Xem mẫu

  1. BÀI 3 CON NGƯỜI XÃ HỘI VÀ XÃ HỘI HOÁ ThS. Thân Trung Dũng Con người xã hội và xã hội hoá là một trong những khái niệm cơ bản của xã hội học. Con người không được thiên phú nhiều bản năng. Do vậy, để đáp úng nhu cầu, bù dắp những thiếu hụt bẩm sinh con người phải học hỏi để hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau – Biểu hiện rõ nét nhất của sự ph ụ thuộc và hợp tác là con người tạo ra khuôn mẫu hành vi xã hội mà các cá nhân học hỏi và cùng nhau chia sẻ một nền văn hoá chung . Như vậy, nhờ quá trình xã hội hoá, chúng ta có khả năng giao tiếp với nhau, n ắm v ững các vai trò xã h ội nhất định của mình, thậm chí xã hội hoá tạo điều kiện cho sự duy trì xã h ội trong quá trình thay thế các thế hệ. Có những điều kiện gì để tồn tại xã hội hoá và ảnh hưởng của xã hội hoá tới cấp độ vi mô và vĩ mô của xã h ội nh ư thê nào? I. CON NGƯỜI XÃ HỘI 1. Một số quan niệm về con người xã hội Trong lịch sử tư tưởng có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về con người xã hội do đó có nhiều quan niện khác nhau. a. Quan niệm của các nhà khoa học khác xã hội học + Quan điểm duy tâm: Con người được giải thích từ sự sáng tạo và chi phối của thượng đế, thánh thần và từ ý th ức trừu t ượng (Con người do chúa trời sinh ra; ở những nước chịu ảnh hưởng của Khổng giáo, Phật giáo, Lão giáo, triết học cũng giải thích nguồn gốc con người từ một đấng thần linh tối cao, hoặc từ một lực lượng thuần bí; ở phương Đông còn có thuyết con trời và người cùng hoà hợp với nhau (thiên nhân hợp nhất) thiên t ử - vua (con trời); Theo Hêghen, ý niệm tuyệt đối tha hoá thành t ự nhiên, thành con ng ười cũng giống như ở phương Đông những từ “thái cực”, “đạo”, “khí” được coi là nguồn gốc sinh ra vũ trụ và con người v.v...). =>> Việc giải thích con người theo quan điểm này không làm rõ được bản chất con người với tư cách là một sinh vật xã hội, một chủ th ể                1
  2. của hoạt động xã hội và thực tế không đem lại ý nghĩa tích cực trong cuộc sống. + Quan điểm duy vật trước Mác: Từ thời Aristốt đến các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII đều cho rằng: Con người là một sinh vật xã hội “sinh ra đã có tính xã hội”. Quan điểm này cho rằng, bản chất con người chỉ ở mặt tự nhiên của nó. Ngay cả Phơ Bách – nhà triết học duy vật cổ điển Đức cũng chỉ mới dừng lại ở chủ nghĩa nhân bản tự nhiên, bởi vì theo nhận thức của ông, con người chỉ là một cá nhân trừu tượng, một sinh vật thuần tuý v ề m ặt sinh học. =>> Quan niệm duy vật trước Mác có điểm hạn chế là: không xem xét con người trong mối quan hệ xã hội nhất định của họ, xem xét con người tách rời với hoạt động thực tiễn trong điều ki ện l ịch s ử nh ật đ ịnh - những điều kiện làm cho họ trở thành con người đúng nh ư đang t ồn tại. + Quan niệm của chủ nghĩa Mác- lênin về con người xã hội. Xuất phát từ hoạt động thực tiễn của con người, Marx cho rằng, bản chất con người chính là nhân cách. Nhân cách ấy tìm thấy trong mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó Mark vẫn thừa nhận tính sinh học trong chỉnh thể người. Con người xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa Mác lênin được biểu hiện trên những nội dung cơ bản sau: - Con người là một thực thể tự nhiên đồng thời là một thực th ể xã h ội. Yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội trong con người thống nhất biện chứng và tác động qua lại lẫn nhau. Thể hiện ở những điểm sau: + Là một thực thể tự nhiên con người chịu sự quy định của các quy luật tự nhiên (sinh – lão - bệnh - tử; quy luận hô hấp; quy luật tuần hoàn .v.v...); là một thực thể xã hội con người chịu sự quy định, điều tiết của các quy luật xã hội (quy luật kinh tế; quy luật nhận thức .v.v...). + Hai hệ thống quy luật tự nhiên và xã hội đan xen vào nhau, cùng chi phối mọi hành vi, hoạt động và cách ứng xử của con người. Trong đó, các quy luật tự nhiên bao hàm và xuyên qua các yếu tố xã hội, còn các quy luật xã hội thông qua các yếu tố tự nhiên và được thể hiện ra ở từng cá nhân con người cụ thể.                2
  3. + Trong 2 hệ thống, quy luật tự nhiên và quy luật xã hội chi phối con người, thì hệ thống các quy luật xã hội, các yếu tố xã hội giữ vai trò ch ủ đạo, định hướng, quyết định hình thành nên con người xã hội với tính cách là một nhân cách. Cò hệ thống quy luật tự nhiên, các yếu tố tự nhiên giữ vai trò quan trọng không thể thiếu với tư cách là tiền đề vật chất bên trong của con người xã hội. - Con người với bản tính tự nhiên và bản chất xã hội của mình, nó luôn có nhu cầu gắn bó với đồng loại và nhu cầu tương tác, kết hợp v ới ng ười khác. ? Vì sao con người luôn có nhu cầu gắn bó tương tác, kết hợp với người khác? Gắn bó, tương tác với người khác đem lại những lợi ích gì? + Gắn bó với đồng loại, tương quan kết hợp với người khác là nhu cầu tự nhiên và nhu cầu xã hội của con người với tư cách là một nhân cách. + Gắn bó với đồng loại, kết hợp với người khác thì mới bảo đ ảm cho con người được chia sẻ thông tin, được thoả mãn các nhu cầu để tồn tại, phát triển và được che chở, bảo vệ… + Gắn bó với đồng loại, kết hợp với người khác con người mới có điều kiện thể hiện được vai trò, vị thế và