Xem mẫu

  1. Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis) Bài 4 – Phần 2 Giảng viên: Vương Đức Hoàng Quân, Ph.D. (AIT) iv/ Số chỉ thị Kỹ thuật (Technical Indicators) Số chỉ thị (indicators) được định nghĩa như là những công thức toán học có thể áp dụng đối với giá và khối lượng của một chứng khoán để từ đó có thể thu được một giá trị mà giá trị này có thể được sử dụng để dự đoán các thay đổi về giá của chứng khoán này trong tương lai. Các nhà phân tích kỹ thuật đã đề xuất và sử dụng hằng trăm các số chỉ thị như các dấu hiệu thông báo bán và mua chứng khoán. Trong bài này chúng ta sẽ xem xét một vài chỉ số sau: MACD Chỉ số cường độ tương đối (Relative Strength Index - RSI) On Balance Volume 1
  2. a) Chỉ số Trung bình động Đơn giản (Simple Moving Averages – SMA) Một chỉ số trung bình động đơn giản là giá trung bình M Daily Prices with 10-day M SFT A (thông thường là giá đóng cửa) 9/23/93 to 9/21/94 của N-kỳ sau cùng. 60 SMA được dùng nhằm mục đích 55 triệt tiêu các biến động “ngẫu nhiên” (noise) và qua đó giúp 50 nhà nghiên cứu thấy rõ hơn khuynh hướng của thị trường/giá Price 45 chứng khoán. Biểu đồ 10-day SMA bên giúp 40 thấy rõ hơn khuynh hướng chung của giá cổ phiếu công ty 35 MSFT. Biểu đồ cũng cho thấy đường biểu thị SMA ít chịu biến 30 1 21 41 61 81 101 121 141 161 181 201 221 241 động hơn đường biểu thị giá cổ Date phiếu hằng ngày. Chỉ số Trung bình động Đơn giản (2) Các chỉ số trung bình động đơn giản thường được sử dụng là 20,30,50, 100 và 200 ngày. Khoản thời gian càng dài thì chỉ số trung bình động càng ít nhạy cảm với những thay đổi giá hằng ngày. 2
  3. Chỉ số Trung bình động Đơn giản (3) Chỉ số Trung bình động Đơn giản (4) Vào tháng 4, giá cổ phiếu rớt xuống dưới đường chỉ số trung bình động 50-ngày (màu xanh lá cây) một cách đáng kể Dấu hiệu thị trường đi xuống Vào tháng 2, giá cổ phiếu vượt qua đường chỉ số trung bình động 50-ngày và tiếp tục trong nhiều tuần liền Dấu hiệu thị trường đi lên Thông thường, khi một cổ phiếu có bước chuyển động giá thấp hơn chỉ số trung bình động, đó là dấu hiệu xấu, và ngược lại. 3
  4. Chỉ số Trung bình động Đơn giản (5) Số ngày có ý nghĩa gì? 20 ngày – đường lượn sóng. Đây là đường ít chính xác nhất, nhưng có lẽ đây là đường hữu dụng nhất cho những người kinh doanh ngắn hạn. 30 ngày – tương tự như đường 20-ngày nhưng chính xác hơn đôi chút về khuynh hướng. 50 ngày – ít biến động hơn rất nhiều và đường đồ thị bằng phẳng hơn, có thể sử dụng để phát hiện các khuynh hướng tương đối dài hạn. 100 ngày – tương tự như đường 50-ngày nhưng ít biến động hơn, đây là một trong những chỉ số thường được sử dụng nhất đối với các khuynh hướng dài hạn. 200 ngày – thậm chí còn ít biến động và bằng phẳng hơn nữa, hiếm khi được sử dụng vì chỉ số này không phản ứng trước những sự thay đổi giá cả của thị trường. Chỉ số Trung bình động Đơn giản (6): Chiến lược sử dụng Bộ lọc (Filters) Được sử dụng nhằm làm tăng lòng tin vào một chỉ số chỉ thị (index).Không có một quy tắc nhất định nào về việc áp dụng SMA như bộ lọc; khi sử dụng, chúng ta có thể áp dụng theo ý mình miễn là làm sao tạo thêm lòng tin khi đầu tư Ví dụ, bạn có thể đợi cho đến khi một chứng khoán vượt qua đường SMA và mức tối thiểu là phải vượt quá 10% để đảm bảo chắc rằng đây thật sự là một bước ngoặt. Cần ghi nhớ rằng, nếu đặt một ngưỡng % cao quá sẽ có thể làm “lỡ chuyến tàu” và khi đó sẽ phải mua cổ phiếu với mức giá đỉnh. Một bộ lọc nữa là hãy chờ đợi 1 hoặc 2 ngày sau khi chứng khoán vượt ngưỡng để đảm bảo rằng việc chứng khoán tăng giá không phải là ngẫu nhiên hoặc tức thời. Cũng vậy, nếu thời gian chờ lâu quá thì có thể bị lỡ những cơ hội lớn. 4
