Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  BÀI ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ HỌC PHẦN: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRƯỜNG HỌC ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ THU VÀ SỬ DỤNG HỌC PHÍ  THEO NGHỊ ĐỊNH 86/2015/NĐ­CP. ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI CƠ CHẾ. KẾ HOẠCH DỰ TRÙ KINH PHÍ TU SỬA, TRANG BỊ DỤNG CỤ CHO  PHÒNG Y TẾ VÀO ĐẦU NĂM HỌC 2021 CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC X. TP.HCM, tháng 11/2020
  2. MỤC LỤC Phần I: Thực trạng cơ chế thu và sử dụng học phí theo nghị định 86/2015/NĐ­CP  và đề xuất sửa đổi cơ chế ........................................................................................................... 1. Thực trạng cơ chế thu và sử dụng học phí theo nghị định 86/2015/NĐ­CP...........1 2. Đề xuất sửa đổi cơ chế thu và sử dụng học phí theo nghị định 86/2015/NĐ­CP.. 3 a) Giáo dục Mầm non, giáo dục Phổ thông............................................................. 3 b) Giáo dục Đại học, giáo dục Nghề nghiệp........................................................... 5 Phần II: Kế hoạch dự trù kinh phí tu sửa, trang bị dụng cụ cho phòng y tế vào  đầu năm học 2021 của trường Tiểu học X. ................................................................................ 1. Căn cứ pháp lý.......................................................................................................... 9 2. Đặc điểm tình hình.................................................................................................. 9 3. Tiến trình thực hiện............................................................................................... 10 a) Lập kế hoạch...................................................................................................... 10 b) Tổ chức thực hiện.............................................................................................. 10 c) Chỉ đạo thực hiện............................................................................................... 10 d) Kiểm tra.............................................................................................................. 10 4. Bảng dự trù kinh phí tu sửa, trang bị phòng y tế đầu năm học.............................11 Tài liệu tham khảo ................................................................................................................
  3. Học phần: Quản lý tài chính trường học Giảng viên: Nguyễn Trọng Nghĩa Phần   I:   Thực   trạng   cơ   chế   thu   và   sử   dụng   học   phí   theo   nghị   định  86/2015/NĐ­CP và đề xuất sửa đổi cơ chế. 1. Thực trạng cơ chế thu và sử dụng học phí theo nghị định 86/2015/NĐ­CP. Năm học 2020­2021 hiện đang áp dụng mức học phí đã được quy định tại Nghị  định số 86/2015/NĐ­CP , quy định về “Cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo  dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ  trợ  học  phí học tập từ  năm học 2015­2016 đến năm học 2020­2021”. Khung học phí cho các  cấp học còn một số tồn tại. Với   giáo   dục   mầm   non,   phổ   thông,   mức   trần   cho   vùng   thành   thị   là   300.000   đồng/tháng/học sinh là quá thấp và chưa có khung học phí cho các trường đã thực hiện   tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư. Nghị  định số  86 của Chính phủ  cũng quy định học sinh tiểu học không phải đóng học phí.  