Xem mẫu

  1. Áp trần cho vay: Chưa tạo cú hích tiêu vốn Thông tư 14 của NHNN áp trần lãi suất cho vay không quá 15%/năm được kỳ vọng sẽ kích thích các NHTM đẩy mạnh bơm vốn giá rẻ chia sẻ khó khăn cùng doanh nghiệp. Tuy nhiên, phản ứng với thông tư này nhiều NHTM tỏ ra bình thản, không vội vàng. 2 ngày sau khi Thông tư 14 có hiệu lực, không khí trong khu vực thị trường tín dụng 1 (dân cư và doanh nghiệp) vẫn im ắng. Bởi thực chất trong 4 lĩnh vực được ưu tiên vay vốn lãi suất (15%/năm) theo Thông tư 14, lĩnh vực xuất khẩu và nông nghiệp đã được các NHTM ưu đãi lãi suất 15%/năm từ đầu năm đến nay. Những doanh nghiệp tốt trong 2 lĩnh vực này cũng đã được các NHTM “o bế” từ lâu. Thị phần tín dụng ở 2 lĩnh vực này chiếm tỷ trọng không lớn trong dư nợ tín dụng của các NHTM nên tất yếu sẽ không có nhiều thay đổi khi Thông tư 14 có hiệu lực. Riêng với 2 lĩnh vực công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp nhỏ và vừa trước đây phải chịu vay với lãi suất cao, các NHTM cũng sẽ hạ trần cho vay xuống 15%/năm. Nhưng thực tế không phải doanh nghiệp nào trong 2 đối tượng này cũng dễ dàng đáp ứng được các điều kiện vay vốn của NHTM.
  2. Mở cửa và khuyến khích tín dụng cho vay 4 lĩnh vực ưu tiên là việc làm đúng, nhưng điều kiện NHNN đặt ra khá chặt chẽ, như doanh nghiệp phải có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, trong 12 tháng qua không có nợ xấu, có báo cáo kiểm toán... Trong bối cảnh gồng mình gánh chịu chi phí lãi suất cao suốt thời gian dài và đầu ra của hàng hóa bị sụt giảm nghiêm trọng, thực tế rất ít doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa có tình hình tài chính lành mạnh, không bị nợ xấu ở ngân hàng… Đặc biệt nhiều doanh nghiệp vay vốn chủ yếu để trả nợ chứ không phải sản xuất kinh doanh. Chính vì thế NHTM ngại cho vay để hạn chế rủi ro cũng là dễ hiểu. Nếu có chấp nhận cho vay, các NHTM cũng kỳ kèo yêu sách với doanh nghiệp, đẩy chi phí vốn doanh nghiệp thực tế phải trả ngoài lãi suất lên cao. Hiện nay, các NHTM lớn đang thừa vốn đến hàng trăm ngàn tỷ đồng trong quý đầu của năm 2012. Cụ thể, hôm qua ngày 9-5, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 1 tuần về 3,5-4%/năm, giảm mạnh so với mức 4-4,5%/năm của ngày 8- 5. Lãi suất kỳ hạn 1 tháng về 6-6,5%, thấp hơn mức 6-7% hôm 8-5. Trên thị trường mở (OMO), lãi suất tín phiếu xuống 5,8-10,23%/năm. Mặc
  3. dù vậy, nhiều NHTM vẫn liên tục mua tín phiếu với khối lượng mỗi ngày khoảng 3.000 tỷ đồng. Đặc biệt từ ngày 15-3 đến nay lượng vốn NHTM bỏ ra mua tín phiếu đã lên hơn 80.000 tỷ đồng. Điều này cho thấy các NHTM thừa quá nhiều tiền, bất chấp lãi suất huy động đang áp trần 12%/năm và áp trần lãi suất cho vay 15%/năm. Những diễn biến trên cho thấy việc áp trần lãi suất cho vay không quan trọng bằng việc bỏ trần lãi suất tiền gửi. Lẽ ra thời điểm này NHNN có thể bỏ trần lãi suất tiền gửi, bởi các NHTM lớn đang dư thừa vốn lớn nhưng không có chỗ cho vay, còn các NHTM nhỏ và yếu đã bị khống chế tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, phần lớn đã bị kiểm soát đặc biệt. Nên đây là cơ hội để bỏ trần lãi suất tiền gửi và tự do hóa hệ thống lãi suất. Có thể NHNN chọn giải pháp hiện nay đưa ra trần lãi suất cho vay nhằm gây áp lực buộc các NHTM giảm lãi suất. Tuy nhiên, có nhiều lý do để ngân hàng không thể giải phóng vốn tồn một cách mau chóng đến các doanh nghiệp. Lý do là hiện nay nhiều doanh nghiệp quá yếu về nội lực, không thể đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng. Nếu ngân hàng áp trần lãi suất cho vay sớm hơn, có thể vào cuối năm ngoái, tình hình có lẽ đã khác nhiều. Giờ đây, vốn chồng lãi cùng vô số bức bí về đầu ra sản phẩm khiến nhiều doanh nghiệp khó đủ sức gượng dậy. Nhìn từ Thông tư 14 đến thực tế triển khai ở các NHTM, vấn đề đặt ra là chủ trương nới lỏng tín dụng qua việc áp trần cho vay dù là liều thuốc đúng nhưng vẫn chưa đủ.
  4. Đó là cần thiết phải có sự can thiệp của NHNN trong việc giám sát chặt việc thực hiện cho vay theo trần lãi suất, cũng như hỗ trợ các NHTM và doanh nghiệp trong việc cơ cấu lại nợ, giúp doanh nghiệp và ngân hàng khôi phục lại lòng tin. Và chỉ khi đó, bức tranh tín dụng ở khu vực doanh nghiệp mới sáng hơn
nguon tai.lieu . vn