Xem mẫu

  1. ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP TPP VÀ AEC APPLICATION OF INTERNATIONAL FINANCIAL REPORTING STANDARDS IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF JOINING THE TPP AND AEC PGS, TS Phạm Đức Hiếu Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Dựa vào so sánh Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt nam hiện hành (VAS) với Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS/IAS), bài viết đã cho thấy sự cấp thiết của việc hội tụ với chuẩn mực quốc tế về kế toán khi Việt nam đã là một thành viên của TPP và AEC. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm khẳng định sự cấp thiết trên và cho thấy một sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của những người làm kế toán Việt nam thời gian qua; phản ánh mức độ sẵn sàng của họ khi chuyển sang áp dụng các chuẩn mực quốc tế như là một đòi hỏi tất yếu khi gia nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho các đề xuất chính sách nhằm tận dụng và phát huy được những tín hiệu tích cực của giới hành nghề để đẩy nhanh hơn nữa quá trình hội tụ với các chuẩn mực quốc tế của kế toán Việt nam. Từ khóa: VAS, IFRS/IAS, TPP, AEC Abstract Based on comparison between VAS and IFRS/IAS, the paper shows the urgent needs of convergence with international accounting standards as Vietnam is a member of the TPP and AEC. Emprical research results confirm the necessity and indicate a positive change in the awareness and perception of professional accountants in Vietnam, reflecting their readiness to move to the application of international standards as a requirement to joining into the regional and world market. The research results are basis for policy recommendations in order to utilize and promote the positive signal from professional accountants to further accelerate the process of convergence with international standards of Vietnamese accounting. Keywords: VAS, IFRS/IAS, TPP, AEC 119
  2. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự kiện Việt nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và trở thành một phần của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) trong năm 2015 đã đánh dấu một bước tiến mới quan trọng trong quá trình hội nhập ngày càng sâu, rộng vào kinh tế khu vực và thế giới. So với WTO (mà Việt nam là một thành viên từ 1/2007), TPP và AEC kỳ vọng sẽ có tác động mạnh mẽ hơn đối với kinh tế Việt nam thông qua các mục tiêu chiến lược được TPP và cả AEC tuyên bố, đó là: (i) thúc đẩy tự do hóa thương mại và đẩy nhanh quá trình gắn kết nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng của từng thành viên; (ii) tạo dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động có tay nghề; (iii) hướng tới sự phát triển đồng đều, bền vững; và (iv) hội nhập với kinh tế toàn cầu. Một trong những cơ hôi được trông đợi nhất từ TPP và AEC đó là đầu tư và hợp tác đến từ các nền kinh tế lớn, phát triển. Khơi thông dòng chảy vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ các tập đoàn lớn sẽ tạo nên một làn sóng đầu tư mới vào Việt nam như là kết quả tích cực của TPP và AEC. Ở góc độ đó, TPP và AEC sẽ thúc đẩy Việt nam tái cấu trúc lại mô hình tăng trưởng theo hướng hiệu quả hơn, đi kèm với xu hướng minh bạch hóa và những nỗ lực đổi mới chính sách, cải thiện thể chế kinh tế. Tuy nhiên, TPP và AEC cũng đặt Việt nam trước nhiều thách thức. Câu hỏi đặt ra là: Việt nam phải chuẩn bị những gì để có thể tận dụng được các cơ hội, lợi ích do TPP và AEC mang lại. Để đón đầu và hấp thụ được làn sóng đầu tư nước ngoài, sự bùng nổ của giao