Tuy nhiên, Nghị  định này không quy định mức thu học phí đối với giáo dục tiểu học   nên không có mức cấp bù ngân sách cho đối tượng học sinh tiểu học không phải đóng  học phí. Hiện nay, các cơ  sở  giáo dục tiểu học chỉ  được Nhà nước cấp kinh phí chi  hoạt động thường xuyên để duy trì hoạt động giáo dục của nhà trường. Mức cấp ngân   sách này trên thực tế còn hạn chế, do đó các cơ sở giáo dục tiểu học còn gặp khó khăn   trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, các tỉnh/huyện miền núi, vùng  cao phần lớn học sinh là người dân tộc thiểu số thuộc đối tượng miễn, giảm học phí  nên nguồn thu học phí không đáng kể nhưng lại không có nguồn ngân sách bổ sung nên  các trường cũng gặp nhiều khó khăn trong kinh phí hoạt động. Với bậc đại học, mức trần học phí chưa phù hợp với một số  ngành, nghề  đào tạo  như khoa học sức khỏe, các chuyên ngành đào tạo đòi hỏi thời lượng đào tạo về thực   hành lớn, cần nhiều chi phí thực hành. Thêm vào đó, các trường đã tự  đảm bảo chi   thường xuyên nhưng vẫn áp dụng chung mức học phí với chương trình đại trà, chưa  đủ bù đắp chi thường xuyên nên khó tự chủ tài chính. Với giáo dục nghề nghiệp, một số nghề học cần chi phí lớn để  mua nguyên, vật liệu   thực hành nhưng mức thu học phí thấp, không đủ bù đắp chi phí đào tạo. Mực thu học phí 
  4. ở 1
  5. Học phần: Quản lý tài chính trường học Giảng viên: Nguyễn Trọng Nghĩa mảng này chỉ  chiếm khoảng 40% ­ 50% chi phí hoạt động của trường nên ngân sách   nhà nước vẫn phải hỗ trợ phần lớn kinh phí. Theo Bộ GDĐT, giai đoạn từ năm học 2015­2016 đến hết năm học 2019­2020, ước  tính số thu học phí trong các cơ sở giáo dục đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục   quốc dân đạt bình quân 42.755 tỉ đồng/năm. Số  thu này so với tổng chi thường xuyên  ngân sách nhà nước cho Giáo dục đào tạo công lập (bình quân 221.250 tỉ đồng/năm giai  đoạn 2015­2020) chiếm tỉ trọng chỉ 19,32%. Bên cạnh đó, theo tổng hợp báo cáo của  các tỉnh, thành phố trong cả nước: học phí chiếm 6,3% so tổng chi thường xuyên (ngân  sách nhà nước cấp + thu học phí); ngân sách nhà nước cấp chiếm 93,7% tổng chi   thường xuyên cho giáo dục phổ thông. Có thể thấy số  kinh phí ngân sách nhà nước đã chi để  thực hiện chính sách miễn,   giảm học phí và chi phí học tập cho học sinh, sinh viên chiếm tỷ trọng đáng kể so với  số  thu học phí (năm 2018 chi 7.059 tỉ đồng, chiếm 16,5% số  thu học phí bình quân 1   năm của giai đoạn 2015­2020; năm 2019 chi 7.514 tỉ đồng, chiếm 17,6% số thu học phí  bình quân 1 năm của giai đoạn 2015­2020; năm 2019 chi 8.015 tỉ đồng, chiếm 18,7% số  thu học phí bình quân 1 năm của giai đoạn 2015­2020). Do Nghị  định số  86/2015/NĐ­CP (ngày 02/10/2015) của Chính phủ, quy định về  “Cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân  và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ  trợ  học phí học tập từ năm học 2015­2016 đến   năm học 2020­2021” nên để có căn cứ pháp lý cho các cơ sở GDĐT thực hiện từ năm  học 2021­2022 và các năm tiếp theo, cần phải xây dựng Nghị định thay thế. Bên cạnh   đó, quy định về học phí hiện nay đã thay đổi. Từ  thời điểm 31/12/2016 trở  về  trước,  học phí thuộc danh mục “Phí” nên mức học phí còn thấp, ngân sách nhà nước vẫn hỗ  trợ để bù đắp chi phí đào tạo đối với các cơ sở giáo dục công lập. Hiện nay, dự  thảo Nghị  định thay thế  Nghị  định 86/2015/NĐ­CP đã được đăng lên  Cổng thông tin điện tử của Chính phủ để xin ý kiến nhân dân. Bộ GDĐT đã tổng hợp đầy   đủ  kết quả  báo cáo của 22/22 bộ, ngành và 63/63 địa phương và các chuyên gia để  hoàn  thiện dự thảo. Bộ GDĐT cũng đã thực hiện khảo sát chi phí trên cơ sở định mức kinh tế ­  kỹ  thuật trong trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo từ cấp mầm non đến đại học, làm căn 
