Xem mẫu

  1. Bài báo cáo thực địa tuyến Tp Hồ Chí Minh – Duyên Hải Miền Trung – Tây Nguyên Lớp ĐHQLĐĐ08A SVTH: Bùi Anh Thuấn Bài báo cáo: Thực địa tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Duyên hải miền Trung - Tây Nguyên -1-
  2. Bài báo cáo thực địa tuyến Tp Hồ Chí Minh – Duyên Hải Miền Trung – Tây Nguyên Lớp ĐHQLĐĐ08A SVTH: Bùi Anh Thuấn Mục lục Lời mở đầu ..................................................................................................................................... 3 A. Mục đích, yêu cầu. ................................................................................................................... 4 Về kiến thức ............................................................................................................................... 4 Về kỹ năng ............................................................................................................................. 4 Về thái độ: .............................................................................................................................. 4 d. Tuyến và thời gian chuyến thực địa ................................................................................... 5 B. Nội dung báo cáo thực địa......................................................................................................... 6 Chương I. Khái quát khu vực thực địa. .......................................................................................... 6 I.Thành Phố Hồ Chí Minh: ............................................................................................................ 6 a. Khái quát ................................................................................................................................ 6 b. Các điểm khảo sát - thực tập: ................................................................................................ 6 I. Tỉnh Ninh Thuận ........................................................................................................................ 8 a. Giới thiệu chung ..................................................................................................................... 8 b. Sở Tài Nguyên - Môi Trường tỉnh Ninh Thuận ........................................................................ 9 1. Giới thiệu về Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận .................................... 9 1. Ghi rõ tình trạng hôn nhân trong đơn như:...................................................................... 10 2. Trường hợp người đề nghị cấp GCN đứng tên một người: .............................................. 10 b.Các địa điểm thực tập ............................................................................................................... 14 III- Tỉnh Lâm Đồng ................................................................................................................... 21 a. Khái quát chung ................................................................................................................. 21 5. Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng ...................................................................................................... 32 Một góc của Bảo tàng Lâm Đồng ............................................................................................ 32 6. Biệt điện cổ Trần Lệ Xuân (Lâm Đồng) .................................................................................. 