Xem mẫu

  1. Bài 9 KHÔNG NGỪNG PHẤN ĐẤU VÀ RÈN LUYỆN ĐỂ XỨNG ĐÁNG VỚI DANH HIỆU NGUỜI ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Chương trình: LLCT dành cho Đảng viên mới ______*______ I/ Vị trí, vai trò và nhiệm vụ của người đảng viên ĐCS VN 1- Vị trí, vai trò của người đảng viên a) Đảng viên là chiến sĩ cách mạng trong đội quân tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. → Đảng CSVN là đội tiên phong của giai cấp công nhân nên từng ĐV phải là chiến sỹ tiên phong vì lợi ích giai cấp. Sức mạnh, năng lực lãnh đạo của Đảng được tạo thành từ từng ĐV. → Đảng CSVN đồng thời là đội quân tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc, vì vậy ĐV là người tiên tiến trong nhân dân và của dân tộc. Mỗi ĐV luôn phấn đấu vì lợi ích giai cấp và dân tộc. → Đảng là đại biểu trung thành lợi ích giai cấp, nhân dân và dân tộc nên mỗi ĐV đều đặt lợi ích giai cấp dân tộc lên trên, lên trước. → Đảng ta là đảng cầm quyền, Đảng ta được toàn dân thừa nhận là đội quân tiên phong lãnh đạo, nên mỗi ĐV phải là người tiên phong gương mẫu trước quần chúng. b) ĐV có trách nhiệm góp phần xây dựng và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. → Đảng lãnh đạo bằng đường lối, công tác cán bộ và sự gương mẫu của ĐV → Đường lối đúng là nhân tố quyết định thắng lợi. Đường lối là kết tinh trí tuệ của toàn Đảng. Mỗi ĐVphải có trách nhiệm trong việc xây dựng đường lối, NQ của Đảng. → ĐV phải nêu cao vai trò tiên phong trong việc chap hành chủ trương, chính sách, pháp luật cho quần chúng noi theo. c) Ở cương vị nào ĐV cũng vừa là người lãnh đạo, vừa là người phục vụ quần chúng. → ĐV là người có giác ngộ lý tưởng, đem tư tưởng, đường lối của Đảng để tuyên truyền cho quần chúng, lôi cuốn họ thực hiện. → ĐV suốt đời phán đấu vì mục tiêu, lý tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, vì hạnh phúc của nhân dân. → Làm tốt vai trò vừa là người lãnh đạo, vừa là người phục vụ, ĐV phải không ngừng nâng cao trình độ nhận thức, phẩm chất chính trị , đạo đức; không chạy theo quần chúng, phải đứng vững trên lập trường, quan điểm của Đảng để lãnh đạo, giáo dục, tổ chức cho quần chúng hành động. d) Đảng viên là người kiên định bảo vệ Đảng và đường lối, chủ trương của Đảng. → Trước hết là phải cương quyết đấu tranh chống các thế lực thù địch “DBHB”. 1
  2. → ĐV phải có trách nhiệm bảo vệ Đảng, đường lối, chủ trương của Đảng, kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng cơ hội, hữu khuynh, xét lại, giáo điều, bảo thủ. 2- Nhiệm vụ của người đảng viên (có 04 nhiệm vụ cơ bản) Một: Tuyệt đối trung thành với mục tiêu, lý tưởng; chấp hành nghiêm Cương lĩnh, Điều lệ, NQ của Đảng, PL của NHà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ đước giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công điều động của Đảng. Hai: Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng. Ba: Liên hệ chặc chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; vận động nhân dân thực hiện dường lối,… Bốn: Tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình trung thực với Đảng, làm tốt công tác phát triển ĐV; Sinh hoạt Đảng và đóng đảng phí theo quy định. II/ Phấn đấu và rèn luyện để xứng đáng với danh hiệu đảng viên 1- Thực hiện tốt tiêu chuẩn đảng viên (quy định trong Điều lệ Đảng) TCĐV: - Là những chuẩn mực quy định chất lượng của người ĐV. - Là tiêu chí để phân biệt ĐV với quần chúng. - Là cơ sở để đánh giá chất lượng ĐV - Là căn cứ để tiến hành mọi mặt công tác đảng viên. → ĐV phải dựa vào TCĐV để rèn luyện, phấn đấu. Thứ nhất, Về lập trường giai cấp, bản lĩnh chính trị: trung thành với lý tưởng, kiên định lập trường cách mạng, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng; vững vàng, không dao động trước khó khăn, thử thách (đây là nội dung phân biệt giữa ĐV với quần chúng). Thứ hai, Về nhận thức, kiến thức, năng lực toàn diện thực hiện công cuộc đổi mới: Bên cạnh lòng nhiệt tình và dũng cảm ĐV cần phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ , năng lực. Đặc biệt trong công cuộc đổi mới hiện nay, đòi hỏi ĐV phải có kiến thức văn hóa, chuyên môn, khoa học, có trình độ lý luận để nắm bắt thời cơ và vượt qua thách thức. Thứ ba, Về phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách: có lòng yêu nước, tôn trọng và phục vụ nhân dân, tích cực đi đầu trong tham gia thực hiện đổi mới. Bên cạnh đó phải dũng cảm đấu tranh, phê phán biểu hiện cá nhân chủ nghĩa, cơ hội, tham nhũng, lãng phí. Thứ tư, Có ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng (thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ và phê bình, tự phê bình) Thứ năm, Có quan hệ mật thiết với quần chúng: sức mạnh của Đảng là ở mối liên hệ gắn bó với quần chúng nhân dân, phát huy dân chủ. Thứ sáu, Kết hợp chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. 2