quyền lực của mình - m ột nhu c ầu không thể thiếu của mỗi con người + Gắn bó với đồng loại, kết hợp với người khác con người mới h ọc hỏi được những kinh nghiệm, nhập tâm được những giá trị, chuẩn m ực xã hội để đóng tốt vai trò của mình và phát triển, hoàn thi ện mình v ới t ư cách là một nhân cách. =>> Môi trường sống, khả năng tương tác xã hội là điều kiện, là cơ sở để mỗi cá nhân trở thành một nhân cách, một con người xã hội. - Con người xã hội luôn tồn tại trong sự thống nhất đa dạng c ủa các quan hệ xã hội. + Đây là đặc trưng quan trọng khi giải thích v ề con người xã h ội, cũng như khi nghiên cứu về hành vi, thái độ và cách ứng xử của con người xã hội. + Mỗi con người từ khi sinh ra, lớn lên luôn tồn tại trong nhi ều m ối quan hệ chồng chéo, đan xen nhau, khi thực hiện mỗi loại quan h ệ khác nhau có những mục đích, yêu cầu, chuẩn mực riêng khác nhau. + Trong hệ thống các quan hệ phức tạp đó, mỗi người, mỗi mối quan hệ lại được thực hiện dựa trên những vị thế, vai trò, địa vị khác khau. Yêu cầu trong thực hiện các quan hệ mỗi người không được nhầm lẫn vai trò,                3
  4. không được lấn át vai trò. Nếu nhầm lẫn, lấn át vai trò sẽ làm cho tr ật t ự xã hội bị rối loạn, hành vi lệch chuẩn xuất hiện và xung đột xã hội sẽ nẩy sinh. - Các quan hệ giữa người và người trong xã hội được x ác lập dựa trên sự khác biệt về vị trí, vị thế và vai trò xã hội . Vị trí, vị thế, vai trò xã hội của cá nhân như là bộ khung quyết định tính chất, nội dung, hình th ức quan h ệ của các cá nhân. - Để tồn tại và phát triển, con người phải luôn học h ỏi, đi ều ch ỉnh hành vi, thái độ và cách ứng xử của mình phù hợp với những giá trị, chuẩn mực xã hội đã được xã hội thừa nhận và yêu cầu đối v ới t ừng vai trò . Mỗi cá nhân phải đóng tốt vai trò của mình trong các mối quan hệ xã hội. b. Quan niệm của các nhà xã hội học Do nghiên cứu từ nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội, các nhà xã hội học cũng có nhiều quan niệm khác nhau về bản ch ất con người. Dưới đây xin giới thiệu một số quan niện cơ bản của ba nhà xã hội học nổi tiếng: + Quan niệm của Emile Durkhiem – Nhà xã hội học nổi tiếng người Pháp: Theo Durkhiem, con người là một thực thể xã hội và văn hoá. Con người đã được xã hội truyền lại nền văn hoá xã h ội và đã bi ến mình thành con người xã hội. Ông coi xã hội tạo ra bản chất con người “xã hội là một nguyên lý giải thích cụ thể”, con người là một tồn tại “giao lưu” chứ không phải là một tồn tại xã hội hành động, quá trình xã hội hoá cá th ể là một quá trình giao lưu ngôn ngữ, giao lưu tinh th ần gi ữ người này v ới ng ười khác để lĩnh hội các “biểu tượng văn hoá”, các tập tục, nề thói...tạo ra “hành vi xã hội”. Trong quan niệm này, yếu tố v ăn hoá, xã hội quyết định đến đến việc hình thành con người xã hội. + Theo Isunesaburro Makiguchi- nhà xã hội học người Nhật Bản: “khái niệm con người không chỉ bao hàm một thể vật chất, cảm quan, hữu tình mà còn bao gồm một khía cạnh tâm linh khác với thể chất, nhưng lại tồn tại trên cơ sở thể chất ấy”. =>> Con người bao gồm cả hai mặt thể chất và tinh thần tồn tại trên cơ sở thể chất. + Theo J.G.Fichter – Nhà xã hội học Mỹ: “Con người khác với loài vật ở chỗ có khả năng suy tư, trừu tượng, có thể quyết định và lựa chọn. Con người là con vật tự điều khiển lấy mình. Con người có thể làm nh ững d ự án,                4
  5. trù liệu tính toán cho trách nhiệm về hành vi của mình và có khả năng phát triển ý thức trách nhiệm với người khác.” Nếu như trong định nghĩa của Makiguchi lấy chỉnh thể sinh học- xã hội làm điểm xuất phát cho khái niệm con người, thì trong định nghĩa c ủa Fichter, điểm xuất phát lại nặng về những gì con người khác với động vật, vượt lên động vật. Con người chỉ có thể xuất hiện trên cơ sở nh ững quy lu ật ti ến hoá hữu cơ và đồng thời với quy luật xã hội, vận động sinh h ọc gắn li ền v ới v ận động xã hội trong chỉnh thể người. Đối với quá trình phát sinh, phát triển và hoàn thiện ở một cá thể thì những yếu tố sinh học và nh ững yếu tố xã h ội tác động không giống nhau ở từng thời kỳ trưởng thành. “Yếu tố sinh học và yếu tố xã hội không phải là song song tồn tại trong con người mà làm môi giới cho nhau, thâm nhập vào nhau và in d ấu lên toàn b ộ ho ạt đ ộng s ống của con người”. Như vậy, các nhà xã hội học đã nhìn nhận con người như một chỉnh thể trong sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội của nó. Tuy nhiên, mặc dù các nhà xã hội học thừa nhận mặt sinh học của con người, nh ưng ch ủ y ếu vẫn tập trung tìm hiểu khía cạnh mang tính xã hội của con người, và khác với các nhà khoa học khác, các nhà xã hội học xem xét con người trong mối tương tác giữa con người với con người, giữa con người với các nhóm xã hội và xã hội nói chung. Chính vì vậy mà Fihter cho rằng: “Con người được gọi là con người xã hội theo nghĩa một con người vừa có khuynh hướng kết hợp với người khác; mà cũng vừa có nhu c ầu t ương quan v ới người khác. c. ý nghĩa đối với việc xây dựng con người mới XHCN hiện nay Muốn xây dựng con người mới XHCN cần thực hiện những vấn đề cơ bản sau: - Một là: xây dựng môi trường xã hội lành mạnh bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường chính trị, môi trường văn hoá… thông qua môi trường xã hội lành mạnh để từng cá nhân thực hiện các tương tác xã hội nhằm giúp h ọ bộc lộ hết khả năng, năng lực, bản chất, của họ tạo cơ hội cho họ cống hiến sức lực cho xã hội, cho công đồng. Mặt khác, môi trường xã hội lành mạnh còn giúp cá nhân thực hiện quá trình xã hội hoá một cách tích cực. - Hai là: Trong tình hình hiện nay phải tăng cường duy trì kỷ cương phép nước, giáo dục định hướng các giá trị, chuẩn mực xã hội tích c ực, ti ến                5
