Xem mẫu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT TR KHOA SINH HỌC LỚP SHK32 BÀI BÁO CÁO: YẾU TỐ SINH THÁI NHIỆT ĐỘ VÀ ÁNH SÁNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỰC VẬT GVHD: Th.s Hoàng Thị Sâm Nhóm: II Đà Lạt, ngày 03, tháng 03, năm 2011. Đà
  2. Thành viên nhóm: – Bùi Thị Hằng 0810453 – Nguyễn Thị Cẩm Linh 0810480 – Nguyễn Thị Thanh Nga 0810493 – Nguyễn Thị Bích Trâm 0810548 – Phạm Nguyễn Thanh Xuân 0810559
  3. TỔNG QUAN NỘI DUNG I. Yếu tố sinh thái ánh sáng: I. 1. Ý nghĩa của yếu tố sinh thái ánh sáng đối với thực vật. 2. Đặc điểm sinh thái của yếu tố ánh sáng. 3. Ảnh hưởng của yếu tố sinh thái ánh sáng đối với thực vật. 4. Điều tiết yếu tố ánh sáng trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
  4. II. Yếu tố sinh thái nhiệt độ. II. 1. Ý nghĩa của yếu tố sinh thái nhiệt độ đối với thực vật. 2. Đặc điểm sinh thái của yếu tố nhiệt độ. 3. Ảnh hưởng của yếu tố sinh thái nhiệt độ đối với thực vật. 4. Điều tiết yếu tố nhiệt độ trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
  5. NỘI DUNG I. Yếu tố sinh thái ánh sáng: 1. Ý nghĩa của yếu tố sinh thái ánh sáng đối với thực vật: - Ánh sáng cung cấp nguồn năng lượng cho thực vật: từ khoảng không vũ trụ, ánh sáng Mặt Trời đổ xuống Trái Đất với năng lượng 2calo/cm2/1phút .
  6. - Quy định vùng phân bố trên Trái Đất: ánh sáng phân bố không đồng đều trên mặt đất, càng xa xích đạo cường độ ánh sáng càng giảm. Ánh sáng còn thay đổi theo thời gian trong năm, nhìn chung càng gần xích đạo độ dài ngày càng giảm dần. - Bảo vệ thực vật: thực vật cần ánh sáng như động vật cần thức ăn.
  7. 2. Đặc điểm sinh thái của ánh sáng: - Ánh sáng Mặt Trời là các sóng điện từ, phổ của nó bao gồm: + Tia cực tím (tia tử ngoại): tia có bước sóng ngắn < 380 nm. + Tia nhìn thấy (ánh sáng trắng, tia sinh lý): có bước sóng trung bình 380 - 780 nm.
  8. + Tia hồng ngoại (tia có bước sóng dài): có bước sóng >780 nm. - Ánh sáng chiếu xuống Trái Đất thì 34% phản xạ ngược về không gian vũ trụ, 19% bị hấp thụ trong khí quyển, 47% xuống mặt đất. - Ánh sáng mang năng lượng cung cấp cho Trái Đất khoảng 50 X 1020 kcal/năm/toàn Trái Đất.
  9. 3. Ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đối với 3. thực vật: - Ảnh hưởng cường độ ánh sáng lên thực vật: sự tất yếu để hoàn thành phản ứng quan hợp của cây xanh là phải có ánh sáng. Mỗi loài thực vật có cường độ quang hợp cực đại ở cường độ ánh sáng khác nhau theo đó người ta phân chia ra thành các nhóm thực vật:
  10. + Nhóm cây ưa sáng: bao gồm những thực vật có cường độ quang hợp cực đại khi cường độ chiếu sáng lớn. Ví dụ: cây gỗ ở rừng thưa, cây bụi ở savan. Cây hoa sứ.
  11. + Nhóm cây ưa bóng: bao gồm những cây có khả năng quang hợp cực đại khi có ánh sáng yếu hoặc tán xạ. Hay nói cách khác, cây có thể sống trong bóng râm. Cây dâu đất. Ví dụ: những cây sống dưới tán rừng ở tầng thứ 2 hoặc tầng thứ nhất. Rau càng cua.
  12.  Tuy nhiên, đối với một số cây, giai đoạn cây con lại ưa bóng nhưng đến giai đoạn sinh trưởng lại ưa sáng. Cây chè xanh. Ví dụ: cây chè và một số cây thuộc họ hòa thảo. Cây tre, họ hòa thảo.
  13. + Cây trung tính (bản chất là cây chịu bóng): là những cây vừa sống được ở nơi có cường độ chiếu sáng thấp và cao, nhưng nhịp điệu quang hợp tăng khi sống ở nơi có cường độ chiếu sáng tốt. Cây tai voi. Ví dụ: là những cây thuộc tầng thảm như cây tai voi thuộc họ ngũ mạc; cây quyển bá thuộc họ quyển bá... Cây quyển bá.
  14. + Nhóm cây ngày ngắn: bao gồm những cây có nguồn gốc vùng nhiệt đới hoặc xích đạo như lúa nước, mía, đay… Cây lúa nước. Cây ra hoa kết quả trong điều kiện ngày ngắn, thờ gian chiếu Cây mía. sáng mỗi ngày dưới 12h.
  15. + Nhóm cây ngày dài: bao gồm những cây có nguồn gốc vùng ôn đới như khoai tây, bắp cải, lúa mì… Cây khoai tây. Cây ra hoa kết quả trong điều kiện ngày dài, thời gian chiếu sáng trên Cải bắp. 13h mỗi ngày
  16. - Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây: khi cường độ ánh không ít hơn cường độ ánh sáng chiếu thẳng 5%, hoặc ánh sáng tổng số 1% thì quá trình quang hợp xảy ra. Sự ảnh hưởng đó thông qua:
  17. + Sự phân bố và hoạt động của diệp lục. + Điểm bù sáng: là cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau. + Hoạt tính enzyme. + Quang oxy hóa. + Hoạt động của khí khổng. + Hiệu ứng “red – drop”: là giới hạn đỏ quang hợp. Hiện tượng quang hợp tiến hành tốt nhất khi chiếu ánh sáng đỏ và xanh.
  18. - Ánh sáng sóng ngắn (xanh tím) có khả năng giúp cho việc tạo thành các acid amin, protein, trong quá trình quang hợp còn ánh sáng sóng dài (đỏ) đẩy mạnh sự hình thành gluxide.
  19. - Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình hô hấp Ánh thông qua: + Hoạt động của hệ hô hấp. + Hệ số hô hấp (RQ): ngoài sáng RQ thấp hơn trong tối. + Hoạt động của khi khổng. + Tia có bước sóng 300 – 500 nm hoạt hóa hô hấp mạnh hơn cả.
  20. - Ánh sáng ảnh hưởng đến hiện tượng của Ánh cây: + Hiện tượng tỉa cành tự nhiên: một số cành tự chết đi do không đủ ánh sáng. Ví dụ: keo lai tượng. + Hiện tượng hướng quang dương: cây có xu hướng hướng về phía có ánh sáng nhiều hơn. Cây hướng dương.
nguon tai.lieu . vn