37 7. Đồi Mộng Mơ .......................................................................................................................... 40 8. Viện Sinh Học Tây Nguyên ................................................................................................. 42 III- Thực địa về Trắc Địa Đại Cương .......................................................................................... 53 Kết Luận Và Kiến Nghị ............................................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 59 -2-
  3. Bài báo cáo thực địa tuyến Tp Hồ Chí Minh – Duyên Hải Miền Trung – Tây Nguyên Lớp ĐHQLĐĐ08A SVTH: Bùi Anh Thuấn Lời mở đầu Hằng năm trong chương trình đào tạo của ngành thuộc khối kỹ thuật nói chung và ngành quản lý đất đai nói riêng đều tổ chức cho sinh viên đi thực địa nhằm thực hành những kiến thức mà tại lớp còn nhiều vấn đề chưa hiểu sẽ được giải quyết phần nào những thắc mắc mà sinh viên cần biết. Năm nay lớp ĐHQLĐĐ08 có chuyến thực địa tại tuyến Tp Hồ Chí Minh – Duyên Hải Miền Trung – Tây Nguyên. Sau mỗi chuyến đi thực địa thì mỗi sinh viên đều cảm nhận được niềm vui và sự phấn khởi và hiểu sâu hơn nữa về đất nước, con người và cách quản lý đất đai ở mỗi miền đi qua. Riêng bản thân em cũng đã tìm hiểu được nhiều sau chuyến thực tế này. Qua mỗi môn học đã học thì bản thân chưa hiểu được những điều trên sách vở và thầy truyền đạt mà qua chuyến thực tế này bản thân em đã biết nhiều hơn về địa hình, địa dạng cũng như các mẫu vật thu thập được và cách quản lý đất đai ở miền núi và Duyên Hải Miền Trung. Tại những nơi ghé thăm và làm việc, đoàn đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của các báo cáo viên, đó là những kinh nghiệm quý báu giúp ích rất nhiều trong những công tác nội nghiệp cũng như ngoại nghiệp sau này. Việc đo vẽ địa hình, đọc bản đồ … được thầy hướng dẫn, đó là điều thực sự cần thiết để em làm quen với các dạng địa hình từ đó tự tin hơn trong các công tác trong nghề nghiệp sau này. Ngoài ra trong chuyến đi thực địa kết hợp tham quan này chúng em có cơ hội biết thêm những địa danh mới mà lúc trước chỉ biết qua lới kể, chúng em được giớ thiệu những địa danh đạp của đất nước. Đó là cơ hội tố để chúng em học hỏi, trau dồi kiến thức không chỉ chuyên ngành mà còn những ngành liên quan rất thú vị. Và những gì em tiếp thu được trong chuyến đi thực địa này được thể hiện trong quyển báo cáo thực địa sau. -3-
  4. Bài báo cáo thực địa tuyến Tp Hồ Chí Minh – Duyên Hải Miền Trung – Tây Nguyên Lớp ĐHQLĐĐ08A SVTH: Bùi Anh Thuấn A. Mục đích, yêu cầu. Về kiến thức - Củng cố những kiến thức địa chất, địa hình,trắc địa bản đồ đã học. - Đối chiếu, so sánh kiến thức lí thuyết với thực tiễn sinh động. - Vận dụng các kiến thức đã học, nghiên cứu để giải thích, cắt nghĩa trên cơ sở khoa học các quá trình, các sự vật, hiện tượng đã và đang xảy ra trên thực địa. - Biết được các bước tiến hành, cách tổ chức, chuẩn bị cho một đoàn khảo sát, học tập ở ngoài trời làm cơ sở cho việc tổ chức học tập trên thực địa ở cơ quan và tổ chức sau này. Về kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng quan sát, nghiên cứu ngoài thực địa, làm quen và biết sử dụng các dụng cụ khảo sát trên thực địa như: máy GPS, Máy kinh vĩ, máy thủy bình, thước đo… cách thu thập các mẫu vật: khoáng vật, đá, hoá thạch, nhận biết và xác định thế nằm của đá. - Rèn