  6. bộ cho mỗi người thực hiện đúng vai trò, vị trí của mình hạn chế thấp nhất các hành vi lệch chuẩn. Từ đó góp phần tạo nên sự ổn định về chính trị xã hội. Đây là cơ sở cho sự hình thành và phát triển con người xã hội theo yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. - Ba là: Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống xã hội chủ nghĩa, giáo dục các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời kết hợp với việc giáo dục các giá trị tiến bộ của nhân loại, giúp cho m ỗi công dân vừa mang bản sắc văn văn hoá dân tộc vừa bắt kịp với sự phát triển chung của con người thời đại. - Bốn là: Trong quân đội phải đặt việc xây dựng con người xã hội quân nhân trong quá trình xây dựng, trưởng thành của quân đội. Trước hết phải xây dựng cơ quan quân đội có môi trường văn hoá lành m ạnh, th ực hi ện dân chủ cơ sở, duy trì chặt chẽ kỷ luật quân đội, pháp luật nhà nước, th ực hiện nề nếp xây dựng chính quy. Cần thay đổi cách tiếp cận, cách giáo dục quân nhân, tránh áp đặt chủ quan, không đốt cháy giai đoạn; cần có ch ương trình nội dung giáo dục giá trị trong quân đội một cách có hệ th ống và mang tính bắt buộc. 2. Một số khái niệm chủ yếu trong nghiên cứu con người xã hội a.Vị trí xã hội (Social position) ? Chúng ta thường nghe tới khái niệm vị trí xã hội? Người này ở vị trí cao, người kia ở vị trí thấp ? Vậy, vị trí xã hội là gì ? Vị trí xã hội của cá nhân chính là vị trí tương đối của cá nhân trong cơ cấu xã hội, trong hệ thống các quan hệ xã hội. Nó được xác định trong sự đối chiếu và so sánh với các vị trí xã hội khác. Sự tồn tại vị trí xã hội của các cá nhân phụ thuộc chủ yếu vào sự tồn tại các vị trí khác tuỳ theo các mối quan hệ. Nh ưng đó th ường là v ị trí của những người thân thuộc trong phạm vi không gian xã hội gần như gia đình, nhóm bè bạn, nơi làm việc... ? Một cá nhân có thể có bao nhiêu vị trí xã hội khác nhau? Nh ững v ị trí xã hội mà họ có được là do đâu? => Một cá nhân có thể có rất nhiều vị trí xã hội khác nhau. Nh ững vị trí xã hội mà họ có là do: - Tham gia vào nhiều các quan hệ xã hội.                6
  7. - Dựa vào những đặc điểm vốn có của họ: giới tính, ch ủng tộc dòng họ, nơi sinh... - Dựa vào những đặc điểm cá nhân có thể phấn đấu mà có được như: nghề nghiệp, học vấn, tình trạng hôn nhân... + Trong mọi cơ cấu xã hội, vị trí xã hội này chỉ tồn tại khi tồn t ại một số vị trí xã hội khác có quan hệ gần. Ví dụ: Một người phụ nữ nông thôn có thể có những vị trí xã hội là người vợ, người mẹ, nhà kinh doanh, người buôn bán, cô giáo...Tuy nhiªn, nh÷ng vÞ trÝ x· héi ®ã chØ tån t¹i khi nã ®Æt trong mèi quan hÖ víi c¸c vÞ trÝ x· héi kh¸c nh mét ngêi phô n÷ lµ vî nÕu so víi chång cña c« Êy chø kh«ng ph¶i so víi ngêi ®µn «ng kh¸c; c« ta lµ mÑ víi con cña c« ta, cßn ®èi víi häc sinh c« ta l¹i lµ c« gi¸o... + Vị trí xã hội bình đẳng như nhau vì chưa có sự đánh giá c ủa xã hội về chúng. Tức là, vị trí xã hội của một cá nhân chưa thể cho chúng ta biết thông tin gì về thứ bậc cao thấp của cá nhân đó trong xã hội. VD: Chúng ta không thể so sánh vị trí của người vợ với vị trí của cô giáo. Vì hai vị trí này thuộc hai môi trường khác nhau, một là gia đình, một là trường học. Thậm chí ngay cả trong gia đình khi chưa có sự đánh giá của xã hội thì chúng ta cũng không thể so sánh th ứ bậc cao th ấp khác nhau gi ữa v ị trí của mẹ và vị trí của con. b. Vị thế xã hội (Socia status) + Định nghĩa Vị trí xã hội của các cá nhân chính là cơ sở để xác định vị th ế xã hội (còn gọi là địa vị xã hội) của họ. Bởi vì, mỗi xã h ội hay mỗi n ền văn hoá đ ều có những cách nhìn nhận của riêng mình về các vị trí xã hội của cá nhân. Những cách nhìn nhận đó sẽ xác định các quy ền lợi và trách nhi ệm nh ất đ ịnh được thực hiện song song với nhau ở mỗi một vị thế xã hội. Ví dụ, vị trí người mẹ được xã hội cho là có trách nhi ệm chăm sóc, thương yêu con cái nhưng đồng thời xã hội cũng nhìn nhận h ọ cũng có quy ền được con cái quan tâm, chăm sóc, thương yêu... Vị thế xã hội là vị trí xã hội gắn với những trách nhiệm và những quyền lợi gắn kèm theo. Nói cách khác, vị thế xã h ội chính là m ột khái niệm tổng hợp nhằm chỉ vị trí xã hội cùng v ới những quy ền l ợi và nghĩa vụ tương ứng với các vị trí đó.                7
