Xem mẫu

  1. ThS. ĐẶNG THỊ TỐ LOAN AN TOµN Vµ VÖ SINH LAO §éNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2020
  2. ThS. ĐẶNG THỊ TỐ LOAN BÀI GIẢNG AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2020
  3. MỤC LỤC Mục lục ............................................................................................................... i Danh mục các từ viết tắt ................................................................................... vi Danh mục các bảng ......................................................................................... vii Danh mục các hình .......................................................................................... vii Lời nói đầu......................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG ........ 2 1.1. Những khái niệm cơ bản .................................................................................. 3 1.1.1. Khái niệm về an toàn - vệ sinh lao động ................................................... 3 1.1.2. Điều kiện lao động .................................................................................... 3 1.1.3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại................................................................. 4 1.1.4. Tai nạn lao động ....................................................................................... 7 1.1.5. Bệnh nghề nghiệp ...................................................................................... 7 1.2. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác an toàn - vệ sinh lao động ............. 7 1.2.1. Mục đích của công tác an toàn - vệ sinh lao động.................................... 7 1.2.2. Ý nghĩa của công tác an toàn - vệ sinh lao động ...................................... 8 1.2.3. Tính chất của công tác an toàn - vệ sinh lao động ................................. 10 1.3. Những nội dung chủ yếu của công tác an toàn - vệ sinh lao động ................ 11 1.3.1. Kỹ thuật an toàn ...................................................................................... 11 1.3.2. Vệ sinh lao động ...................................................................................... 12 1.3.3. Chính sách, chế độ an toàn - vệ sinh lao động ....................................... 13 1.3.4. Kỹ thuật phòng chống cháy, nổ ............................................................... 13 Chương 2. LUẬT PHÁP, CHỀ ĐỘ CHÍNH SÁCH VỀ AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG......................................................................................... 14 2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động .................. 14 2.2. Tình hình tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động ................... 14 2.3. Bố cục của luật An toàn - vệ sinh lao động năm 2015 .................................. 15 2.4. Những nội dung cơ bản của luật An toàn và Vệ sinh lao động 2015 ............ 17 2.4.1. Về chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động (Điều 4) ...... 17 2.4.2. Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động ....................................... 17 2.4.3. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động (có hợp đồng) ................................................................................................... 18 i
  4. 2.4.4. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động (Theo điều 7) .............................................................................................19 2.5. Chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động (Theo luật ATVSLĐ 2015) .......................................................................................................20 2.5.1. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động ..........20 2.5.2. Bồi dưỡng bằng hiện vật ..........................................................................21 2.5.3. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (Theo luật Lao động năm 2012, Nghị định 45/2013/NĐ-CP) ...............................................................................21 2.6. Khai báo, thống kê, báo cáo, điều tra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Theo luật ATVSLĐ 2015) ............24 2.6.1. Khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động ....................................................................................................................24 2.6.2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ........................................................................25 2.7. Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Theo luật ATVSLĐ 2015) .....................................................................................................26 2.8. Về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc th ù (Theo luật ATVSLĐ 2015) .....................................................................................27 2.9. Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh .........28 2.10. Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động ............................................29 Chương 3. KỸ THUẬT VỆ SINH LAO ĐỘNG ........................................ 31 3.1. Những vấn đề chung về kỹ thuật vệ sinh lao động .........................................31 3.1.1. Đối tượng và nhiệm vụ của vệ sinh lao động ...........................................31 3.1.2. Các bệnh nghề nghiệp ..............................................................................32 3.2. Các yếu tố có hại thường gặp trong môi trường lao động ..............................33 3.2.1. Yếu tố vi khí hậu .......................................................................................33 3.2.2. Tiếng ồn trong sản xuất............................................................................39 3.2.3. Rung động trong sản xuất ........................................................................43 3.2.4. Phòng chống bụi trong sản xuất ..............................................................47 3.2.5. Chiếu sáng trong sản xuất........................................................................51 3.2.6. Bức xạ ion hóa .........................................................................................58 3.2.7. An toàn khi làm việc với hóa chất và kim loại nặng ................................62 Chương 4. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN ............................. 73 4.1. Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương trong sản xuất và cách phân loại .....73 ii
  5. 4.1.1. Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương trong sản xuất .......................... 73 4.1.2. Phân loại các nguyên nhân gây chấn thương sản xuất ........................... 74 4.2. Các biện pháp và phương tiện kỹ thuật an toàn cơ bản ................................. 75 4.2.1. Biện pháp an toàn dự phòng tính đến yếu tố con người ......................... 75 4.2.2. Thiết bị che chắn ..................................................................................... 76 4.2.3. Thiết bị và cơ cấu phòng ngừa ................................................................ 77 4.2.4. Tín hiệu an toàn ....................................................................................... 79 4.2.5. Khoảng cách an toàn............................................................................... 81 4.2.6. Cơ khí hóa, tự động hóa và điều khiển từ xa .......................................... 83 4.2.7. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động ............................ 84 4.2.8. Khám nghiệm và kiểm định an toàn máy móc, thiết bị ........................... 88 Chương 5. AN TOÀN ĐIỆN ......................................................................... 90 5.1. Những vấn đề cơ bản về an toàn điện ............................................................ 90 5.1.1. Tác động của dòng điện đối với cơ thể người ......................................... 90 5.1.2. Một số yếu tố quyết định mức độ tai nạn điện ........................................ 90 5.1.3. Phân bố áp trong đất tại vùng dòng điện rò ........................................... 92 5.2. Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn điện giật ................................................... 93 5.3. Xử lý và cấp cứu người bị tai nạn điện .......................................................... 94 5.3.1. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.......................................................... 94 5.3.2. Sơ cứu ...................................................................................................... 95 5.4. Các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn điện .......................................... 96 5.4.1. Quy tắc chung đảm bảo an toàn điện ...................................................... 96 5.4.2. Các biện pháp kỹ thuật an toàn điện ....................................................... 97 5.5. Nối đất bảo vệ thiết bị .................................................................................... 98 5.6. Bảo vệ nối dây trung tính ............................................................................. 101 5.7. Các đối tượng thiết bị cần nối đất, nối không .............................................. 102 Chương 6. AN TOÀN TRONG XÂY DỰNG ........................................... 104 6.1. Phân tích điều kiện lao động và những tai nạn thường gặp trong xây dựng 104 6.1.1. Điều kiện lao động của ngành xây dựng ............................................... 104 6.1.2. Các tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp thường gặp trong xây dựng ... 105 6.2. Những nguyên nhân gây ra tai nạn trong xây dựng ..................................... 106 6.2.1. Những nguyên nhân về thiết kế và thi công công trình ......................... 106 6.2.2. Nguyên nhân về kỹ thuật ....................................................................... 108 iii
