Xem mẫu

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG KHOA CƠ KHÍ BÀI GIẢNG BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH GVTH : Phan Nguyễn Thanh Bình Đà Nẵng, năm 2019
  2. DANH MỤC VÀ PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG CHO CÁC BÀI Thời gian (giờ) Thực hành, Số bài tập, Kiểm Tên chương/mục Tổng Lý TT thực tế tại tra số thuyết doanh nghiệp 1 Bài 1:Hệ thống phanh ô tô 8 2 6 0 2 Bài 2: Hệ thống phanh dẫn động thuỷ 8 2 6 0 lực. 3 Bài 3: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ 13 4 8 1 thống dẫn động phanh thuỷ lực 4 Bài 4: Hệ thống phanh dẫn động khí 8 2 6 0 nén 5 Bài 5: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ 9 3 5 1 thống phanh dẫn động khí nén 6 Bài 6: Bảo dưỡng và sửa chữa cơ 9 2 6 1 cấu phanh tay 7 Bài tập hoặc thực hành tại xưởng hoặc đi thực tế tại doanh nghiệp 15 15 8 Kiểm tra kết thúc môn 5 Cộng 75 15 57 3
  3. Bài 1: HỆ THỐNG PHANH Ô TÔ 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống phanh + Nhiệm vụ: -Hệ thống phanh ô tô dùng để điều khiển giảm tốc độ và dừng xe theo yêu cầu của người lái để đảm bảo an toàn giao thông khi vận hành trên đường. + Yêu cầu: - Đảm bảo hiệu quả phanh cao, êm và dừng xe trong khoảng thời gian ngắn và an toàn. - Đảm bảo hạn chế hiện tượng trượt lết của các bánh xe khi phanh. - Điều khiển nhẹ nhàng, thuận tiện. - Cấu tạo đơn giản, điều chỉnh nhẹ nhàng, thoát nhiệt tốt và có độ bền cao. + Phân loại: a) Theo cấu tạo dẫn động phanh (đặc điểm truyền lực) : - Phanh cơ khí. - Phanh thủy lực (phanh dầu). - Phanh khí nén (phanh hơi). b)Theo cấu tạo cơ cấu phanh : - Phanh tang trống. - Phanh đĩa. - Phanh đai. c) Theo kết cấu của cơ cấu điều khiển gồm có: - Hệ thống phanh không có trợ lực: - Hệ thống phanh có trợ lực: 2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh 2.1 Hệ thống phanh dẫn động cơ khí 2.1.1 Cấu tạo: a) Mâm phanh và cam tác động - Mâm phanh được lắp chặt với vỏ cầu, trên mâm phanh có cam tác động và guốc phanh.
  4. - Cam tác động lắp trên mâm phanh và tiếp xúc với hai đầu guốc phanh, dùng để dẫn động đẩy hai guốc phanh và má phanh thực hiện quá trình phanh. b) Guốc phanh và má phanh - Guốc phanh và má phanh được lắp trên mâm phanh nhờ hai chốt lệch tâm, lò xo hồi vị luôn kéo hai guốc phanh rời khỏi tang trống. Hình: Cơ cấu phanh trống – guốc.