  8. - Các quyền và nghĩa vụ này thường tương ứng với nhau: quyền lớn thì nghĩa vụ nhiều và ngược lại. Thế nào là quyền và nghĩa vụ nhiều hay ít, hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của các xã hội, các nền văn hoá thậm chí của các nhóm xã hội nhỏ. Ví dụ, trong gia đình truyền thống con trưởng được hưởng tất cả các tài sản của cha mẹ để lại nhưng sẽ phải có trách nhiệm trong việc dựng vợ gả chồng, chăm sóc các em. - Chính những quyền và nghĩa vụ cao, thấp khác nhau của các vị trí xã hội sẽ tạo ra thứ bậc của chúng. Nếu xem xét vị trí xã hội m ột cách đ ộc l ập với những quyền và nghĩa vụ tương ứng thì chúng ta không thể sắp xếp thứ bậc cao thấp giữa chúng. Nhưng khi xem xét các vị trí này với những quy ền và nghĩa vụ kèm theo, tức là xem xét vị thế xã h ội của cá nhân, chúng ta s ẽ thấy sự khác biệt trong thứ bậc xã hội. Do đó, vị thế xã hội của cá nhân chính là sự đánh giá của xã hội với một vị trí xã hội. Như vậy, vị thế xã hội khác hẳn vị trí xã hội. Khi một cá nhân ở một vị trí xã hội có quyền hạn và nghĩa vụ cao hơn quyền và nghĩa vụ của các cá nhân ở vị trí xã hội khác, thì rõ ràng anh ta có thứ bậc cao hơn cá nhân kia. Nghĩa là căn cứ vào vị thế xã hội của cá nhân chúng ta mới có thể xác định được thứ bậc cao thấp của họ. Cần chú ý rằng, khi tách các quyền và nghĩa vụ khỏi các vị trí xã hội của cá nhân, thì các cá nhân lại ở các vị trí xã h ội t ương đ ồng (không th ể xác định ai ở thứ bậc cao hoặc thấp hơn). Việc xác định quyền và nghĩa vụ cho các cá nhân ở các v ị trí xã h ội khác nhau cũng thay đổi theo từng xã h ội, từng khu vực. Nó d ường nh ư là h ệ quả của sự bất bình đẳng trong xã hội. Ở xã hội bình đẳng và có tính gia trưởng cao, mức độ quyền hạn và nghĩa vụ của người chồng, cha, nam giới sẽ cao hơn quyền và nghĩa vụ của người vợ, mẹ, nữ giới. + Các loại vị thế xã hội Một cá nhân có nhiều vị trí khác nhau do đó cũng có nhiều vị thế khác nhau. Những vị thế xã hội của cá nhân có thể là: -Vị thế đơn lẻ: nếu xuất phát từ một vị trí xã hội bất kỳ trong cơ cấu xã hội, cá nhân sẽ có một vị thế tương ứng như: cô giáo, người mẹ, người vợ...                8
  9. -Vị thế tổng quát: Đó là một vị thế khái quát những vị thế cơ bản mà cá nhân có. Thông thường các cá nhân có một hệ các vị thế gồm nhiều các vị thế khác nhau. Các vị thế xã hội còn được chia làm các loại khác như sau: + Vị thế có sẵn - bị gán cho: đó là các vị trí xã hội gắn liền với các yếu tố tự nhiên, bẩm sinh như: tuổi, giới tính, chủng tộc, dòng họ, nơi sinh... Thí dụ, một người Việt nam sinh ra ở Hà nội sẽ có những vị thế là người da vàng, được sinh ra ở Hà nội. Hoặc trong đạo đức của Khổng Giáo thì vị thế của người già sẽ cao hơn vị thế của những người trẻ tuổi. Trong gia đình con trai trưởng có vị thế cao hơn con thứ... + Vị thế đạt được: đó là những vị thế được xác định dựa trên các vị trí xã hội mà cá nhân giành được trong quá trình hoạt động sống, bằng sự cố gắng của bản thân như học sinh, sinh viên, cô giáo, cán bộ Hội phụ nữ... + Một số vị thế vừa mang tính có sẵn vừa mang tính đạt được. Mỗi một cá nhân bao giờ cũng có nhiều vị trí xã hội khác nhau, vì h ọ tham gia vào nhiều mối quan hệ xã hội khác nhau. Do đó, cũng có nhiều vị thế xã hội tương ứng. Tuy có nhiều vị thế xã hội song một cá nhân bao gi ờ cũng có một vị thế chủ đạo xác định bộ mặt xã hội, chân dung xã h ội c ủa cá nhân đó. Ví dụ một người có thể có thể mang những vị th ế khác nhau nh ư giáo s ư đại học, người chồng, người cha, chủ nhiệm khoa… thì vị th ế xác định cá nhân đó về mặt xã hội (trả lời câu hỏi Ông ấy là ai?) chính là giáo sư đại học. Nhưng nếu vị giáo sư Việt Nam ra nước ngoài công tác thì v ị th ế ch ủ đ ạo s ẽ là người Việt Nam hoặc người Châu á nói chung. Sự tạo lập nên vị thế chính yếu của mỗi người một mặt phụ thuộc vào sự phấn đấu, hoạt động tích cực của họ, mặt khác tuỳ thu ộc vào thang giá tr ị mà xã hội tôn trọng. Những nghề nghiệp ổn định của chúng ta thường tạo các vị th ế xã h ội chủ đạo như bác sĩ, kỹ sư, luật sư, giáo viên... Trong qu¸ tr×nh t¬ng t¸c, c¸ nh©n thêng hµnh ®éng c¨n cø theo vÞ thÕ chñ ®¹o cña m×nh. Tóm lại, ở những thời đại, những xã hội khác nhau sẽ tạo điều kiện làm xuất hiện những vị thế xã hội khác nhau, tuỳ theo sự phát triển và tiến bộ xã hội mà đòi hỏi đối với những vị thế xã hội cao ở từng giai đo ạn cũng khác nhau.                9
  10. + Quá trình tạo lập lên vị thế xã hội của một cá nhân phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, đó là: Vị thế xã hội xuất thân - Sự nỗ lực, phấn đấu của cá nhân - Trình độ văn hoá, học vấn - Vị thế của nhóm xã hội mà cá nhân đó tham gia, là thành viện - Trong quân đội, vị thế của quân nhân lại phụ thuộc chủ yếu vào s ự nỗ - lực phấn đấu của từng người, vào phẩm chất chính trị,đạo đức cá nhân, vào vị thế của quân đội trong đời sống xã hội ở từng giai đoạn lịch sử cụ thể. + Vị thế xã hội của cá nhân có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng: - Trước hết nó tạo nên quyền lực xã hội cho cá nhân. - Quyết định phạm vi ảnh hưởng trong xã hội của cá nhân. - Quyết định thái độ ứng xử của xã hội đối với cá nhân đó. c. Vai trò xã hội (Social role): + Khái niệm vai trò (vai trò xã hội là gì?) Thuật ngữ “vai trò xã hội” xuất phát từ kịch học. Vai trò xã hội của cá nhân được xác định trên cơ sở các vị thế xã hội tương ứng. Nó chính là mặt động của vị thế xã hội vì luôn biến đổi trong xã hội khác nhau thậm chí qua các nhóm xã hội khác nhau. Để thực hiện những quyền và nghĩa vụ của từng vị thế xã hội, mỗi cá nhân cần phải