dịch hàng hóa, dịch vụ và lao động trong bối cảnh TPP và AEC, Việt nam cần đẩy nhanh quá trình hòa hợp và hội tụ với các Chuẩn mực quốc tế về đầu tư, thương mại, lao động… trong đó có vấn đề xem xét việc áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) – một bộ Chuẩn mực được Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) ví như ngôn ngữ chung, nền tảng cho các giao dịch thương mại và đầu tư trên phạm vi toàn cầu. Cho tới nay IFRS đã được hơn 130 quốc gia trên thế giới áp dụng hoặc đang trong quá trình tiến tới áp dụng, bao gồm nhóm 20 nền kinh tế lớn trên thế giới (G20) và tại hơn 110 quốc gia khác (Phan, 2014); Mặc dù đã có khá nhiều nghiên cứu về việc áp dụng IFRS ở các quốc gia phát triển, nhưng đến nay các nghiên cứu về việc chuyển đổi từ hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia, sang áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại các nước có nền kinh tế chuyển đổi còn khá hạn chế, đặc biệt với bối cảnh nghiên cứu tại Việt nam (Phan, 2014; Nguyen, 2011; Nguyen, 2013). Vì thế, bài viết này tập trung vào khoảng trống nghiên cứu nêu trên bằng việc hệ thống hóa và so sánh giữa hệ thống Chuẩn mực kế toán hiện hành của Việt nam (VAS) với IFRS và thực hiện một nghiên cứu thực nghiệm với quy mô nhỏ nhằm đánh giá nhận thức của những người làm kế toán Việt nam về khả năng chuyển sang áp dụng IFRS trong bối cảnh của TPP và AEC. Ngoài phần đặt vấn đề, bài viết có kết cấu như sau: Phần hai trình bày khái quát về hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt nam hiện hành (VAS), đồng thời so sánh giữa VAS với IAS/IFRS. Phần 3 là tổng quan lý thuyết; Phần 4 trình bày về phương pháp nghiên cứu. Phần 5 là các kết quả và thảo luận từ điều tra thực nghiệm. Các giải pháp và đề xuất chính sách được trình bày ở phần kết của bài viết. 120
  3. 2. HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ ĐỘ TRỄ SO VỚI IAS/IFRS 2.1. Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt nam Kể từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế và hội nhập quốc tế, ở góc độ chuẩn mực kế toán Việt nam đã thực hiện các cải cách sau: - Năm 2001, Bộ Tài chính ban hành lần đầu tiên 4 Chuẩn mực kế toán Việt nam (VAS) - Năm 2002, 6 chuẩn mực kế toán tiếp theo được ban hành - Năm 2003, Bộ Tài chính đã cam kết với Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC), mà Việt nam là thành viên từ 1998, là sẽ đảm bảo hội tụ với các chuẩn mực kế toán quốc tế tới 90% vào 2005 (Pham et al, 2011). Cũng trong 2003, 6 chuẩn mực kế toán tiếp theo được ban hành - Năm 2005, Bộ Tài chính ban hành tiếp 10 chuẩn mực kế toán - Năm 2006, Bộ Tài chính xuất bản “Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt nam” toàn tập 26 chuẩn mực - Vào 2011, Bộ Tài chính thông báo kế hoạch nghiên cứu, soạn thảo, ban hành và công bố Chuẩn mực kế toán Việt nam mới cho phù hợp với Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế hiện hành (IFRS). Ban soạn thảo và nghiên cứu chuẩn mực kế toán Việt nam và nhóm dự án với 44 thành viên được thành lập (Bộ Tài chính, 2011). Trong những năm gần đây (2013 – 2015), rất nhiều đợt đào tạo về chuẩn mực kế toán quốc tế đã được thực hiện trên cơ sở phối hợp giữa Bộ Tài chính với các công ty kiểm toán thuộc Big Four, với Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc (ACCA); Hội kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW), Hội kế toán Việt nam (VAA), Hội kiểm toán viên hành nghề Việt nam (VACPA). Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại các doanh nghiệp Việt nam đều thực hiện theo 26 VAS hiện hành. Các công ty con của các công ty đầu tư nước ngoài hoạt động ở Việt nam (nếu không có điều kiện khác) cũng phải áp dụng các quy định như đối với các công ty trong nước, có nghĩa là tuân thủ VAS như một điều kiện bắt buộc. 121