luyện kỹ năng khai thác và sử dụng các loại bản đồ( địa chất, địa hình, giao thông, kinh tế...) trong phòng và ngoài thực địa. Có kĩ năng đặt bản đồ đúng hướng trên thực địa ( dựa vào địa bàn, dựa vào địa hình, địa vật đặc biệt) và biết đưa các kết quả khảo sát lên bản đồ, xác định điểm đứng trên bản đồ. - Thấy được độ trễ tương đối của bản đồ với thực tế khách quan. Về thái độ: - Quan tâm đến những vấn đề địa chất trong khu vực, các thành phần và mối quan hệ giữa chúng. - Quan tâm đến những vấn đề kinh tế trên địa bàn thực địa và việc thể hiện các đối tượng này trên bản đồ. -4-
  5. Bài báo cáo thực địa tuyến Tp Hồ Chí Minh – Duyên Hải Miền Trung – Tây Nguyên Lớp ĐHQLĐĐ08A SVTH: Bùi Anh Thuấn - Thấy được con người đã tìm kiếm , khai thác các loại tài nguyên thiên nhiên( đá, khoáng sản, …) vào các mục đích kinh tế trên cơ sở khoa học. Việc khai thác tài nguyên với mục đích phát triển kinh tế đặc biệt là việc đẩy mạnh công nghiệp hoá gắn với đô thị hoá. d. Tuyến và thời gian chuyến thực địa * Tuyến : Thành Phố Hồ Chí Minh – Ninh Thuận – Nha Trang (Khánh Hòa) – Đà Lạt (Lâm Đồng) * Thời gian: Từ 29/11/2010 – 6/12/2010 -5-
  6. Bài báo cáo thực địa tuyến Tp Hồ Chí Minh – Duyên Hải Miền Trung – Tây Nguyên Lớp ĐHQLĐĐ08A SVTH: Bùi Anh Thuấn B. Nội dung báo cáo thực địa Chương I. Khái quát khu vực thực địa. I.Thành Phố Hồ Chí Minh: a. Khái quát - Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Nằm ở miền Nam Việt Nam. - Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương lớn nhất Việt Nam, diện tích 2.056,50 km2 với dân số 7.123.340 triệu người. b. Các điểm khảo sát - thực tập: + Công ty đo đạc địa chính công trình (thuộc Tp Hồ Chí Minh) - Việc phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, xã hội được coi là con đường nhanh nhất để rút ngắn thời gian thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây cũng chính là vấn đề đang được toàn Đảng, toàn dân hết sức quan tâm, khi mà khoa học – công nghệ đang từng ngày mở rộng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức trong thời đại mới, thời kỳ hội nhập. - Công ty Đo đạc Địa chính và Công trình là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực đo đạc bản đồ; quản lý đất đai và môi trường trên phạm vi cả nước. Công ty luôn xác định -6-
  7. Bài báo cáo thực địa tuyến Tp Hồ Chí Minh – Duyên Hải Miền Trung – Tây Nguyên Lớp ĐHQLĐĐ08A SVTH: Bùi Anh Thuấn việc phát triển công nghệ thông tin là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và là yếu tố quan trọng để phát triển doanh nghiệp trong nền kinh tế tri thức. Trong giai đoạn hiện nay, có thể thấy ảnh hưởng của sự bùng nổ khoa học công nghệ trong lĩnh vực đo đạc bản đồ, quản lý đất đai và môi trường là rất rõ rệt. Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ thông tin với các lĩnh vực khoa học công nghệ khác là: hệ thống định vị toàn cầu, công nghệ xử lý ảnh số, viễn thám và cả công nghệ điều tra mặt đất bằng kỹ thuật số,… Công ty là một trong số rất ít đơn vị chủ lực chuyên ngành trên toàn quốc trong lĩnh vực đo đạc bản đồ, chính vì vậy, việc thường xuyên nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất và quản lý là một trong ba mục tiêu chiến lược của Công ty để phát triển. Trong những năm qua lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trong Công ty đã không ngừng học tập, nghiên cứu và áp dụng thành công nhiều công nghệ tiên tiến trên thế giới thuộc lĩnh vực đo đạc bản đồ, quản lý đất đai, GIS, công nghệ thông tin, môi trường, quản lý doanh nghiệp... nhằm tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác quản lý. Công ty đã đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, quản lý tại Công ty và hợp tác nghiên cứu, ứng dụng với các đồng nghiệp, các đơn vị bạn, góp phần vào việc đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa, tự động hóa trong lĩnh vực đo đạc bản đồ, quản lý đất đai và môi trường. -7-
