Xem mẫu

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG KHOA CƠ KHÍ -ooOoo- TÀI LIỆU MÔ ĐUN: BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG BÔI TRƠN-LÀM MÁT 1
  2. BÀI 1: THÁO LẮP, NHẬN DẠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN. I. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI CỦA HỆ THỐNG BÔI TRƠN: 1.1/ Nhiệm vụ: Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt làm việc của các chi tiết để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của động cơ cũng như tăng tuổi thọ của các chi tiết. 1.2/ Yêu cầu: - Áp suất dầu do hệ thống cung cấp phải đúng áp suất quy định. - Dầu bôi trơn phải đạt độ tinh khiết, không có tạp chất. - Độ nhớt của dầu bôi trơn trong hệ thống phải đúng quy định. 1.3/ Phân loại: Hệ thống bôi trơn được phân loại theo phương pháp bôi trơn. Gồm bốn loại sau: 1.3.1. Bôi trơn bằng cách pha trộn dầu bôi trơn vào nhiên liệu: Được dùng trong động cơ xăng hai kỳ có công suất nhỏ. Dầu bôi trơn hoà trộn với nhiên liệu theo tỉ lệ 1/20 đến 1/25 bằng các cách: - Dầu bôi trơn và xăng được hoà trộn trước khi đổ vào bình chứa. - Dùng bơm phun dầu trực tiếp vào ống khuyếch tán hay vị trí bướm ga. 1.3.2. Bôi trơn bằng cách vung toé dầu (tát dầu): Được dùng trong động cơ có công suất nhỏ như động cơ xe máy, thuyền máy. Các chi tiết như bánh răng, trục khuỷu, thanh truyền sẽ vung toé dầu lên các bề mặt các chi tiết cần bôi trơn trong suốt quá trình động cơ làm việc. 1.3.3. Bôi trơn cưỡng bức: Dầu bôi trơn trong các-te hoặc thùng chứa được bơm dầu hút đẩy lên trong hệ thống với một áp suất nhất định để bôi trơn cho các chi tiết trong động cơ rồi sau đó được trả về lại các-te hoặc thùng chứa. 1.3.4. Bôi trơn hỗn hợp: Kết hợp giữa hai phương pháp bôi trơn cưỡng bức và vung toé dầu. II. CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG BÔI TRỎN CƯỠNG BỨC: 2.1/ Sơ đồ cấu tạo: (hình 1) Gồm có các-te chứa dầu bôi trơn, phao lọc dầu, bơm dầu bôi trơn, bầu lọc thô, bầu lọc tinh, két làm mát dầu, đường ống dẫn dầu, đồng hồ theo dõi áp suất dầu, đồng hồ kiểm tra nhiệt độ dầu và que thăm dầu để xác định mực đầu trong hệ thống bôi trơn. 2.2/ Nguyên lý làm việc: Khi động cơ làm việc, dầu từ các-te được bơm dầu hút qua phao lọc dầu dẫn vào đường ống đến bầu lọc thô rồi đưa vào mạch dầu chính. Từ mạch dầu chính, dầu được phân thành nhiều nhánh đi bôi trơn cho cổ trục cam, trục cò mổ và bạc cổ 2
  3. trục chính rồi qua lỗ và đường dầu trong trục khuỷu để bôi trơn cổ biên và bạc biên. Mặt khác, dầu cũng từ cổ biên qua lỗ dẫn nhỏ theo rãnh dọc ở thân thanh truyền lên bôi trơn cho chốt pittông. Ở một số động cơ, trên đầu to thanh truyền có khoan lỗ dầu nghiêng một góc 40˚ đến 45˚ so với đường tâm thanh truyền; khi lỗ này trùng với lỗ trên cổ biên thì dầu được phun toé lên để bôi trơn cho xy lanh, pittông, cam và con đội. Hình 1: Sơ đồ hệ thống bôi trơn cưỡng bức Sau khi thực hiện bôi trơn cho các chi tiết thì dầu sẽ chảy về lại các-te, dầu bôi trơn thực hiện quá trình tuần hoàn trong hệ thống. Cũng từ đường dầu chính, một lượng dầu khỏang 10% đến 15% được dẫn qua bầu lọc tinh để lọc các tạp chất có kích thước nhỏ và dầu được lọc sạch trở về lại các-te. Van ổn áp (điều áp) được bố trí song song với bơm dầu để duy trì áp suất ổn định trong hệ thống; khi áp suất dầu sau bơm cao hơn quy định thì van mở ra để một lượng dầu sau bơm trở về phía trước bơm. Một van an toàn bố trí song song với bầu lọc thô. Khi bầu lọc thô bị tắc thì van an toàn sẽ mở ra, một lượng lớn dầu không qua bộ lọc mà lên thẳng đường dầu đi bôi trơn cho các chi tiết để tránh hiện tượng thiếu dầu bôi trơn. 3