thực hiện những hành động nhất định. Tức là, tương ứng với từng vị thế sẽ có một mô hình hành vi được xã hội mong đợi. Mô hình hành vi được xã hội mong đợi này chính là vai trò tương ứng của vị thế xã hội đó. Vậy vai trò xã hội là mô hình hành vi được xác lập một cách khách quan căn cứ vào đòi hỏi của xã hội đối với từng vị thế nhất định, đ ể th ực hiện những quyền và nghĩa vụ tương ứng với các vị thế đó. Như vậy, vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị th ế xã hội. Những đòi hỏi mà được xác định căn cứ vào các chuẩn mực xã hội. Các chuẩn mực này thường không giống nhau trong các loại xã hội. Vì v ậy, ở các xã hội khác nhau cùng một vị thế xã hội nhưng mô hình hành vi được xã h ội mong đợi rất khác nhau tức là các vai trò xã hội cũng khác nhau. Ví dụ, theo cách đánh giá của chúng ta hiện nay vị thế phụ nữ trong xã                10
  11. hội phong kiến bao gồm những nghĩa vụ nặng nề và các quyền nhỏ bé. Họ không có quyền đòi hỏi nhiều ở chồng, con, hay từ xã hội. Trong xã hội hiện đại quyền và nghĩa vụ của người phụ nữ đã thay đổi nhiều theo hướng bình đẳng hơn với người chồng. Nói cách khác xã hội đã đặt ra những đòi hỏi về hành vi phù hợp hơn với vị thế đã thay đổi của người phụ nữ. Do đó, vai trò của họ cũng thay đổi theo. Ngay trong cùng một xã hội những nghĩa vụ và quyền của các vị th ế xã hội được đánh giá khác nhau do sự khác nhau về tiểu văn hoá. Vì vậy, cùng một vị thế xã hội nhưng các mô hình hành vi được mong đợi trong các nhóm xã hội cũng khác nhau. Mỗi nhóm cũng có thể đặt ra những đòi hỏi về hành vi khác nhau từ một vị thế xã hội. Ví dụ, vai trò của người phụ nữ được đạo Thiên chúa nhìn nhận khác với Khổng giáo hay Hồi giáo. + Phân loại vai trò xã hội. Tương ứng với mỗi quan hệ xã hội, cá nhân có một vị thế xã hội. Nhưng cá nhân thường có rất nhiều quan hệ xã hội khác nhau do vậy họ có rất nhiều vị thế khác nhau. Mỗi vị thế đó lại tương ứng với một vai trò cụ thể. Cho nên cá nhân có nhiều vai trò khác nhau. Talcott Parsons đã phân tích các loại vai trò đa dạng khác nhau của cá nhân thành năm loại sau: - Một số vai trò đòi hỏi sự kiềm chế tình cảm khi thực hiện, trong khi một số khác lại không. Ví dụ, bác sĩ, y tá...nhiÒu lóc ph¶i chøng kiÕn c¶nh èm ®au, buån th¶m...v× vËy hä ph¶i kiÒm chÕ t×nh c¶m cña m×nh ®Ó hoµn thµnh chøc tr¸ch. Nhưng những người thân, bạn bè không cần thiết phải kiềm ch ế tình cảm khi thực hiện vai trò xã hội nếu như họ gặp cảnh đau buồn. - Một số vai trò xã hội dựa trên vị thế đã có sẵn. Ví dụ, chúng ta luôn sẵn những vị thế như là người phụ nữ, là người da vàng...vµ tõ ®ã chóng ta cã nh÷ng vai trß t ¬ng øng nh vai trß mét ngêi phô n÷, mét ngêi ViÖt nam da vµng...Mét sè vai trß dùa trªn vÞ thÕ ®¹t ®îc.                11
  12. Ví dụ, những vai trò cán bộ Hội phụ nữ, cô giáo, chủ kinh doanh...kh«ng ph¶i lµ s½n cã ngay tõ khi c¸ nh©n sinh ra, mµ dùa trªn sù phÊn ®Êu vµ nh÷ng cè g¾ng, sù trëng thµnh cña b¶n th©n. - Một số vai trò được xác định hẹp còn một số khác lại được xác định rộng. Ví dụ, vai trò bác sĩ là vai trò được xác định h ẹp, vì bác sĩ ch ỉ đ ược coi là bác sĩ trong quan hệ chữa trị cho bệnh nhân tức là chỉ trong việc xác định bệnh, quá trình chữa trị...chø b¸c sÜ kh«ng thÓ cã ý kiÕn phª ph¸n nÕu nh bÖnh nh©n kh«ng thÝch häc m«n to¸n, hay bÖnh nh©n thÝch nghe nh¹c nhÑ...(tất nhiên loại trừ các trường hợp những điều đó gây ảnh hưởng đến sức khoẻ). Vai trò trên không được thực hiện ngoài các lĩnh vực liên quan đến y tế, chăm sóc sức khoẻ. Vai trò của cha, mẹ được xác định rộng hơn vì cha m ẹ phải quan tâm chú ý tới tất cả các mặt trong đời sống của con cái nh ư bệnh tật, các sở thích, hướng nghiệp, việc học hành... - Một số vai trò đòi hỏi các cá nhân có thái độ ứng xử với mọi người theo quy tắc chung. Ngược lại, một số vai trò khác đòi hỏi đối xử với người khác theo cách đặc thù vì những quan hệ đặc biệt với họ. - Các vai trò khác nhau có những động cơ khác nhau . Ví dụ, vai trò nhà kinh doanh trước hết là phấn đấu cho lợi ích của bản thân sau đó mới là làm giàu cho xã hội. Còn người làm công tác từ thiện chân chính trong xã hội thì lại đặt mục đích phục vụ cho xã hội nhiều hơn bản thân. + Mâu thuẫn và xung đột vai trò: Để cá nhân có thể thực hiện tốt các vai trò, một mặt, các đòi hỏi, chuẩn mực do xã hội đặt ra phải rõ ràng. Mặt khác, cá nhân ph ải h ọc h ỏi v ề các vai trò trong quá trình xã hội hoá, tức là học h ỏi về những yêu c ầu, đòi h ỏi mà h ọ cần phải thực hiện khi họ tiếp nhận một vị thế xã hội nhất định. Nhưng không phải bao giờ những điều mà cá nhân hiểu về vai trò và s ự mong đợi của xã hội với các vai trò đó cũng phù hợp với nhau. Hơn th ế, cá nhân nhi ều khi không thực hành tất cả những hiểu biết của h ọ về các đòi h ỏi với nh ững vai trò trên thực tế. Chính vì vậy, chúng ta thường th ấy độ ch ệch nh ất định giữa việc thực hiện vai trò, kiến thức về vai trò và vai trò được xã h ội kỳ vọng (mong đợi).                12
  13. Sự chênh lệch lớn chứng tỏ cá nhân không đáp ứng được đòi hỏi xã hội. Cá nhân nào không thực hiện đầy đủ những đòi hỏi của vai trò, tức là chưa thực hiện đúng vai trò xã hội của mình thì thường bị lên án vì không làm tròn bổn phận. Khi một cá nhân mang nhiều vị thế xã hội, thì cá nhân đó s ẽ ph ải thực hiện nhiều vai trò. Tuy vậy, cá nhân không thể nhầm lẫn trong việc thực hiện vai trò phù hợp với vị thế xã hội của mình ở từng thời điểm. Chẳng hạn một người là Chủ tịch, bí thư huyện nhưng khi về nhà anh ta không thể sử dụng quyền để ra lệnh với vợ và con mình được. Bởi khi ở nhà vị thế xã hội của anh ta trước hết là vợ con t ừ góc đ ộ tình c ảm, ch ứ không phải theo những qui định của huyện, xã hay của pháp luật. Trong xã hội hiện đại, khi cá nhân tham gia vào nhiều các quan hệ xã hội hội sẽ mang nhiều vị thế và từ đó là các vai trò xã h ội khác nhau. M ỗi vai trò sẽ có những đòi hỏi riêng. Ví dụ, để thực hiện vai trò người mẹ, những người phụ nữ phải quan tâm chăm sóc, thương yêu con cái. Để thực hiện vai trò người cán bộ Hội phụ nữ xã cô ta phải chăm lo đến các công việc, hoạt động của Hội hay tâm t ư nguyện vọng, mối quan hệ của các gia đình chị em phụ nữ. Trên thực tế, nhiều vai trò xã hội có những đòi hỏi khác nhau. Những đòi hỏi này ở một số vai trò có thể phối hợp được với nhau, nh ưng cũng có những đòi hỏi hoàn toàn trái ngược, mâu thuẫn, xung đột với nhau. Ví dụ, một cá nhân đang làm việc tại xã thì nhận được tin con của mình ở nhà ph ải đi cấp cứu. Trong từng thời điểm cụ thể các cá nhân thường phải lựa chọn vai trò để thực hiện. Việc lựa chọn này hoàn toàn không dễ dàng. Đây là m ột trong những nguyên nhân có thể dẫn đến sự căng thẳng thần kinh, một căn bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại (stress). Đó chỉ là hiện tượng căng thẳng và xung đột vai trò. Đ ể thoát kh ỏi tình huống căng thẳng và xung đột vai trò, các cá nhân th ường gi ải quy ết theo một trong các cách sau đây: - Các vai trò quan trọng, cấp bách hơn thường được ưu tiên thực hiện trước. Cách giải quyết tình huống này phổ biến nhất. - Trong trường hợp mức độ quan trọng của các vai trò ngang nhau thì cá nhân thường tuân theo tính hợp pháp của vai trò theo th ời đi ểm lúc b ấy gi ờ. Vai trò                13
  14. hợp pháp là vai trò mà chúng ta cần phải thực hiện tại thời điểm đó theo qui định hoặc yêu cầu của xã hội. - Khi đòi hỏi giữa các vai trò xung đột nhau nhưng ở khía c ạnh nào đó v ẫn có thể dung hoà và xã hội cũng tạo điều kiện cho sự dung hoà đó thì các cá nhân có xu hướng phối hợp các vai trò với nhau. Trong cơ chế thị trường, người phụ nữ cùng một lúc phải đảm nhiệm rất nhiều công việc. Trong xã hội hiện đại, xung đột vai trò biểu hiện rõ nh ất ở người phụ nữ. Họ là người phải đảm nhận vai trò kép: vừa tham gia công tác xã hội, vừa làm công việc gia đình. Cả hai vai trò này đều đòi hỏi ở họ rất nhiều sức lực và thời gian. Nếu như người phụ nữ làm tốt công tác xã hội, tức là phải dành nhiều thời gian và sức lực cho công việc này thì h ọ s ẽ sao nhãng công việc gia đình, và như thế họ lại chưa thực hiện tốt vai trò của người vợ, người mẹ trong gia đình. Vì vậy, trong xã hội hiện đại, một phương pháp hữu hiệu có th ể gi ảm tối đa sự xung đột vai trò của người phụ nữ là việc thực hiện xã h ội hoá công việc gia đình, một phần các công việc gia đình sẽ được các dịch vụ xã h ội đảm nhiệm, đồng thời kêu gọi nam nữ tích cực hơn nữa trong các công việc gia đình. Có như vậy, người phụ nữ mới được giải phóng khỏi các công việc gia đình và tham gia vào công tác xã hội                14
  15. d. Chuẩn mực xã hội (Social norm) + Khái niệm Chuẩn mực xã hội thường được hiểu là nh ững quy tắc, quy đ ịnh ng ấm ngầm hoặc công khai, nhằm áp đặt những phương thức ứng xử cho con người ở từng vị trí xã hội để bảo đảm tính thống nhất và sự tồn tại của nhóm xã hội và hệ thống xã hội. Trong xã hội học, chuẩn mực xã hội được hiểu là tổng hợp các quy tắc, những mong đợi, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội được ghi nhận bằng các ký hiệu (chữ viết) hay các biểu trưng cơ bản đối với nhóm cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít nhiều sự chính xác về tính chất, m ức độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể, cái được phép, cái không đ ược phép (cái mong muốn, cái không mong muốn) hay cái bắt bu ộc ph ải thực hi ện trong hành vi xã hội của mỗi người, nhằm đảm bảo sự ổn định, giữ gìn trật tự, kỷ cương của xã hội Bất cứ một xã hội nào cúng có chuẩn mực xã hội cụ thể tức là những khuôn mẫu tác phong, hành vi nhất định, bắt buộc các thành viên c ủa nó ph ải tuân theo, nếu không sẽ bị chế tài của nó trừng phạt. Chuẩn m ực xã h ội có thể thành văn bản như Hiến pháp, Luật, điều lệ, điều lệnh…Và có th ể không thành văn- ngấm ngầm như luật tục, tục lễ, phong tục, tập quán và những tập tục thông thường( Không có tính quy phạm, áp dụng mềm dẻo, không áp đặt). Cùng với sự phát triển và chuyển biến của xã hội, chuẩn mực xã h ội - các khuôn mẫu tác phong cũng thường xuyên thay đổi cho phù h ợp. Điều đó đòi hỏi mọi người phải thường xuyên học hỏi để có phương thức ứng xử kịp thời và tạo ra sự thích nghi cần thiết. Chuẩn m ực xã h ội có vai trò trong vi ệc hướng dẫn hành vi, thái độ cho con người, nó vạch ra gi ới h ạn nên hay không nên làm, được làm và không được làm. Nó là cơ sở để mỗi người thực hiện vai trò xã hội của mình.Trong đời sống cộng đồng việc thực hiện các chuẩn mực xã hội là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo cho xã h ội, c ộng đ ồng t ồn t ại và phát triển trong sự trật tự. Cá nhân nào không tuân thủ những chuẩn mực chung của xã hội sẽ dẫn đến hành vi lệch lạc( Lệch chuẩn). Sự lệch chuẩn xã hội của cá nhân là nguyên nhân gây nên những rối lo ạn các quan h ệ xã h ội và dễ dàng đẫn đến rối loạn trật tự xã hội. Việc tăng cường giáo dục, quán triệt cho quân nhân về pháp luật nhà nước, điều lệnh, điều lệ, kỷ luật quân đội, các quy định của đơn vị là điều kiện cần thiết để xây dựng nề nếp chính quy trong từng đơn vị.                15