  4. 2.2. Sự lạc hậu của VAS so với IAS và IFRS Kể từ khi ban hành cho đến nay VAS chưa từng được cập nhật; vì thế tồn tại một khoảng cách đáng kể giữa VAS với IAS/IFRS hiện hành. Một bức tranh tổng thể về sự lạc hậu của VAS trong tương quan với IFRS được hệ thống hóa bằng bảng dưới đây. 122
  5. Bảng 2.1: So sánh độ trễ về thời gian VAS hiện hành với IAS/IFRS Thời điểm ban hành và sửa đổi Độ trễ VAS so Chuẩn mực với IAS/IFRS Ghi chú (tháng) IAS/IFR IAS/IFR So với So với S (ban VAS S (sửa ban sửa hành lần đổi gần hành đổi đầu) nhất) (*) lần đầu gần nhất 1. Hàng tồn kho 12/2000 12/2001 12/2003 12 24 2. Nhà xưởng, thiết bị 4/2000 12/2001 12/2014 20 156 3. TS vô hình 9/1998 12/2001 5/2014 39 149 4. Bất động sản đầu tư 1/2001 12/2003 12/2013 35 120 5. Thuê tài chính 1/2001 12/2002 4/2009 23 76 Sẽ thay thế bởi IFRS 16 từ 1/2019 6. Đầu tư vào công ty liên kết 10/2000 12/2003 5/2008 38 53 Đã thay thế bởi IFRS 10 từ 1/2013 7. Lợi ích trong liên doanh 10/2000 12/2003 5/2008 38 53 Đã thay thế bởi IFRS 10 từ 1/2013 8. Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái 12/1993 12/2002 1/2008 108 61 9. Hợp nhất kinh doanh 3/2004 12/2005 1/2008 21 25 Đã thay thế bởi IFRS 3 từ 3/2004 10. Doanh thu 5/1999 12/2001 5/2008 31 77 Sẽ thay thế bởi IFRS 15 vào 1/2018 11. Hợp đồng xây dựng 12/1993 12/2002 12/1993 108 0 Sẽ thay thế bởi IFRS 15 vào 1/2018 123
  6. 12. Chi phí đi vay 12/1993 12/2003 5/2008 108 65 13. Chi phí thuế TNDN 10/1996 2/2005 1/2016 100 131 14. Dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng 9/1998 12/2005 9/1998 87 0 15. Hợp đồng bảo hiểm 3/2004 12/2005 9/2007 21 21 16. Trình bày BCTC 5/1999 12/2003 12/2014 55 132 17. Các sự kiện sau ngày kết thúc kỳ kế toán 12/2003 2/2005 12/2003 14 0 năm 18. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 12/1992 12/2002 5/2008 120 65 19. Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán đầu 12/1998 12/2003 5/2011 60 78 Đã thay thế bởi IFRS 10 từ tư vào công ty con 1/2013 20. Thông tin về các bên liên quan 12/1994 12/2003 12/2013 108 120 21. BCTC giữa niên độ 6/1998 2/2005 9/2014 80 139 22. Báo cáo bộ phận 8/1997 2/2005 10/2006 90 18 Đã thay thế bởi IFRS 8 từ 1/2009 23. Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế 12/2003 2/2005 12/2003 14 0 toán và các sai sót 24. Lãi trên cổ phiếu 12/2003 12/2005 9/2007 24 21 25. Trình bày bổ sung BCTC của các NH và 12/1998 2/2005 8/2005 74 6 Đã thay thế bởi IFRS 7 từ tổ chức tài chính tương tự 1/2007 Giá trị trung bình (Average) 57,12 63,6 Giá trị lớn nhất (Max) 120 156 Giá trị nhỏ nhất (Min) 12 0 Độ lệch chuẩn (Standard deviation) 36.4 51.4 (*): Cập nhật đến thời điểm nghiên cứu 2/2016 124
  7. So với Chuẩn mực kế toán quốc tế, ở góc độ thời điểm ban hành VAS có độ trễ về thời gian trung bình là 57 tháng. Nếu so với bản cập nhật mới nhất của IAS/IFRS thì độ trễ về thời gian trung bình lại được cộng thêm với hơn 5 năm (gần 64 tháng), khoảng cách xa nhất so với thời điểm ban hành và cập nhật gần đây lần lượt là 120 và 156 tháng. Chưa tính đến nội dung và mức độ tương đồng của từng Chuẩn mực VAS với IAS/IFRS, khác biệt về thời gian đã cho thấy sự lạc hậu của các Chuẩn mực kế toán Việt nam trước bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa và hội nhập diễn ra nhanh chóng trong khu vực và trên thế giới. 125