  6. cứ đề xuất 2
  7. Học phần: Quản lý tài chính trường học Giảng viên: Nguyễn Trọng Nghĩa mức học phí giai đoạn tiếp theo. Mục tiêu tăng học phí nhằm thực hiện 4 mục tiêu   gồm: Thúc đẩy xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng giáo  dục, công khai, minh bạch các thông tin khi cung  ứng dịch vụ  và giảm hoặc bỏ  các  khoản chi phí bù đắp từ  ngân sách nhà nước đối với việc cung  ứng dịch vụ: như  đã  phân tích  ở  trên, sẽ  có sự  cạnh tranh trong cung  ứng cũng như  có sự  công khai, minh   bạch các thông tin về cung ứng dịch vụ nên sẽ có cơ hội giảm hoặc bỏ bù đắp từ ngân  sách nhà nước trong cung ứng dịch vụ. 2. Đề xuất sửa đổi cơ chế thu và sử dụng học phí theo nghị định 86/2015/NĐ­ CP. a) Giáo dục Mầm non, giáo dục Phổ thông Nghị  định số  86/2015/NĐ­CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ  quy định về  cơ  chế  thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính   sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập từ năm học 2015–2016 đến năm học   2021–2022 sẽ  hết hiệu lực từ  năm học 2022–2023. Đề  xuất các quy định cụ  thể  về  học phí đối với cơ  sở  giáo dục mầm non, phổ  thông công lập. Theo đó, mức thu học   phí thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ giữa nhà nước và người học, phù hợp với điều  kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc  độ  tăng chỉ  số  giá tiêu dùng, tốc độ  tăng trưởng kinh tế  hàng năm, bảo đảm lộ  trình  đến năm 2030 tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý, chi phí khấu   hao. Đề  xuất khung học phí của năm học 2022­2023 sẽ: Căn cứ  vào kịch bản tăng   trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021­2025; căn cứ  khung   học phí quy định, ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định  mức thu học phí cụ thể nhưng tối đa không vượt mức trần quy định. Đối với cơ  sở giáo dục chưa tự  bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự  bảo đảm chi   thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng trong nước: Năm học 2022–2023 Vùng Khung học phí giáo dục mầm non, phổ thông Mầm non Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông
  8. Thành thị 300­540 300­540 300­650 300­650 3
  9. Học phần: Quản lý tài chính trường  học Giảng viên: Nguyễn Trọng Nghĩa Nông thôn 100­220 100­220 100­270 200­330 Vùng dân tộc thiểu số 50­110 50­110 50­170 100­220 và miền núi Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập   tự  bảo đảm chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng trong nước hoặc tự  bảo   đảm chi thường xuyên và chi đầu tư  nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng trong  nước: Tối đa bằng 2 lần mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi   thường xuyên hoặc tự  bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất   lượng trong nước. Mức trần của khung học phí đối với cơ  sở  giáo dục mầm non, phổ  thông tự  bảo  đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng trong nước: Tối đa  bằng 2,5 lần mức trần học phí đối với cơ  sở  giáo dục chưa tự  bảo đảm chi thường  xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng trong  nước. Cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi  đầu tư, đạt kiểm định chất lượng trong nước mức cao nhất theo quy định hiện hành   hoặc kiểm định chất lượng quốc tế được tự xác định