  16. + Phân loại chuẩn mực xã hội Với chức năng làm cơ sở, điểm tựa cho hành vi ứng xử, chuẩn mực xã hội điều chỉnh toàn bộ lĩnh vực quan hệ của con người, ch ỉ ra và quy đ ịnh mỗi người cần phải hành động như thế nào trong những tình huống cụ th ể. Có thể phân chia chúng thành hai nhóm lớn: 1. Chuẩn mực nhân văn có chức năng điều tiết quan hệ giữa người với người với tư cách là những cá nhân riêng biệt. 2. Chuẩn mực chính trị và pháp lý nhằm điều tiết quan hệ giữa các nhóm người, kể cả quan hệ giữa các cộng đồng. Summer phân biệt bốn loại chuẩn mực xã hội, đó là: kỹ thuật, lề thói (Folkways), phong tục và pháp luật. Sự phân biệt của m ỗi lo ại đ ược d ựa trên phản ứng tập thể gây ra khi chuẩn mực bị vi phạm và “phản ứng” ấy có sự tăng lên về trật tự: trong khi sự vi phạm hai loại chuẩn mực đầu ch ỉ đơn giản gây nên những sự phản đối, thì hai loại sau lại dẫn đến sự loại bỏ hay đòi hỏi sửa chữa (hoặc: đền bù) [Dictionnaire des sciences humaines, 1994: 262]”. Tại sao cần phải duy trì hệ thống chuẩn mực xã hội? Trước những tình huống xã hội, những sự kiện, vấn đề xã hội… xuất hiện nhu cầu phải có những phương tiện xã hội để điều chỉnh hành vi của con người. Chính vì vậy, con người đã xác lập và tạo dựng một hệ thống những quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với hành vi của mỗi cá nhân hay nhóm xã hội. Từ đó hình thành và xuất hiện trong xã hội một hệ thống các chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh hành vi của các cá nhân, nhóm xã hội. e. Giá trị xã hội (Social value) + Khái niệm Giá trị xã hội là những điều được chấp nhận, được coi là đúng, là tích cực, là đẹp, có ích lợi trong nhận thức, tình cảm của con người trong c ộng đồng xã hội. Giá trị là lý tưởng tập thể có tác dụng điều ch ỉnh, chi ph ối tư tưởng và hành động của con người trong một bối cảnh lịch sử nhất định. Trong xã hội học, năm 1951, CL. Kluckhohn đã nêu một đ ịnh nghĩa nay đã trở lên kinh điển và cho ta sự nhất trí cách hiểu khái niệm. Theo đó, "Giá trị là những quan niệm về điều mong muốn đặc trưng hiện hay ẩn cho một cá nhân hay một nhóm và ảnh hưởng tới việc chọn các phương thức, phương                16
  17. tiện hoặc mục tiêu của hành động" 2. Hay "giá trị là tiêu chuẩn qua đó thành viên của một nền văn hoá xác định điều gì là đáng mong muốn và không đáng mong muốn, tốt hay xấu, đẹp hay xấu (Williams,1970:27)3. Như vậy, có thể hiểu giá trị là những gì mà con người ta ưa thích, cho là quan trọng, là đáng có trong cuộc sống, có ảnh h ưởng t ới vi ệc l ựa chọn các phương thức, phương tiện hoặc mục tiêu của hành động. Giá trị ảnh hưởng đến động cơ và hướng dẫn cho hành động của con người, vì thế có thể nhìn người ta hành động mà đoán được giá trị của người ta. Tuy nhiên, trong một một số trường hợp giá trị và hành động không nhất quán với nhau. Mặc dù cho đến hiện nay, trong xã hội học còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về giá trị, nhưng các quan niệm khác nhau t ựu trung l ại đ ều được diễn đạt trên những nội dung cơ bản là: Giá trị xã hội là kết quả của quá trình tương tác xã h ội và được hình - thành từ các chuẩn mực xã hội. Giá trị xã hội gắn với nhu cầu xã hội, thể hiện nh ững tiêu chuẩn có - thể mong đợi, bộc lộ thái độ của con người về mặt lợi ích. Giá trị xã hội được xác định như là mục đích của hành động và có th ể - nhận thức, noi theo được. + Phân loại giá trị xã hội Trong xã hội có nhiều loại giá trị khác nhau và mỗi loại giá trị lại được chia làm những giá trị cụ thể gắn với nhu cầu, chuẩn mực xã hội và văn hoá xã hội. Giá trị vật chất - Giá trị tinh thần - Giá trị văn hoá - Giá trị gia đình - Giá trị cộng đồng - Giá trị truyền thống - Giá trị hiện đại … - Trong xã hội tồn tại nhiều loại giá trị xã hội khác nhau nên bao giờ cũng có sự ưu tiên lựa chọn giá trị này hoặc giá trị khác của các nhóm xã hội, của các cá nhân từ đó hình thành các thang giá trị. 2 Tõ ®iÓn X· héi häc - Gunter Endrweit vµ Gisela Trommsdorff (dÞch tõ nguyªn b¶n tiÕng §øc - NXB ThÕ giíi, 2002, tr. 156) 3 X· héi häc - Jnhn F. Macionic (Trung t©m dÞch thuËt thùc hiÖn) - NXB Thèng kª, tr.8.                17
