Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT KHOA LUẬT HỌC  BÀI DỰ THI “SINH VIÊN LUẬT HỌC TẬP LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH”  HỌ VÀ TÊN LÊ QUANG KHẢI :  LỚP : LHK 31  MSSV : 0712931
  2.  Kết cấu bài viết dự thi “Sinh viên luật học tập , làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” 1. Đôi nét về cuộc thi “ Sinh viên luật học tập , làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. 2. Một số hình ảnh về cuộc đời , sự nghiệp hoạt động , lao động sáng tạo và không biết mệt mỏi của Hồ Chí Minh . 3. Nội dung cụ thể của bài dự thi “Sinh viên luật học tập , làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” .  Bài dự thi có sử dụng một số hình ảnh tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số bài viết liên quan tới cuộc đời , sự nghiệp của Người .
  3. Hồ Chủ tịch sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta 1 . ĐÔI NÉT VỀ CUỘC THI “ SINH VIÊN LUẬT HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” Hồ Chí Minh , anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam , danh nhân kiệt xuất của nhân loại . Tư tưởng của Người đã trở thành một hệ giá trị văn hóa của loài người . Tư tưởng của người mãi mãi là bộ phận hợp thành nền tảng tư
  4. tưởng , là kim chỉ nam cho hành động của Đảng , Nhà nước và của cả dân tộc Việt Nam . Việc tìm hiểu , nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đã và ngày càng trở thành một nhu cầu vừa cơ bản , lâu dài, vừa bức thiết của mọi người Việt Nam , nhất là thanh thiếu niên ,học sinh và sinh viên . Để hưởng ứng cuộc vận động “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Bộ Chính Trị ( Khóa X ) đã ra chỉ thị số 06-CT/TW về tổ chức cuộc vận động này . Cuộc vận động được phát động rộng rãi trong toàn xã hội , bắt đầu từ ngày 03/02/2007 và sẽ tổng kết vào ngày 03/02/2011. Hưởng ứng cuộc vận động “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” toàn trường Đại Học Đà Lạt đã tổ chức hàng loạt các cuộc vận động rộng rãi trong đơn vị toàn trường tham gia . Với các hoạt động cụ thể như : “Cán bộ , công chức sống lao động và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ; “ chống tiêu cực và bệnh thành tích trong thi cử” ; “ cuộc thi tìm hi ểu tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong trường Đại Học Đà Lạt- năm 2008” trong cuộc thi đó sinh viên Khoa Luật đã giành giải nhất chung cuộc ; và đến bây giờ là cuộc thi viết bài “Sinh viên luật học tập , làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.” Cuộc thi được phát động rộng rãi cho toàn thể sinh viên toàn trường Đại Học Đà Lạt tham gia hưởng ứng . Với tinh thần đó Đoàn Khoa Luật h ọc- trường Đại Học Đà Lạt đã tổ chức viết bài dự thi tìm hiểu , để góp phần nhỏ bé của mình tham gia làm việc , học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Xuất phát từ những cuộc thi , những chương trình đó mà tôi đã quyết định thử sức nhỏ bé của mình viết bài gửi dự thi “Sinh viên Luật học tập , làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Để xem những kiến thức của mình biết được bao nhiêu về Bác Hồ , xem mình đã học tập và rèn luyện được như thế nào theo tấm gương sáng ngời của Chủ tich Hồ Chí Minh. 2 . NHỮNG HÌNH ẢNH VỀ CUỘC ĐỜI , SỰ NGHIỆP HOẠT ĐỘNG , LAO ĐỘNG SÁNG TẠO VÀ KHÔNG BIẾT MỆT MỎI CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
  5.                                     Bác Hồ cho cá ăn (1960) Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình 2/9/1945                          Bác Hồ và Bác Tôn (1960 Bác Hồ tại đại hội thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước (1967)