  8. Bài báo cáo thực địa tuyến Tp Hồ Chí Minh – Duyên Hải Miền Trung – Tây Nguyên Lớp ĐHQLĐĐ08A SVTH: Bùi Anh Thuấn I. Tỉnh Ninh Thuận a. Giới thiệu chung Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Nam Trung Bộ của Việt Nam. Tổng diện tích: 336.006 ha. Phần đất liền Ninh Thuận nằm trong giới hạn 11°18’- 11°10’ vĩ độ bắc và 108°39’-109°14’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hoà, phía nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía tây giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đông có bờ biển dài 105 km. Ninh Thuận được bao bọc bởi ba mặt núi và một mặt biển. Phía tây là vùng núi cao giáp Đà Lạt, phía bắc và phía nam có hai dãy núi chạy ra biển. Giữa tỉnh và ven biển là vùng đồng bằng khô cằn nên được mệnh danh là miền Viễn tây của Việt Nam. Vùng núi cao chiếm 63,2% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, vùng gò đồi chiếm 15,4% và đồng bằng là 22,4%. -8-
  9. Bài báo cáo thực địa tuyến Tp Hồ Chí Minh – Duyên Hải Miền Trung – Tây Nguyên Lớp ĐHQLĐĐ08A SVTH: Bùi Anh Thuấn Ninh Thuận có nhiều sông, suối, nhưng lớn nhất là sông Cái. Nếu tính cả các phụ lưu là sông Mê Lam, sông Sắt, sông Ông, sông Chá, sông Lu và sông Quao thì hệ thống sông Cái có chiều dài 246 km. Ngoài hệ thống này, Ninh Thuận còn có một số sông khác như sông Trâu, sông Quán Thẻ, sông Bà Râu, ... với tổng chiều dài 184 km. Ninh Thuận có vùng lãnh hải rộng 18 nghìn km², là một trong những ngư trường quan trọng của Việt Nam với 500 loài hải sản, cho phép khai thác mỗi năm 5-6 vạn tấn. Bên cạnh đó, du lịch cũng là thế mạnh của tỉnh với một số bãi biển đẹp. b. Sở Tài Nguyên - Môi Trường tỉnh Ninh Thuận 1. Giới thiệu về Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận Thành lập năm 2005 gồm có 4 bộ phận chính: 1. Phòng đăng ký quyền sử dụng đất 2. Phòng thông tin đất đai 3. Phòng tiếp nhận và trả hồ sơ 4. Phòng tổ chức hành chính Gồm 1 giám đốc và 1 Phó Giám đốc. Văn phòng có 53 cán bộ (11 biên chế) * Báo cáo viên 1. Hồ Xuân Hùng (Phó giám đốc phòng Quản lý Đấ đai) 2. Nguyễn Văn Sỹ (Phó Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) 2. Các nội dung làm việc a. Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất -9-
  10. Bài báo cáo thực địa tuyến Tp Hồ Chí Minh – Duyên Hải Miền Trung – Tây Nguyên Lớp ĐHQLĐĐ08A SVTH: Bùi Anh Thuấn Công việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chủ yếu thực hiện thông qua cơ chế một cửa. Thời gian xử lý hồ sơ không quá 55 ngày làm việc. 1. Thành phần hồ sơ : (02 bộ) Số Bản STT Tên hồ sơ lượng Chính Sao Đơn xin cấp GCN QSDĐ (theo mẫu) có xác nhận của 1 2 2 UBND phường. 2 Các giấy tờ về việc tạo lập nhà ở – đất ở. 2 1 1 3 Bản vẽ hiện trạng vị trí đất. 2 2 Giấy cam kết (đ/v trường hợp người đề nghị cấp giấy 4 2 2 chứng nhận là người đại diện khai trình). Giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người tạo lập đất 5 (đ/v trường hợp người đề nghị cấp giấy chứng nhận 2 2 là người đại diện khai trình). Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được sử dụng đất ở 6 tại Việt nam (đ/v người Việt Nam định cư tại nước 2 2 ngoài, cá nhân nước ngoài) Đơn đề nghị ghi nợ (theo mẫu) (đ/v trường hợp có yêu 7 2 2 cầu ghi nợ tiền sử dụng đất) 6 Tờ khai lệ phí trước bạ 2 2 7 Tờ khai tiền sử dụng đất 2 2  Bản vẽ hiện trạng vị trí đất : do cơ quan cấp GCN QSDĐ thực hiện theo qui định tại Khoản 2, Điều 8, QĐ 54/2007/QĐ-UBND ngày 30/3/2007  Bản vẽ hiện trạng vị trí đất phải có xác nhận thông tin quy hoạch của phòng Tài nguyên – Môi trường  Trường hợp có biến động về ranh đất, hiện trạng thửa đất khác với hồ sơ kỹ thuật thửa đất hoặc ở khu vực chưa thành lập bản đồ chính quy thì người xin cấp GCN thuê tổ chức có tư cách pháp nhân về đo đạc bản đồ thực hiện trích đo địa chính. Lưu ý: Các giấy tờ về nhân thân người đề nghị cấp GCN: 1. Ghi rõ tình trạng hôn nhân trong đơn như: + Đã kết hôn: ghi đủ tên người chồng, người vợ + Độc thân: ghi chưa đăng ký kết hôn lần nào, chưa đăng ký kết hôn sau khi ly hôn hoặc sau khi chồng (vợ) chết. 2. Trường hợp người đề nghị cấp GCN đứng tên một người: -10-
  11. Bài báo cáo thực địa tuyến Tp Hồ Chí Minh – Duyên Hải Miền Trung – Tây Nguyên Lớp ĐHQLĐĐ08A SVTH: Bùi Anh Thuấn - Giấy xác nhận là tài sản riêng của người cộng đồng sở hữu, có xác nhận chữ ký của địa phương (trừ trường hợp nhận tặng, cho riêng)- kèm giấy tờ chứng chứng minh quan hệ hôn nhân. 3. Trường hợp đồng sở hữu là vợ chồng (hoặc không phải vợ chồng) đều chết : a) Trường hợp đã có giấy tờ hợp lệ : + Liên hệ các cơ quan chức năng để thực hiện phân chia thừa kế. + Lập thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận theo khoản 1 - Mục B (NĐ 90) b) Trường hợp chưa có giấy tờ hợp lệ : + Giấy tờ chứng minh người tạo lập nhà đã chết. + Giấy tờ xác định toàn bộ đồng thừa kế có xác nhận cuả điạ phương. + Nếu các thừa kế đồng ý để một người thừa kế đại diện đứng tên thì nộp văn bản thoả thuận của họ cho một người đứng tên. Đồng thời, người đại diện đứng tên trên GCN phải có tờ tường trình thể hiện những người tạo lập nhà có bao nhiêu thừa kế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của minh (hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật dân sự là cha, mẹ, vợ, chồng, con, cái của người chết). + Nếu tất cả các thừa kế đều muốn đứng tên trên GCN thì trong đơn ghi đầy đủ họ tên, số CMND của các thừa kế. 4. Trường hợp đồng sở hữu nhà chỉ có một người chết : a) Trường hợp đã có giấy tờ hợp lệ : + Liên hệ các cơ quan chức năng để thực hiện phân chia thừa kế . + Lập thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận theo khoản 1 - Mục B (NĐ 90). b) Trường hợp chưa có giấy tờ hợp lệ : + Giấy tờ chứng minh người tạo lập nhà đã chết. + Trường hợp 1 : người sở hữu nhà còn sống sẽ đứng tên một mình trên GCN và nộp văn bản các thừa kế của người chết đồng ý cho người sở hữu còn sống được đơn phương đứng tên một người trên GCN. + Trường hợp 2 : hoặc người sở hữu nhà còn sống sẽ đứng tên cùng với tất cả các thừa kế của người chết trên GCN (trong đơn ghi đầy đủ họ tên, số CMND của các thừa kế). + Trường hợp 3 : người sở hữu còn sống xin cấp GCN và đứng tên ½ phần nhà thuộc sở hữu của mình, phần nhà còn lại nếu có ý kiến của các thừa kế đồng ý cho đại diện thừa kế thì sẽ đứng tên đại diện thừa kế cho ½ phần nhà của người chết. -11-