  5. - Guốc phanh được làm bằng thép có mặt cắt chữ T và có bề mặt cung tròn theo cung tròn của tang trống, có khoan nhiều lỗ để lắp má phanh, trên một đầu có lỗ lắp với chốt lệch tâm, còn đầu kia tiếp xúc với côn đội và cam tác động. - Má phanh làm bằng vật liệu ma sát cao (amiăng), có cung tròn theo guốc phanh và có nhiều lỗ để lắp với guốc phanh bằng các đinh tán. - Đinh tán làm bằng nhôm hoặc đồng. - Lò xo hồi vị để luôn giữ cho hai guốc phanh và má phanh tách khỏi tang trống và ép gần lại nhau. c) Chốt lệch tâm và cam lệch tâm - Chốt lệch tâm dùng lắp guốc phanh, có phần lệch tâm dùng để điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang trống phanh. - Cam lệch tâm lắp trên mâm phanh, dùng để điều chỉnh khe hở phía trên giữa má phanh và tang trống. d) Tang trống - Tang trống làm bằng gang được lắp và quay theo moay ơ bánh xe. 2.1.2. Nguyên lý hoạt động: - Khi người lái cần kéo phanh tay, ấn nút đầu cần điều khiển (hoặc bóp tay kéo) và kéo cần điều khiển về phía sau cảm thấy nặng và thôi ấn nút (hoặc thả tay kéo), thông qua các đòn dẫn động và cam tác động (hoặc dây kéo và thanh đẩy),đẩy hai guốc phanh và má phanh áp sát vào tang trống tạo nên lực ma sát, làm cho tang trống và truyền động các đăng (hoặc tang trống và moayơ bánh xe) ngừng quay. - Khi thôi phanh tay người lái ấn nút đầu cần điều khiển (hoặc bóp tay kéo) và kéo cần điều khiển về vị trí ban đầu (phía trước) cơ cấu phanh tay trở về vị trí thôi phanh, lò xo hồi vị, kéo hai guốc phanh và má phanh rời khỏi tang trống. 2.2. Hệ thống phanh dẫn động thủy lực: 2.2.1. Cấu tạo: Phanh thủy lực thường dùng cho ô tô du lịch hoặc ô tô tải nhẹ nhờ kết cấu nhỏ gọn. a) Phần dẫn động phanh: Từ bàn đạp của người lái qua bầu phanh chính có hỗ trợ của bộ trợ lực chân không, dầu phanh chia thành 2 dòng xuống các xi lanh công tác ở bánh xe.
  6. Hình 1: Sơ đồ cấu tạo chung của hệ thống phanh thủy lực. b) Cơ cấu phanh bánh xe: Phanh thủy lực hiện nay thường áp dụng cho cơ cấu phanh trống và phanh đĩa. Hinh: Cơ cấu phanh trống guốc dẫn động thủy lực - Mâm phanh được lắp chặt với vỏ cầu, trên mâm phanh có lắp xi lanh bánh xe. Guốc phanh và má phanh được lắp trên mâm phanh nhờ hai chốt lệch tâm, lò xo hồi vị luôn kéo hai guốc phanh rời khỏi tang trống. Ngoài ra còn có các cam lệch tâm hoặc chốt điều chỉnh. Đĩa phanh lắp với moay ơ bánh xe. Má phanh và xi lanh bánh xe được lắp chung một cụm và cố định ở một vị trí.
  7. Hình: Cơ cấu phanh đĩa 2.2.2 Nguyên lý hoạt độngcủa hệ thống phanh thủy lực: a) Trạng thái phanh xe: - Khi người lái đạp bàn đạp phanh, thông qua ty đẩy làm cho pít tông chuyển động nén lò xo và đầu trong xi lanh chính làm tăng áp suất dầu, và đẩy dầu trong xi lanh chính đến các đường ống dầu và xi lanh của bánh xe. - Đối với phanh trống, dầu trong xi lanh bánh xe đẩy các pít tông và guốc phanh ép chặt má phanh vào tang trống tạo nên lực ma sát, làm cho tang trống và moay ơ bánh xe giảm dần tốc độ quay hoặc dừng lại theo yêu cầu người lái. - Đối với phanh đĩa, dầu trong xi lanh đẩy pit tông và ép má phanh tỳ lên đĩa tạo lực ma sát làm cho bánh xe giảm tốc độ hoặc dừng lại. b) Trạng thái thôi phanh: - Khi người lái rời chân khỏi bàn đạp phanh, áp suất trong hệ thống phanh giảm nhanh nhờ lò xo hồi vị kéo các guốc phanh, má phanh rời khỏi tang trống, lò xo guốc phanh hồi vị kéo hai pít tông của xi lanh bánh xe về gần nhau, đẩy dầu hồi theo ống trở về xi lanh chính và bình dầu. - Khi cần điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang trống, tiến hành điều chỉnh xoay hai chốt lệch tâm của hai guốc phanh và hai cam lệch tâm trên mâm phanh. - Với phanh đĩa, độ đảo của đĩa phanh làm cho má phanh tách ra khỏi đĩa. Cơ cấu phanh đĩa tự tạo ra khe hở và không cần điều chỉnh. 2.3 Hệ thống phanh dẫn động khí nén 2.3.1. Cấu tạo.
