Xem mẫu

  1. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam ÁP DỤNG IFRS Ở VIỆT NAM – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC #Lê Vũ Trường –FCCA, CPA Australia Đinh Minh Tuấn - ACCA, Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam Cơ hội cho các DN Việt Nam khi áp dụng IFRS? 1) Thu hút vốn và mở rộng cơ hội hợp tác kinh doanh, hội nhập quốc tế Trong giai đoạn toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, thông qua áp dụng IFRS, nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp (DN) Việt Nam nói riêng, sẽ được hưởng lợi từ hội nhập kinh tế. Việc áp dụng IFRS giúp cho các đối tác, các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, có thể tìm hiểu, so sánh, đánh giá các thông tin tài chính của đơn vị theo cùng một ngôn ngữ, chuẩn mực chung của quốc tế để từ đó có thể đưa ra các quyết định kinh doanh và/ hoặc đầu tư phù hợp. Thực tế, để tiếp cận được các nguồn vốn trên thị trường vốn quốc tế thì việc lập và trình bày các BCTC theo IFRS gần như là một yêu cầu bắt buộc. Hơn nữa, việc áp dụng IFRS cũng sẽ mang lại sự “bình đẳng” cho một bên là các nhà đầu tư nước ngoài mới và/ hoặc nhỏ lẻ, với một bên là các nhà đầu tư/ tổ chức đầu tư chuyên nghiệp do họ có được sự tự tin và không tốn thêm chi phí để “chuyển đổi số liệu”. 2) Nâng cao chất lượng quản trị và thông tin Phương pháp hạch toán các giao dịch theo IFRS thông thường dựa vào “Bản chất hơn hình thức”. Do đó, để lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) theo IFRS, Ban Giám đốc cần phải có trách nhiệm cao hơn, dành nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực tế để có thể phản ánh bản chất của nghiệp vụ kinh tế. Việc này giúp nâng cao chất lượng quản trị, tính minh bạch và tính hợp lý của thông tin. Từ đó, độ “chênh lệch” thông tin phục vụ mục đích nội bộ và bên ngoài sẽ được giảm thiểu. Thực hiện được việc này, DN không tốn thêm chi phí và thời gian để thực hiện việc hòa giải thông tin khi được yêu cầu từ các cơ quan quản lý hoặc đối tác. 3) Nâng cao hiệu quả hoạt động của DN Sau khi triển khai IFRS, các DN có thể dễ dàng so sánh, đánh giá các hoạt động và tình hình tài chính của họ một cách chính xác hơn. Nhờ đó, họ có thể xây dựng cách nhìn sâu sắc hơn về khách hàng, nhà cung cấp cũng như đối thủ cạnh tranh – đặc biệt là đa số đối thủ đến từ các quốc gia đã áp dụng IFRS. 4) Phản ánh hợp lý hơn giá trị của DN Hiện tại theo VAS, các BCTC được phản ánh theo giá gốc hay giá trị sổ sách mà chưa phản ánh được GTHL tại thời điểm lập BCTC như theo yêu cầu của IFRS. Việc áp dụng 29
  2. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam IFRS, sẽ giúp DN và người sử dụng BCTC có cái nhìn hợp lý và xác thực hơn về tình hình tài chính, hoạt động và GTHL hiện tại của DN. Thách thức khi áp dụng IFRS 1) Áp dụng nguyên tắc giá trị hợp lý (GTHL) vào trong kế toán Trên thế giới, GTHL bắt đầu trở thành một cơ sở tính giá trong kế toán từ cuối những năm 1990 và chuẩn mực IFRS 13 – Xác định GTHL – đã chính thức được ban hành, hướng dẫn chi tiết về cách xác định GTHL trong hạch toán kế toán. Ở Việt Nam, GTHL đã được đề cập trong VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác, VAS 03 – Kế toán tài sản cố định hữu hình, VAS 01 – Chuẩn mực chung, VAS 06 – Thuê tài sản, VAS 10 – Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái, VAS 05 – Bất động sản đầu tư và VAS 11 – Hợp nhất kinh doanh. Tuy nhiên, GTHL chủ yếu chỉ được sử dụng trong