  4. Dầu sau khi bôi trơn thì nhệt độ tăng lên; một mạch nhánh nối với két làm mát dầu và một van nhiệt nối song song với két làm mát. Khi nhiệt độ dầu lên quá cao (trên 80˚C) thì van nhiệt đóng để dầu hoàn toàn đi qua két làm mát dầu rồi trở về các-te. Một mạch nhánh dẫn dầu vào đồng hồ kiểm tra áp suất bố trí trên táp-lô để theo dõi áp lực dầu cung cấp trong hệ thống. Một cảm biến nhiệt độ nối từ các-te lên đồng hồ để theo dõi nhiệt độ dầu. Để biết được mực dầu trong các-te, động cơ còn được bố trí que thăm dầu. III. QUY TRÌNH THÁO, LẮP VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT : 3.1/ Chuẩn bị: - Dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô. - Dầu diesel, khay đựng, giẻ sạch, giá đỡ. 3.2/ Quy trình tháo, lắp hệ thống bôi trơn: 3.2.1. Quy trình tháo: - Tháo bu lông và xả dầu bôi trơn trong các-te ra. - Tháo ống dẫn dầu của két làm mát dầu bôi trơn. - Tháo các ống dẫn dầu ra, vào bầu lọc tinh. - Tháo các bu lông cố định bầu lọc và lấy bầu lọc ra khỏi động cơ. - Tháo ống hút hơi lắp trên ống đổ dầu bôi trơn vào các-te. - Tháo gỡ dây và ống của bộ truyền báo nhiệt độ và áp suất dầu bôi trơn. - Tháo bầu lọc thô và rút que thăm dầu ra. - Tháo ống thoát hơi ở các te. - Tháo các-te dầu và đệm làm kín ra khỏi động cơ. - Tháo phao lọc dầu và ống dẫn. - Tháo bơm dầu bôi trơn ra khỏi động cơ. - Làm sạch các bộ phận của hệ thống bôi trơn. - Kiểm tra, sửa chữa các bộ phận của hệ thống bôi trơn. 3.2.2. Quy trình lắp: Sau khi các bộ phận của hệ thống bôi trơn đã được sửa chữa xong và vệ sinh sạch sẽ thì tiến hành lắp hệ thống bôi trơn theo quy trình ngược lại lúc tháo. 3.3/ Yêu cầu kỹ thuật: - Tháo, lắp các te phải đúng quy trình tránh làm cong vênh bề mặt lắp ghép. - Trong bơm nên chứa đầy dầu trước khi lắp vào động cơ. - Gá cố định đệm lót bằng li-e lên trên các-te dầu trước khi lắp. - Sau khi lắp xong, đổ dầu bôi trơn đúng mức quy định và kiểm tra tổng quát hệ thống sau khi lắp, xem hệ thống có bị rò rỉ không. - Cho động cơ làm việc để kiểm tra hoạt động của bơm và các đồng hồ kiểm tra áp suất, nhiệt độ. - Sử dụng dụng cụ phải hợp lý, chính xác. - Bảo đảm an toàn kỹ thuật trong quá trình tháo, lắp. - Tổ chức nơi làm việc khoa học, ngăn nắp, gọn gàng. 4
  5. IV. THỰC HÀNH THÁO, LẮP HỆ THỐNG BÔI TRƠN: Công tác thực hành tháo lắp hệ thống bôi trơn phải được thực hiện đúng theo quy trình đã được học ở phần trên. Đồng thời cũng phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật đã quy định. 4.1/ Thực hành tháo: - Tháo bu lông và xả dầu bôi trơn trong các-te ra. - Tháo ống dẫn dầu của két làm mát dầu bôi trơn. - Tháo các ống dẫn dầu ra, vào bầu lọc tinh. - Tháo các bu lông cố định bầu lọc và lấy bầu lọc ra khỏi động cơ. - Tháo ống hút hơi lắp trên ống đổ dầu bôi trơn vào các-te. - Tháo gỡ dây và ống của bộ truyền báo nhiệt độ và áp suất dầu bôi trơn. - Tháo bầu lọc thô và rút que thăm dầu ra. - Tháo ống thoát hơi ở các te. - Tháo các-te dầu và đệm làm kín ra khỏi động cơ. - Tháo phao lọc dầu và ống dẫn. - Tháo bơm dầu bôi trơn ra khỏi động cơ. - Làm sạch các bộ phận của hệ thống bôi trơn. 4.2/ Tiến hành kiểm tra, sửa chữa, thay thế các chi tiết: Các chi tiết trong hệ thống bôi trơn sau khi tháo ra và tiến hành vệ sinh sạch sẽ thì tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng kỹ thuật của từng chi tiết; lập phiếu thực hành sửa chữa và ghi kết quả kiểm tra thực tế; tiến hành sửa chữa, thay thế các chi tiết và vệ sinh lần cuối cùng trước khi lắp. 4.3/ Tiên hành lắp: - Quy trình lắp ngược với quy trình tháo. - Sau khi lắp cần kiểm tra sự hoạt động của hệ thống xem có bị rò rỉ không, áp suất và nhiệt độ đầu bôi trơn phải bảo đảm theo quy định. V. NHẬN DẠNG CÁC BỘ PHẬN VÀ CHI TIẾT: Qua công tác thực hành tháo, lắp hệ thống bôi trơn, học sinh nhận dạng các bộ phận và chi tiết trong hệ thống như: Phao loạc dầu, bơm dầu, bầu lọc dầu, van ổn áp, van an toàn, van nhiệt, két làm mát dầu, đồng hồ đo áp suất, đồng hồ đo nhiệt độ dầu. 5