  6. Bác Hồ chia quà cho các thiếu nhi Bác Hồ với BácTôn, Lê Duẩn thị xã Hưng Yên Chủ tịch Hồ Chí Minh Trại Nhi đồng Miền Nam tại Hải Phòng chụp với Đại biểu quân đội, thương binh và quân nhân phục viên sau buổi gặp Phủ chủ tịch, 29.01.1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh Bác Hồ làm việc với tỉnh Hưng Yên chụp ảnh với các anh hùng quận đội được tuyên dương,7-5-1956
  7. Bữa cơm ở Chiến khu Việt Bắc năm Bà con làng Sen, xã Kim Liên đón 1951 Chủ tịch Hồ Chí Min về thăm lại quên nhà sau 50 năm xa cách Cán bộ, xã viên hợp tác xã Hổng Thái Bác đang chẻ củi và đại biểu nhân dân hyuện Ninh Giang phấn khởi chào đón chủ tịch Hồ CHí Minh về thăm, 15 -2 – 1965 Bác đang bón cơm cho cháu bé Bác câu cá ở Chiến khu Việt Bắc tại căn cứ địa Việt Bắc trong thời kỳ
  8. kháng chiến chống thực dân Pháp               Bác Hồ với các anh hùng Bác Hồ về thăm quê hương chiến sỹ miền Nam (1965)              Hồ Chủ tịch nói chuyện với nhân dân Bác Hồ thặm viện Quân Y 7 Hưng Yên ngày 16-9-1961           
  9. Chủ tịch Hồ Chí Minh báo cáo tại Quốc Bác Hồ với các cháu thiếu nhi Liên Xô (8- 1957). hội Khóa I, họp kỳ thứ 5, 20-9-1955 Một số hình ảnh về chân dung Hồ Chí Minh
  10. Bác Hồ ở Việt Bắc Bác Hồ bắt đầu sự nghiệp cách mạng
  11. Bác Hồ tát nước với nông dân Bác Hồ đi công tác ở chiến Khu Việt Bắc 3 . NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA BÀI DỰ THI “SINH VIÊN LUẬT HỌC TẬP, LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH” ( Hồ Chủ tịch trong phòng làm việc ở căn cứ Việt Bắc )
  12. Câu 1 : Bạn hãy cho biết tại sao thế hệ trẻ chúng ta hôm nay lại cần phải ti ếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ? Trả lời : “Từ buổi thiếu niên cho đến phút cuối cùng , Hồ Chí tịch đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta và nhân dân thế giới. Người đã trải qua một cuộc đời oanh liệt , đầy gian khổ hy sinh , vô cùng cao thượng và phong phú , vô cùng trong sáng và đẹp đẽ …” ( trích : “Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam”) Trải qua 79 mùa xuân trên cõi đời này , Hồ Chí Minh đã để lại những dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới. Cả cuộc đời Người không ngừng học tập, sáng tạo không biết mệt mỏi cho dân tộc ta, Người là tấm gương sáng cho các thế hệ sau này học tập và rèn luyện mà đặc biệt ở đây là thế hệ trẻ của dân tộc Việt Nam- tầng lớp kế tục sự nghiệp cách mạng lớn lao của dân tộc , thế hệ sẽ gánh vác vận mệnh của tổ quốc. Như lời Bác Hồ đã dạy “ Nước nhà thịnh hay suy , yếu hay mạnh , phần lớn là do thanh niên”. Nói về nhiệm vụ xây dựng đất nước sau chiến tranh Bác nói “trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong , chờ đợi ở các cháu rất nhiều” và tương lai đất nước sẽ phát triển ra sao, “Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần rất lớn ở công học tập của các cháu”. Bác vừa khẳng định vai trò lịch sử thế hệ trẻ , vừa đặt niềm tin mạnh mẽ vào khả năng cách mạng của thế hệ trẻ. ( Bác Hồ với thiếu nhi ) Chính vì lý do đó mà chúng ta những công dân của dân tộc Việt Nam, những thế hệ của con Lạc , cháu Hồng hôm nay lại càng phải cần tiếp tục học t ập ,