  6. 6.2.3. Nguyên nhân về tổ chức .........................................................................108 6.2.4. Nguyên nhân do môi trường và điều kiện làm việc ................................108 6.2.5. Nguyên nhân do bản thân người lao động .............................................109 6.3. Những yêu cầu đảm bảo an toàn khi thiết kế xí nghiệp công nghiệp (Theo QCVN 06-2010/BXD) ..........................................................................................109 6.3.1. Những yêu cầu về an toàn và vệ sinh công nghiệp khi thiết kế tổng thể mặt bằng ...........................................................................................................109 6.3.2. Những yếu tố cần thiết đảm bảo an toàn khi thiết kế phân xưởng sản xuất . 111 6.4. Những yêu cầu an toàn khi tổ chức thi công ................................................113 6.4.1. Yêu cầu an toàn tối thiểu khi lựa chọn giải pháp công nghệ xây dựng .113 6.4.2. Yêu cầu an toàn khi lập tiến độ thi công ................................................113 6.4.3. Yêu cầu an toàn trong việc bố trí mặt bằng thi công .............................114 6.5. Kỹ thuật an toàn trong một số lĩnh vực ........................................................115 6.5.1. Kỹ thuật an toàn khi làm việc trên cao ..................................................115 6.5.2. Kỹ thuật an toàn khi thi công ở độ sâu ..................................................119 6.5.3. Kỹ thuật an toàn khi thi công bê tông cốt thép ......................................119 6.5.4. Kỹ thuật an toàn khi sử dụng máy móc trong xây dựng ........................121 Chương 7. AN TOÀN TRONG CƠ KHÍ .................................................. 127 7.1. Các yếu tố nguy hiểm trong cơ khí ...............................................................127 7.1.1. Định nghĩa về những mối nguy hiểm trong cơ khí .................................127 7.1.2. Các tai nạn thường xảy ra trong cơ khí .................................................128 7.1.3. Nguyên nhân gây tai nạn lao động trong gia công cơ khí .....................129 7.1.4. Các giải pháp kỹ thuật an toàn ..............................................................131 7.2. An toàn khi sử dụng máy công cụ ................................................................134 7.2.1. An toàn trên máy tiện .............................................................................134 7.2.2. An toàn trên máy phay ...........................................................................135 7.2.3. An toàn trên máy mài hai đá (TCVN 3152:1979 về dụng cụ mài) ........137 7.2.4. An toàn trên máy đột, dập, cắt cán ........................................................138 Chương 8. PHÒNG CHỐNG CHÁY, NỔ ................................................ 141 8.1. Ý nghĩa, vai trò của quá trình cháy..............................................................141 8.2. Những kiến thức cơ bản về cháy, nổ ............................................................141 8.2.1. Một số khái niệm ....................................................................................141 8.2.2. Điều kiện cần và đủ để quá trình cháy xảy ra .......................................143 iv
  7. 8.3. Nguyên nhân gây ra cháy, nổ ...................................................................... 144 8.3.1. Cháy do điện .......................................................................................... 144 8.3.2. Do thiên nhiên ....................................................................................... 145 8.3.3. Do hóa chất tác dụng với nhau ............................................................. 145 8.3.4. Do ma sát, va chạm giữa các chi tiết .................................................... 145 8.3.5. Cháy, nổ do vi phạm quy trình an toàn PCCC ..................................... 145 8.3.6. Cháy, nổ do bụi ..................................................................................... 145 8.4. Nguyên tắc, nguyên lý và các phương pháp trong PCCC ........................... 