Xem mẫu

  1. B-LEARNING VÀ NĂNG LỰC ICT CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM NGUYỄN THẾ DŨNG Viện Sư phạm Kỹ thuật - trường Đại học Bách Khoa Hà Nội VĂN THỊ THANH NHUNG Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Theo khung năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong dạy học của UNESCO [7] thì năng lực hỗ trợ học sinh ứng dụng ICT trong học tập và năng lực ứng dụng ICT trong thiết kế và tổ chức dạy học là hai năng lực thiết yếu. Một cách thiết thực nhất để thuyết phục sinh viên ngành Sư phạm thấy được hiệu quả của ICT trong dạy học là đặt họ vào môi trường học tập giàu sự ứng dụng của công nghệ và cho họ thấy được hiệu quả của việc học tập như vậy. Nghiên cứu này trình bày một số phân tích về mối quan hệ giữa dạy học kết hợp (B-learning) và mô hình TPACK trong đào tạo giáo viên hiện nay. Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm nhằm đánh giá tác động của quá trình học tập với mô hình B-learning đến năng lực ứng dụng ICT trong dạy học của sinh viên cũng sẽ được trình bày. Từ khóa: B-learning; năng lực ICT; năng lực ứng dụng ICT trong thiết kế và tổ chức dạy học; năng lực hỗ trợ học sinh ứng dụng ICT trong học tập; mô hình TPACK. 1. MỞ ĐẦU Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tích hợp ứng dụng công nghệ mang lại nhiều lợi ích cho cả giáo viên (GV) và học sinh (HS) trong quá trình dạy học. Với các đánh giá về ảnh hưởng của ICT trong dạy học khoa học thông qua việc phân tích, tổng hợp thông tin từ 628 công bố khoa học có liên quan được thực hiện ở 10 nước khác nhau, các tác giả cho rằng ICT tăng cường năng lực nhận thức, khả năng tự học của người học [1]. Hơn nữa, năng lực ứng dụng ICT là một trong 8 năng lực mà học sinh cần đạt được sau khi hoàn tất chương trình giáo dục phổ thông. Do đó, ngoài việc người GV cần có năng lực ICT để nâng cao chất lượng hoạt động dạy học của bản thân, GV còn có thể hình thành và phát triển năng lực ICT cho học sinh trong quá trình dạy học bộ môn. Văn Thị Thanh Nhung và các cộng sự trong [8] đã đề xuất quy trình rèn luyện cho sinh viên kỹ năng dạy học công nghệ 10 trong môi trường E-learning, trong đó kỹ năng sử dụng máy tính và phần mềm; Kỹ năng xây dựng học liệu đa phương tiện; Kỹ năng tổ chức, quản lý hoạt động tự học của học sinh với E-learning là rất cần thiết cho giáo sinh khi dạy học trên môi trường này. Trong khi đó, Nguyễn Văn Hiền [6] cũng đã chỉ ra 3 xu hướng ứng dụng ICT trong dạy học hiện nay, đó là: ICT là phương tiện của người GV; ICT là phương tiện dạy và học của cả GV và HS và ICT dường như chỉ là phương tiện của trò, là “môi trường” học tập mới, môi trường học tập ảo. Từ đó tác giả chỉ ra một số kỹ năng cần 87
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 được đào tạo để phát triển năng lực ứng dụng ICT trong tổ chức dạy - học cho sinh viên Sư phạm. Theo chúng tôi, xu hướng thứ hai với hình thức dạy học B-learning sẽ là xu hướng được sử dụng rộng rãi ở nước ta. Hơn nữa ICT không chỉ là nội dung học tập, không chỉ là phương tiện dạy học, môi trường dạy học. Với mô hình TPACK sẽ được đề cập trong phần tiếp theo, ICT còn là một thành tố cấu trúc quan trọng trong quá trình dạy và học. Do đó việc nâng cao năng lực dạy học trên môi trường E-learning cũng như năng lực ICT cho giáo sinh là một nhu cầu thiết yếu trong giai đoạn hiện nay của giáo dục Việt Nam. Ở đây, chúng ta