  8. Không chỉ lạc hậu về thời gian và nội dung, VAS còn có sự thiếu hụt đáng kể về số lượng chuẩn mực ban hành so với IAS/IFRS hiện hành (Bảng 2.2). Bảng 2.2: Các chuẩn mực kế toán quốc tế đã ban hành nhưng không có VAS tương đương Chuẩn mực Năm ban Ghi chú hành/sửa đổi 1. IAS 19: Lợi ích nhân viên 1998, 2011 2. IAS 20: Kế toán các khoản trợ cấp của Chính phủ và 1983, 2008 trình bày các khoản hỗ trợ của Chính phủ 3. IAS 26: Kế toán và báo cáo quỹ hưu trí 1987, 1994 4. IAS 29: Báo cáo tài chính trong điều kiện nền kinh tế 1989, 2008 siêu lạm phát 5. IAS 32: Công cụ tài chính: Trình bày 2003, 2013 6. IAS 36: Tổn thất tài sản 2004, 2013 7. IAS 39: Công cụ tài chính: Đo lường và xác định giá trị 2003 sẽ thay thế bởi IFRS 9 vào 2018 8. IAS 41: Nông nghiệp 2000, 2014 9. IFRS 1: Lần đầu áp dụng các CM quốc tế về trình bày 2008 BCTC 10. IFRS 2: Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu 2004 11. IFRS 5: Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và Hoạt động 3/2004 không liên tục 12. IFRS 6: Thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản 12/2004 13. IFRS 7: Công cụ tài chính: Trình bày 8/2005 14. IFRS 8: Bộ phận kinh doanh 11/2006 15. IFRS 9: Công cụ tài chính 6/2014 16. IFRS 11: Đồng kiểm soát 5/2011 17. IFRS 12: Công khai lợi ích trong các cơ sở kinh doanh 5/2011 khác 18. IFRS 13: Đo lường giá trị hợp lý 5/2011 19. IFRS 14: Các khoản hoãn lại 1/2014 20. IFRS 15: Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng 5/2014 (*): Cập nhật đến thời điểm nghiên cứu 2/2016 Ở góc độ nội dung, theo các tác giả Pham và cộng sự (2011), mức độ hội tụ trung bình giữa VAS với các chuẩn mực được ban hành bởi IASB vào khoảng 66%, trong đó mức cao nhất là 75,8% ở khía cạnh đo lường và mức độ hội tụ thấp nhất là khoảng 61,9% ở khía cạnh trình bày và công bố thông tin. Các phát hiện này cũng phù hợp với báo cáo của Tổng cục 126
  9. Thuế Việt nam tại Hội nghị lần thứ 41 về mối quan hệ giữa kế toán và thuế tại Malaysia (tháng 11/2011), với nhận định cho rằng VAS hiện tại phù hợp 70% với IFRS. Sự lạc hậu về nội dung của VAS so với IFRS/IAS được minh họa chi tiết bằng bảng so sánh dưới đây trên cơ sở sắp xếp theo mức độ hội tụ giảm dần của từng VAS so với IFRS/IAS; các số liệu trong bảng dựa vào đo lường bằng cách tính điểm hội tụ (Accounting Rules Convergence Scores – ARCS) của Pham và cộng sự (2011). Bảng 2.3: Mức độ hội tụ của VAS so với IFRS/IAS (ARCS) Chuẩn mực Hội tụ tổng Hội tụ về đo Hội tụ về báo cáo quát (/100) lường (/100) (/100) 1. Các sự kiện sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm 100,0 100,0 100,0 2. Dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng 100,0 100,0 100,0 3. Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai 94,7 95,2 94,9 sót 4. Doanh thu 93,8 100,0 87,5 5. Hợp đồng xây dựng 93,5 89,3 100,0 6. Chi phí đi vay 92,3 100,0 66,7 7. Hợp đồng bảo hiểm 88,8 90,6 86,1 8. Lãi trên cổ phiếu 88,6 89,8 81,5 9. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 75,2 25,0 81,5 10. BCTC giữa niên độ 73,8 100,0 68,2 11. Hàng tồn kho 72,7 76,9 66,7 12. Chi phí thuế TNDN 68,8 82,0 58,1 13. TS vô hình 66,3 81,4 54,1 14. Lợi ích trong liên doanh 62,2 76,8 30,8 15. Bất động sản đầu tư 60,8 69,2 57,9 16. Thuê tài chính 60,3 82,4 44,0 17. TSCĐ hữu hình 58,2 59,9 56,3 18. Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái 55,9 66,3 40,0 19. Trình bày BCTC 47,5 100,0 46,4 20. Hợp nhất kinh doanh 35,3 31,6 75,0 21. Thông tin về các bên liên quan 31,2 - 31,2 22. Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán đầu tư vào công ty 28,2 40,0 21,7 con 23. Báo cáo bộ phận 26,3 50,0 25,9 24. Đầu tư vào công ty liên kết 21,9 37,5 10,7 25. Trình bày bổ sung BCTC của các NH và tổ chức tài - - - chính tương tự Giá trị trung bình (Average) 66,4 75,8 61,9 Giá trị trung vị (Median) 67,6 82,0 62,4 Giá trị lớn nhất (Max) 21,9 25,0 10,7 Giá trị nhỏ nhất (Min) 100,0 100,0 100,0 Độ lệch chuẩn (Standard deviation) 24,8 24,3 26,6 127