145 8.4.1. Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy (Điều 4 Luật số 27/2001/QH10 của Quốc hội: Luật Phòng cháy và Chữa cháy) .................................................... 145 8.4.2. Nguyên lý phòng, chống cháy, nổ ......................................................... 146 8.4.3. Các biện pháp cơ bản trong phòng cháy chữa cháy ............................. 146 8.4.4. Các phương pháp chữa cháy cơ bản ..................................................... 147 8.4.5. Quy trình chữa cháy một vụ cháy ở cơ sở ............................................. 147 8.5. Các phương tiện, thiết bị chữa cháy ............................................................ 148 8.5.1. Các chất chữa cháy ............................................................................... 148 8.5.2. Xe chữa cháy chuyên dụng .................................................................... 150 8.5.3. Hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động ............................................. 150 8.5.4. Các phương tiện, trang bị chữa cháy tại chỗ ........................................ 152 8.6. Nguyên nhân gây nổ .................................................................................... 155 8.7. Biện pháp an toàn phòng chống nổ.............................................................. 155 Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 156 Phụ lục 01 ...................................................................................................... 157 Phụ lục 02 ...................................................................................................... 158 v
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt ATVSLĐ Vệ sinh lao động NNĐHNN Nghề nghiệp độc hại nguy hiểm PTBVCN Phương tiện bảo vệ cá nhân BXIOH Bức xạ ion hóa NLĐ Người lao động vi
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc ............................................. 35 Bảng 3.2. Vận tốc chuyển động của dòng không khí tắm thay đổi theo nhiệt độ.... 37 Bảng 3.3. Các trị số gần đúng về mức ồn của một số nguồn .................................. 40 Bảng 3.4. Tiêu chuẩn mức rung cho phép................................................................ 44 Bảng 3.5. Tỷ lệ lắng đọng bụi cao lanh trên đường hô hấp ..................................... 49 Bảng 3.6. Cách treo đèn huỳnh quang tại nơi làm việc ........................................... 57 Bảng 3.7. Cách treo đèn nung nóng tại nơi làm việc ............................................... 57 Bảng 5.1. Tác động của dòng điện lên cơ thể người ................................................ 91 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Phương tiện cá nhân giảm tiếng ồn .......................................................... 43 Hình 3.2. Các giải pháp kỹ thuật chống rung động .................................................. 46 Hình 3.3. Phương tiện cá nhân chống rung động ..................................................... 47 Hình 3.4. Quan hệ giữa quang thông và độ rọi ........................................................ 52 Hình 3.5. Hướng lấy ánh sáng tự nhiên ................................................................... 54 Hình 3.6. Khả năng ion hóa của các bức xạ ............................................................. 59 Hình 4.1. Tư thế nâng vật nặng ................................................................................ 75 Hình 4.2. Thiết bị che chắn vùng vật liệu văng bắn ................................................. 77 Hình 4.3. Thiết bị che chắn bộ phận chuyển động ................................................... 77 Hình 4.4. Cơ cấu phòng ngừa thiết bị điện .............................................................. 78 Hình 4.5.a. Một số biển báo hiệu cấm trong lao động ............................................. 80 Hình 4.5.b. Một số biển báo hiệu nguy hiểm trong lao động ................................... 80 Hình 4.5.c. Một số biển báo hiệu bắt buộc phải thực hiện trong lao động .............. 80 Hình 4.5.d. Một số biển báo báo hiệu chỉ dẫn, nhắc nhở ......................................... 81 Hình 4.6. Khoảng cách an toàn giữa đường dây điện cao thế với công trình xây dựng .......................................................................................................................... 83 Hình 4.7. Phương tiện cá nhân bảo vệ mắt và mặt ................................................... 85 Hình 4.8. Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp........................................................... 86 Hình 4.9. Phương tiện bảo vệ cơ quan thính giác .................................................... 86 vii