  8. a) Dẫn động phanh bao gồm: - Máy nén khí lắp phía trên động cơ, dùng để nén không khí đạt áp suất quy định (0,6 – 0,8 MPa) sau đó nạp vào bình chứa khí nén. - Bình chứa khí nén dùng để chứa khí nén (đủ cho ít nhất 10 lần đạp phanh, khi máy nén khí hỏng). - Van điều chỉnh áp suất lắp trên đường ống khí nén từ máy nén đến bình chứa khí nén, dùng để ổn định áp suất (0,6 – 0,8 MPa) của hệ thống phanh. - Bàn đạp phanh, đồng hồ báo áp suất và đường ống dẫn khí nén. - Tổng van điều khiển lắp phía dưới bàn đạp phanh, dùng để phân phối khí nén đến các bầu phanh bánh xe và xả không khí nén ra ngoài khi thôi phanh.
  9. - Bầu phanh bánh xe lắp ở gần bánh xe có tác dụng dẫn động trục cam phanh thực hiện quá trình phanh ô tô. b). Cơ cấu phanh bánh xe bao gồm: - Mâm phanh được lắp chặt với trục bánh xe, trên mâm phanh có lắp bầu phanh. - Trục cam tác động lắp trên mâm phanh và tiếp xúc với hai đầu guốc phanh, dùng để dẫn động đẩy hai guốc phanh và má phanh thực hiện quá trình phanh. - Guốc phanh và má phanh được lắp trên mân phanh nhờ hai chốt lệch tâm, lò xo hồi vị luôn kéo hai guốc phanh tách khỏi tang trống. ngoài ra còn có các cam lệch tâm hoặc chốt điều chỉnh. 2.3.2 Nguyên lý hoạt động
  10. a) Trạng thái phanh xe - Khi người lái đạp bàn đạp phanh, thông qua ty đẩy làm cho pít tông điều khiển chuyển động nén lò xo và đẩy van khí nén mở cho khí nén từ bình chứa phân phối đến các bầu phanh bánh xe, nén lò xo đẩy cần đẩy và xoay cam tác động đẩy hai guốc phanh ép chặt má phanh vào tang trống tạo nên áp lực ma sát, làm cho tang trống và moayơ bánh xe giảm dần tốc độ quay hoặc đứng lại theo yêu cầu của người lái. b) Trạng thái thôi phanh. - Khi người lái rời chân khỏi bàn đạp phanh, lò xo của pít tông điều khiển và van khi nén sẽ hồi vị các van và pít tông điều khiển về vị trí ban đầu làm cho van khí nén đóng kín đường dẫn khí nén từ bình chứa và xả khí nén của bầu phanh bánh xe ra ngoài không khí. Lò xo của bầu phanh hồi vị, đẩy cần đẩy và trục cam tác động về vị trí không phanh và lò xo guốc phanh kéo hai guốc phanh rời khỏi tang trống. - Khi cần điều khiển chỉnh khe hở giữa má phanh và tang trống, tiến hành điều chỉnh xoay hai chốt lệch tâm (hoặc chốt điều chỉnh) của hai guốc phanh và hai cam lệch tâm trên mân phanh. 2.4. Hệ thống phanh dẫn động thủy khí (trợ lực khí nén – thủy lực) 2.4.1 Cấu tạo a/- Đặc tính tổng quát Hệ thống phanh trợ lực khí nén-thủy lực áp dụng nguyên lý của phanh thủy lực để ấn càng phanh vào tang trống để hãm bánh xe. Tuy nhiên áp suất thủy lực cung cấp cho các xy lanh con không phát xuất từ xy lanh cái. Hệ thống này có hai mạch dầu : - Mạch dầu thứ nhất từ xy lanh cái làm mở tổng van cho khí nén đi vào xy lanh trợ lực đẩy piston không khí di chuyển. - Mạch thứ hai, piston không khí đẩy piston thủy lực bơm dầu xuống các xy lanh con. b/- Thành phần kết cấu Hình 238 giới thiệu thành phần và đường ống của hệ thống phanh trợ lực khí nén thủy lực của ôtô tải. Các thành phần này gồm có : Máy nén (1) bơm không khí nạp vào các bình chứa. Xy lanh cái (7) được kết cấu giống như xy lanh cái của hệ thống phanh thủy lực, có công dụng mở van khí nén trong tổng van điều khiển của xy lanh khí nén thủy lực (8). Xy lanh này có ba bộ phận:
  11. + Một piston lực đường kính lớn tiếp nhận lực đẩy của khí nén + Một piston thủy lực nhỏ có cùng cây đẩy với piston không khí + Một tổng van điều khiển hoạt động nhờ áp suất thủy lực 2.4.2 Nguyên lý hoạt động: + Trường hợp bình chứa khí nén đầy đủ áp suất : Ấn bàn đạp phanh, xy lanh cái đẩy dầu xuống tổng van điều khiển. Tai đây áp suất thủy lực đẩy piston-cúppen P1 và màng (2) dịch sang phải. Màng (2) áp kín lên van S1 làm mở van khí nén S2. Khí nén từ bình chứa chui qua van theo ống dẫn (5) tác động vào mặt sau của piston lực P2. Vì P2 có diện tích lớn nên nhận một lực rất mạnh đẩy piston-cúppen P3 bơm dầu qua van áp xuống các xy lanh con. Khi thôi phanh, bàn đạp xy lanh cái được buông ra, áp suất thủy lực mất, piston P1 trở lui, lò xo R1 đẩy màng (2) tách ra khỏi van S1. Lò xo R4 ấn van S2 đóng chận luồng khí nén từ bình chứa. Lúc này lò xo R3 đẩy piston lực P2 lui, số khí nén phía sau P2 theo ống dẫn (5) vào hộp van điều khiển chui qua các lỗ trên màng (2) thoát ra ngoài theo cửa (4). Đồng thời, R2 ấn P3 lui, dầu phanh từ các xy lanh con chui qua lỗ giữa của cuppen và piston P3 hồi trở về xy lanh cái. + Trường hợp bình chứa hết khí nén: Trong trường hợp này hệ thống phanh trợ lực khí nén thủy lực vẫn hoạt động được để hãm xe, tuy nhiên phải dùng nhiều lực cơ bắp ấn mạnh lên bàn đạp phanh để có thể
  12. hãm xe. Lúc này áp suất thủy lực từ xy lanh cái bơm dầu phanh chui qua lỗ giữa của cúppen và piston P3 qua van lưu áp xuống các xy lanh con. Bài 2: HỆ THỐNG PHANH DẪN ĐỘNG THUỶ LỰC 1.Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực 1.1 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động xy lanh chính một pít tông Thân xi lanh chính làm bằng gang, có lắp bình chứa dầu và được thông với nhau qua lỗ bù và lỗ nạp dầu, bên trong lắp pít tông (loại một pít tông và loại hai pít tông
  13. )và van hồi dầu. bên ngoài có bu lông xả không khí, nắp chắn bụi và các đường ống dẫn dầu đến các bánh xe . Pít tông làm bằng nhôm một đầu có lắp cupen, một đầu pít tông tiếp xúc với thanh đẩy . Phần đầu pít tông có lỗ nhỏ để thông bù dầu khi pít tông hồi vị tránh tạo ra độ chân không. -Van dầu hồi. Van hồi dầu có lò xo và đế van cao su, thân van có lỗ dầu nhỏ tác dụng như van một chiều (mở khi hồi dầu) 1.