  6. BÀI 2: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Công việc bảo dưỡng hệ thống bôi trơn nhằm mục đích bảo đảm lượng dầu bôi trơn cung cấp cho hệ thống một cách tuần hoàn, đồng thời bảo đảm cả chất lượng dầu bôi trơn trong hệ thồng. Sau khi bảo dưỡng phải bảo đảm yêu cầu hoạt động của hhệ thống, kgông có hiện tượng rò rỉ dầu cũng như đảm bảo về nhiệt độ và áp suất dầu cung cấp trong hệ thống. II. QUY TRÌNH VÀ NỘI DUNG BẢO DƯỠNG: 2.1/ Nội dung bảo dưỡng thường xuyên: - Kiểm tra mức dầu trong động cơ bằng thước đo dầu của động cơ trước khi cho động cơ khởi động, mức dầu phải nằm giữa hai giới hạn (min) và (max) trên thước đo. - Dầu sử dụng phải đúng chủng loại cho từng động cơ theo quy định của nhà sản xuất, dầu phải tinh khiết, không lẫn tạp chất, phải dùng lưới lọc và lau sạch miệng rót trước khi rót dầu vào động cơ. - Luôn theo dõi đồng hồ để kiểm tra áp suất dầu, nếu không đủ áp suất thì phải điều chỉnh lại bơm dầu. 2.2/ Nội dung bảo dưỡng định kỳ: - Quan sát bên ngoài động cơ kiểm tra độ kín của các thiết bị trong hệ thống bôi trơn, các đường ống để có biện pháp khắc phục. - Lau sạch bên ngoài bầu lọc dầu, tháo vít xả để xả cặn bẩn khỏi bầu lọc khi động cơ còn đang nóng. - Xả và thay nhớt cho động cơ khi động cơ còn đang nóng. - Thay lõi lọc hoặc làm sạch bầu lọc ly tâm cùng với việc thay dầu ở các te. - Rửa hệ thống bôi trơn: Khi thay dầu cho động cơ, nếu thấy dầu bị cáu bẩn (dầu có màu đen và lợn cợn nhiều tạp chất) thì phải rửa hệ thống bằng cách: Đổ dầu rửa công nghiệp vào các-te tới vạch dưới của thước đo dầu, cho động cơ chạy tốc độ cầm chừng từ 2 đến 3 phút rồi xả hết dầu rửa. Tháo nắp bầu lọc và vít xả, dùng chổi lông rửa sạch bầu lọc, nếu thấy cần thiết thì thay lõi lọc mới rồi lắp ráp trở lại. Khi vệ sinh bầu lọc ly tâm cần chú ý cẩn thận tránh làm hong đệm cao su của rô to, gây rò rỉ bầu lọc. Sau khi rửa bầu lọc xong, đổ dầu bôi trơn mới vào động cơ đủ số lượng và đúng loại, cho động cơ hoạt động đến nhịêt độ bình thường rồi tắt máy đợi khoảng 3 đến 5 phút kiểm tra lại mức dầu trong các-te. - Làm sạch đường dầu bôi trơn của động cơ: + Dùng sợi vải quấn chặt trên sợi thép, tẩm dầu hoả thông sạch đường dầu trong trục khuỷu rồi dùng khí nén thổi sạch. + Rửa sạch các lỗ dầu ở đầu nhỏ và đầu to thanh truyền bằng dầu hoả rồi thổi sạch bằng khí nén. 6
  7. + Rửa sạch đường dầu ở thân máy: Dùng chổi lông tròn hoặc thép quấn sợi vải tẩm dầu hoả để thông sạch, thổi sạch lại bằng khí nén. + Các nút và các đầu nối ở đường dầu sau khi vệ sinh rồi lắp ráp không được rò rỉ. III. THỰC HÀNH BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG BÔI TRƠN: 3.1/ Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu: - Bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô, khay đựng, chậu đựng dầu, chổi lông, dây thép, máy nén khí. - Dầu rửa công nghiệp, dầu hỏa, giẻ sạch. 3.2/ Thực hành bảo dưỡng hệ thống bôi trơn: - Tháo hệ thống bôi trơn. - Kiểm tra các chi tiết. - Súc rửa, vệ sinh các chi tiết; thay thế các chi tiết bị hư hỏng. - Lắp hệ thống bôi trơn. - Kiểm tra, điều chỉnh hệ thống bôi trơn. 3.3/ Chẩn đoán những hư hỏng của hệ thống bôi trơn để sửa chữa : Những hiện tượng, nguyên nhân và biện pháp sửa chữa, khắc phục những hư hỏng thông thường đối với hệ thống bôi trơn như sau: 3.3.1/ Mức dầu trong các-te thấp, không đủ: - Lượng dầu thay vào động cơ không đủ: Đổ thêm dầu vào đúng mức quy định. - Hệ thống bôi trơn bị rò rỉ: Sửa chữa, khắc phục những chỗ bị rò dầu. - Kiểm tra tình trạng bu-gi xem có đóng nhiều muội than đen và ướt không. Nếu có là do séc-măng, pittông bị hở làm dầu sục vào buồng đốt; cần kiểm tra, sửa chữa cụm pittông, sec-măng và xy lanh. 3.3.2/ Dầu quá nhiều, mức dầu cao: - Lượng dầu thay vào động cơ nhiều hơn mức quy định: Xả bớt dầu trong các-te. - Nước làm mát lọt vào các-te làm mức dầu tăng lên và dầu chuyển màu trắng đục như sữa hoặc màng bơm xăng bị rách làm xăng chảy xuống các-te: Kiểm tra, sửa chữa chỗ lọt nước hoặc thay màng bơm xăng rồi thay dầu mới cho động cơ. 3.3.3/ Dầu quá loãng: - Do dùng loại dầu không đúng độ nhớt hoặc bơm xăng hỏng làm xăng chảy vào các-te: Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái thấm một ít dầu để kiểm tra độ nhớt, khi tách hai ngón tay thì giữa hai ngón tay có những sợi dầu khoảng 2 mm là dầu 7
  8. tốt, nếu không có là dầu quá loãng; ngữi để kiểm tra trong dầu bôi trơn có mùi xăng không. Cần sửa chữa và thay dầu mới đúng chủng loại. 3.3.4/ Dầu bôi trơn bẩn, lẫn các mạt kim loại và có màu đen: - Dùng dầu không tinh khiết, nắp đậy dầu các-te không kín, khí cháy lọt vào các-te, các chi tiết bị mài mòn trong quá trình làm việc nên mạt kim loại rơi ra lẫn vào trong dầu: Kiểm tra sửa chữa, súc rửa và thay dầu mới đúng chủng loại. 3.3.5/ Phía dưới động cơ có vết dầu: - Nguyên nhân là do lỏng vít xả cặn dưới các-te, đệm các-te bị hỏng, phớt chắn dầu hỏng, đầu nối ống dẫn dầu lỏng. Kiểm tra bằng cách lau thật sạch tất cả các vết dầu rồi cho động cơ hoạt động, quan sát xem dầu bôi trơn rò rỉ chỗ nào để xử lý. Nếu rò dầu tại vít xả cặn thì thay mới vòng đệm đồng hoặc nhôm rồi siết chặt lại; hỏng đệm các-te, hỏng phớt thì thay mới; rò tại đầu nối ống thì siết chặt lại, nếu đầu ống bị nứt hoặc miệng côn bị hỏng thì sửa chữa hoặc thay mới. 3.3.6/ Bơm dầu bị kêu: - Nguyên nhân là do bơm làm việc lâu ngày nên các bánh răng bị mòn hoặc do dầu bôi trơn quá bẩn, có nhiều mạt kim loại làm cho bánh răng bị mòn khiến bơm bị kêu và áp suất bơm yếu. Kiểm tra bằng cách cho động cơ hoạt động đến nhiệt độ bình thường rồi kiểm tra áp suất dầu trên đồng hồ, đặt ống nghe gần vị trí bơm và tăng tốc động cơ nghe có tiếng kêu bất thường không. Nếu có thì tháo bơm để kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế. 3.3.7 Nhiệt độ dầu quá cao: - Két làm mát dầu bị bẩn, van nhiệt bị hỏng không đóng được, séc-măng hở làm động cơ bị lọt khí xuống các-te. Khắc phục bằng cách súc rửa két dầu, thay van nhiệt, thay séc-măng. 3.3.8/ Áp suất dầu giảm: - Nguyên nhân là do bơm dầu bị mòn, mạch dầu chính bị rò rỉ, mức dầu trong các-te bị thấp, độ nhớt dầu không đúng tiêu chuẩn, van điều áp bị kẹt ở vị trí mở, ống dầu bị nứt hoặc các chỗ nối ống bị lỏng, hỏng. - Khắc phục bằng cách sửa chữa hoặc thay mới bơm dầu, siết lại các chỗ nối ống dầu, thay mới ống dầu bị nứt, hỏng đầu ống, châm thêm dầu cho đủ hoặc thay nhớt cho đúng độ nhớt, sửa chữa hoặc thay mới van điều áp. 3.3.9/ Áp suất dầu tăng: - Do dùng dầu có độ nhớt quá cao, van điều áp bị kẹt ở vị trí đóng, mạch dầu phía sau đồng hồ kiểm tra bị nghẹt, đồng hồ báo áp suất báo không chính xác. 8