quan tâm đến năng lực ICT một cách cụ thể, đó là năng lực ứng dụng ICT trong dạy và học của GV và đặc biệt là sinh viên (SV) Sư phạm, người giáo viên trong tương lai. Trong các phần dưới đây, năng lực ICT được gọi tắt cho năng lực ứng dụng ICT trong dạy và học. Bên cạnh đó, với các sinh viên năm thứ 2, 3 và thứ 4 ở trường Đại học Sư phạm đã có ý thức cao về nghề nghiệp trong tương lai, nên trong phần dưới đây có thể gọi tắt sinh viên Sư phạm là giáo sinh (preservive teacher). Ngoài ra, như trên đã nói cách thiết thực nhất để thuyết phục sinh viên ngành sư phạm thấy được hiệu quả của ICT trong dạy học là đặt họ vào môi trường học tập giàu sự ứng dụng của ICT và cho họ thấy được hiệu quả của việc học tập như vậy. Do đó việc nghiên cứu để tìm hiều sự tác động của hình thức dạy học kết hợp (blended learning - B-learning) đối với việc nâng cao năng lực ICT của giáo sinh là đáng được đặt ra. Dựa trên thang đo ICTC-PU và ICTC-ID, đã được kiểm chứng độ tin cậy và độ giá trị do Jo Tondeur và các cộng sự đề xuất trong [2]. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu sự tác động của việc học tập với hình thức B-learning đến năng lực ứng dụng ICT trong dạy học của sinh viên với các kết quả được phân tích và đánh giá dưới đây. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Mô hình TPACK trong dạy học ngày nay và việc bồi dưỡng năng lực ICT cho sinh viên sư phạm Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng ICT không chỉ được xem là môi trường mà còn là một thành tố cần có sự kết hợp với phương pháp sư phạm và kiến thức chuyên môn trong quá trình dạy học. Mô hình TPACK (Technological Pedagogical Content Knowledge) do Matthew J. Koehler và các cộng sự phát triển [3]. Trong đó, ba thành phần chính của mô hình là tri thức về nội dung (content knowledge), tri thức về kĩ năng sư phạm (pedagogical knowledge) và tri thức về công nghệ (technological knowledge). Phần giao thoa của ba thành phần này cũng như mối quan hệ và tương tác giữa chúng, chính là TPACK đó là những tri thức cần thiết cho dạy học của giáo sinh, thể hiện cho sự quan tâm tính công nghệ, tính sư phạm và tri thức về nội dung, đồng thời cũng nhấn mạnh sự cân đối của ba thành phần này trong thiết kế dạy học là hết sức cần thiết. 88
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 Hình 1: Khung TPACK (The technological pedagogical content knowledge framework), nguồn [3] Mô hình này là sự phát triển của các dạng kiến thức được hình thành do sự tương tác của 3 mảng kiến thức trên trong quá trình đào tạo giáo sinh, như: - Kiến thức phương pháp sư phạm sử dụng trong lĩnh vực dạy học (Pedagogical Content Knowledge - PCK). - Kiến thức về các công cụ ICT chuyên dùng trong lĩnh vực dạy học (Technological Content Knowledge - TCK). - Kiến thức về các công cụ ICT hỗ trợ những ý tưởng, phương pháp dạy học cụ thể (Technological Pedagogical Knowledge - TPK). Cùng các tương tác khác như Technological Knowledge - TK, Content Knowledge - CK, Pedagogical Knowledge - PK, Pedagogical Content - PC … Để việc ứng dụng ICT vào dạy học có hiệu quả, GV cần có cả đầy đủ 3 mảng kiến thức trên và việc vận dụng, mức độ của từng khối kiến thức cần linh hoạt trong những hoàn cảnh, bài học cụ thể. TPACK được xem như là một khung lý thuyết giúp các nhà quản lý giáo dục thiết kế những hệ thống dạy học và đào tạo hiệu quả hơn. Mô hình là cơ sở cho việc phân tích kiến thức, năng lực cần có của GV và từ đó có những giải pháp đào tạo giáo sinh đáp ứng yêu cầu dạy học của thế kỉ 21. TPACK chỉ ra việc học tập đạt hiệu quả cao nhất khi GV và HS cùng sử dụng sức mạnh của ICT để khám phá tri thức trong môi trường học tập được gắn kết chặt chẽ với thực tiễn. 89