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động xy lanh chính có hai pít tông Loại xi lanh có hai pít tông, có hai lỗ nạp dầu và các lỗ bù dầu riêng nên được sử dụng rộng rải do có ưu điểm đảm bảo an toàn cho ô tô. Khi có sự cố ở một xi lanh bánh xe hoặc ở một đường ống nào đó bị hở thì hệ thống phanh ô tô vẫn còn tác dụng phanh ở cụm phanh sau hoặc cụm phanh trước. Để báo hiệu hiện tượng giảm áp trong mạch dầu của hai bánh xe trước hoặc hai bánh xe sau ,xi lanh chính có lắp bu lông hạn chế hành trình pít tông . 1.3 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động xy lanh bánh xe (xi lanh công tác)
  14. Xi lanh công tác được lắp ở mâm phanh: -Xi lanh công tác (xi lanh bánh xe) làm bằng gang, có lỗ dẫn dầu phanh và lỗ xả không khí, bên trong lắp hai pít tông có cúp ben (hoặc một pít tông) và lò xo bên ngoài có nắp chắn bụi và ty đẩy guốc phanh. -Khi nhả phanh, áp suất trong hệ thống dầu phanh giảm nhanh nhờ lò xo hồi vị kéo hai guốc phanh và má phanh rời khỏi tang trống, ép hai pít tông và lò xo của xi lanh công tác về gần nhau đẩy dầu hồi theo ống trở về xi lanh chính và bình dầu - khi phanh áp suất dầu trong xi lanh công tác (áp suất dầu = 1,5 -2,5 Mpa) đẩy hai pít tông và guốc phanh dịch chuyển ra xa nhau, ép chặt má phanh vào tang trống tạo nên lực ma sát , làm cho tang trống và moay ơ bánh xe giảm dần tốc độ quay hoặc dừng lại theo yêu cầu của người lái. 2. Quy trình tháo lắp 2.1. Qui trình tháo B1. Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc - Bộ dụng cụ tay nghề tháo lắp và bình chứa dầu phanh. - Kích nâng, giá kê chèn lốp xe. B2 . Làm sạch bên ngoài cụm dẫn động phanh - Dùng bơm nước áp suất cao và phun nước rửa sạch cặn bẩn bên ngoài gầm ô tô.
  15. - Dùng bơm nước và thổi khí nén làm sạch cặn bẩn và nước bám bên ngoài cụm cơ cấu phanh. B3. Tháo các đường ống dẫn dầu và xả dầu trong hệ thống phanh - Tháo các bu lông xả không khí - Xả dầu phanh vào bình chứa - Tháo các đầu nối ông dầu B4. Tháo xi lanh chính và bộ điều hòa lực phanh - Tháo các bu lông hãm . - Tháo xi lanh chính. - Tháo bộ điều hòa (nếu có) B5. Tháo bàn đạp và ty đẩy - Tháo các chốt hãm và ty đẩy - Tháo chốt hãn và bàn đạp . B6. Tháo bộ trợ lực phanh (nếu có) - Tháo các bu lông hãm bộ trợ lực - Tháo rời bộ trợ lực B7 Làm sạch chi tiết và kiểm tra - Làm sạch chi tiết. - Kiểm tra các chi tiết. 2.2. Quy trình lắp Ngược lại quy trình tháo (sau khi sửa chữa và thay thế các chi tiết hư hỏng) Các chú ý - Kê kích và chèn lốp xe an toàn khi làm việc dưới gầm xe. - Thay dầu phanh đúng loại và tra mỡ bôi trơn các chi tiết: chốt bàn đạp ty đẩy… - Thay thế các chi tiết theo định kỳ bảo dưỡng (má phanh, cúp pen, nắp chắn bụi…) - Lắp đúng vị trí của các chi tiết của cơ cấu phanh. - Điều chỉnh dẫn động phanh. 3. Thực hành tháo, lắp nhận dạng các bộ phận và chi tiết 3.1. Xilanh chính: a. Cấu tạo:
  16. Xi lanh chính chế tạo bằng gang và đúc liền với buồng chứa dầu phanh, vỏ xi lanh chính được đặt bắt trên khung xe. Ở buồng chứa dầu của xi lanh chính có lỗ cho dầu vào và dùng nắp đậy kín, nắp có lỗ thông hơi. Bên trong xi lanh ăn thông buồng chứa dầu bằng các lỗ điều hòa nhỏ và lớn. Ở đầu Piston xi lanh chính có khoan 1 số lỗ, đối diện với từng lỗ đó có ven lá kiểu hoa mai che kín . Piston có bắt vòng đệm kín cao su phía trước. b. Hoạt động: Phía trước piston có lắp cao su do lò xo ép chặt, lò xo còn ép vào van một chiều phía dầu ra. Sau khi đạp bàn đạp phanh xuống, dưới tác động của cần bẩy đẩy piston, bát cao su di chuyển về phía trong làm dầu trong xi lanh chính sinh ra áp suất, đẩy van dầu ra, dầu đi theo các ống dẫn đến xi lanh con. Khi nhả bàn đạp ra, áp suất dầu ở hệ thống phanh hạ theo và dầu trở về xi lanh chính. Khi nhả bàn đạp hoàn toàn thì
  17. khoang trống của xi lanh phía trước piston ăn thông với buồng chứa với lổ điều hòa nên trong xi lanh luôn luôn có dầu và nhờ lò xo ép vào van dầu ra và đóng nó lại nên trong hệ thống phanh giữ được một áp suất dư không lớn và không khí không lọt vào được. Khi đạp bàn đạp phanh một cách đột ngột, trong xi lanh sinh ra chân không, dưới tác dụng của độ chân không, dầu trong khoang trống sau piston đi qua các lỗ nhỏ vào khoang trống trước piston nên hiện tượng lọt khí không xảy ra ở hệ thống phanh. 3.2. Xilanh con: Thân được đúc bằng gang, bên trong xilanh có lắp 2 piston và 2 bát cao su, nhờ có lò xo nên bát cao su được ép chặt với piston, ở đầu còn lại của piston có cần đẩy tì vào cần trên của chốt má phanh, 2 đầu xilanh có gắn bạc bằng cao su, dầu từ xi lanh chính qua rãnh dưới đi theo ống dẫn dầu còn rãnh trên dùng để xả không khí. BÀI 3: BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH DẪN ĐỘNG PHANH THUỶ LỰC 1. Mục đích, yêu cầu của bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh dẫn động thủy lực 1.1. Hiện tượng sai hỏng và nguyên nhân 1.1.1. Khi phanh xe có tiếng kêu khác thường a) Hiện tượng
  18. Khi phanh xe có tiếng kêu khác thường ở cụm dẫn động phanh hoặc cơ cấu phanh, đạp phanh càng mạnh tiếng ồn càng tăng. b) Nguyên nhân Bàn đạp phanh và ty đẩy mòn lỏng các chốt xoay. Một số chi tiết ở cơ cấu phanh như lò xo, má phanh, chốt định vị bị mòn lỏng hoặc gãy. Bề mặt má phanh bị chai cứng hoặc mòn quá giới hạn 1.1.2. Phanh kém hiệu lực, bàn đạp phanh chạm sàn xe (phanh không ăn) a) Hiện tượng Khi phanh xe không dừng theo yêu cầu của người lái và bàn đạp phanh chạm sàn phanh không có hiệu lực. b) Nguyên nhân Dẫn động phanh: thiếu dầu phanh, mòn xi lanh, pít tông và cúp ben hoặc hở đường ống dầu phanh, dầu phanh không đúng chất lượng, lẫn nhiều không khí hoặc điều chỉnh sai hành trình tự do (quá lớn). -Bộ trợ lực phanh hỏng (nếu có) 1.1.3. Khi phanh xe bị kéo lệch về một bên . a) Hiện tượng -Khi phanh xe bị kéo lệch về một bên hay lệch đuôi xe . b) Nguyên nhân - Áp suất lốp và độ mòn của hai bánh xe phải và trái không giống nhau . - Bộ điều hòa lực phanh hỏng. - Pít tông, xi lanh bánh xe (hay guốc phanh) bị kẹt về một bên bánh xe . - Bàn đạp phanh bị kẹt hoặc cong. - Ty đẩy bị kẹt 1.1.4. Bó phanh (phanh bó cứng) a) Hiện tượng - Khi xe vận hành không tác dụng vào bàn đạp phanh và cần phanh tay nhưng cảm thấy có sự cản lớn (sờ tang trống nóng lên ) b) Nguyên nhân - Bàn đạp phanh bị kẹt hoặc cong