  5. Chỉ số Trung bình động Đơn giản (7): Chiến lược sử dụng Giao thoa Có nhiếu loại giao thoa khác nhau, điểm chung là đều dựa vào 2 loại chỉ số SMA khác nhau hoặc nhiều hơn Với giao thoa kép, chúng ta đi tìm điểm mà đường SMA với khoản thời gian ngắn nhất giao với đường SMA với khoản thời gian dài hơn. Đây hầu như luôn được xem như là dấu hiệu để mua vào vì đường SMA với thời hạn dài hơn có thể xem như là chặn dưới cho giá chứng khoán. Để chắc chắn hơn, chúng ta có thể sử dụng giao thoa ba, khi mà đường SMA với khoản thời gian ngắn nhất vượt qua 2 đường SMA với khoản thời gian dài hơn. Đây được xem như là dấu hiệu chỉ thị mạnh hơn cho việc mua vào. Điều gì đã xảy ra đối với APPX vào tháng 5? b) EMA (Exponential Moving Average – Chỉ số Trung bình động số mũ) SMA đơn giản là trung bình cộng của tất cả các điểm dữ liệu thu được trong quá khứ. Ví dụ: SMA 10-ngày là trung bình của giá đóng cửa 10 kỳ giao dịch liền kề trước đó của chứng khoán. SMA có thể không phản ánh kịp thời những gì đang diễn ra, do bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các mức giá của chứng khoán trong những ngày đầu của chuỗi điểm dữ liệu. Giải pháp: tăng trọng số cho các điểm dữ liệu gần với thời điểm xem xét. 5
  6. EMA (Exponential Moving Average – Chỉ số Trung bình động số mũ) EMA áp dụng các trọng số giảm dần theo cấp số mũ, bằng cách sử dụng hệ số alpha (smoothing factor). Cách thể hiện hệ số alpha: Tỷ lệ % (ví dụ: 10%, α=0.1) Công thức tính: MACD (Moving Average Convergence/Divergence – Trung bình động hội tụ/phân kỳ) MACD khởi xướng bởi Gerald Appel vào thập niên 1960. MACD cho biết sự quan hệ giữa hai chỉ số trung bình động – cụ thể là, sự khác biệt giữa EMA nhanh và EMA chậm của giá đóng cửa của cổ phiếu.Trong đó, EMA nhanh chỉ giá trị trung bình cho khoản ngắn hạn và EMA chậm chỉ giá trị trung bình cho khoản dài hạn. Đường báo hiệu (single line, or trigger line) được vẽ dựa trên cơ sở của EMA 9 ngày của kết quả khác được giữa EMA nhanh và EMA chậm. Khi đường báo hiệu đi từ âm sang dương -> dấu hiệu mua vào. Khi đường báo hiệu đi từ dương sang âm -> dấu hiệu bán ra. 6
  7. MACD (Moving Average Convergence/Divergence – Trung bình động hội tụ/phân kỳ) - Ứng dụng MACD cắt Đường báo hiệu Khi MACD vượt qua Đường báo hiệu và đi lên trên -> mua vào Khi MACD vượt qua Đường báo hiệu và đi xuống dưới -> bán ra Histogram (Thomas Aspray, 1986) - Mục đích: cho thấy khi nào sự cắt nhau xảy ra (i.e., khi histogram vượt qua zero thì MACD cắt Đường báo hiệu). MACD sử dụng tốt nhất trong các thị trường biến động theo dạng sóng có biên độ giao động lớn (wide-swinging market) và kém hữu hiệu đối với các thị trường dạng răng cưa (lên xuống nhanh). MACD: ví dụ 7