  9. - Khắc phục bằng cách thay dầu đúng độ nhớt, sửa chữa hoặc thay van điều áp, vệ sinh các đường ống; nối áp kế vào hệ thống để kiểm tra áp lực dầu rồi so sánh với giá trị của đồng hồ đo áp suất, nếu chênh lệch thì thay đồng hồ mới. IV. DẦU BÔI TRƠN: Thông thường trên nhãn bao bì sản phẩm đều ghi rõ ký hiệu thể hiện các tính năng và phạm vi sử dụng của từng loại dầu. Hiện nay qui cách kỹ thuật chủ yếu dựa trên các tiêu chuẩn của các tổ chức Hoa kỳ. Khi mua dầu nên dựa vào 2 chỉ số quan trọng ghi trên bao bì là chỉ số SAE và API. 4.1/ Chỉ số SAE: Đây là chỉ số phân loại dầu theo độ nhớt của hiệp hội kỹ sư ô-tô Hoa kỳ (Society of Automobile Engineers). Chỉ số SAE lớn là độ nhớt càng cao và ngược lại. Loại đơn cấp: là loại chỉ có một chỉ số độ nhớt. Ví dụ SAE – 30, SAE -50, SAE-10W, SAE-20W. Cấp độ nhớt có chữ W(winter: mùa đông, loại nhớt nầy dùng cho mùa đông) Loại đa cấp: Là loại có 2 chỉ số độ nhớt như SAE-20W/50, SAE-10W/40...Ở nhiệt độ thấp có cấp độ nhớt giống như loại đơn cấp như SAE-20W còn ở nhiệt độ cao cấp độ nhớt cùng loại với SAE-50. Dầu có chỉ số độ nhớt đa cấp có phạm vi nhiệt độ môi trường sử dụng rộng hơn so với loại đơn cấp. Dầu thường dùng ở nước ta là loại SAE- 20W/40. 4.2/ Chỉ số API: Là chỉ số đánh giá chất lượng dầu nhớt của viện hoá dầu Hoa kỳ (American petroleum Institute). Chỉ số API cho biết cấp hạng chất lượng nhớt khác nhau theo chủng loại động cơ. Người ta phân ra làm 2 loại : - Dầu chuyên dụng: Là loại dầu chỉ dùng cho một trong hai loại động cơ là xăng hoặc Diesel. Ví dụ API-SH và API-CE , chữ S (Spark Iginition) sử dụng cho động cơ xăng, chữ C (Compression) sử dụng cho động cơ Diesel. Chữ số tiếp theo chỉ chất lượng tăng dần theo thứ tự chữ cái (alphbet). Cao cấp nhất hiện nay là SH và CF. - Dầu đa dụng: Là loại dầu có thể dùng cho cả động cơ xăng và động cơ Diesel. Ví dụ API-SG/CD. 9
  10. BÀI 3: SỬA CHỮA HỆ THỐNG BÔI TRƠN I. HIỆN TƯỢNG SAI HỎNG VÀ NGUYÊN NHÂN: Những hiện tượng sai hỏng và nguyên nhân thường xảy ra đối với hệ thống bôi trơn là: 1.1/ Mức dầu trong các-te thấp, không đủ: - Lượng dầu thay vào động cơ không đủ. - Hệ thống bôi trơn bị rò rỉ: Sửa chữa. - Séc-măng, pittông bị hở làm dầu sục vào buồng đốt. 1.2/ Dầu quá nhiều, mức dầu cao: - Lượng dầu thay vào động cơ nhiều hơn mức quy định. - Nước làm mát lọt vào các-te - Màng bơm xăng bị rách làm xăng chảy xuống các-te. 1.3/ Dầu quá loãng: - Do dùng loại dầu không đúng độ nhớt - Bơm xăng hỏng làm xăng chảy vào các-te. 1.4/ Dầu bôi trơn bẩn, lẫn các mạt kim loại và có màu đen: - Dùng dầu không tinh khiết. - Nắp đậy dầu các-te không kín. - Khí cháy lọt vào các-te. - Các chi tiết bị mài mòn trong quá trình làm việc nên mạt kim loại rơi ra lẫn vào trong dầu. 1.5/ Phía dưới động cơ có vết dầu: - Nguyên nhân là do lỏng vít xả cặn dưới các-te. - Đệm các-te bị hỏng, phớt chắn dầu hỏng, đầu nối ống dẫn dầu lỏng. 1.6/ Bơm dầu bị kêu: - Nguyên nhân là do bơm làm việc lâu ngày nên các bánh răng bị mòn hoặc do dầu bôi trơn quá bẩn, có nhiều mạt kim loại làm cho bánh răng bị mòn khiến bơm bị kêu và áp suất bơm yếu. 1.7 Nhiệt độ dầu quá cao: - Két làm mát dầu bị bẩn, van nhiệt bị hỏng không đóng được, séc-măng hở làm động cơ bị lọt khí xuống các-te. 1.8/ Áp suất dầu giảm: - Nguyên nhân là do bơm dầu bị mòn. 10
  11. - Mmạch dầu chính bị rò rỉ. - Mức dầu trong các-te bị thấp, độ nhớt dầu không đúng tiêu chuẩn, van điều áp bị kẹt ở vị trí mở, ống dầu bị nứt hoặc các chỗ nối ống bị lỏng, hỏng. 1.9/ Áp suất dầu tăng: - Do dùng dầu có độ nhớt quá cao, van điều áp bị kẹt ở vị trí đóng, mạch dầu phía sau đồng hồ kiểm tra bị nghẹt, đồng hồ báo áp suất báo không chính xác. II. QUY TRÌNH KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA: Để kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng của hệ thống bôi trơn cần thực hiên quy trình cụ thể cho từng bộ phận sau đây: 2.1/ Kiểm tra và sửa chữa bơm dầu kiểu bánh răng: - Quan sát để kiểm tra sự nứt, mẻ cúa các bánh răng. - Kiểm tra khe hở giữa bánh răng chủ động và bánh răng bị động tại ba vị trí cánh nhau 120˚ và chênh lệch giữa các lần đo không được vượt quá 0,1 mm; và khe hở ăn khớp bình thường