  10. Hình 4.10. Các loại phương tiện bảo vệ cá nhân ......................................................87 Hình 5.1. Phân bố điện thế trên đất và điện áp bước ................................................92 Hình 5.2. Chạm gián tiếp với vật đang mang điện....................................................93 Hình 5.3. Các phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện hạ áp ......................95 Hình 5.4. Sơ cứu nạn nhân bị điện giật .....................................................................96 Hình 5.5. Nối đất thiết bị điện ...................................................................................97 Hình 5.6. Nối đất bảo vệ thiết bị ...............................................................................99 Hình 5.7. Cấu tạo hệ thống chống sét .....................................................................100 Hình 5.8. Bảo vệ nối dây trung tính ........................................................................101 Hình 6.1. Một số chân thang và góc nghiêng khi bắc thang ...................................118 Hình 7.1. Vùng nguy hiểm trên các máy trong cơ khí ............................................127 Hình 7.2. Phoi bắn vào mắt .....................................................................................130 Hình 7.3. Dùng 2 nút để khởi động máy .................................................................131 Hình 8.1. Sơ đồ tam giác cháy ................................................................................143 Hình 8.2. Hệ thống báo cháy tự động .....................................................................151 Hình 8.3. Hệ thống chữa cháy tự động bằng nước sprinkler ..................................152 Hình 8.4. Cấu tạo bình chữa cháy bằng CO2 ..........................................................153 Hình 8.5. Cấu tạo bình bột chữa cháy .....................................................................154 viii
  11. LỜI NÓI ĐẦU Để đáp ứng yêu cầu học tập của sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp nói chung, sinh viên Khoa Cơ điện và Công trình nói riêng, Bộ môn Công nghệ và Máy chuyên dùng tiến hành biên soạn Bài giảng An toàn và Vệ sinh lao động theo chương trình đào tạo đã được phê duyệt. Cuốn Bài giảng “An toàn và Vệ sinh lao động” được biên soạn dựa trên cơ sở kinh nghiệm giảng dạy đã được tích lũy và kế thừa các giáo trình, bài giảng An toàn và Vệ sinh lao động, Bảo hộ lao động của nhiều trường đã được giảng dạy trong những năm gần đây ở nước ta. Tuy nhiên, do môn An toàn và Vệ sinh lao động chưa phải là môn học chuyên ngành đào tạo của nhà trường nên cuốn sách chỉ đề cập những nội dung cơ bản để sinh viên có được những nhận thức đúng đắn và những kiến thức cốt lõi của môn học để có thể tận dụng vào thực tiễn có hiệu quả hơn. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học và nhiều đồng nghiệp khác. Nhân dịp này chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các cán bộ quản lý đào tạo đã giúp chúng tôi hoàn thành biên soạn cuốn bài giảng này. Mặc dù, trong quá trình biên soạn, tác giả đã cố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các độc giả, đặc biệt là các nhà khoa học, các giảng viên, sinh viên và những người quan tâm để lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn. Tác giả 1
  12. 2
  13. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG 1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm về an toàn - vệ sinh lao động Để xã hội tồn tại và phát triển thì hoạt động lao động sản xuất của con người là yếu tố quyết định. Lao động của con người được thực hiện trong một hệ thống lao động cùng với việc sử dụng những tri thức về khoa học lao động, an toàn để tạo nên những giá trị vật chất và tinh thần cho cuộc sống con người. An toàn - vệ sinh lao động là môn khoa học có liên quan trực tiếp đến những giá trị nói trên. An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động. 1.1.2. Điều kiện lao động Trong hoạt động sản xuất, để tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội, người lao động phải làm việc trong một điều kiện nhất định của môi trường sản xuất vật chất cũng như phi sản xuất vật chất. Chúng ta gọi đó là điều kiện lao động. Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về kỹ thuật - công nghệ, tổ chức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó, tạo điều kiện cần thiết cho quá trình hoạt động của con người trong quá trình lao động sản xuất. Tình trạng tâm sinh lý của người lao động trong khi làm việc đôi khi lại chính là nguyên nhân dễ xảy ra sự cố dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho bản thân họ và cho người khác. Để có thể làm tốt công tác an toàn - vệ sinh lao động, cần phải đánh giá được các yếu tố điều kiện lao động, đặc biệt là phải phát hiện và xử lý được các yếu tố không thuận lợi đe dọa đến an toàn và sức khỏe người lao động trong quá trình lao động. Các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện lao động bao gồm: - Máy, thiết bị, công cụ; 3