  13. học tập không ngừng , không biết mệt mỏi trau rồi những kiến thức c ủa mình học được giúp ích cho đất nước. “Không ngại khó , không ngại khổ” như lời Bác đã dạy chúng ta. Không ngừng vươn lên trong cuộc sống , học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nhất là trong giai đoạn đất nước ta đã hội nhập sâu rộng vào thế giới (WTO) . Giai đoạn này đất nước ta đang rất cần nhân tài mà nhân tài ở đây chủ yếu là thế hệ trẻ , thế hệ gánh vác sự nghiệp đất nước sau này. Thế hệ trẻ chúng ta phải đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước , công cuộc công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước , như mong muốn của Bác Hồ đã hàng mong đợi vào thế hệ thanh niên ngày nay. Như chúng ta đã biết Chủ tịch Hồ Chí Minh được thế giới tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc , danh nhân văn hóa thế giới. Bác không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng , một nhà tư tưởng , nhà mác-xít , nhà giáo , nhà báo, nhà thơ… sáng tạo vĩ đại mà còn là sự kết tinh và tỏa sáng những giá trị cao đẹp nhất của tâm hồn , trí tuệ việt nam , tiêu biểu cho lối sống và nhân cách việt nam , thể hiện chân thực và sinh động những tinh hoa , bản sắc văn hóa của dân tộc . Hệ thống tư tưởng của Người là một di sản vô cùng quý giá cho mọi thế hệ cách mạng Việt Nam. Và trong hệ tư tưởng của Người luôn nhắc đến thế hệ trẻ chúng ta. Người luôn quan niệm “trồng cây”-“trồng người” như trong câu thơ mà Người nói tới: “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Quan điểm đó của Người thể hiện nhân cách nhân sinh quan cách mạng triệt để và trong sáng của Người. Người luôn cho rằng đào tạo và dạy dỗ con người là việc làm quan trọng và lâu dài . Những thế hệ tương lai của đất nước có phát triển một cách toàn diện hay không là nhờ vào sự nghiệp “trồng người” của đất nước ta. Do vậy mà nó chở thành thông lệ hàng năm , đất nước ta luôn phát động phong trào “trồng cây” triển khai rộng rãi trong toàn quốc , chú trọng tới ngành giáo duc của đất nước .Trồng cây đang đợi ngày hái quả , các thế hệ trẻ của Việt Nam đang lỗ lực và học tập không ngừng theo sự dạy bảo của Người. Hăng say học tập , rèn luyện và cố gắng hết sức mình vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh hơn, to đẹp hơn , điều mà Bác Hồ đã hy vọng vào thế hệ trẻ chúng ta.
  14. ( Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng bà con xã vật lại,Hà Tây trồng cây mùa xuân năm Kỷ Dậu, 16 -2 -1969 ) Các thế hệ trẻ Việt Nam chúng ta luôn ghi tạc trong tim những lời dạy đầy ý nghĩa của Người. Nó được thể hiện từ thế hệ này qua thế hệ khác luôn tiếp bước cha anh vào sự nghiệp chung của đất nước, của dân tộc . Như những năm cả đất nước đang dồn sức người , sức của để chiến đấu chống Mỹ xâm lược bảo vệ Miền Bắc , giải phóng Miền Nam , thống nhất đất nước . Như ở những nơi địch lém bom ác liệt nhất là nơi các đơn vị thanh niên xung phong chốt chặn , bảo vệ mục tiêu , lấp hố bom thông đường cho xe ra tiền tuyến . Tiêu biểu như các cô gái ở Ngã Ba Đồng Lộc , Trương Bồn ( Đô Lương – Nghệ An). Rồi những chàng trai , cô gái “ xẻ dọc trường sơn đi cứu nước” đã lập nên bao chiến công từ Ba Gia , Bàu Bàng , Đường 9 , Khe Sanh , Buôn Mê Thuột , Xuân Lôc , Củ Chi… để làm cho Mỹ , ngụy nghe nhắc tới là kinh hoàn ,bạt vía. Tổ quốc đã ghi nhận công lao của những anh hùng trẻ tuổi của đất nước , chắc chắn Bác kính yêu của chúng ta cũng vui lòng vì lời Bác dạy, lòng Bác mong đã đ ược các thế hệ thanh niên thực hiện một cách xuất sắc . Đất nước đã hoàn toàn độc lập , thống nhất đi vào xây dựng lại đất nước “ đàng hoàng hơn , to đ ẹp h ơn” nh ư mong muốn của Người để lại cho toàn Đảng , toàn dân trước lúc đi xa cũng đang được cả dân tộc đinh ninh thực hiện bằng được , mà lực lượng lòng cốt và luôn đi đầu trong công cuộc ấy là thanh niên.