  3. 2- Tự phấn đấu rèn luyện a) Về mặt cá nhân - Tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, ý chí vươn lên thoát khỏi nghèo nàn. - Có ý thức tự lập, đoàn kết, vì lợi ích chung. - Lối sống lành mạnh, văn minh, cần kiệm, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước. quy ước công đồng, bảo vệ môi trường. - Có lương tâm nghề nghiệp, lao động chân chính, có kỹ thuật, sáng tạo. - Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thẩm mỹ, thể lực. b) Về tư cách đảng viên - Giữ vững và tự khẳng định tư cách người cộng sản của mình, vượt lên chính mình. - Phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, thường xuyên rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống. Dũng cảm, cương quyết đấu tranh với cái xấu, tiêu cực, kẻ thù. c) Về vấn đề ĐV làm kinh tế tư nhân - Chặng đường đầu của TKQĐ với trình độ còn thấp kém của LLSX và nhiệm vụ phát triển kinh tế, giải phóng các tiềm năng trong xã hội, trong đó có lực lượng đảng viên. - Phát triển kinh tế tư nhân là để phát triển nền KTTT định hướng XHCN. - Làm kinh tế tư nhân phải chấp hành PL, CS của Nhà nước và Điều lệ Đảng. III/ Công tác vận động nhân dân của người đảng viên 1- Quan điểm chỉ đạo công tác VĐND trong công cuộc đổi mới Một là: Cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân - Cách mạng là sự nghiệp của dân - Cách mạng là sự nghiệp do dân - Cách mạng là sự nghiệp vì dân Hai là: Động lực để thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết thực của nhân dân, kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất lợi ích với nghĩa vụ. - Chủ trương, đường lối, chính sách phải xuất phát từ nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân. - Trong giai đoạn hiện nay, phải xác định lợi ích kinh tế - xã hội của dân lên trên hết. - Làm cho nhân dân hiểu rõ lợi ích trước mắt, lâu dài ; lợi ích bản thân, gia đình, địa phương, đất nước. Ba là: Các hình thức tập hợp nhân dân phải đa dạng. - Vì sự đa dạng trong cơ cấu xã hội (XH- giai cấp, XH- dân cư, XH nghề nghiệp) - Vì nhu cầu lợi ích của xã hội, của tổ chức, cá nhân hết sức đa dạng, phong phú. Bốn là: Công tác vận động nhân là nhiệm vụ của cả Hệ thống chính trị. - Các cấp ủy đảng : lãnh đạo HTCT làm công tác VĐND, củng cố mối quan hệ với nhân dân, làm tốt công tác kiểm tra thực hiện công tác dân vận. 3
  4. - Các cấp chính quyền : Chăm lo công tác quần chúng, phối hợp với các đoàn thể làm công tác VĐND. - Các tổ chức đoàn thể: Trực tiếp và phối hợp trong trong công tác VĐND, đổi mới phương thức hoạt động phù hợp tình hình mới. - Cán bộ, đảng viên: Theo chức trách, nhiệm vụ của mình phải tham gia và thực hiện tốt công tác VĐND. 2- Nhiệm vụ chủ yếu của công tác VĐND của đảng viên trong giai đoạn mới Thứ nhất: Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân. - Ý thức phục vụ nhân dân - Tránh và thẳng thắng phê bình, đấu tranh với biểu hiện quan liêu, mệnh lệnh - Gần gũi, liên hệ mật thiết với nhân dân để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, yêu cầu và những bức xúc của nhân dân - Biết lắng nghe dân nói, phát huy tinh thần dân chủ của nhân dân, vì trí tuệ và sức mạnh của nhân dân là rất to lớn. - Mọi chủ trương, đường lối đề ra cũng phải xuất phát từ lợi ích nhân dân, phải tận tâm tận lực vì lợi ích nhân dân. Thứ hai: Tuyên truyền, vận động nhân dân, đưa nhân dân vào tham gia các tổ chức thích hợp để hoạt động. - Cần phải tổ chức, tập hợp và đưa quần chúng vào trong một tổ chức chính tri – xã hội của họ. - Trong vận động phải lấy thuyết phục làm chính, làm cho nhân dân hieur rõ chủ trương, chính sách để họ tự giác chấp hành. Thứ ba: Bồi dưỡng và nhân rộng điển hình và sử dụng quần chúng tiên tiến. - Người cán bộ, đảng viên phải biết láy quần chúng vận động quần chúng. - Với quần chúng chậm tiến, cần kiên nhẫn giáo dục, thuyết phục, tránh tình trạng đả kích, chê trách làm cho quần chúng bất mãn, trở thành lực lượng chống đối. Thứ tư: Nêu gương cho quần chúng noi theo - Nhiệm vụ của ĐV là phải gương mẫu trong tuyên truyền vận động và trong chấp hành thực hiện. - Thông qua vai trò gương mẫu tiên phong của ĐV để quần chúng noi theo. 4
nguon tai.lieu . vn