  14. - Nhà xưởng; - Năng lượng, nguyên vật liệu; - Đối tượng lao động; - Người lao động; - Các yếu tố tự nhiên: ánh sáng, nhiệt độ, độ cao, độ sâu…; - Các yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến trạng thái tâm lý người lao động. Trong đó, các điều kiện lao động không thuận lợi được chua thành 2 loại chính: - Những yếu tố nguy hiểm gây chấn thương, tai nạn lao động; - Những yếu tố có hại đến sức khỏe gây bệnh nghề nghiệp. Để đánh giá, phân tích điều kiện lao động cần phải tiến hành đánh giá, phân tích đồng thời trong mối quan hệ tác động qua lại của tất cả các yếu tố trên. 1.1.3. Các yếu tố nguy hiểm và có hại Trong một điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động, ta gọi đó là các yếu tố nguy hiểm và có hại, cụ thể là: 1.1.3.1. Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương, tai nạn lao động cho người lao động trong quá trình lao động - Các bộ phận truyền động và chuyển động như trục máy, bánh răng, dây đai và các loại cơ cấu truyền động khác; sự chuyển động của bản thân máy móc như ô tô, máy trục, đoàn goòng… tạo nguy cơ cuốn, cán, kẹp, cắt… Tai nạn gây ra có thể làm cho người lao động bị chấn thương hoặc chết. - Nguồn nhiệt: Thường xuất hiện ở các lò nung vật liệu, kim loại nóng chảy, nấu ăn... tạo nguy cơ bỏng, nguy cơ cháy nổ. - Nguồn điện: Tùy theo từng mức điện áp và cường độ dòng điện tạo nguy cơ điện giật, điện phóng, điện từ trường, cháy do chập điện… làm tê liệt hệ thống hô hấp, tim mạch hoặc chết người. - Vật rơi, đổ, sập: Thường là hậu quả của trạng thái vật chất không bền vững, không ổn định gây ra như sập lò, vật rơi từ trên cao trong xây dựng; đá rơi, đá lăn trong khai thác đá, trong đào đường hầm; đổ tường, đổ cột điện, đổ công trình trong xây lắp; cây đổ; đổ hàng hóa trong sắp xếp kho tàng… 4
  15. - Vật văng bắn: Thường gặp là phoi của máy gia công như: máy mài, máy tiện, đục kim loại; gỗ đánh lại ở các máy gia công gỗ; đá văng trong nổ mìn… - Nguy hiểm nổ: + Nổ vật lý: Trong thực tế sản xuất có thể nổ khi áp suất của môi chất trong các thiết bị chịu áp lực, các bình chứa khí nén, khí thiên nhiên hóa lỏng vượt quá giới hạn bền cho phép của vỏ bình hoặc do thiết bị rạn nứt, phồng móp, bị ăn mòn do sử dụng lâu và không được kiểm định. Khi thiết bị nổ sẽ sinh công rất lớn làm phá vỡ các vật cản và gây tai nạn cho mọi người xung quanh; + Nổ hóa học: Là sự biến đổi về mặt hóa học của các chất diễn ra trong một thời gian rất ngắn, với một tốc độ rất lớn tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ rất cao và áp lực lớn làm hủy hoại các vật cản, gây tai nạn cho người trong phạm vi vùng nổ. Các chất có thể gây nổ hóa học bao gồm các khí cháy và bụi khi chúng hỗn hợp với không khí đạt đến một tỷ lệ nhất định kèm theo có mồi lửa thì sẽ gây nổ. Mỗi loại khí cháy nổ có thể nổ được khi hỗn hợp với không khí đạt được một tỷ lệ nhất định. Khoảng giới hạn nổ của khí cháy với không khí càng rộng thì sự nguy hiểm về giới hạn nổ hóa học càng tăng. 1.1.3.2. Các yếu tố có hại đối với sức khỏe con người trong quá trình lao động - Vi khí hậu xấu: Là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp của nơi làm việc bao gồm yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ vận chuyển của không khí. Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, phù hợp với sinh lý con người. - Tiếng ồn và rung sóc: Là tập hợp những âm thanh gây khó chịu cho con người, nó phát sinh do sự chuyển động của các chi tiết hoặc bộ phận của máy do va chạm… Làm việc trong điều kiện có tiếng ồn và rung sóc quá giới hạn dễ gây ra các bệnh nghề nghiệp như điếc, viêm thần kinh thực vật, rối loạn cảm giác, tổn thương xương khớp và cơ… - Các loại bức xạ: Có hai loại bức xạ, bao gồm: bức xạ ion hóa và bức xạ không ion hóa. + Bức xạ không ion hóa là các bức xạ hồng ngoại, tử ngoại, tia laze và bức xạ trường điện từ. Các bức xạ hồng ngoại và tử ngoại do mặt trời phát ra. Các lò thép hồ quang, hàn cắt kim loại, nấu đúc thép phát ra bức xạ tử ngoại. Con người dễ bị 5