mức thu học phí trên cơ sở định  mức kinh tế­kỹ  thuật và được  ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt bằng văn bản sau   khi được hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua. Về  việc tăng học phí đối với bậc mầm non­tiểu học, là cấp học đang được nhà   nước hỗ trợ  học phí, do vậy, sẽ tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng giáo   dục ở cấp học này, mà người thụ hưởng trực tiếp là người học. Nói cách khác, các bé   đi học mẫu giáo, tiều học sẽ được hưởng một chất lượng giáo dục tốt hơn, vì đã được  nhà nước đầu tư tốt hơn, thông qua chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh/thành phố. Đối với các cấp học phổ  thông cơ  sở  và phổ  thông trung học, mức tăng học phí  trung bình 7,5% tính từ năm học 2022­2023 cũng là mức tăng tương ứng với mức tăng   trưởng hàng năm dự kiến giai đoạn 2021­2030 theo dự báo của Trung tâm thông tin và 
  10. Dự báo, tổng cục Thống kê. Việc tăng học phí giúp các cơ sở giáo dục có thể có thêm  nguồn kinh 4
  11. Học phần: Quản lý tài chính trường học Giảng viên: Nguyễn Trọng Nghĩa phí đầu tư thêm vào các hoạt động hỗ trợ người học như định hướng nghề nghiệp,  tư vấn hướng nghiệp… cho học sinh ở cấp học này. b)  Giáo dục Đại học, giáo dục Nghề nghiệp Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ­CP, mức trần học phí chỉ căn cứ  theo mức độ tự chủ tài chính của đơn vị. Tuy nhiên, tinh thần của luật sửa đổi, bổ sung  luật Giáo dục Đại học là tăng cường tự  chủ  phải gắn với kiểm định chất lượng đào   tạo (bao gồm kiểm định trường và kiểm định chương trình) để thúc đẩy nâng cao chất  lượng đào tạo phù hợp với xu hướng quốc tế, bảo đảm quyền lợi người học. Vì vậy,   đề  xuất mức thu học phí xác định tương  ứng với mức độ  tự  chủ  tài chính và mức độ  kiểm định chất lượng đào tạo, theo lộ  trình đến năm 2025 học phí đủ  bù đắp chi phí  đào tạo. Nhóm 1 (trường chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự  bảo đảm chi thường  xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng cơ  sở  giáo dục đại học trong nước):  Thực hiện thu theo mức trần học phí của nghị định theo từng năm học. Nhóm 2 (trường bảo đảm chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo  dục đại học trong nước hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư nhưng chưa   đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước): Được xác định mức thu  theo hệ số điều chỉnh tối đa bằng 2 lần so với trần học phí của nhóm 1. Nhóm 3 (trường tự  bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất  lượng cơ  sở  giáo dục đại học trong nước): Được xác định mức thu theo hệ  số  điều  chỉnh tối đa bằng 2,5 lần so với trần học phí của nhóm 1. Nhóm 4 (trường tự bảo đảm chi thường xuyên, đáp ứng khoản 17 Điều 32 luật sửa   đổi bổ  sung một số điều của Giáo dục Đại học, đạt kiểm định chương trình đào tạo   trong nước mức cao nhất theo quy định hiện hành hoặc kiểm định chất lượng quốc   tế): Được tự  xác định học phí của chương trình đó trên cơ  sở  định mức kinh tế  ­ kỹ  thuật và thuyết minh trong phương án tự  chủ  tài chính trình cơ  quan chủ  quản phê  duyệt. Căn cứ  vào kịch bản tăng trưởng kinh tế  của Tổng cục Thống kê thông báo giai  
  12. đoạn 2021­2025, đề  xuất mức tăng học phí đại học năm học 2021­2022 là 12,5% so   với năm học 2020­2021. Mức học phí cho các năm tiếp theo tăng với tỷ lệ tương ứng. 5