  15. Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt, Việt Bắc năm 1951. Ảnh: TL Như việc hưởng ứng phong trào thực hiện vùng kinh tế mới của đất nước mà Đảng và Nhà nước phát động đến các vùng sâu , vùng xa , vùng kinh tế khó khăn của đất nước để khai hoang , để phát triển kinh tế. Và đi đầu thực hiện cũng là thế hệ thanh niên. Như noi gương 10 cô gái ở Ngã Ba Đồng Lộc thanh niên ở huyện Hương Khê - Hà Tĩnh đã xung phong nên vùng núi hoang sơ để xây dựng vùng kinh tế mới. Lập nên các “Làng thanh niên” và các “Làng thanh niên” này đã được nhân rộng trên toàn tỉnh và các tỉnh thành khác trên cả nước cũng đã thực hiện theo hình thức này . Như ở Tổng bộ thanh niên xung phong số 8 ở huyện nẻo cao Kỳ Sơn đã bám rừng , bám bản làng để giúp bà con dân tộc Mông ở đây đổi đời. Giúp bà con nơi đây thoát được cái đói như trồng các loại cây ăn quả và biết cách nuôi các con mang lợi ích kinh tế. Không chỉ dừng lại ở các vùng trên cả nước mà thanh niên còn tình nguyện ra các vùng đảo xa xôi của tổ quốc như : Bạch Long Vĩ , Cồn Cỏ , Lý Sơn , Thổ Chu , Phú Quốc … để “ biến các đảo đá heo hút này thành các đảo xanh” và cũng làm những chiến sĩ biên phòng canh giữ vùng trời , vùng biển đ ảo c ủa t ổ quốc thân yêu. “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên” đã được tuổi trẻ Việt Nam phát huy trong mọi hoàn cảnh của đất nước. Như thanh niên tham gia vào các hoạt động phòng chống bão lụt , “thanh niên tình nguyện hè” , chương trình “mùa hè xanh” trong sinh viên . Mà trong đó trường Đại Học Đà Lạt cũng đã tham gia và hoạt động rất tích cực để giúp đỡ các đồng bào vùng sâu , vùng xa, vùng kinh tế kém phát triể của Tỉnh Lâm Đồng. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy các thế hệ thanh niên. “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền
  16. Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên” Người cũng luôn nhìn nhận thanh niên là lớp người “ xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế , văn hóa , trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội , thanh niên là lực lượng cơ bản trong bộ đội , công an và dân quân tự v ệ , đang hăng hái tham gia giữ gìn trật tự , trị an , bảo vệ tổ quốc”. Bác đánh giá đúng đắn khả khả năng cách mạng và vai trò của thanh niên Người tin tưởng “ Bác tự hào , sung sướng và thấy hình như mình trẻ lại , thấy tương lai của dân tộc ta vô cùng vững chắc và vẻ vang” . Đó là kết luận vô cùng quan trọng rất khoa học của Bác đối với sứ mệnh lịch sử vẻ vang mà các thế hệ thanh niên nước ta đã và đang đảm nhiệm. Sẽ phấn thực hiện bằng được lời dạy của Bác Hồ kính yêu cả trong những lúc khó khăn nhất , xứng đáng với sự tin yêu , chăm sóc của Người lúc sinh thời. Bác Hồ trò chuyện với thế hệ trẻ Quán triệt tư tưởng của Người , Nghị Quyết Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 4 ( khóa VII ) đã nếu “thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc . sự nghiệp đổi mới có thành công hay không , đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không , cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường XHCN hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng , rèn luyện thế hệ thanh niên , công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc , là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”.