nằm trong giới hạn: 0,15 đến 0,35 mm. - Khe hở cho phép của các đỉnh răng với vách trong vỏ bơm là 0,01 đến 0,03 mm. - Khe hở cho phép giữa nắp bơm và mặt đầu bánh răng tuỳ theo yêu cầu của từng loại động cơ, thông thường là 0,10 đến 0,15 mm. - Độ mòn lõm của nắp bơm không được vượt quá 0,1 mm. - Dùng đồng hồ so kiểm tra khe hở giữa trục bơm và vỏ. Khe hở không được vượt quá 0,16 mm. - Dùng căn lá kiểm tra khe hở dọc của trục bơm. - Quan sát để kiểm tra sự mòn của bệ van và viên bi, kiểm tra lực căng lò xo. 2.2/ Kiểm tra và sửa xhữa bơm dầu kiểu rô to: - Khe hở tiêu chuẩn giữa rô to ngoài và thân bơm là 0,08 đến 0,15 mm. - Khe hở cho phép giữa hai đỉnh răng của rô to là 0,10 đến 0,15 mm. - Khe hở tiêu chuẩn của rô to với nắp bơm là 0,025 đến 0,065 mm. - Kiểm tra sự mòn của van và lực căng lò xo. 2.3/ Kiểm tra và sửa chữa két làm mát dầu: - Quan sát bằng mắt để xác định vết nứt lớn, móp méo các ống dẫn, biến dạng các lá tản nhiệt và hiện tượng chờn ren của các lỗ ren hoặc hư hỏng các ống dẫn mềm. - Dùng khí nén để kiểm tra sự rò rỉ của các ống bên trong két dầu bằng cách: Làm kín hai đường ống dầu vào và dầu ra, đưa khí nén vào trong giàn ống, ngâm giàn ống vào trong nước nóng 80˚C, nếu có bọt khí xuất hiện thì tại vị trí đó bị rò rỉ. - Dùng dụng cụ chuyên dùng để nắn lại các phiến tản nhiệt bị cong vênh. 11
  12. - Hàn lại các lỗ thủng nhỏ trên đường ống. - Thay các ống dẫn dầu hoặc nối măng-xông đối với những vị trí đoạn ống bị mục thủng. 2.4/ Kiểm tra và bảo dưỡng bộ phận lọc: - Quan sát để kiểm tra xác định chỗ nứt vỡ, chờn hỏng ren, van an toàn và hư hỏng lõi lọc, phao lọc. - Sau khi vệ sinh bên ngoài và tháo bộ phận lọc: - Dùng dầu hoả rửa sạch các chi tiết. - Thông các đường ống dẫn trong thân bầu lọc và lỗ van. - Dùng khí nén thổi sạch các chi tiết. - Sau khi bảo dưỡng thì lắp bộ phận lọc theo quy trình ngược lại. III. SỬA CHỮA CÁC BỘ PHẬN VÀ CHI TIẾT CỦA HỆ THỐNG BÔI TRƠN: 3.1/ Sửa chữa bơm dầu bôi trơn: 3.1.1. Nhiệm vụ của bơm dầu bôi trơn: Bơm dầu có nhiệm vụ cung cấp một lượng dầu với áp suất nhất định đến các bề mặt làm việc có ma sát của các chi tiết để bôi trơn, tẩy rửa, làm kín và làm mát. 3.1.2. Phân loại bơm dầu bôi trơn: Bơm dầu dùng trong hệ thống bôi trơn có các loại sau: - Bơm dầu kiểu bánh răng. - Bơm dầu kiểu rô to. 3.1.3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm dầu kiểu bánh răng: - Cấu tạo: Bơm dầu kiểu bánh răng có cấu tạo như hình 2 dưới đây: Gồm có thân bơm (vỏ bơm) có bố trí đường dầu vào và đường dầu ra, hai bánh răng ăn khớp ngoài được đặt trong vỏ bơm, bánh răng được gắn trên trục bơm là bánh răng chủ động, số răng của cả hai bánh răng luôn luôn bằng nhau, van ổn áp được bố trí song song với đường dầu ra và vào, bơm được đậy lại bởi nắp bơm. 12
  13. Hình 2: Cấu tạo bơm bánh răng 1. Trục chủ động 2. Trục bị động 3. Bánh răng bị động 4. Nửa trên 5. Nửa dưới 6. Van ổn áp 7. Van an toàn nửa dưới 8. Bánh răng chủ động 9. Thân bơm. - Nguyên lý làm việc: Khi động cơ làm việc dẫn động trục bơm quay làm cho các bánh răng quay, dầu có áp suất thấp từ các-te qua phao lọc đến lỗ dầu vào bơm đi theo chiều quay của bánh răng rồi ra lỗ dầu ra để đến bầu lọc thô. Khi tốc độ động cơ tăng lên, bơm quay nhanh hơn, áp suất dầu ra khỏi bơm cũng càng lớn. Lúc này van ổn áp (điều áp) mở ra, một phần dầu thừa hay dầu có áp suất cao sẽ từ lỗ dầu ra đi qua van để về lại phía trước bơm. Muốn điều chỉnh áp suất dầu qua bơm thì điều chỉnh đai ốc để thay đổi lực căng lò xo của van. Bơm dầu loại này được dùng nhiều vì có cấu tạo đơn giản, làm việc chắc chắn và cung cấp dầu đều. 13