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Một số câu hỏi liên quan đến thành tố công nghệ (T) và các thành tố khác của mô hình TPACK, như: - Các công cụ ICT cần được sử dụng như thế nào để giúp người học lĩnh hội kiến thức hiệu quả nhất? - Những công cụ ICT nào sẽ hỗ trợ hiệu quả nhất cho phương pháp sư phạm mà GV muốn sử dụng cho bài học? - Các công cụ ICT nào cần có để triển khai những hoạt động học tập này? Qua những phân tích trên cho thấy việc nâng cao năng lực ICT, đặc biệt là năng lực dạy học trên môi trường E-learning cho giáo sinh là một nhu cầu thiết yếu của các trường Đại học Sư phạm hiện nay. Trong đó việc nghiên cứu ảnh hưởng của việc học tập trên môi trường giàu tính công nghệ B-learning đến năng lực ICT của giáo sinh là hết sức cần thiết. Đã có nhiều thang đo về các năng lực liên quan đến các miền kiến thức trong mô hình TPACK và năng lực ICT [3]. Tuy vậy, miền khảo sát ở đây sẽ khá lớn, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu với hai năng lực thiết yếu trong mô hình TPACK là năng lực hỗ trợ học sinh ứng dụng ICT trong học tập (Competencies to support pupils for ICT - use in learning - ICTC-PU) và năng lực ứng dụng ICT trong thiết kế và tổ chức dạy học (Competencies to use ICT for Instructional Design and Organization in Teaching - ICTC-ID) với thang đo được tham khảo trong [2]. 2.2. Nghiên cứu tác động của B-learning đến năng lực ICT của sinh viên ngành Sư phạm 2.2.1. Mục đích nghiên cứu Đã có nhiều nghiên cứu về việc cần đào tạo cho giáo sinh, để họ có thể vận hành tốt quá trình dạy học với E-learning, các yếu tố cần lưu ý khi tích hợp công nghệ trong dạy học cũng như hiệu quả của việc dạy và học với B-learning [1], [2], [3], [6], [8]. Tuy vậy, cần có các nghiên cứu sâu với các đối tượng người học, môn học, điều kiện, hoàn cảnh giáo dục cụ thể. Hơn nữa các tác động của B-learning đến năng lực ICT của giáo sinh vẫn là một mục đích nghiên cứu còn khá mới mẻ. Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra ở đây là: Việc học tập với hình thức B-learning có ảnh hưởng đến năng lực ứng dụng ICT trong dạy học của giáo sinh, cụ thể ở đây là năng lực hỗ trợ học sinh ứng dụng ICT trong học tập và năng lực ứng dụng ICT trong thiết kế và tổ chức dạy học hay không? 2.2.2 Đo lường Sử dụng bộ tiêu chí đánh giá ICTC-PU và ICTC-ID [2], với thang đo Likert 5 mức. Bộ câu hỏi của thang đo này đã được chúng tôi biên dịch (xem thêm ở phần phụ lục của bài báo này). Trong bộ câu hỏi này, 11 tiêu chí đầu tiên dùng cho việc khảo sát năng lực hỗ trợ học sinh ứng dụng ICT trong học tập và 8 tiêu chí còn lại dùng cho năng lực ứng dụng ICT trong thiết kế và tổ chức dạy học. Ở đây, để khảo sát ở mức nhận 90