  17. Tại đại hội đoàn toàn quốc lần thứ VIII , sau khi nói về đ ường l ối CNH- HĐH và chiến lược phát triể kinh tế- xã hội , đồng chí Tổng bí thư Nông Đ ức Mạnh đã khẳng định “…công việc đó là của toàn xã hội nhưng trước hết là của thanh niên , vì thanh niên có vị trí đắc biệt đối với sự nghiệp cách mạng và tương lai của dân tộc” . Thanh niên là lớp người kế tục tất yếu sự nghiệp cách mạng của cha anh đưa nước nhà đến một tương lai tươi sáng bởi “ Nước nhà thịnh hay suy , yếu hay mạnh phần lớn là do thanh niên” . Mặc dù đánh giá cao vai trò c ủa thanh niên “ vì thanh niên là lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng cho th ế h ệ thanh niên già , đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên trong tương lai” . Chủ tich Hồ Chí Minh đánh giá cao thanh niên với tất cả những ưu điểm vốn có của thanh niên , thanh niên là “bộ phận quan trọng của dân tộc” , “người chủ tương lai của đất nước”. Nhưng người luôn chỉ ra những nhược điểm , hạn chế của một bộ phận thanh niên . Đó là “thiếu từng trải , thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống , chưa chịu khó học tập , mắc bệnh hình thức , cá nhân , tự cao , tự đại…”. Bác yêu cầu phải chống “tâm lý tự tư , tự lợi , tâm lý ham sung sướng tránh khó nhọc , thói xem khinh lao động , nhất là lao động chân tay , lười biếng , xa xỉ , kiêu căng , giả dối , khoe khoang …” xuất phát từ việc coi thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc , là người sáng tạo ra xã hội mới. Bác nhiều lần căn dặn cán bộ làm công tác thanh niên phải nhìn nhận thanh niên theo quan điểm phát triển . Người nói: “từ ngày Cách mạng tháng 8 đến nay thanh niên ta có cơ hội phát triển một cách mau chóng và r ộng rãi” . Đó là sự phát triển về học vấn , trí tuệ , nghề nghiệp và thể chất. Như sinh thời , có lần Bác dạy : “không nên gọi các cháu là thanh niên hư mà nên gọi là thanh niên chậm tiến ” (theo hồi ký của đồng chí Vũ Quang trong một lần được làm việc với Bác về công tác thanh niên trong phong trào “Ba sẵn sàng” ) , cách gọi này phản ánh một quan điểm nhìn nhận khoa học của Người về thanh niên . Không chỉ ở hiện tai mà còn ở tương lai phát triển của họ “ thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”. Không phát triển thanh niên thì thể góp phần phát triển ra xã hội mới . Quán triệt tư tưởng của Người , tại Đại hội toàn quốc lần thứ III Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam đồng chí Tổng bí tư Đỗ Mười đã nói “ thanh niên có phát triển thì dân tộc mới trường tồn” . Nhìn nhận đánh giá đúng đắn vai trò , vị trí của thanh niên cũng như các vấn đề của thanh niên trong quá trình phát triển của lịch sử và trong từng thời kỳ cách mạng là để hiểu sâu, hiểu kỹ về thanh niên các vấn đề của thanh niên . Đây chính là tiền đề , là điều kiện hết sức quan trọng để định ra chiến lược , vạch ra đường lối , nội dung , giải pháp giáo dục , bồi dưỡng và tổ chức thanh niên thành lực lượng chính trị hùng hậu kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp của Đảng , Bác Hồ và dân tộc. Người dạy rằng “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết” . Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng , của nhiều thế hệ nối tiếp nhau được tổ chức và chuẩn bị lịch sử là cụ thể , còn cuộc
