Xem mẫu

  1. Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis) Bài 4 – Phần 1 Giảng viên: Vương Đức Hoàng Quân, Ph.D.(AIT)
  2. Phần thưởng có thể đạt được Biểu đồ này cho thấy lợi ích từ việc đủ khôn ngoan để tránh 5 ngày xấu nhất của mỗi năm từ 1966-2001 Ba tình huống cho 1 đôla đầu tư vào S&P vào tháng 2/1966 có thể dẫn đến các kết quả thu được hoàn toàn khác nhau sau 35 năm đầu tư (vào tháng 10/2001) Nguồn: “The Truth About Timing,” by Jacqueline Doherty, Barron’s (5/11/2001)
  3. Giới thiệu Phân tích kỹ thuật là nhằm dự đoán giá cổ phiếu trên cơ sở của dữ liệu có được từ thị trường. Nhà phân tích kỹ thuật (technicians, hoặc technical analysts, hoặc quantitative analysts) hoặc các nhà biểu đồ học (chartists) thường xem xét giá giao dịch, khối lượng giao dịch, và các chỉ số tâm lý qua thời gian. Nhà phân tích kỹ thuật xem xét nhằm tìm ra các khuynh hướng (trends) và dạng hình (patterns) từ các dữ liệu cho biết các chuyển động về giá trong tương lai.
  4. Phân tích kỹ thuật là gì? Phương pháp xác định giá trị các chứng khoán thông qua việc phân tích các dữ liệu thống kê được tạo ra từ Hoạt động thị trường Giá giao dịch trong quá khứ Khối lượng giao dịch trong quá khứ Phân tích kỹ thuật không nhằm đo lường giá trị nội tại (intrinsic value) của chứng khoán, mà đi tìm các khuynh hướng (trends) và dạng hình (patterns) từ các dữ liệu cho biết các chuyển động về giá trong tương lai.
  5. Phân tích kỹ thuật là gì? Giả định Các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng các chứng khoán chuyển động theo những khuynh hướng và dạng hình có thể tiên đoán được Các khuynh hướng tiếp tục cho đến khi có biến cố nào đó xảy ra làm thay đổi khuynh hướng Cho đến khi sự thay đổi đó xảy ra, các mức giá là có thể tiên đoán được
  6. Lập biểu đồ thị trường Nhà phân tích kỹ thuật sử dụng các biểu đồ thanh (bar charts), các biểu đồ dạng giá đỡ nến (candlestick), hoặc các biểu đồ đường cong để đi tìm các mô hình có thể cho biết các chuyển động về giá trong tương lai. Nhà phân tích kỹ thuật cũng phân tích khối lượng giao dịch và các dấu hiệu chỉ thị về tâm lý khác trong nghiên cứu của mình. Các nhà phân tích kỹ thuật cực đoan hoàn toàn không quan tâm đến các tính chất căn bản (fundamentals) của doanh nghiệp được nghiên cứu.
  7. 1. Các dạng biểu đồ 1. Biểu đồ dạng thanh 2. Biểu đồ dạng giá đỡ nến 3. Biểu đồ dạng khoang và chéo
  8. i/Biểu đồ dạng thanh (Bar Chart) Mỗi thanh gồm 4 yếu tố sau: Open (giá mở cửa) High (giá cao nhất) Low (giá thấp nhất) Close (giá đóng cửa) Còn được gọi là biểu đồ OHLC
  9. Biểu đồ dạng thanh (2) Một trong những loại biểu đồ được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích Điểm mạnh: cho biết rõ giá mở cửa, giá đóng cửa, giá thấp nhất, giá cao nhất giao dịch của mỗi ngày.