  12. Bài báo cáo thực địa tuyến Tp Hồ Chí Minh – Duyên Hải Miền Trung – Tây Nguyên Lớp ĐHQLĐĐ08A SVTH: Bùi Anh Thuấn 2 . Thời gian giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc có văn bản trả lời khi hồ sơ không hợp lệ hoặc thư yêu cầu bổ sung hồ sơ là 15 ngày làm việc. b. Lưu trữ hồ sơ địa chính Thời kỳ trước việc cập nhật chỉnh lý được thực hiện trân bản đồ giấy. Viêc này kém nhả thi vì có nhiều khuyết điểm. Hiện nay việc thực hiện lưu trữ và khai thác hồ sơ địa chính được số hóa và chỉnh lý, cập nhật chủ yếu bằng phần mềm chuyên ngành. Một số phần được dùng là Famis, VLIS (hiện nay là 2.0), các phần mềm biên tập bản đồ như: Mapinfo, Autocad, MicroStation se... Xây dựng cơ sở dữ liệu về các thông tin địa chính có 2 cách: 1. Cơ sở dữ liệu cấp tỉnh được thành lập để làm nguồn cho công việc của các đơn vị trực thuộc và mọi sự biến động sẽ thực hiên và kiểm soát qua máy chủ của Tỉnh. 2. Cơ sở dữ liệu của tỉnh sẽ tách riêng với cơ sở dữ liệu của huyện. Quá trình cập nhật, chỉnh lý riêng tại huyện và sau đó sẽ chuyển lên cho Tỉnh quản lý chứ không phải tất cả đều xử lý tại Tỉnh. II-Tỉnh Khánh Hòa a. Giới thiệu chung -12-
  13. Bài báo cáo thực địa tuyến Tp Hồ Chí Minh – Duyên Hải Miền Trung – Tây Nguyên Lớp ĐHQLĐĐ08A SVTH: Bùi Anh Thuấn Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Tỉnh này giáp với tỉnh Phú Yên về hướng bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng tây bắc, tỉnh Lâm Đồng về hướng tây nam, tỉnh Ninh Thuận về hướng nam, và Biển Đông về hướng đông. Quần đảo Trường Sa nằm dưới sự quản lý của tỉnh Khánh Hòa, nhưng bị tranh chấp về chủ quyền bởi một số quốc gia khác.Tỉnh lỵ của Khánh Hòa là thành phố Nha Trang. Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 5.197 km²[4], phần đất liền của tỉnh nằm ở tọa độ địa lý từ 12°52’15" đến 11°42’50" vĩ độ Bắc và từ 108°40’33" đến 109°27’55" kinh độ Đông[4]. Điểm cực Đông trên đất liền của Khánh Hòa nằm tại Mũi Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh cũng là điểm cực đông trên đất liền của Việt Nam[5]. Ngoài ra, Khánh Hòa còn có vùng biển, vùng thềm lục địa, các đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sa. Tỉnh lỵ của Khánh Hòa là thành phố Nha Trang, cách Thành phố Hồ Chí Minh 447 km và cách thủ đô Hà Nội 1.278 km đường bộ. Nha Trang Bãi biển Nha Trang Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Trước khi trở thành phần -13-
  14. Bài báo cáo thực địa tuyến Tp Hồ Chí Minh – Duyên Hải Miền Trung – Tây Nguyên Lớp ĐHQLĐĐ08A SVTH: Bùi Anh Thuấn đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của người Chăm vẫn còn tại nhiều nơi ở Nha Trang. Nha Trang được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại 1 vào ngày 22 tháng 4 năm 2009. Đây là một trong 6 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam. Thành phố Nha Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là 251 km², dân số 361.454[1] (2009). Phía Bắc giáp thị xã Ninh Hòa, phía Nam giáp huyện Cam Lâm, phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía Đông giáp Biển Đông. b.Các địa điểm thực tập 1. Viện Hải dương học Nha Trang -14-
