Xem mẫu

  1. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam ÁP DỤNG HOÀN TOÀN IAS /IFRS BƯỚC TIẾN DÀI TRONG PHÁT TRIỂN KẾ TOÁN Ở VIỆT NAM #Th.s Nguyễn Thị Diệu Thúy Khoa Kinh tế - Đại học Vinh Trong xu thế hội nhập toàn cầu, vấn đề cung cấp thông tin trên các báo cáo tài chính (BCTC) mang tính chuẩn mực, có thể so sánh được và được thế giới chấp nhận là yêu cầu cấp thiết. Trong xu thế phát triển của thị trườngVAS đã bộc lộ nhiều bất cập trong quá trình thực hiện. Áp dụng hoàn toàn IAS/IFRS ở Việt Nam hiện nay chính là bước tiến dài trong quá trình hội nhập và phát triển nghề kế toán cũng như nền kinh tế. Hiện nay IFRS được áp dụng trên toàn cầu, với khoảng 131 nước cho phép hoặc bắt buộc. IFRS tạo ra sự minh bạch về thông tin tài chính, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết, qua đó hấp dẫn các dòng vốn đầu tư nước ngoài. Việc áp dụng IFRS là tất yếu nếu các doanh nghiệp Việt Nam muốn hội nhập trên thị trường quốc tế. Việt Nam chưa áp dụng hoàn toàn IAS/IFRS Theo Hiến pháp Điều 15, nền kinh tế hiện nay ở Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự tham gia quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Tuy nhiên, khái niệm, mô hình nền kinh tế này cũng được Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư- Nguyễn Chí Dũng trong hội thảo “Xây dựng thể chế nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý đối với Việt Nam” cho rằng: “Tôi cứ suy nghĩ mãi một điều, nếu chúng ta đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến… thì không bao giờ chúng ta đi nhanh và bền vững được”. Thực tế đến nay Hoa Kỳ & EU vẫn chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Điều này khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều bất lợi trong các vụ kiện tụng quốc tế về tranh chấp thương mại, bán phá giá, trợ cấp giá của Nhà nước về cá tra, tôm… vì chúng ta không được thừa nhận là nền kinh tế thị trường nên Luật Thương mại Quốc tế không thể giải quyết và bảo vệ quyền lợi cho Việt Nam. Là thành viên TPP, AEC ngoài những thuận lợi, chúng ta sẽ phải đối mặt với các vấn đề trong tranh chấp thương mại phát sinh. Trong quá trình nghiên cứu IFRS/IAS được phát triển từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển, việc xây dựng hệ thống chuẩn mực hoàn toàn thị trường dựa nền tảng vào giá trị hợp lý và hỗ trợ cho thị trường vốn, phục vụ cho lợi ích chung, thuận lợi cho người sử dụng thông tin ở các thị trường vốn khác nhau. Việc vận dụng hoàn toàn IAS và IFRS vào nền kinh tế đang phát triển và chưa được coi là nền kinh tế thị trường ở Việt Nam sẽ có nhiều hạn chế và bất cập đặc biệt là về xác định giá trị hợp lý (yếu tố nền tảng của IFRS) yêu cầu về kỹ thuật cao khi xác định giá trị hợp lý (cần một thị trường giao dịch tài sản đủ lớn, minh bạch, cơ quan quản lý đủ cơ sở dữ liệu để cung cấp, giá cả được xác định theo quy luật cung cầu không có sự can thiệp của Nhà nước). Về thị trường vốn: Theo TS. Cấn Văn Lực- chuyên gia tài chính ngân hàng thị trường vốn đang thể hiện sự bất cân xứng, tập trung chủ yếu ở hệ thống ngân hàng. Theo thống kê của UBCKNN thị trường chứng khoán cuối năm 2014 mới chiếm 32%GDP. Năm 2015, quy mô niêm yết tăng tích cực với mức vốn hóa thị trường đạt mức 1.360 nghìn tỷ đồng (tương đương 34% GDP). Thị trường chứng khoán vẫn là kênh huy động vốn quan trọng của các 172