việc ghi nhận ban đầu như xác định giá phí hợp nhất kinh doanh, ghi nhận ban đầu đối với doanh thu, tài sản cố định, hay xác định giá trị trao đổi. Như vậy, có thể thấy, việc áp dụng GTHL tại Việt Nam hiện mới chỉ dừng lại ở mức giới thiệu và chưa có một hướng dẫn chính thức và thống nhất về phương pháp xác định, cách trình bày và hạch toán GTHL trong kế toán. Hơn nữa, chi phí và chất lượng thẩm định giá cũng được xem là những thách thức lớn nhất trong tiến trình hội nhập và triển khai IFRS đối với các DN Việt Nam. 2) Năng lực đội ngũ kế toán, người sử dụng BCTC và các cơ quan quản lý IFRS tương đối phức tạp và khó hiểu đối với người sử dụng, ngay cả với những nền kinh tế phát triển. Hiện tại, đội ngũ kế toán tại DN phần lớn chưa được đào tạo và tiếp cận chính quy với IFRS. Ngoài ra, IFRS yêu cầu người làm công tác kế toán phải am hiểu sâu hoạt động của DN, nắm bắt, phân tích thông tin để có thể ghi nhận nghiệp vụ theo đúng “Bản chất hơn hình thức”. Việc áp dụng đúng các phương pháp hạch toán phù hợp và các yêu cầu trình bày và thuyết minh theo IFRS có thể đòi hỏi phải ghi chép thông tin nhiều hơn, chi tiết hơn – theo đó, việc này có thể làm gia tăng khối lượng công việc. Một câu hỏi lớn trong kế toán quốc tế mà hiện tại vẫn chưa có lời giải thỏa đáng là “How fair is the fair value?”, GTHL có thể hợp lý với người này nhưng chưa chắc hợp lý với người khác. Việc xác định GTHL thường đi kèm với nhiều yếu tố ước tính, giả định trong tương lai. Do đó, để giảm thiểu rủi ro trong việc “xào nấu” số liệu, hành lang pháp lý, trình độ của đội ngũ thẩm định giá, cơ quan quản lý, cơ quan thuế, đơn vị kiểm toán, người sử dụng BCTC phải được nâng cao đáng kể để có thể phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn các gian lận có thể xảy ra. 3) Hệ thống công nghệ thông tin Việc áp dụng IFRS yêu cầu DN phải có một hệ thống công nghệ thông tin (“IT”) đủ mạnh để hỗ trợ việc thu thập, xử lý và trình bày thông tin tài chính từ tất cả các phòng ban trong nội bộ DN, thậm chí cả thông tin bên ngoài DN. Hiện tại trên thị trường, giải pháp/ ứng 30
  3. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam dụng Hoạch định nguồn lực DN (“ERP”) có thể tích hợp hầu hết các phòng ban, mọi chức năng của DN lại trong một hệ thống máy tính duy nhất để dễ theo dõi hơn, nhưng đồng thời cũng đủ linh hoạt để áp dụng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, việc triển khai và đặc biệt khi triển khai có áp dụng IFRS thực sự là một thách thức rất lớn vì một số lý do chính: (i) Lựa chọn giải pháp/ ứng dụng chưa phù hợp (mỗi ứng dụng sẽ cho phép việc triển khai IFRS theo một số phương pháp hiệu quả hơn, trong bối cảnh của DN); (ii) Triển khai thành công nhưng chưa ứng dụng IFRS – việc chuyển đổi sau này sẽ rất phức tạp; (iii) Quá trình triển khai IFRS trên nền ứng dụng thiếu những kiến thức chuyên sâu (bao gồm cả đội ngũ triển khai từ đơn vị IT, tư vấn và DN chưa được trang bị kiến thức IFRS tốt nhất – chủ yếu là IT và kiến thức chuyên môn chức năng) – dẫn tới không áp dụng hiệu quả hoặc triển khai không thành công; và (iv) Ban Giám đốc có thể “thoả hiệp” công bố dự án hoàn thành do áp lực về thời gian và chí phí, cũng như thiếu kiến thức IT và nhận thức về IFRS chưa đầy đủ. 4) Rào cản ngôn ngữ Quá trình hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán quốc tế được soạn thảo và phát triển bởi Ủy ban Chuẩn mực Quốc tế – IASC và Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế – IASB và tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng chính thức trong các chuẩn mực kế toán quốc tế. Một trong những rào cản trong việc triển khai áp dụng IFRS, đó là khả năng đọc hiểu và áp dụng của đội ngũ kế toán hiện nay. Hơn nữa, một số thuật ngữ sử dụng trong IFRS tương đối phức tạp, mang tính chất chuyên ngành và đặc biệt chưa có từ tiếng Việt tương đương/ sát nghĩa trong lĩnh vực kế toán. 5) Công nhận từ cơ quan quản lý Hệ thống kế toán hiện nay còn chịu nhiều ảnh hưởng của các quy định về thuế. Thậm chí, nhiều DN vẫn quan niệm lập BCTC chủ yếu để phục vụ cơ quan thuế. Các DN thì sợ trách nhiệm nên có xu hướng chờ đợi Thông tư, văn bản hướng dẫn chi tiết mới thực hiện mà chưa sẵn sàng tiếp nhận các phương pháp tiếp cận linh động, hợp lý phản ánh đúng bản chất, nội dung nghiệp vụ của IFRS. Do đó, việc áp dụng các nguyên tắc như GTHL, giá trị có thể thu hồi được, tổn thất tài sản,… khi chưa có một khung pháp lý vững chắc cũng là rào cản không nhỏ với DN. Thiết nghĩ, các tổ chức và cơ quan quản lý liên quan cần phải có lộ trình phù hợp để xây dựng hành lang pháp lý và làm giảm sự khác biệt giữa cách ghi nhận theo thuế và kế toán. Các kiến nghị với Bộ Tài chính Thứ nhất, như đã đề cập ở trên, GTHL là một trong những nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong việc triển khai áp dụng IFRS. Do đó, Bộ Tài chính cần phối hợp với các cơ quan quản lý khác ban hành khung pháp lý cho việc xác định, cách trình bày và hạch toán GTHL. 31
  4. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam Thứ hai, chú trọng xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn lực nhân sự có trình độ về IFRS, thông qua việc hợp tác với các cơ sở đào tạo (như các trường đại học, Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và các đơn vị đào tạo trong nước), các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA), Hiệp hội Kế toán Công chứng Australia (CPA Australia), Viện Kế toán Công chứng Anh và Xứ Wales (ICAEW), và các công ty kiểm toán quốc tế có uy tín. Bộ Tài chính nên xem xét trao quyền cho các Hiệp hội nghề nghiệp trong việc chủ động soạn thảo, dịch thuật cũng như cập nhật các IAS/IFRS. Thứ ba, nhằm rút ngắn khác biệt giữa VAS và IFRS, Bộ Tài chính nên sớm ban hành các chuẩn mực kế toán liên quan đến các đối tượng đã phát sinh trên thị trường tài chính Việt Nam như: Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu (IFRS 2), Công cụ tài chính (IFRS 9), Các khoản tài trợ của Chính phủ (IAS 20), Tổn thất tài sản (IAS 36) và Phúc lợi cho nhân viên (IAS 19R). Cuối cùng, Bộ Tài chính nên cân nhắc việc áp dụng IFRS toàn bộ hay từng phần/ có điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam. Do IFRS vẫn tiếp tục vận động và thay đổi trong quá trình áp dụng trên thế giới nên chúng ta cũng cần có một cơ chế để tự cập nhật và áp dụng phù hợp với thị trường Việt Nam. Có thể xem xét xây dựng bộ chế độ kế toán đơn giản phù hợp cho các DN vừa và nhỏ và áp dụng IFRS bắt buộc cho các công ty, tổ chức quy mô lớn, đại chúng,… Theo quan điểm của những người hành nghề kiểm toán và tư vấn kế toán, việc áp dụng toàn bộ IFRS sẽ mở ra một xu hướng mới, thay đổi cách thức ghi nhận, đo lường và trình bày các yếu tố của BCTC, loại trừ sự khác biệt trong các chuẩn mực kế toán, và là điều kiện để đảm bảo các DN và tổ chức trên toàn Thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong lập và trình bày các BCTC. 32
nguon tai.lieu . vn