  10. Biểu đồ dạng thanh (3) Biểu đồ dạng thanh của công ty AMAT từ đầu tháng 7 đến giữa tháng 10 năm 2001.
  11. ii/ Biểu đồ dạng Giá đỡ nến (Candle Stick Charting)
  12. Biểu đồ dạng Giá đỡ nến(2) Lưu ý rằng theo dạng giá đỡ nến kiểu Nhật High High bản (Japanese Close Open candlestick) thì phần thân của giá đỡ nến là trống (trắng) vào ngày giá lên, và được tô Open Close Low Low đậm (màu) vào ngày Standard Japanese Standard Japanese giá xuống Bar Chart Candlestick Bar Chart Candlestick
  13. Biểu đồ dạng Giá đỡ nến(3) Xanh lá cây diễn tả kiểu hình thị trường đi lên (bullish pattern), cổ phiếu được bắt đầu giao dịch với mức giá thấp nhất (hoặc gần mức đó), và đóng cửa ở mức cao Đỏ diễn tả kiểu hình thị trường đi xuống (bearish pattern) cổ phiếu được bắt đầu giao dịch ở mức cao nhất (hoặc mức gần đó), và sau đó rớt xuống đáng kể vào cuối ngày giao dịch.
  14. Biểu đồ dạng Giá đỡ nến(4) Đã được sử dụng hàng trăm năm nay Thường được biết đến dưới tên “Nến Nhật bản” (Japanese Candles) bởi vì người Nhật thường sử dụng chúng trong phân tích giá cả của các hợp đồng mua bán gạo Tương tư như biểu đồ dạng thanh (bar chart), nhưng sử dụng các màu để chỉ thị là nếu giá cổ phiếu lên (xanh lá cây/trắng) hay xuống (đỏ/đen) trong ngày Có khoản hơn 20 kiểu được sử dụng bởi các nhà phân tích kỹ thuật. Một số kiểu phổ biến được giới thiệu trong bài.
  15. Biểu đồ dạng Giá đỡ nến(5) Hình phía trên được gọi là búa (hammer) diễn tả một mô hình thị trường đi lên (bullish pattern) chỉ được dùng khi trước đó giá đã rớt xuống nhiều ngày. Về mặt lý thuyết, mô hình này diễn tả một hiện tượng đảo chiều Hình phía dưới được goi là ngôi sao (star), được dùng để chỉ một sự đảo chiều và/hoặc chưa dứt khoát.
  16. Biểu đồ dạng Giá đỡ nến(6) Biểu đồ dạng giá đỡ nên của công ty AMAT từ tháng 7 đến giữa tháng 10, 2001
  17. Biểu đồ dạng Giá đỡ nến(7)
  18. iii/ Biểu đồ dạng dấu khoanh & chéo (Point & Figure Charts) Biểu đồ dạng dấu khoanh & chéo (point & figure charts) độc lập với thời gian Một dấu X thể hiện một chuyển động giá đi lên. Một dấu O thể hiện một chuyển động giá đi xuống. Kích thước hộp (box size) là giá trị tuỳ chọn bởi nhà phân tích để đánh dấu X X hoặc O. X X XO Chuẩn đổi chiều (the reversal criteria): X XO cho biết mức giá phải chuyển động khác XO O XO O với khuynh hướng giá cao/thấp để tạo X nên một khuynh hướng khác. Thông thường, biểu đồ P&F sử dụng chuẩn đổi chiều 1-điểm hoặc 3-điểm; nhưng hoàn toàn có thể do nhà phân tích quyết định.
  19. Biểu đồ dạng dấu khoanh & chéo (2) Biểu đồ P&F của công ty AMAT từ đầu 7/2001 – giữa 10/2001
  20. Biểu đồ dạng dấu khoanh & chéo (3) Biểu đồ dạng dấu khoanh và chéo giúp lọc bớt những chuyển động giá ít quan trọng và cho phép nhà phân tích tập trung vào các khuynh hướng quan trọng hơn Được sử dụng để theo dõi các mô hình giá đang nổi lên Hai thuộc tính ảnh hưởng đến hình dạng của biểu đồ dạng dấu khoanh và chéo Kích cỡ hộp (Box size) Chuẩn đổi chiều (Reversal criteria)
nguon tai.lieu . vn