  15. Bài báo cáo thực địa tuyến Tp Hồ Chí Minh – Duyên Hải Miền Trung – Tây Nguyên Lớp ĐHQLĐĐ08A SVTH: Bùi Anh Thuấn Viện Hải dương học Nha Trang là một viện nghiên cứu đời sống động thực vật hải dương. Viện Hải dương học được người Pháp thành lập năm 1922, được xem là một trong những cơ sở nghiên cứu sớm nhất ở Việt Nam và là nơi có bộ sưu tầm các hiện vật về cuộc sống hải dương lớn nhất Đông Nam Á. Hiện nay viện không những là một viện nghiên cứu mà còn là điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách yêu thích sinh vật biển. Viện Hải dương học nằm trên một khu đất cao ráo, rộng rãi tại số 1, Cầu Đá, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đến thăm Viện, du khách sẽ được tận mắt xem Bảo tàng sinh vật biển với trên 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loại sinh vật biển và nước ngọt đã được sưu tầm, gìn giữ từ nhiều năm, bên cạnh những mẫu vật sống được nuôi thả trong những bể kính . 3 Bộ xương cá voi trưng bày tại Viện Hải dương học Nha Trang Đến thăm nơi này, du khách không thể không thăm Viện Bảo tàng Hải dương học Việt Nam, một hệ thống không thể tách rời của Viện Hải dương học. Tại tòa nhà chính, trên đó có những phòng trưng bày về lịch sử phát triển của Viện, những công trình ngiên cứu, -15-
  16. Bài báo cáo thực địa tuyến Tp Hồ Chí Minh – Duyên Hải Miền Trung – Tây Nguyên Lớp ĐHQLĐĐ08A SVTH: Bùi Anh Thuấn những thiết bị máy móc đã sử dụng qua các thời kỳ cùng lịch sử ngành đánh bắt hải sản Việt Nam. Hải quỳ nuôi tại Viện Viện Bảo tàng Hải dương học cũng lưu giữ khoảng 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loài sinh vật biển và động thực vật trong các ao, hồ nước ngọt (bao gồm cả Biển Đông, Vịnh Thái Lan và Biển Hồ Campuchia). Đây là nơi lưu trữ một tập hợp mẫu vật lớn nhất Việt Nam, có tầm cỡ ở khu vực và là kết quả dày công nghiên cứu, tìm kiếm của Viện Hải dương học trong suốt quá trình hoạt động. Cách bài trí mẫu vật hết sức khoa học với lớp lớp những loài, những loại, hoặc để trần, hoặc ngâm trong những bình foóc-môn theo từng cá thể có ghi rõ tên khoa học cùng tên thường dùng của chúng. -16-
  17. Bài báo cáo thực địa tuyến Tp Hồ Chí Minh – Duyên Hải Miền Trung – Tây Nguyên Lớp ĐHQLĐĐ08A SVTH: Bùi Anh Thuấn Cá Mao Tiên (biểu tượng của Viện) Riêng tảo biển có đến hơn nghìn loại gồm tảo kim, tảo xanh lam, tảo đỏ, tảo silic... Rồi các loại rong biển có giá trị dược phẩm, thực phẩm đến thực vật bậc cao sống trong rừng ngập mặn. Động vật nguyên thủy thì có các đại diện của nguyên sinh vật, xoang tràng, hải miên, san hô... muôn hình, vạn trạng. Nhóm giáp xác cao có chừng 1.600 loài, đáng chú ý là tôm he, tôm hùm, cua Quan Công, cua Huỳnh Đế. Hiện còn có con cua khổng lồ lưu trong bảo tàng mà sải chân dài đến 1,2m. Trong gian trưng bày riêng của bảo tàng, ta còn gặp đại diện của cá heo và cá mập trắng nhồi bông. Nhất là bộ xương của cá voi lưng gù được nhân dân xã Hải Cường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định khai quật ngày 18 tháng 12 năm 1994 dưới độ sâu 1,2m và cách biển 4km theo đường chim bay. Bộ xương dài 18m, cao 3m, nặng tới 10 tấn với đầy đủ 48 đốt cột sống được phục chế. Bộ xương cá voi tại Viện Cũng ở đây có nguyên mẫu của con bò biển nặng 400kg, dài 2,75m do ngư dân xã Gành Dầu, đảo Phú Quốc bắt được năm 2004. Bò biển hay còn gọi là mỹ nhân ngư (cá mỹ nhân) là loại động vật có vú, sinh con và nuôi con bằng sữa. Bò biển là loài ăn cỏ, mang thai trong vòng 18 tháng và chỉ đẻ 1 con. Nó bơi lội dưới nước với vận tốc lớn nhất -17-