  13. Học phần: Quản lý tài chính trường học Giảng viên: Nguyễn Trọng Nghĩa Cụ thể, trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi  thường xuyên hoặc tự  bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất   lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước: Mức học Cơ sở GDĐH chưa tự bảo đảm thường xuyên hoặc tự đảm phí (NĐ bảo chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng 86) để so cơ sở GDĐH trong nước (nghìn đồng/sinh viên/tháng) Nhóm ngành sánh Năm học Năm học Năm học Năm học Năm học Năm học 2020­2021 2021­2022 2022­2023 2023­2024 2024­2025 2025­2026 Khối ngành I: Khoa học giáo 980 1.250 1.410 1.590 1.790 2.020 dục và đào tạo giáo viên Khối ngành II: 980 1.200 1.350 1.520 1.710 1.930 Nghệ thuật Khối ngành III: Kinh doanh và 1.170 1.250 1.410 1.590 1.790 2.020 quản lý, pháp luật Khối ngành IV: Khoa học sự 1.170 1.350 1.520 1.710 1.930 2.180 sống, khoa học tự nhiên Khối ngành V: Toán, thống kê máy tính, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ 1.170 1.450 1.640 1.850 2.090 2.360 thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao Khối ngành VI.1: 1.430 1.850 2.090 2.360 2.660 3.000 Sức khỏe Khối ngành VI.2: 1.859 2.450 2.760 3.110 3.500 3.940 Y dược
  14. 6
  15. Học phần: Quản lý tài chính trường học Giảng viên: Nguyễn Trọng Nghĩa Khối ngành VII:  Nhân văn, khoa  học xã hội và  980 1.200 1.50 1.50 1.91 2.15 hành vi, báo chí  0 0 0 0 và thông tin, dịch  vụ xã hội Học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và   đạt kiểm định chất lượng cơ  sở  giáo dục đại học trong nước hoặc tự  bảo đảm chi  thường xuyên và chi đầu tư nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại   học trong nước: Tối đa bằng 2 lần mức trần học phí đối với cơ  sở  giáo dục đại học  công lập chưa tự  bảo  đảm chi thường xuyên hoặc tự  bảo  đảm chi thường xuyên  nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng cơ sở  giáo dục đại học trong nước tương ứng   với từng ngành và từng năm học. Học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và   chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước: Tối đa bằng   2,5 lần mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi  thường xuyên hoặc tự  bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất   lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước tương ứng với từng ngành và từng năm học. Học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và   đáp ứng khoản 17 Điều 1 Luật Giáo dục Đại học, đạt kiểm định chương trình đào tạo  trong nước mức cao nhất theo quy định hiện hành hoặc kiểm định chất lượng quốc tế  thì được tự  xác định học phí của ngành đó trên cơ  sở  định mức kinh tế  ­ kỹ  thuật và   thuyết minh trong phương án tự chủ tài chính trình cơ quan chủ quản phê duyệt. Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng đào tạo, tránh trường hợp thu học phí cao nhưng   chất lượng nên đề  xuất các cơ  sở  giáo dục phải thực hiện lộ  trình đạt kiểm định   tương ứng với lộ trình tăng học phí theo quy định nêu trên.
  16. 7
  17. Học phần: Quản lý tài chính trường học Giảng viên: Nguyễn Trọng Nghĩa Phần II: Kế hoạch dự trù kinh phí tu sửa, trang bị dụng cụ cho phòng y tế  vào đầu năm học 2020 của trường Tiểu học X. KẾ HOẠCH DỰ TRÙ KINH PHÍ TU SỬA, TRANG BỊ DỤNG CỤ CHO PHÒNG  Y TẾ VÀO ĐẦU NĂM HỌC 2021 CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC X Y tế  trường học là một lĩnh vực thuộc chuyên ngành y tế  dự  phòng bao gồm một   hệ thống các phương pháp, biện pháp can thiệp nhằm bảo vệ, nâng cao sức khoẻ học   sinh, biến các kiến thức khoa học thành các kỹ  năng thực hành