  14. 3.1.4. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm dầu rô to: - Cấu tạo: (Như hình 3) Gồm có thân bơm (vỏ bơm) có bố trí đường dầu vào và đường dầu ra, rô to ngoài được đặt trong vỏ bơm, rô to trong là rô to chủ động ăn khớp trong với rô to ngoài và được gắn trên trục bơm, số răng của rô to trong luôn luôn nhỏ hơn số răng của rô to ngoài, van ổn áp được bố trí song song với đường dầu ra và vào, bơm được đậy lại bởi nắp bơm. Hình 3: Bơm dầu kiểu rô to - Nguyên lý làm việc: Do hai rô to được lồng vào nhau nên khi rô to trong quay cũng làm cho rô to ngoài quay theo để bơm dầu; không gian giữa các rô to chứa đầy dầu, khi các vấu của rô to trong di chuyển vào trong các khoảng trống bên trong của rô to ngoài thì dầu được đẩy ra ngoài qua cửa dầu ra của bơm. Bơm dầu được dẫn động bởi trục cam, trục dẫn động riêng hay trục khuỷu. 14
  15. Hình 4: Hoạt động của bơm dầu kiểu rô to 3.1.5. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng, phương pháp kiểm tra và sửa chữa bơm dầu: */ Hiện tượng hư hỏng: - Mòn mặt làm việc của nắp bơm. - Mòn mặt tiếp xúc của bánh răng hoặc rô tô với nắp bơm. - Mòn bề mặt các răng ăn khớp với nhau. - Mòn các đỉnh răng tiếp xúc bởi vỏ bơm hay mặt ngoài của rô to ngoài tiếp xúc với vỏ. - Mòn bạc, trục bánh răng và trục bơm. - Van ổn áp bị mòn hoặc lò xo bị yếu. */ Nguyên nhân hư hỏng: - Bơm dầu làm việc lâu ngày dẫn đến bị mòn. - Dầu bôi trơn quá bẩn, lẫn nhiều tạp chất. */ Phương pháp kiểm tra: a) Kiểm tra bơm dầu kiểu bánh răng: - Quan sát để kiểm tra sự nứt, mẻ cúa các bánh răng. 15
  16. - Kiểm tra khe hở giữa bánh răng chủ động và bánh răng bị động tại ba vị trí cánh nhau 120˚ và chênh lệch giữa các lần đo không được vượt quá 0,1 mm; và khe hở ăn khớp bình thường nằm trong giới hạn: 0,15 đến 0,35 mm. - Khe hở cho phép của các đỉnh răng với vách trong vỏ bơm là 0,01 đến 0,03 mm. - Khe hở cho phép giữa nắp bơm và mặt đầu bánh răng tuỳ theo yêu cầu của từng loại động cơ, thông thường là 0,10 đến 0,15 mm. - Độ mòn lõm của nắp bơm không được vượt quá 0,1 mm. - Dùng đồng hồ so kiểm tra khe hở giữa trục bơm và vỏ. Khe hở không được vượt quá 0,16 mm. - Dùng căn lá kiểm tra khe hở dọc của trục bơm. - Quan sát để kiểm tra sự mòn của bệ van và viên bi, kiểm tra lực căng lò xo. b) Kiểm tra bơm dầu kiểu rô to: - Khe hở tiêu chuẩn giữa rô to ngoài và thân bơm là 0,08 đến 0,15 mm. - Khe hở cho phép giữa hai đỉnh răng của rô to là 0,10 đến 0,15 mm. - Khe hở tiêu chuẩn của rô to với nắp bơm là 0,025 đến 0,065 mm. - Kiểm tra sự mòn của van và lực căng lò xo. Hình 5: Kiểm tra bơm dầu kiểu bánh răng. Hình 6: Kiểm tra bơm dầu kiểu rô to. 16
  17. 3.1.6. Thực hành tháo, lắp và sửa chữa bơm dầu: */ Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu: - Dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô. - Thước căp, căn lá, thước thẳng, đồng hồ so, khay đựng, bàn rà. - Dầu diesel, dầu bôi trơn, cát rà, giẻ sạch. */ Quy trình tháo, sửa chữa và lắp bơm: a) quy trình tháo: - Vệ sinh bên ngoài của bơm dầu. - Tháo các bu lông cố định nắp bơm để tách rời nắp và vỏ bơm. - Bóc đệm lót và lấy bánh răng bị động ra. - Tháo đai ốc van ổn áp lấy lò xo và van bi ra. - Dùng dũa để dũa đầu chốt ngang bánh răng truyền động, đóng chốt ngang ra, tháo báng răng truyền động ra khỏi trục bơm. - Rút cụm trục bơm và bánh răng chủ động ra khỏi vỏ bơm. - Dùng dầu diesel để rửa sạch các chi tiết. b) Kiểm tra sửa chữa bơm: - Lập phiếu kiểm tra theo mẫu và ghi các kết quả kiểm tra. - Đề xuất phương án sửa chữa. - Tiến hành sửa chữa hoặc thay thế các chi tiết. TT Nội dung kiểm tra Tình trạng kỹ Biện pháp sửa thuật chữa 1 Bánh răng chủ động 2 Bánh răng bị động 3 Bánh răng truyền động 4 Khe hở giữa đỉnh răng và vỏ 5 Khe hở giữa mặt bánh răng với nắp bơm 6 Trục bơm 7 Van ổn áp c) Quy trình lắp: Sau khi kiểm tra và sửa chữa các chi tiết của bơm dầu thì tiến hành lắp bơm theo quy trình ngược lại với quy trình tháo. */ Yêu cầu kỹ thuật: - Kiểm tra đúng phương pháp. - Xác định chính xác mức độ hư hỏng của bơm dầu. - Đề xuất phương án sửa chữa phù hợp. - Khi tháo đai ốc van ổn áp phải cẩn thận kẻo văng lò xo. 17