  2. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam doanh nghiệp và chính phủ. Sức mua của các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục tăng và tác động không nhỏ đến xu hướng chung của thị trường. Bên cạnh những đổi mới về chính sách quản lý của Nhà nước, những thay đổi về quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài, đầu tư không hạn chế và những quy định trong hoạt động của sàn giao dịch chứng khoán… đã nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi thì thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Đứng trên góc độ doanh nghiệp, thông tin cung cấp trên thị trường vẫn chưa đảm bảo công khai, minh bạch và kịp thời. Chất lượng công bố thông tin của hầu hết các doanh nghiệp còn kém, chưa kịp thời, nhiều doanh nghiệp còn sai về biểu mẫu, báo cáo thường niên chỉ nộp mang tính hình thức. Hạn chế về thông tin, một phần nguyên nhân cũng do việc áp dụng nguyên tắc giá gốc trong kế toán hiện nay chưa thực sự phù hợp khi cung cấp thông tin cho người sử dụng như các khoản cho vay và các khoản phải thu, các khoản đầu tư đến ngày đáo hạn, hay tài sản tài chính sẵn sàng để bán. Các công cụ tài chính phái sinh cũng đang được quy định khá mờ nhạt. Chất lượng thông tin còn kém khiến cho các nhà đầu tư khó khăn khi thực sự đưa ra các quyết định. Bên cạnh đó khi các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên thị trường quốc tế thì việc cung cấp thông tin cần tuân theo quy định quốc tế là IAS/IFRS, điều này dẫn đến doanh nghiệp trong nước mặc dù lập theo IFRS vẫn phải lập theo VAS theo yêu cầu của cơ quan quản lý NN như cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra… Về kế toán ở Việt Nam: Văn bản cao nhất là Luật Kế toán 2015, đã có sự thay đổi mới đặc biệt là về giá trị hợp lý (tuy nhiên vẫn giới hạn được Bộ Tài chính cho phép và xác định đáng tin cậy). Về chuẩn mực kế toán VAS đã xây dựng và ban hành 26 chuẩn mực kế toán. Khi xây dựng VAS, quan điểm xuyên suốt của Việt Nam vẫn là tuân thủ theo IAS/IFRS. Tuy nhiên, nhiều thay đổi của IAS/IFRS vẫn chưa được Việt Nam cập nhật cho VAS. Bên cạnh đó hiện đang tồn tại song song của hệ thống VAS và chế độ kế toán (TT200/2014/TT-BTC và TT133/2016/TT-BTC). Do trình độ kế toán của Việt Nam nhìn chung là chưa cao, trong quá trình đào tạo các giáo trình kế toán tài chính đều được xây dựng và dạy dựa trên Chế độ kế toán cũng như tâm lý ngại thay đổi, thích sự chắc chắn nên kế toán phần lớn thiếu sự xét đoán phân tích, xu hướng dựa dẫm hoàn toàn theo chế độ kế toán. Mỗi nghiệp vụ kế toán đều xác định đối ứng Nợ/Có cụ thể nên chuẩn mực kế toán vẫn chưa thực sự đi vào lối tư duy của người làm kế toán trong doanh nghiệp. Hội nhập quốc tế: Việt Nam đã tham gia ký kết hiệp định TPP và AEC, các doanh nghiệp Việt Nam muốn hấp dẫn các dòng vốn đầu tư nước ngoài cần niêm yết trên thị trường quốc tế với yêu cầu bắt buộc là áp dụng IFRS. Ngoài ra, trong khuôn khổ AEC, kế toán là một trong tám ngành được tự do di chuyển, bên cạnh cơ hội nghề nghiệp mở rộng là khả năng thất nghiệp trên chính sân nhà đối với bộ phận lao động kế toán không đáp ứng trình độ theo thỏa thuận đã đặt ra của AEC. Ngoài vấn đề ngoại ngữ, Việt Nam chỉ đứng hạng 4/5 so với khu vực, thì vấn đề chuẩn mực kế toán đang nhiều bất cập chưa áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế cũng là rào cản lớn cho nhân lực nghề kế toán di chuyển sang các nước khác trong khu vực. Lợi ích cho Việt Nam khi áp dụng hoàn toàn IAS/IFRS Theo ông Hans Hoogervorst, Chủ tịch Ủy ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB): “Những khó khăn mà Việt Nam phải vượt qua để mở rộng phạm vi áp dụng IFRS, không đáng gì so với những lợi ích mà IFRS mang lại cho nền kinh tế, cũng như các doanh nghiệp về dài hạn. Quan trọng là Nhà nước và doanh nghiệp hãy đổi mới mạnh mẽ… Việt Nam nên 173