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 thức của đối tượng khảo sát đối với việc hình thành những năng lực nói trên, nên đi kèm với các tiêu chí, chúng tôi nhấn mạnh: Tôi nghĩ rằng, tôi có thể… Các mức của thang đo là Hoàn toàn không đồng ý; Không đồng ý; Không có ý kiến; Đồng ý; Rất đồng ý và được gán các mức tương ứng với 0, 1, 2, 3, 4. Năng lực ICT của các đối tượng sẽ là trung bình cộng của các dữ liệu định lượng của 19 tiêu chí theo từng đối tượng khảo sát. Trong phần dưới đây sẽ ký hiệu là ICTC. Năng lực ICTC-PU và ICTC-ID tương tự là trung bình cộng dữ liệu định lượng của từng đối tượng theo 11 và 8 tiêu chí tương ứng của các năng lực thành phần này. Xử lý dữ liệu với công cụ Data Analysis ToolPak của MS Excell 2016. Sử dụng kết quả của 121 đối tượng trong nhóm thực nghiệm 2, để đánh giá độ tin cậy của thang đo trên phần mềm SPSS 16.0, chúng ta có được chỉ số Cronbach’s Alpha là 0.674 chứng tỏ thang đo là có thể sử dụng tốt, vì đây là trường hợp khái niệm nghiên cứu và bối cảnh nghiên cứu là khá mới mẽ đối với các đối tượng được khảo sát của nghiên cứu. 2.2.3. Thiết kế và qui trình nghiên cứu Vì sinh viên các khoá và giáo viên có các mức năng lực khác nhau nên để khách quan trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chia làm các nhóm thực nghiệm: - Nhóm thực nghiệm 1: Sinh viên đã tham dự môn học Nhập môn cơ sở dữ liệu với mô hình B-learning. - Nhóm thực nghiệm 2: Sinh viên năm thứ 4 và một số Giáo viên đã có hoặc chưa từng tham dự học trực tuyến ở các trường Đại học Sư phạm ở khu vực miền Trung như Huế, Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình và một số giáo viên ở Đồng Nai, Bình Dương. Đối với nhóm thực nghiệm 1, chúng tôi tiến hành đánh giá với thang đo ICTC-PU và ICTC-ID trước và sau khi tham gia khóa học với hình thức B-learning để đánh giá tác động của B-learning. Môn học Nhập môn cơ sở dữ liệu đã được chúng tôi tổ chức dạy học theo hình thức B-learning, cho một lớp sinh viên năm 2 trong năm học 2016-2017 với 29 sinh viên và hai lớp sinh viên ở học kỳ 2, năm thứ 3 trong các năm học 2014-2015 và 2015- 2016, với tổng cộng 92 sinh viên. Chúng tôi chọn 92 số liệu của sinh viên năm thứ 3. Các vấn đề liên quan đến mô hình tổ chức dạy học, qui trình dạy học, phương pháp dạy học, cách thức tổ chức dạy học trên khóa học trực tuyến, hình thức kiểm tra đánh giá… của hình thức B-learning mà chúng tôi đã tổ chức môn học này, có thể xem cụ thể ở các tài liệu [4], [5]. 91
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Với nhóm thực nghiệm 2, chúng tôi tiến hành khảo sát với thang đo ICTC-PU và ICTC-ID, đi kèm với câu hỏi để xác định họ đã từng tham dự học với hình thức B- leanring hay chưa. Quá trình khảo sát với hình thức trực tuyến với công cụ Google form, với số người tham gia là 129. Tuy nhiên, do có sự chênh lệch lớn giữa số người đã từng (nhóm E - Experimental) và chưa tham gia học (nhóm C - Control) với hình thức B-learning, nhóm C này có 39 đối tượng nên chúng tôi chọn ngẫu nhiên số người đã từng tham gia học cho đúng bằng với số người chưa từng học với B-learning. Số lượng khảo sát để đánh giá đối chiếu giữa hai nhóm tổng cộng là 78, chia đều cho 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng. 2.2.4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận Kết quả phân tích với nhóm thực nghiệm 1: Sau khi làm sạch số liệu của 92 sinh viên năm thứ 3 tham dự thực nghiệm, chúng tôi giữ lại 87 số liệu để tiến hành phân tích. Bảng 1: Thống kê mô tả của ICTC-PU, ICTC-ID và ICTC Thống kê mô tả Thống kê mô tả sau hoạt động trước hoạt động ICTC-PU ICTC-ID ICTC ICTC-PU ICTC-ID ICTC Mean 2,07 1,98 2,03 3,02 3,03 3,02 Standard Error 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 0,01 Median 2,09 2,00 