  18. đời mỗi con người là có hạn ; mỗi thế hệ chỉ có thể đi hết một chặng trên con đường cách mạng đã lựa chọn . Bác đã thấy rõ khả năng tối đa của thế hệ đi trước có thể làm được cũng như giới hạn tự nhiên mà thế hệ đó không thể vượt qua “con người ta sinh ra ai cũng lớn lên , già đi rồi chết” . Từ đó “bàn giao thế hệ là tất yếu xẩy ra, không chỉ là trao lại những gì đã có mà quan trọng hơn , khó khăn gian khổ hơn nhiều là chuẩn bị cho lớp người đi sau những gì cần thiết cho họ vững chắc nhất và tốt đẹp nhất”. Để tạo cho thanh niên phát triể nhanh theo tư tưởng Hồ Chí Minh , Đảng và Nhà nước ta đã ban hành NQ TW 4- Khóa VII về tăng cường sự lãnh đ ạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới và chiến lược phát triển thanh niên đến năm 2010 trên cơ sở đó tiếp tục ban hành và hoàn thiện những chính sách thanh niên đáp ứng nhu cầu phát triển của thanh niên trên nhiều lĩnh vực đời sống , lao động , học tập , rèn luyện , đạo đức cách mạng . Chính sách thanh niên của Nhà nước là yếu tố rất quan trọng cho quá trình phát triển của thanh niên nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới . Hệ thống quan điểm của Bác về thanh niên , về vai trò , vị trí , khả năng cách mạng của thanh niên đã minh chứng thanh niên là “rường cột của đất nước”, là đối tượng quần chúng đặc thù của Đảng không những chiếm số lượng đông trong dân số mà còn là nguồn lao động có chất lượng , là đội xung kích trong lao động , công tác trong những ngành mũi nhọn , then chốt của đất nước… Song điều quan trọng hơn cả , mang tính quyết định cho sự phát triển của đ ất nước chính là do thanh niên – thế hệ kế tục của sự nghiệp cách mạng c ủa Đảng , của dân tộc , là lớp người sáng tạo , xây dựng xã hội mới . do đó không chỉ coi trọng giáo dục toàn diện “ Đức – Trí – Thể - Mỹ” cho thanh niên , còn phải mở rộng mặt trậ đoàn kết , tập hợp các tầng lớp thanh niên , phát huy s ức trẻ và trí tuệ cảu thanh niên là vấn đề vừa mang tính chiến lược , vừa hết sức cần thiết vừa cấp bách trong tình hình hiện nay. Mở rộng Mặt trận đoàn kết , tập hợp thanh niên nhằm giáo duc lý tưởng cách mạng , lòng yêu nước , bồi dưỡng , phát huy sức mạnh tổng hợp c ủa các tầng lớp thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc , làm thất bại âm mưu “ diến biến hòa bình” của các thế lực thù địch . Vì mục tiêu dân giàu , nước mạnh , xã hội công bằng , dân chủ văn minh theo định hướng XHCN ; xây dựng đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh vững mạnh về chính trị , tư tưởng , tổ chức và hành động làm nòng cốt trong phong trào thanh niên và mở rộng các tổ chức thanh viên . Sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước , của dân tộc trao cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay với vai trò , vị trí và khả năng của tuổi tr ẻ l ại đ ược vũ trang bằng Chủ Nghĩa Mác- LêNin , tư tưởng Hồ Chí Minh , nhất định các tầng lớp thanh niên Việt Nam , do Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh làm lòng cốt sẽ xứng đáng với lòng tin của Đảng , của nhân dân trong thế kỷ XXI với những yêu cầu , đòi hỏi cao hơn trong thời kỳ đẩy mạnh Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa đất nước và hội nhập quốc tế .
  19. Chính vì vậy để không phụ lòng Chủ tịch Hồ Chí Minh , không phụ lòng tin của Đảng , của Nhà nước , dân tộc , của các thế hệ cha anh đi tr ước . Cho nên thế hệ trẻ Việt Nam chúng ta ngày nay cần phải tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh . Học tập , làm theo tinh thần yêu nước , trọn đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc , giải phóng giai cấp .Thế hệ tr ẻ chúng ta ngày nay phải không ngừng học tập , rèn luyện , lao động , để đóng góp sức lực , trí tuệ cho dân tôc , cho đất nước trong điều kiện nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa , hội nhập quốc tế . Thế hệ trẻ chúng ta còn phải học hỏi rất nhiều ở Hồ Chủ Tịch , học tập làm theo tấm gương “nhân ái , vị tha , khoan dung” , hết mực vì con người . Nhân ái ở đây là yêu quý con người , nhân dân có nhân ái được thì con - người đoàn kết và yêu thương lẫn nhau . Điều này được dân tộc phát huy cao đẹp trong cuộc sống , mà điển hình là tấm gương của Người. Lấy “Nhân” để giáo huấn con người