  3. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam áp dụng nguyên vẹn chuẩn mực IFRS, thay vì áp dụng từng phần, có điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam”. Việt Nam sẽ đạt được nhiều lợi ích khi áp dụng IAS/IFRS: Tiết kiệm được chi phí soạn thảo chuẩn mực và nhanh chóng hòa nhập chuẩn mực kế toán quốc tế. Thực tế IFRS thay đổi liên tục để phù hợp với yêu cầu thị trường trong khi việc cập nhật các thay đổi của chúng ta vẫn còn khá trễ, gây nên những bất cập trong quá trình áp dụng. Chế độ kế toán, VAS đang hụt hơi trước sự thay đổi của IFRS, nhiều giao dịch mới của nền kinh tế phát sinh chưa được VAS giải quyết thấu đáo như ghi nhận đánh giá tài sản, công cụ tài chính phái sinh… đều chưa có hướng dẫn cụ thể. Hàng năm chúng ta luôn cập nhật, thay đổi và ban hành thêm các thông tư hướng dẫn sửa đổi cho phù hợp tình hình thực hiện của doanh nghiệp kéo theo đó là chi phí phát sinh trong quá trình ra các quyết định, thông tư hướng dẫn mà hiệu quả thực tế còn chưa cao. Việc áp dụng hoàn toàn IFRS/IAS, ban đầu có thể gặp nhiều khó khăn do sự chưa tương thích của cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp, nhưng cái được cho chúng ta chính là đi tắt đón đầu, thích nghi nhanh với sự thay đổi chóng mặt của thị trường quốc tế, dễ dàng hòa nhập với chuẩn mực chế độ kế toán quốc tế. Khả năng tiếp cận và thu hút thị trường vốn quốc tế: IFRS chính là tấm vé thông hành cho bản thân các doanh nghiệp Việt Nam muốn tham gia vào thị trường quốc tế. Việc áp dụng hoàn toàn IFRS giúp các doanh nghiệp cung cấp được thông tin minh bạch, tăng cường khả năng so sánh và nâng cao được trách nhiệm giải trình của ban giám đốc. Hiện tại có 116 nước yêu cầu toàn bộ hoặc hầu hết các doanh nghiệp nội địa áp dụng IFRS. Doanh nghiệp Việt Nam thực hiện hoàn toàn IFRS, có chung tiếng nói với các doanh nghiệp quốc tế, chắc chắn rằng khả năng tiếp cận các nguồn vốn đầu tư cũng được đẩy nhanh hơn, kéo theo đó chính là sự phát triển mạnh mẽ và ổn định của nền kinh tế Việt Nam, sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng được hưởng khá nhiều lợi ích khi áp dụng hoàn toàn IFRS, có thể ban đầu doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí xây dựng lại hệ thống, nâng cao trình độ cho chính bản thân kế toán, thay đổi thói quen, nâng cao khả năng xét đoán và đánh giá mang tính phân tích của nhà quản lý tư vấn cho kế toán. Tuy nhiên về lâu dài, doanh nghiệp cung cấp thông tin ra bên ngoài được minh bạch hơn, nâng cao được năng lực cạnh tranh, hỗ trợ cải cách trong quản lý, tài chính và tạo nhiều cơ hội trong tiếp cận và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nâng cao chất lượng cho nhân lực trong ngành kế toán, tăng cường cơ hội việc làm, kinh nghiệm và học tập. Việc áp dụng hoàn toàn IFRS, không chỉ đưa kế toán Việt Nam đứng ngang hàng với các quốc gia trên thế giới mà còn thúc đẩy cho nguồn nhân lực kế toán Việt Nam phát triển không ngừng để đáp ứng yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, nâng cao thu thập của người lao động trong ngành. Ngoài ra, trong tương lai cơ hội việc làm của nhân lực kế toán Việt Nam sẽ tăng lên trong khu vực ASEAN, tăng thêm cơ hội bồi dưỡng kỹ năng, cũng như học tập các kinh nghiệm của các nước trong khu vực. Sự công nhận của các quốc gia về nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Việc áp dụng hoàn toàn IFRS ở Việt Nam, trong ngắn hạn chúng ta chưa chắc đã được Hoa Kỳ hay EU công nhận là nền kinh tế thị trường, nhưng trong dài hạn đây là một điều kiện tiên quyết sẽ thúc đẩy sự công nhận của các quốc gia về nền kinh tế thị trường của chúng ta. Để áp dụng được hoàn toàn IFRS chúng ta phải thay đổi mạnh mẽ cách quản lý, xây dựng hệ thống thông tin để xác định giá trị hợp lý của tài sản… Cơ chế quản lý Nhà nước cũng sẽ mềm dẻo hơn, 174