2,05 3,00 3,00 3,00 Mode 2,09 1,88 2,11 3,00 3,00 3,00 Standard Deviation 0,18 0,20 0,16 0,16 0,19 0,13 Sample Variance 0,03 0,04 0,03 0,03 0,03 0,02 Kurtosis -0,55 -0,98 -0,31 0,61 0,56 -0,51 Skewness -0,01 0,04 0,02 0,17 0,41 0,10 Range 0,82 0,75 0,79 0,82 1,00 0,58 Minimum 1,73 1,63 1,68 2,64 2,63 2,74 Maximum 2,55 2,38 2,47 3,45 3,63 3,32 Sum 179,91 172,38 176,74 262,73 263,75 263,16 Count 87,00 87,00 87,00 87,00 87,00 87,00 Largest(1) 2,55 2,38 2,47 3,45 3,63 3,32 Smallest(1) 1,73 1,63 1,68 2,64 2,63 2,74 Confidence Level 0,04 0,04 0,03 0,04 0,04 0,03 (95,0%) 92
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 Bảng 2: So sánh số liệu trước và sau tác động với phép t-test theo cặp t-Test: Paired Two Sample for Means PU-Pre PU-Post ID-Pre ID-Post ICTC-Pre ICTC-Post Mean 2,07 3,02 1,981 3,03 2,03 3,02 Variance 0,03 0,03 0,039 0,03 0,03 0,02 Observations 87,00 87,00 87,000 87,00 87,00 87,00 Pearson 0,07 0,15 0,19 Correlation Hypothesized 0,00 0,00 0,00 Mean Difference df 86,00 86,00 86,00 t Stat 37,68 39,02 49,32 P(T
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 Count 39,00 39,00 39,00 39,00 39,00 39,00 Largest(1) 2,64 2,75 2,63 3,45 3,50 3,32 Smallest(1) 2,00 1,75 1,95 2,64 2,63 2,84 Confidence Level 0,05 0,07 0,05 0,05 0,06 0,04 (95,0%) Bảng 4: So sánh giữa nhóm C và nhóm E, với phép z-test z-Test: Two Sample for Means PU_C PU_E ID_C ID_E ICT_C ICT_E Mean 2,16 3,00 2,14 3,04 2,15 3,02 Known Variance 0,03 0,03 0,05 0,04 0,03 0,01 Observations 39,00 39,00 39,00 39,00 39,00 39,00 Hypothesized 0,00 0,00 0,00 Mean Difference z -21,45 -18,78 -27,06 P(Z
  9. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 Với nhóm thực nghiệm 2, ta thấy với 129 đối tượng khảo sát có đến 39 người trả lời chưa từng học với hình thức E-learning, theo chúng tôi có một số đối tượng xem E-learning phải bắt buộc là hình thức học trực tuyến có giao tiếp đồng bộ, nên số lượng người trả lời như trên là khá lớn. Ngoài ra với nhóm thực nghiệm 2 này, ta thấy sự ảnh hưởng của hình thức dạy học B-leanring là thấp hơn so với nhóm thực nghiệm 1, lý do chính như chúng tôi đã đề cập ở trên là năng lực ICT có thể chịu ảnh hưởng bởi nhiều tác động khác. 3. KẾT LUẬN Rõ ràng còn rất nhiều yếu tố khác tác động đến năng lực ICT của sinh viên và người được khảo sát, nên ở đây chúng tôi chỉ đánh giá mức nhận thức. Nhưng theo chúng tôi, nhận thức việc ứng dụng ICT trong dạy học cũng hết sức quan trọng, vì ứng dụng ICT không chỉ đơn thuần về bản thân công cụ mà cả về giáo dục, về cách thức giáo viên và người học sử dụng các công cụ này để hỗ trợ việc dạy và học. Cần thấy rằng các công cụ không tự động thay đổi quá trình dạy và học. Tất cả đều phụ thuộc vào cách thức mà người dạy và người học sử dụng các công cụ. Với công nghệ, người dạy cần đặt người học vào thế giới thực tế và lấy họ là trung tâm của việc dạy và học với ứng dụng của ICT. Các kết quả nghiên cứu trong bài báo, cho thấy cần tiến hành tổ chức dạy học với hình thức B-leanring cho sinh viên Sư phạm, cũng như trong công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên. Hình thức dạy học này sẽ giúp nâng cao năng lực ICT cho người giáo viên, nhằm giúp họ đáp ứng đầy đủ một trong ba mảng kiến thức trọng tâm của mô hình TPACK. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bennett, J., Hogarth, S., Lubben, F., Campbell, B., & Robinson, A. (2006), ICT in science teaching, Technical report. In: Research Evidence in Education Library, London: EPPI-Centre, Social Science Research Unit, Institute of Education, University of London. [2] Jo Tondeur, Koen Aesaert, Bram Pynoo, Johan van Braak, Norbert Fraeyman and Ola Erstad (2015), Developing a validated instrument to measure preservice teachers’ ICT competencies: Meeting the demands of the 21st century, British Journal of Educational Technology, doi:10.1111/bjet.12380, British Educational Research Association. [3] Matthew J. Koehler, Punya Mishra, Kristen Kereluik, Tae Seob Shin and Charles R. Graham, The Technological Pedagogical Content Knowledge Framework, Handbook of Research on Educational Communications and Technology, DOI 10.1007/978-1-4614- 3185-5_9, ©Springer Science+Business Media New York 2014. [4] Nguyễn Thế Dũng (2015), Nghiên cứu sử dụng mô hình lớp học đảo ngược những khó khăn thách thức và khả năng ứng dụng, Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2015, Tập: 60, Số: 8D, Trang: 85-92. 95
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 [5] Nguyễn Thế Dũng, Ngô Tứ Thành (2016), Một quy trình tổ chức dạy học Tin học với mô hình b-learning, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học toàn quốc “Giáo dục kỹ thuật - các xu hướng công nghệ và thách thức”, Trường Đại học Bách Khoa Hà nội, ISBN 978 - 604 - 95 - 0005 - 3 [6] Nguyễn Văn Hiền (2011), Trends in ict application in teaching - learning: theory and practices in teacher training, Proceeding of International Conference “Innovation in Teaching, Research and Management in Higher Education”, co-organized by SEAMEO RETRAC and British Council, HCM city 2011. [7] UNESCO (2011), UNESCO ICT Competency framework for Teachers, UNESCO, France. [8] Văn Thị Thanh Nhung (2013), Xây dựng quy trình rèn luyện cho sinh viên kỹ năng dạy học công nghệ 10 trong môi trường E-learning đào tạo theo học chế tín chỉ, Báo cáo tổng kết Đề tài cấp Đại học Huế, ĐH Huế. Title: B-LEARNING AND ICT COMPETENCE OF PEDAGOGICAL STUDENTS Abstract: According to the framework of competence using information and communication technology (ICT) in teaching of Unesco [7], the competencies to support pupils for ICT-use in learning and the competencies to use ICT for Instructional Design and Organization in Teaching are two essential competencies. The most practical way to convince students of Pedagogy to see the effectiveness of ICT in teaching is to put them into a rich learning environment of technology applications and show them the effect of such learning. This paper presents an analysis of the relationship between blended learning (B-learning) and TPACK model in teacher training today. Besides that, the results of experimental studies to assess the impact of the learning process in the B-learning model to competence to using ICT in teaching of the student will also be presented. Keywords: B-learning; ICT competence; Competencies to support pupils for ICT-use in learning; Competencies to use ICT for Instructional Design and Organization in Teaching; TPACK model ThS. NGUYỄN THẾ DŨNG Khoa Tin học - Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Huế Điện thoại: 0914203620, Email: zungnguyen2016@gmail.com PGS. TS. VĂN THỊ THANH NHUNG Viện Nghiên cứu Giáo dục, trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế 96
nguon tai.lieu . vn