề), NXB lao động – xã hội 2. Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 3. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh 4. Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
  2. NỘI DUNG MÔN HỌC GỒM 9 BÀI BÀI MỞ ĐẦU Bài 1 KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN Bài 2 KHÁI QUÁT VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH BÀI 3 NHỮNG THÀNH TỰU CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BÀI 4 ĐẶC TRƯNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM BÀI 5 PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM
  3. • Bài 6 TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG AN NINH, MỞ RỘNG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Bài 7: XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM • BÀI 8 PHÁT HUY SỨC MẠNH CỦA KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG, BẢO VỆ TỔ QUỐC • BÀI 9: TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN ĐỂ TRỞ THÀNH NGƯỜI CÔNG DÂN TỐT, NGƯỜI LAO ĐỘNG TỐT
  4. • BÀI MỞ ĐẦU • Kết cấu của bài: • 1. Vị trí, tính chất môn học • 2. Mục tiêu của môn học: Sau khi học xong, người học đạt được: • 3. Nội dung chính • 4. Phương pháp dạy học và đánh giá môn học
  5. Thảo luận
  6. • Sinh viên rút ra định nghĩa về chính trị • Chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc, các quốc gia, các lực lượng xã hội mà cốt lõi của nó là vấn đề giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc của nhà nước, sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước.
  7. 1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔN HỌC • Vị trí: Môn Giáo dục chính trị là môn học bắt buộc thuộc các môn học chung trong chương trình giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng. • Tính chất: - Chương trình môn học bao gồm khái quát về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; hình thành thế giới quan, nhân sinh quan khoa học và cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam.
  8. • 2. Mục tiêu của môn học • Sau khi học xong, người học đạt được: • Về kiến thức: • Về kỹ năng: • Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
  9. • 3. Nội dung chính • Giáo dục chính trị là môn học bao gồm nội dung cơ bản nhất của: • Triết học Mác – Lênin; • Kinh tế - chính trị Mác – Lênin; • Chủ nghĩa xã hội khoa học; • Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  10. 4. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC • Nhận xét về phương pháp dạy học qua những hình ảnh dưới
  11. Bài 1 KHÁI QUÁT VỀ CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN I. Khái niệm chủ nghĩa Mác – Lênin II. Một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác -Lênin III. Vai trò nền tảng tư tưởng, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
  12. • I. Khái niệm chủ nghĩa Mác – Lênin • 1. Khái niệm chủ nghĩa Mác- Lênin - Chủ nghĩa Mác- Lênin là hệ thống lý luận thống nhất được cấu thành từ ba bộ phận lý luận cơ bản là Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị học Mác – Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học; là hệ thống lý luận khoa học thống nhất về mục tiêu, con đường, biện pháp, lực lượng thực hiện sự nghiệp giai phóng giai cấp công nhân,nhân dân lao động nhằm giải phóng con người, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
  13. • I. Khái niệm chủ nghĩa Mác – Lênin • 2. Các bộ phận cấu thành CN Mác – Lênin: • Triết học Mác - Lênin là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. • Kinh tế chính trị Mác – Lênin là khoa học nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, chỉ rõ bản chất bóc lột của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Những quy luật phát triển của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. • Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu những quy luật chuyển biến từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội xã hội chủ nghĩa và phương hướng xây dựng xã hội mới.
  14. • I. Khái niệm chủ nghĩa Mác – Lênin • 3. Bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin: • - Chủ nghĩa Mác - Lênin là một hệ thống lý luận khoa học, thể hiện trong toàn bộ các nguyên lý cấu thành học thuyết, trước hết là các nguyên lý trụ cột. + Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng + Chủ nghĩa duy vật lịch sử, mà cốt lõi là học thuyết hình thái kinh tế - xã hội + Học thuyết Mác về giá trị thặng dư đã vạch ra quy luật vận động kinh tế của xã hội tư bản + Học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản
  15. I. Khái niệm chủ nghĩa Mác – Lênin • - Sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan khoa học và phương pháp luận mác-xít trong chủ nghĩa Mác - Lênin • Thế giới quan duy vật biện chứng giúp con người hiểu rõ bản chất của thế giới là vật chất • Phương pháp luận đúng đắn giúp xem xét sự vật, hiện tượng một cách khách quan, phân tích cụ thể theo tinh thần biện chứng
  16. I. Khái niệm chủ nghĩa Mác – Lênin • - Là học thuyết duy nhất nêu lên mục tiêu giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người với con đường, lực lượng, phương thức đạt mục tiêu đó. • Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ rõ quần chúng nhân dân là chủ nhân của xã hội, là người sáng tạo ra lịch sử. • Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, là vũ khí lý luận sắc bén của giai cấp vô sản • Chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ giải thích mà còn vạch ra con đường, những phương tiện cải tạo thế giới.
  17. I. Khái niệm chủ nghĩa Mác – Lênin • - Chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết mở, không ngừng tự đổi mới, tự phát triển trong hệ thống tri thức của nhân loại. • Chủ nghĩa Mác - Lênin là một học thuyết mở. Thế hệ này nối tiếp thế hệ khác tiếp thu, vận dụng và phát triển sáng tạo các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, làm cho học thuyết của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. • Thuyết Mác - Lênin có giá trị bền vững, xét trong tinh thần biện chứng, nhân đạo và hệ thống tư tưởng cốt lõi của nó
  18. II. Một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác -Lênin 1. Triết học Mác – Lênin a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng • Bản chất của thế giới: Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, vật chất quyết định ý thức, còn ý thức chỉ là sự phản ánh một phần thế giới vật chất vào đầu óc con người.
  19. II. Một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác -Lênin • Định nghĩa vật chất của Lênin "VËt chÊt lµ mét ph¹m trï triÕt häc dïng ®Ó chØ thùc t¹i kh¸ch quan ®ược ®em l¹i cho con người trong c¶m gi¸c, ®ược c¶m gi¸c cña chóng ta chÐp l¹i, chôp l¹i, ph¶n ¸nh vµ tån t¹i kh«ng lÖ thuéc vµo c¶m gi¸c".
  20. II. Một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác -Lênin Nội dung định nghĩa Thứ Vật chất là một “phạm trù” triết học. nhất Vật chất dùng để chỉ thực tại khách quan, tức là tồn Thứ tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con hai người. Vật chất “được đem lại cho con người trong cảm giác”, Thứ gây nên cảm giác cho con người. Ý thức là cái phản ba ánh vật chất. 20
nguon tai.lieu . vn