  4. n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam giảm dần sự phụ thuộc vào chế độ kế toán, giảm dần sự can thiệp của Nhà nước trong các doanh nghiệp và nền kinh tế. Giải pháp nhằm thúc đẩy Việt Nam tiến tới áp dụng hoàn toàn IAS/IFRS Về phía Nhà nước: Nhận thức rõ tầm quan trọng của IFRS, cần hoàn thiện hệ thống văn bản luật về kế toán, các quy định có liên quan nhằm tạo tiền đề áp dụng IFRS. Tiến tới xây dựng một bộ phận chuyên trách cập nhập những thay đổi của IAS/IFRS nhằm kịp thời hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện. Cần tranh thủ sự hợp tác của IASB và các chuyên gia của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như ACCA, ICAEW. Ngoài ra, cần xây dựng kênh thông tin về thị trường tài sản để các doanh nghiệp thuận lợi trong đánh giá giá trị hợp lý của tài sản. Đây là vấn đề minh bạch thông tin, sự chắc chắn trong quá trình đánh giá tài sản theo giá trị hợp lý với giá niêm yết trên thị trường. Ngoài ra, chúng ta cũng cần tiếp thu các kinh nghiệm của các nước khác trong quá trình áp dụng IFRS để vận dụng vào quá trình thực hiện ở Việt Nam. Nâng cao vai trò của các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp VAA, VACPA, VICA… trong các vấn đề quản lý chất lượng kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề, trong quản lý thi đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế. Kịp thời tổ chức và cập nhật kiến thức cho các hội viên. Kiểm soát chất lượng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán. Hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc cập nhật cho kế toán các doanh nghiệp nâng cao và sẵn sàng theo đúng tiêu chuẩn của IFRS sẽ thực sự khó khăn. Cần có sự hỗ trợ lớn của cơ quan quản lý Nhà nước trong đào tạo cũng như hỗ trợ về chi phí trước mắt trong việc thực hiện theo IFRS (có thể thuê doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán xây dựng hệ thống và tư vấn cho doanh nghiệp) Theo lộ trình các tổ chức nghề nghiệp sẽ có trách nhiệm kịp thời đào tạo, giám sát chất lượng. Cơ sở đào tạo: Tiến hành xây dựng lại chương trình đào tạo theo hướng phù hợp với nhu cầu của xã hội, các môn học kế toán cần theo IAS/IFRS tăng cường dựa trên các nguyên tắc và các bài tập tình huống, tránh đi vào lối mòn chỉ dạy theo chế độ kế toán. Tăng cường khả năng ngoại ngữ cho sinh viên. Xây dựng cho bản thân người học các kỹ năng phân tích, xét đoán trong quá trình áp dụng công việc sau này. Và trên hết Nhà nước cùng với các cơ sở đào tạo cần đầu tư tiền bạc, hỗ trợ cho các giảng viên nâng cao chuyên môn theo chuẩn quốc tế. Mở rộng sự liên kết với các trường đại học quốc tế, tranh thủ sự hợp tác của các tập đoàn doanh nghiệp lớn, tổ chức nghề nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với thực tế công việc, nhận được các học bổng và cơ hội việc làm trong quá trình đang học và sau khi ra trường. Nhân lực kế toán: Bản thân chính mỗi người tham gia vào công việc kế toán cần bản lĩnh, trau dồi kinh nghiệm và kiến thức kế toán thường xuyên. Luôn chủ động trau dồi các kỹ năng mềm, nâng cao trình độ tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành. ----------------------------- Tài liệu tham khảo 1. Luật Kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13 2. Các VAS. 3. QĐ480/QĐ-TTg về Chiến lược kế toán- kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 ngày 18/03/2013. 4. TS.Đinh Thị Kim Xuyến (2016), Hài hòa hóa chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp, Kỷ yếu Kế toán, Kiểm toán Việt Nam. 5. TS.Nguyễn Thị Mai Hương- PGS.TS Trần Thị Cẩm Thanh (2016), Nguồn nhân lực nghề kế toán ở Việt Nam- Những bước chuyển trong quá trình hội nhập TS, Kỷ yếu Kế toán, Kiểm toán Việt Nam. 6. http://www.ifrs.org 175
nguon tai.lieu . vn