  18. Bài báo cáo thực địa tuyến Tp Hồ Chí Minh – Duyên Hải Miền Trung – Tây Nguyên Lớp ĐHQLĐĐ08A SVTH: Bùi Anh Thuấn 18km/h, nín thở được trên 8 phút và có thể thọ đến 70 năm tuổi. Nghe nói hiện nay chỉ còn khoảng 100 con bò biển đang sinh sống trong các đại dương. Phía ngoài theo lối đi vào, ta còn được ngắm nhìn các loài thủy sản biển nuôi trong bể lớn và bể kính như: cá mập, rùa biển, rắn biển, các loài nhuyễn thể… 3. Chợ Đầm Chợ Đầm, chợ trung tâm của thành phố biển Nha Trang, là một công trình kiến trúc đẹp, độc đáo. Đây là chợ lớn nhất và cũng là biểu tượng thương mại của thành phố biển này. Đây là trung tâm thương mại mua sắm và cũng là điểm tham quan du lịch. Một góc chợ Đầm Chợ có tên chợ Đầm là vì chợ nằm trên một cái đầm cũ rộng đến 7 mẫu tây, ăn thông ra cửa sông Nha Trang dưới chân cầu Hà Ra nay đã bị lấp. Chợ hiện nay bán rất nhiều sản phẩm gia dụng lẫn những mặt hàng lưu niệm, hải sản... rất phong phú. Ngay tại cửa ra vào, bãi đậu xe là tới khu vực chợ, tại các cánh cung bọc 2 bên chợ là bán hải sản, khô, nem nướng và các mặt hàng lưu niệm. Trung tâm chợ bán các mặt hàng thiết yếu. 4. Vịnh Cam Ranh Vị trí: Vịnh Cam Ranh thuộc thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. -18-
  19. Bài báo cáo thực địa tuyến Tp Hồ Chí Minh – Duyên Hải Miền Trung – Tây Nguyên Lớp ĐHQLĐĐ08A SVTH: Bùi Anh Thuấn Ðặc điểm: Vịnh Cam Ranh được xem là một trong ba vịnh thiên nhiên tốt và đẹp nhất thế giới, với diện tích vùng vịnh kín tới 60km² và độ sâu trung bình 18 - 20m nước. Vịnh Cam Ranh với vẻ đẹp nguyên sơ mang trải dài như một dải lụa xanh thẳm, chỗ hẹp nhất khoảng 10km, rộng nhất 20km. Vịnh gần như khép kín bởi bán đảo Cam Ranh từ phía bắc chạy phủ kín cả phía đông, phía tây. Phía nam vịnh là đất liền, chỉ mở ra một cửa lớn - được ví như một cánh tay ôm lấy vịnh, tạo thành một vành đai nên mặt nước luôn êm đềm. Du thuyền trên vịnh như "đi trên thảm" bởi không có sóng lớn... Quanh năm nắng ấm chan hòa, bầu trời trong xanh tạo cho mặt vịnh một màu xanh rất dễ chịu. Vị trí Vịnh Cam Ranh Thiên nhiên ở vịnh Cam Ranh đẹp gần như còn nguyên sơ: những bãi cát trắng vàng, trải dài mịn màng như chưa bao giờ có dấu chân người (cát ở Cam Ranh có hàm lượng silic và titan rất lớn, từng xuất khẩu sang Nhật Bản để chế tạo thủy tinh), dưới lòng vịnh có -19-
  20. Bài báo cáo thực địa tuyến Tp Hồ Chí Minh – Duyên Hải Miền Trung – Tây Nguyên Lớp ĐHQLĐĐ08A SVTH: Bùi Anh Thuấn những rặng san hô và những đàn cá nhiều màu sắc rất đẹp mắt. Nhưng đẹp nhất vẫn là những quần thể ghềnh đá granit do sự xâm thực của gió, của nước biển đã tạo nên những hình thù chồng chất. Vịnh còn có nhiều bãi tắm hoang sơ tuyệt đẹp, bên cạnh những rặng dừa xanh cao vút, tạo nên nét đặc trưng của miền duyên hải Trung Bộ. Vịnh Cam Ranh Bán đảo Cam Ranh còn có một ưu thế lớn là trữ lượng nước ngọt đáng kể trong lòng đất (mặc dù ba phía là biển) khiến cho đất đai nơi đây trù phú, phủ kín bởi màu xanh tươi của cây trái. Nơi đây khi mùa xuân về, mai rừng nở rộ cả một khoảng trời. Bán đảo còn là nơi cư trú của nhiều loại thú rừng và không thể không kể đến những loại hải sản nổi tiếng xưa nay như: tôm hùm Bình Ba, sò huyết Thủy Triều... Vịnh Cam Ranh là nơi lý tưởng để tổ chức các loại hình du lịch biển quốc tế như: bơi thuyền, câu cá, lặn biển xem san hô, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, leo núi... Xung quanh có núi bao bọc làm cho vùng biển luôn kín gió. Cam Ranh chỉ cách đường hàng hải quốc tế 1 giờ tàu biển (so với Hải Phòng cách 18 giờ). Cảng thương mại trong vịnh Cam Ranh có tên là cảng Đá Bạc tại thị trấn Ba Ngòi, vì vậy còn có tên là cảng Ba Ngòi. -20-
nguon tai.lieu . vn