  16. say nóng, giảm thị lực do bức xạ hồng ngoại. Bức xạ tử ngoại làm cho con người dễ bị đau đầu, chóng mặt, giảm thị lực, bỏng… và dẫn đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. + Bức xạ ion hóa bao gồm: các tia phóng xạ, tia X, tia Neutron. Phóng xạ là dạng đặc biệt của bức xạ. Các tia phóng xạ do các yếu tố phóng xạ phát ra (do sự biến đổi bên trong hạt nhân nguyên tử và khả năng ion hóa vật chất của các nguyên tố phóng xạ). Làm việc trong điều kiện có nguy cơ của tia phóng xạ dễ gây hại đến cơ thể con người lao động dưới dạng nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính, cơ quan tạo máu dễ bị tổn thương, ung thư… - Chiếu sáng không hợp lý (chói quá hoặc tối quá): Trong đời sống và lao động, mắt người đòi hỏi điều kiện ánh sáng thích hợp. Chiếu sáng thích hợp sẽ bảo vệ thị lực, chống mệt mỏi, tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, đồng thời tăng năng suất lao động. - Bụi công nghiệp: Bụi thường xuất hiện ở hầu hết các quá trình sản xuất như khai khoáng, xây dựng, gia công chế biến gỗ… Nếu không chú ý lắp đặt các biện pháp phòng chống bụi trong sản xuất thì đây chính là một tác nhân gây ô nhiễm môi trường lao động nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung. Người lao động làm việc trong môi trường lao động bị ô nhiễm do bụi, dễ có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp và các bệnh khác. - Các hóa chất độc hại: Hóa chất ngày càng được dùng nhiều trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản… như: chì, Asen, Crôm, Benzen, rượu, các khí bụi (SO, NO, CO…), các dung dịch Axit, Bazơ, Kiềm, Muối… các phế liệu, phế thải khó phân hủy. Hóa chất độc có thể ở trong trạng thái rắn, lỏng, khí, bụi… tùy theo điều kiện nhiệt độ và áp suất. Làm việc trong điều kiện có các chất độc có thể gây hại cho người lao động, nhiễm độc cấp tính khi nồng độ chất độc cao, bệnh nghề nghiệp sức khỏe suy yếu. - Các yếu tố vi sinh vật có hại: Một số nghề người lao động phải tiếp xúc với các vi sinh vật gây bệnh, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng, nấm mốc… và dễ gây bệnh nghề nghiệp như các nghề: chăn nuôi, chế biến thực phẩm, người làm vệ sinh đô thị… Bên cạnh đó, người lao động còn phải thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố sinh học khác như phấn hoa, nấm mốc... - Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không gian làm việc, cường độ lao động, tâm lý không thuận lợi đều là những yếu tố dễ gây bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động. Ở nhiều loại công việc, người lao động phải làm việc ở cường độ lao 6
  17. động quá mức, theo ca kíp, tư thế làm việc gò bó trong thời gian dài; máy móc; thiết bị phương tiện lao động, không gian làm việc không tiện nghi... đều có thể căng thẳng, mệt mỏi; suy nhược cơ thể người lao động, dễ dẫn đến tai nạn lao động. 1.1.4. Tai nạn lao động Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (theo Luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13). Được coi là tai nạn lao động các trường hợp tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở và khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết mà Luật lao động và nội quy lao động của cơ sở cho phép (như nghỉ giải lao, ăn cơm giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh). Tất cả những trường hợp trên phải được thực hiện ở địa điểm và thời gian hợp lý. Khi bị nhiễm độc đột ngột thì gọi là nhiễm độc cấp tính, có thể gây chết người tức khắc hoặc hủy hoại chức năng nào đó của cơ thể thì cũng gọi là tai nạn lao động. 1.1.5. Bệnh nghề nghiệp Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động ví dụ bệnh bụi phổi do Silic, bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn… Từ khi lao động xuất hiện, con người có thể bắt đầu bị bệnh nghề nghiệp khi phải chịu ảnh hưởng của các tác hại nghề nghiệp, nhất là trong lao động nặng nhọc (cơ khí, hầm mỏ…). Tuy nhiên, các bệnh này thường xảy ra từ từ và mãn tính. Bệnh nghề nghiệp có thể phòng tránh được mặc dù có một số bệnh khó cứu chữa và để lại di chứng. Các nhà khoa học đều cho rằng người lao động bị bệnh nghề nghiệp phải được hưởng các chế độ bồi thường về vật chất để có thể bù đắp được phần nào thiệt hại cho họ khi mất đi một phần sức lao động do bệnh đó gây ra. Cần thiết phải giúp họ khôi phục sức khỏe và phục hồi chức năng trong khả năng của y học. 1.2. Mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác an toàn - vệ sinh lao động 1.2.1. Mục đích của công tác an toàn - vệ sinh lao động Trong quá trình lao động, dù ở trong môi trường và điều kiện lao động thủ công hay máy móc, kỹ thuật hiện đại, đều có thể phát sinh và tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm và có hại, gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. 7