  8. c) RSI (Relative Strength Index - Chỉ số cường độ tương đối) RSI được đề xuất bởi Welles Wilder như là một bộ giao động nhằm xem xét thị trường có đang diễn ra tình trạng mua hoặc bán quá độ hay không (overbought/oversold levels). RSI được tính toán như sau: Mức giá thay đổi tăng (U) hoặc giảm (D): U = closetoday − closeyesterday Tỷ số Relative Strength (RS) Chuyển đổi thành RSI RSI (Relative Strength Index - Chỉ số cường độ tương đối) Theo Wilder, nếu RSI > 70 thì cổ phiếu bị mua quá độ (overbought); và RSI < 30 thì cổ phiếu bị bán quá độ (oversold) -> Nguyên tắc là khi chuyển động hằng ngày của thị trường quá bị nghiêng về một hướng thì giá cả sẽ có khuynh hướng điều chỉnh ngược lại. Các mức 80/20 cũng được nhiều nhà phân tích sử dụng trong thực tế Cần lưu ý rằng thực tế cho thấy các chứng khoán cũng có thể bị mua hoặc bán quá độ trong một thời gian dài; do vậy RSI không phải luôn luôn là một công cụ tốt để cho biết thời điểm nên thực hiện giao dịch & nên sử dụng cùng với các công cụ kỹ thuật khác. 8
  9. RSI: ví dụ Overbought Oversold d) On-Balance Volume (Khối lượng cân bằng) On Balance Volume đề xuất bởi Joseph Granville (1960- 1970). Cách tính: Granville tin rằng “khối lượng đi trước giá”. Để áp dụng OBV, ta nhìn vào khuynh hướng của OBV, nếu có sự phân kỳ thì việc điều chỉnh có thể sắp xảy ra. Ví dụ: nếu giá cổ phiếu đang có khuynh hướng đi lên; nhưng OPV chuyển hướng đi xuống, thì đây có thể là dấu hiệu giá có thể sắp đổi chiều. Lưu ý: kinh nghiệm cho thấy OPV thường chính xác hơn trong báo hiệu giá xuống hơn là báo hiệu giá lên 9
  10. OBV: Ví dụ Phân kỳ, OBV không dự báo được OBV khẳng định khuynh hướng giá, nhưng không báo trước e) Bollinger Bands (Dải Bollinger) Bollinger bands được đề xuất bởi John Bollinger dựa trên cơ sở của chỉ số trung bình động (MA) của giá đóng cửa chứng khoán. Bollinger Bands gồm 3 dải: Dải trên và dải dưới: cộng/trừ 2 độ lệch chuẩn từ SMA Dải trung tâm: SMA Giá càng gần với dải trên, cổ phiếu càng bị mua quá độ (overbought) -> dấu hiệu bán ra (sell signal) Giá càng gần với dải dưới, cổ phiếu càng bị bán quá độ (oversold) -> dấu hiệu mua vào (buy signal) Kinh nghiệm cho thấy, dấu hiệu mua vào (buy signal) thường đáng tin hơn dấu hiệu bán ra (sell signal) 10
  11. Bollinger Bands: Ví dụ Sell signal Dấu hiệu mua vào Đôi khi, dấu hiệu mua vào kéo dài và khi đó, bạn có thể sẽ bị rỗng túi!!! Lý thuyết Dow (Dow Theory) Lý thuyết được đưa ra bởi Charles Dow thông qua một loạt bài báo được đăng tải trên tờ WSJ vào giữa những năm 1900 và 1902. Dow (và sau đó là, Hamilton và Rhea) tin rằng các khuynh hướng của thị trường phản ánh khuynh hướng của nền kinh tế. 11
  12. Các khuynh hướng theo thuyết Dow (1) Khuynh hướng dài hạn (Primary Trend) Còn được gọi là “sóng lớn” (“the tide”), đây là các khuynh hướng dài hạn có thể kéo dài nhiều năm; đôi khi còn được gọi là các chu kỳ giá lên hoặc giá xuống của thị trường. Khuynh hướng trung hạn (Secondary Trend) Còn được gọi là “sóng nhỏ” (“the waves”); đây là các khuynh hướng trung hạn từ vài tuần đến vài tháng Biến động ngắn hạn (Day to day fluctuations) Theo thuyết Dow, các biến động này là không quan trọng Các khuynh hướng theo thuyết Dow(2) 12
  13. Thuyết Dow có giá trị hay không? Theo Martin Pring, nếu bạn đầu tư $44 vào năm 1897 và thực hiện được tất cả những dấu hiệu bán ra và mua vào, thì sau gần 85 năm bạn sẽ có được một khoản tiền vào khoảng $18,000. Còn nếu bạn chỉ đơn thuần đầu tư và giữ nguyên danh mục đầu tư đó, sau gần 85 năm đó, bạn chỉ có được một khoản tiền vào khoảng $960. 13
nguon tai.lieu . vn