  18. - Dùng dụng cụ chuyên dùng để tháo bánh răng truyền động và bánh răng chủ động ra khỏi trục, không được dùng búa để đóng làm hỏng bánh răng. - Bạc đồng hai đầu của trục bơm phải được gia công đồng thời để bảo đảm độ đồng tâm. - Phải vệ sinh sạch sẽ các chi tiết trước khi lắp ráp. - Tiến hành lắp theo thứ tự từng cái một với các ký hiệu đã đánh dấu ban đầu. - Tổ chức nơi làm việc phải khoa học, ngăn nắp, gọn gàng. - Các chi tiết kiểm tra, sửa chữa phải được đối chiếu so sánh với bảng thông số kỹ thuật TT Nội dung kiểm tra Giới hạn cho phép 1 Khe hở giữa đỉnh răng và vỏ 0,01 đến 0,03 mm 2 Khe hở giữa mặt đầu bánh răng với nắp bơm 0,1 đến 0,15 mm 3 Độ cong của trục bơm 0,03 mm 4 Khe hở giữa bánh răng chủ động với bánh răng 0,15 đến 0,35 mm bị động 5 Khe hở giữa trục bơm và bạc lót ở vỏ bơm 0,075 đến 0,125 mm 6 Mòn lõm sâu mặt làm việc của nắp bơm 0,16 mm 7 Áp suất bơm dầu Tuỳ từng loại đ.cơ 3.2/ Sửa chữa két làm mát dầu và bầu lọc: 3.2.1. Nhiệm vụ két làm mát dầu và bầu lọc: */ Két làm mát dầu: Két làm mát dầu có công dụng làm mát dầu, giữ cho nhiệt độ dầu ở trong khoảng nhất định. *2/ Bầu lọc dầu: Có nhiệm vụ lọc sạch dầu bụi bẩn và tạp chất trong dầu bôi trơn để cung cấp cho hệ thống, giảm sự mài mòn của các bề mặt ma sát, tăng tuổi thọ cho động cơ. 3.2.2. Phân loại két làm mát dầu và bầu lọc: */ Két làm mát dầu: Có hai loại két làm mát dầu: - Loại làm mát băng không khí. - Loại làm mát bằng nước. */ Bầu lọc dầu: - Theo chất lượng lọc có: Bầu lọc thô và bầu lọc tinh. - Theo kết cấu có: Bầu lọc thấm (bầu lọc cơ khí), bầu lọc ly tâm, bầu lọc từ tính. 3.2.3. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của két làm mát dầu và bầu lọc: */ Két làm mát dầu: 18
  19. + Két làm mát dầu bằng không khí: Có cấu tạo như hình vẽ. Gồm có khoang trên nối thông với khoang dưới bằng nhiều ống nhỏ, các ống có thể dẹt hoặc tròn và có dây xoắn hoặc cánh tản nhiệt bao quanh, ở khoang dưới có ống dẫn dầu vào và dầu ra. Két được tiếp xúc với khí trời và thường được đặt phía trước két nước của động cơ. Hình 7: Két làm mát dầu bằng không khí a. Dạng chung b. Van đóng c. Van mở 1. Ống dẫn 2. Két làm mát dầu Khi đông cơ làm việc, dầu nóng từ các-te theo ống dẫn vào khoang trên qua các ống dẫn nhỏ và dầu được làm nguội nhờ không khí thổi qua của quạt gió, rồi chảy về khoang dưới và qua đầu nối dẫn dầu ra trên đường dầu chính để bôi trơn hoặc trở về các-te. Ở két dầu còn có lắp van một chiều, khi nhiệt độ dầu còn thấp, van mở dầu không vào két làm mát mà lên ngay đường dầu chính để bôi trơn. + Két làm mát dầu bằng nước: Nước làm mát động cơ được chảy qua các ống dẫn nhỏ mang dầu nóng, nước làm mát sẽ thu nhiệt đưa đến két nước của động cơ để làm nguội dầu. 19
  20. Hình 8: Két làm mát dầu bằng nước (dạng ống) */ Bầu lọc dầu: + Bầu lọc thô kiểu thấm: Bao gồm các phiến lá lọc mỏng bằng kim loại đặt xen kẻ với các tấm cách hình sao, được lồng vào trục ở giữa bầu lọc và được ép chặt với nhau bằng hai vòng đệm trên và dưới, các tấm lá gạt lắp đặt trong vỏ bầu lọc, ở nắp bầu lọc có đường dầu vào, đường dầu ra, giữa hai đường dầu có đặt van an toàn. Trục trung tâm có thể quay tựa trên vỏ bầu lọc thông qua tay gạt. Phần dưới của vỏ là cốc lắng cặn có nút xả dầu ở đáy cốc. 20
nguon tai.lieu . vn