  18. Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. Nếu không được phòng ngừa, ngăn chặn chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, mất khả năng lao động hoặc gây tử vong. Vì vậy, việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động. Do vậy, An toàn - vệ sinh lao động là một lĩnh vực công tác lớn, một nhiệm vụ quan trọng của quá trình lao động, mang tính khoa học - kỹ thuật và nhân văn, cho nên hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng như Đảng và Nhà nước quan tâm nhằm mục đích: - Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không để xảy ra tai nạn, chấn thương, gây tàn phế hoặc tử vong trong lao động; - Đảm bảo người lao động khỏe mạnh, hạn chế ốm đau, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh khác do điều kiện lao động xấu gây ra; - Bồi dưỡng, phục hồi và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao động góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng lao động, tăng năng suất lao động. Công tác an toàn - vệ sinh lao động có vị trí hết sức quan trọng và là một trong những yêu cầu khách quan của hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.2.2. Ý nghĩa của công tác an toàn - vệ sinh lao động An toàn - vệ sinh lao động là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, nó mang ý nghĩa chính trị, xã hội và kinh tế. a. Ý nghĩa chính trị An toàn - vệ sinh lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động khỏe mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn coi trọng con người là vốn quý nhất, sức lao động, lực lượng lao động luôn được bảo vệ và phát triển. Làm tốt công tác an toàn - vệ sinh lao động là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính mạng và đời sống con người lao động. Được làm việc trong điều kiện an toàn, tính mạng và sức khỏe người lao động được bảo vệ, họ càng yêu mến, tin tưởng vào chế độ, gắn bó với cơ sở kinh tế, đem hết sức mình cống hiến cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngược lại, nếu công tác an toàn - vệ sinh lao động không được thực hiện tốt, điều kiện làm việc của người lao động không được cải thiện, tai nạn lao động xảy ra nhiều thì uy tín chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút. 8
  19. b. Ý nghĩa xã hội và nhân văn An toàn - vệ sinh lao động là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất, kinh doanh; đồng thời là yêu cầu nguyện vọng chính đáng của người lao động. Các thành viên trong mỗi gia đình ai cũng mong muốn được khỏe mạnh, lành lặn, trình độ văn hóa, nghề nghiệp được nâng cao để cùng chăm lo hạnh phúc gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh và phát triển. An toàn - vệ sinh lao động đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người lao động được sống khỏe mạnh, làm việc có hiệu quả cao và có vị trí xứng đáng trong xã hội, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên và làm chủ khoa học kỹ thuật. Tai nạn lao động không xảy ra, sức khỏe người lao động được đảm bảo thì Nhà nước và xã hội sẽ giảm bớt được những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả và tập trung đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội. Xét về góc độ góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của đất nước, công tác an toàn - vệ sinh lao động có vị trí quan trọng. Với mục tiêu chủ yếu là cải thiện điều kiện lao động nên trong các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp có nhiệm vụ phải xử lý các chất thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài, góp phần bảo vệ môi trường xung quanh. Khi đó, không chỉ bảo vệ sức khỏe nhân dân mà còn bảo vệ môi trường được phát triển bền vững. Ngược lại, nếu như công tác an toàn - vệ sinh lao động không được coi trọng để môi trường lao động bị ô nhiễm thì môi trường sinh thái không được bảo vệ, gây hại nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Do vậy, an toàn và vệ sinh môi trường có quan hệ mật thiết với bảo vệ môi trường, góp phần quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của quốc gia. c. Ý nghĩa kinh tế An toàn - vệ sinh lao động là yếu tố đẩy mạnh sản xuất, góp phần thúc đẩy việc thực hiện tốt kế hoạch. Một khi điều kiện lao động được an toàn, sản xuất không bị ngừng trệ, người lao động sẽ có ngày công cao, yên tâm, phấn khởi đem hết khả năng, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Do vậy sản xuất sẽ phát triển, năng suất lao động tăng lên, kế hoạch sản xuất được bảo đảm hoàn thành và thu nhập của người lao động được cải thiện. Ngược lại, nếu để môi trường làm việc quá xấu, tai nạn lao động, ốm đau xảy ra nhiều sẽ gây khó khăn cho sản xuất. Người bị tai nạn lao động, ốm đau phải nghỉ việc để chữa trị, ngày công lao động và thu nhập giảm. Nếu người lao động bị tàn phế, mất sức lao động thì xã hội 9
nguon tai.lieu . vn