  19. - Ty đẩy bị kẹt hoặc điều chỉnh không đúng kỹ thuật. 1.1.5. Bàn đạp phanh nặng nhưng phanh không ăn và xe bị rung giật a) Hiện tượng Khi vừa đạp phanh và đã tạo lực phanh lớn , nhưng phanh không ăn, làm rung giật xe . b) Nguyên nhân - Bàn đạp cong, mòn chốt. - Dẫn động phanh mòn xi lanh,pít tông. - Dầu phanh có nhiều không khí. - Bộ trợ lực phanh hỏng. 1.2. Yêu cầu bảo dưỡng và sửa chữa 1.2.1 Bảo dưỡng 1. Làm sạch bên ngoài các bộ phận 2. Kiểm tra chảy rỉ và hư hỏng bên ngoài các bộ phận 3. Đổ dầu phanh đầy bình dầu (hoặc thay dầu phanh) 4. Xả không khí trong hệ thống phanh. 5. Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp phanh 6. Tra mỡ chốt bàn đạp phanh, đầu ty đẩy. 7. Kiểm tra và văn chặt các bộ phận 1.2.2. Sửa chữa a. Bàn đạp phanh - Bàn đạp phanh bị mòn lỗ, chốt xoay có thể hàn đắp gia công lại lỗ bị cong vênh tiến hành nắn hết cong, lò xo gãy phải thay thế.
  20. b. Xi lanh chính và pít tong bị mòn nứt - Pít tông, xi lanh mòn rỗ quá tiêu chuẩn cho phép thay thế. -Cúp ben lò xo vòng đệm kín và nắp chắn bụi bị mòn thay đúng loại c. Bộ điều hoà lực phanh - Xi lanh pít tông và các vòng đệm bị mòn quá tiêu chuẩn cho phép phải thay thế - Thanh đàn hồi mòn có thể hàn đắp sửa nguội và điều chỉnh độ dài đạt áp xuất qui định d. Các ống dẫn dầu phanh. - Các ống dẫn dầu bị nứt, cong nhẹ có thể hàn đắp và nắn lại đầu ống loe bị hỏng tiến hành cắt bỏ và gia công lại - Các đầu nói ren chờn hỏng có thể hàn đắp gia công lại kích thước ban đầu 2. Quy trình bảo dưỡng B1. Làm sạch bên ngoài các bộ phận B2. Kiểm tra chảy rỉ và hư hỏng bên ngoài các bộ phận B3. Đổ dầu phanh đầy bình dầu (hoặc thay dầu phanh) B4. Xả không khí trong hệ thống phanh. B5. Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp phanh B6. Tra mỡ chốt bàn đạp phanh, đầu ty đẩy. B7. Kiểm tra và văn chặt các bộ phận 3. Quy trình sửa chữa - Bàn đạp phanh bị mòn lỗ, chốt xoay có thể hàn đắp gia công lại lỗ bị cong vênh tiến hành nắn hết cong, lò xo gãy phải thay thế. - Xi lanh pít tông và các vòng đệm bị mòn quá tiêu chuẩn cho phép phải thay thế - Thanh đàn hồi mòn có thể hàn đắp sửa nguội và điều chỉnh độ dài đạt áp xuất qui định - Các ống dẫn dầu bị nứt, cong nhẹ có thể hàn đắp và nắn lại đầu ống loe bị hỏng tiến hành cắt bỏ và gia công lại - Các đầu nói ren chờn hỏng có thể hàn đắp gia công lại kích thước ban đầu 4. Thực hành bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phanh dẫn động thủy lực 4.1. Bảo dưỡng B1. Làm sạch bên ngoài các bộ phận
nguon tai.lieu . vn