để con người biết yêu và quý trong nhau hơn. Vị tha là điều mà mọi người nên làm và học tập theo gương Bác , hãy - biết tha thứ cho những lỗi lầm mà người khác gây ra . Lấy “Đức” để giáo hóa con người , có lòng vị tha thì co người chúng ta mới phát triển toàn ven đ ược . Tha thứ cho họ để họ có cơ hội vươn lên trong cuộc sống . Ai mà không có sai lầm trong cuộc đời nhưng nếu như họ nhận được lòng vị tha , nhân ái từ ai đó thì họ sẽ có động lực đứng dạy từ cái sai lầm đó. Bằng lòng khoan dung , độ lượng của mình Người luôn khuyên bảo - và chỉ dạy cho các thế hệ trẻ chúng ta .Bằng lòng vị tha , khoan dung của mình để đối đáp với con người thì lúc đó cái “chân – thiện – mỹ” của con người mới phát huy cao độ nhất. Học ở Người tấm gương “ cần – kiệm – liêm – chính – chí công vô tư” . Đây là vấn đề hết sức quan trọng mà mỗi thế hệ trẻ chúng ta phải học tập , theo Người nó là nền tảng của đời sống mới . “Cần – kiệm – liêm –chính” là thước đo văn minh , tiến bộ của một dân tộc . “ Một dân tộc cần , kiệm , liêm là một dân tộc văn minh , tiến bộ”. Những người mà gữi được cần , kiệm , liêm , chính là người chí công , vô tư là chính tâm , thân dân là người luôn đặt lợi ích của nhân dân , tổ quốc lên trên hết . Tựu chung lại mỗi thanh niên thế hệ trẻ chúng ta , những con Lạc – cháu Hồng ngày nay phải học tập , rèn luyện , trau rồi đạo đức , lí tưởng cách mạng để đem sức trẻ của mình , trí tuệ đã học được trong trường , trong xã hội đóng góp cho quốc gia , dân tộc. Mỗi thế hệ trẻ chúng ta phải sống một cách trung thực , thật thà , hết lòng giúp đỡ mọi người , bạn bè , xây dựng tình đoàn kết . Kiên quyết chống lại và tố cáo những việc làm xâm hại đến xã hội , đ ến dân tộc , quốc gia. Tích cực học tập , nâng cao trình độ kiến thức về mọi mặt , không ngại khó , không ngại khổ , sẵn sàng gánh vác nhiệm vụ của quốc gia dân tộc giao phó . “Đã mang dòng máu Lạc Hồng Nêu cao sĩ khí Tiên Rồng hơn non
  20. Di chúc gửi lại cháu con Hai chữ “đoàn kết” sắt son vẹn gìn” (Trích “Việt Nam thi sử hùng ca”- Trần Trí Trung ) Chính vì vậy mà thế hệ trẻ chúng tôi hôm nay phải luôn luôn học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh . Học theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tâm nguyện của chúng tôi , của thế hệ trẻ , thế hệ kế cận gánh vác sự nghiệp của đất nước sau này. Lực lượng tuổi trẻ chúng tôi hôm nay bằng lòng quyết tâm cao , bằng nghị lực của mình , của sức trẻ , của thế hệ thanh niên Hồ Chí Minh sẽ cố gắng hết mình cho sự nghiệp chung của dân tộc , của đ ất nước như những gì Bác Hồ từng mong muốn ở thế hệ trẻ . Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. (Trích : Di Chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh Hà nội, ngày 10 tháng 5 năm 1969 Hồ Chí Minh) Câu 2 : Bạn hãy kể những viêc làm cụ thể của bản thân , gia đình , bạn bè , và những người sống quanh mình đã học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác ? Trả lời : Từ lúc sinh thời cho đến khi Bác rời xa thế giới này tấm gương đạo đ ức của Người luôn là bài học quý gía cho các thế hệ sau này của dân tộc ta . Để học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức của Hồ Chủ Tịch , toàn Đảng , toàn Dân , toàn Quân ta đã hưởng ứng làm theo lời dạy của Người phát động phong trào “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” . Cuộc vận động đã được phát triển nhanh chóng và sâu rộng trong toàn xã hội . Toàn Đảng , toàn Dân đã tích cực thi đua học tập theo tấm gương của Người trên tất cả các lĩnh vực như : chính trị , văn hóa , xã hội , kinh tế , thể dục thể thao , ngoại giao , an ninh , quốc phòng . Chính vì thế trong những năm gần đây đất nước ta đã đạt được những kết quả to lớn trong sự nghiệp xây d ựng và
nguon tai.lieu . vn