trong mọi hoạt động   sống của lứa tuổi học đường. Các lĩnh vực của Y tế trường học bao gồm: Quản lý và  chăm sóc sức khoẻ  trong trường học, Vệ  sinh trường học, Giáo dục sức khoẻ  trong   trường học. Y tế  học đường mang một vai trò đặc biệt trong một trường học, bao gồm : Thực  hiện công tác vệ  sinh môi trường trường học, quản lý và chăm sóc sức khỏe trong   trường học, triển khai các chương trình phòng chống bệnh tật và tai nạn thương tích  trong trường học Y tế  học đường được quản lý theo phân cấp. Tại Trung  ương, Cục Y tế  dự  phòng   Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế trường học. Các cán bộ  chuyên trách của cục là đầu mối để triển khai thực hiện các quy định, chính sách liên quan   đến y tế trường học. Trực thuộc Bộ Y tế có các Viện nghiên cứu với chức năng nghiên   cứu khoa học, tham mưu cho Bộ Y tế về các vấn đề chuyên môn, chỉ đạo chuyên môn đối   với tuyến dưới. Tại Bộ Giáo dục và Đào tạo: Vụ Công tác học sinh, Sinh viên có chức năng quản   lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục thể chất và chăm sóc sức khoẻ cho học sinh sinh viên   trong các trường học. Tại các tỉnh:  Ở  mỗi tỉnh đã thành lập Ban chỉ  đạo liên ngành về  y tế  trường học   gồm đại diện lãnh đạo của Sở Y tế, Sở GD&ĐT, Bảo hiểm xã hội tỉnh và các cán bộ  theo dõi về Y tế trường học tại các Sở Y tế, Sở GD&ĐT. Ở quận, huyện đã thành lập  Ban chỉ  đạo Y tế  trường học do đồng chí Phó chủ  tịch UBND huyện là trưởng Ban,  đại diện Trung tâm y tế huyện, Phòng Giáo dục huyện và một số ban ngành khác làm   uỷ viên. Tại tuyến xã, ban chỉ đạo Y tế trường học là đại diện của lãnh đạo UBND xã,  
  18. Trạm y tế xã, Ban giám Hiệu nhà trường và một số cán bộ chuyên trách khác. 8
  19. Học phần: Quản lý tài chính trường học Giảng viên: Nguyễn Trọng Nghĩa 1. Căn cứ pháp lý Theo thông tư 14/2007/TT­BTC ngày 8/3/2007 của Bộ tài chính hướng dẫn xử dụng   kinh phí thực hiện công tác y tế trong các trường học Thông tư  liên tịch 13/2016/TTLT­BYT­BGDĐT quy định về  công tác y tế  trường  học do Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Căn cứ vào Quyết định 1221/QĐ­BYT năm 2008 về Danh mục trang thiết bị, thuốc   thiết yếu dùng trong Phòng Y tế  học đường của trường tiểu học, trung học cơ  sở,   trung học phổ  thông, trường phổ  thông có nhiều cấp học do Bộ  trưởng Bộ Y tế ban   hành. 2. Đặc điểm tình hình ❖ Ưu điểm: Được sự quan tâm của lành đạo nhà trường trong công tác đảm bảo an ninh và an  toàn trong khuôn viên nhà trường. Được chính quyền địa phương quan tâm tích cực hỗ trợ trong việc tận dụng các  nguồn lực để phát triển nhà trường. Trường có đầy đủ các phòng chức năng sắn sàng phục vụ cho nhu cầu sử dụng của  giáo viên và học sinh. Trường có sẵn phòng y tế phục vụ cho nhu cầu về chăm sóc sức khỏe cho giáo viên  và học sinh trong những năm qua. Đội ngũ cán bộ y tế của trường nhiệt huyết, năng động và có năng lực chuyên môn  cao sẵn sàng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của giáo viên và học sinh. ❖ Nhược điểm: Phòng y tế  của trường đã đi vào hoạt động và có tình trạng xuống cấp, tường bị  bong tróc, cửa sắt bị oxi hóa rĩ sét. Trang thiết bị  y tế  của nhà trường chỉ  mới đáp  ứng được các yêu cầu cơ  bản về  chăm sóc sức khỏe cho học sinh và giáo viên, chưa đáp ứng và xử  lý được các trường  hợp nghiêm trọng và khẩn cấp. Phòng y tế của trường đã đi vào hoạt động nhiều năm nên có tình trạng xuống cấp,  tường bị bong tróc, cửa sắt bị oxi hóa rĩ sét.
  20. 9
nguon tai.lieu . vn