  18. Thang giá trị là hệ thống thứ bậc các giá trị được lựa chọn trong tổng số các giá trị mà công đồng xã hôi đã lựa chọn. Thang giá trị ở từng dân tộc khác nhau, từng giai đoạn lịch sử khác nhau thì không giống nhau.Thậm chí ở từng giới, từng lứa tuổi cũng không giống nhau. Trong điều kiện hiện nay, khi chúng ta chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường, sự phân hoá giàu nghèo trong xã hôi đang diễn ra gay gắt, sự tác động của toàn cầu hoá… thì trong xã hội cũng đang diễn ra sự chuyển dịch giá trị, thang giá trị và sự xung đột giá trị. Những hệ thống giá trị cũng đang thay đổi, nhiều giá trị truyền thống tích cực đang được kế thừa phát triển bên cạnh những giá trị mới đang hình thành, cho nên việc định hướng, giáo dục giá trị một cách chính xác có ý nghĩa hết sức to lớn cho sự phát tri ển nhân cách và s ự tồn tại, phát triển trật tự của một xã hội. Thông thường trong xã hội nông nghiệp, chậm phát triển người ta thường đề cao nông nghiệp, tình cảm gắn bó với làng xã, ruộng đất, đề cao tính cần cù nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, tần tảo, tằn tiện. Khi xã hội thay đổi, phát triển thì nhận thức về giá trị cũng biến đổi, phát triển theo, h ọ đ ề cao khoa học, học vấn, đề cao tính năng động sáng tạo, đề cao sự giàu có sung túc trong cuộc sống… Trong một xã hội nhất định, một giá trị nhất dịnh nào đó đ ược đánh giá là quan trọng thì tất nhiên giá trị ấy gắn liền v ới s ự duy trì, b ảo v ệ các l ợi ích chung của xã hội, nhằm góp phần thoả mãn các lợi ích chung và nhu c ầu căn bản của xã hội.Thông thường thì những giá trị chung; giá trị căn b ản đó mà con người sống trong xã hội, một cộng đồng sẵn sàng đấu tranh, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ những giá trị căn bản đó, chẳng hạn như quyền lợi quốc gia dân tộc, lý tưởng của xã hội mà người đó là thành viên. Các giá trị xã hội luôn luôn là yếu chế tài của tác phong đối v ới con người xã hội. Những hệ thống giá trị được xã hội chấp nhận, được nhất trí cao luôn tạo lên “áp lực xã hội” giúp cho xã hội xác định những khuôn mẫu tác phong, những chuẩn mực mà mọi người phải tuân theo. Đây cũng là cơ s ở khen thưởng hoặc trừng phạt đối với niềm tin, thái độ nào đó của một vị trí xã hội. Việc giáo dục định hướng giá trị chính xác cho quân nhân có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc xây dựng nhân tố chính trị, tinh thần của quân đội ta hiện nay.                18
  19. Giá trị xã hội quyết định tính thống nhất của vai trò xã hội, của sự ổn định về chính trị, tư tưởng của xã hội, được th ể hiện thông qua các vai trò xã hội. Vai trò xã hội của quân nhân là cơ chế chính để diễn t ả, là bi ểu tr ưng của hệ giá trị. Hệ giá trị, thang giá trị là những cơ sở để hình thành mô hình hành động, khuôn mậu tác phong hành vi của quân nhân, là cơ sở để quân đ ội có s ự th ống nhất về chính trị, tinh thần, tư tưởng. Hệ giá trị đặc trưng của quân đ ội ta là: Trung với Đảng, hiểu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, Sẵn sàng chiến đấu hy sinh vf độc lập đân tộc và Chủ nghĩa Xã hội, vì hạnh phúc của nhấn dân. Đây vừa là hệ giá trị, v ừa là truy ền th ống của quân đội ta, là cơ sơ để Đảng, Nhà nước, Nhan dân xem xét đánh giá về Quân đội và đánh giá từng quân nhân .Đång thêi ®©y còng lµ nh÷ng gi¸ trÞ, chuÈn mùc ®Ó mçi qu©n nh©n thùc hiÖn c¸c vai trß cña m×nh. Trong điều kiện hiện nay, để xây dựng quân đội về chính trị tinh th ần, xây dựng quân đội chính quy cần phải tập trung nghiên cứu nh ững biến đổi về giá trị, thang giá trị từ đó có những giải pháp phù hợp cho việc giáo dục, định hướng giá trị chính xác cho từng quân nhân, góp phần hình thành phẩm chất nhân cách tốt đẹp cho bộ đội và cho việc quản lý con ng ười xã h ội quân nhân một cách có hiệu quả. Phải chủ động xây dựng h ệ thống giá trị m ới phù hợp với yêu cầu xây dựng Quân đội theo h ướng chính quy, tinh nhu ệ và t ừng bước hiện đại. Mặt khác phải triển khai đưa việc giáo dục giá trị vào ch ương trình giáo dục chính khoá cho quân nhân ở tất cả các cấp. + Sự thay đổi giá trị và sự xung đột của giá trị Giá trị là cái có thực, tồn tại trong hiện th ực và ph ụ thuộc tr ực ti ếp vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng xã hội, vì vậy phải xem xét giá trị trong những điều kiện xã hội cụ thể. Mỗi xã hội, mỗi nền văn hoá có các h ệ giá tr ị khác nhau. Một xã hội có thể đề cao giá trị độc lập t ự ch ủ, xã h ội khác thì có thể lại đề cao giá trị của sự tuân thủ và phục tùng. Hệ giá trị xã hội là phương hướng phấn đấu cho toàn xã hội. 1 Nếu điều kiện kinh tế - xã hội có sự biến đổi thì sớm hay muộn hệ giá trị cũng biến đổi theo. Trong xã hội bất kỳ, giá trị của các nhóm người khác nhau tất sẽ có sự khác biệt với các giá trị văn hoá thống trị. Độ tuổi, giới tính, dân tộc, ch ủng tộc và giai cấp xã hội đều ảnh hưởng đến sự hình thành các giá trị cá nhân, vì thế trong một xã hội luôn tồn tại sự mâu thuẫn ở giá trị cá nhân. 1 X· héi häc – GS. Ph¹m TÊt Dong, TS. Lª Ngäc Hïng ( ®ång chñ biªn) – NXB Gi¸o dôc, tr. 250.                19
  20. Mỗi cá nhân thường có các giá trị ưu tiên và luôn nhấn mạnh các giá trị này hơn giá trị khác. Khi các giá trị căn bản mâu thuẫn thì người ta thường xếp chúng theo thứ bậc của mức độ quan trọng và hành động theo những giá trị quan trọng nhất2. Ví dụ: đối với người học sinh, giá trị quan trọng nhất là phải tiếp thu được những kiến thức cần thiết hoặc phải phấn đấu học thật tốt để thi đậu vào Đại học. 2 S¸ch ®· dÉn                20
nguon tai.lieu . vn