  10. (*): Dựa vào cách tính của Pham và cộng sự (2011) và cập nhật đến thời điểm nghiên cứu 2/2016 Các minh chứng cụ thể ở trên đã cho thấy, cho đến nay bối cảnh kinh tế cả trong và ngoài nước đặt kế toán Việt nam nói chung, trong đó có Chuẩn mực kế toán Việt nam nói riêng trước yêu cầu cấp thiết phải đổi mới theo hướng cập nhật, bổ sung thậm chí thay thế cho phù hợp với các Chuẩn mực kế toán quốc tế đang được áp dụng tại hầu hết các quốc gia TPP và AEC 1. Tuy nhiên, vấn đề là liệu việc chuyển sang áp dụng Chuẩn mực quốc tế do IASB ban hành có vấp phải sự phản ứng của người làm kế toán, và nhận thức của họ như thế nào? Phần sau của bài viết sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu về vấn đề này. 3. CƠ SƠ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN Phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, trong phần này bài viết sẽ điểm lại những nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm gần đây nhất liên quan tới phản ứng của nhân viên cũng như nhà quản lý doanh nghiệp, trong đó có đội ngũ kế toán trước sự thay đổi của môi trường làm việc và kinh doanh. Fine (1986) là một trong số các tác giả có nghiên cứu nổi bật về chủ đề liên quan đến sự thay đổi trong tổ chức. Fine cho rằng việc phản kháng lại sự thay đổi là tất yếu, và các nhà quản lý cần phải nhận thức được điều này để có ứng xử phù hợp (Fine, 1986). Nghiên cứu của Fine (1986) cho thấy: “con người có xu hướng phản ứng lại sự thay đổi, ngay cả khi sự thay đổi này mang lại sự tiến bộ, phát triển… với năng suất, chất lượng cao hơn. Nhưng vì các thay đổi có ảnh hưởng tới từng cá nhân trong tổ chức, nên mỗi cá nhân lại có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm việc thực thi các thay đổi trong tổ chức của mình” (Fine, 1986, trang 84). Vậy, tại sao con người nói chung và người lao động nói riêng lại có xu hướng chống lại sự thay đổi? Đầu tiên, bởi vì họ lo lắng trước những gì chưa hiểu biết hoặc hiểu biết không rõ. Vì thế, người lao động sẽ tự hỏi: liệu những thay đổi này có ảnh hưởng đến cá nhân họ, đến hiệu quả/năng suất làm việc, mối quan hệ của họ với các đồng nghiệp khác trong DN... Thực tế, theo các nhà tâm lý học, tâm lý lo lắng trước những gì chưa biết, chưa thành thạo là hoàn toàn hợp lý, là phản ứng bình thường trước sự thay đổi của môi trường làm việc, kinh doanh. Khi các công việc hoặc thói quen hàng ngày bị thay đổi, một điều chắc chắn là cần phải có thời gian để người lao động có thể điều chỉnh cách tư duy, cách làm và mối quan hệ của họ trước bất kỳ sự thay đổi nào trong tổ chức. 1 Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (World Bank, 9/2014), trong số 12 nước tham gia TPP, chỉ còn Việt nam chưa có công bố chính thức về vận dụng IAS/IFRS. Cũng trong báo cáo này, trong số các nước thuộc AEC chỉ còn 2 quốc gia là Việt nam và Lào chưa có công bố chính thức về vận dụng IAS/IFRS. 128
  11. Vì thế, phản ứng trước sự thay đổi là điều không tránh khỏi, các nhà quản lý cần phải nhận thức được vấn đề này khi lập kế hoạch và triển khai thực hiện các thay đổi. Thực tế là không phải sự phản kháng nào cũng tiêu cực, có một vài phản ứng lại tích cực vì nó làm chậm lại quá trình, nhờ đó mọi người có thời gian để điều chỉnh hành vi và thích nghi kịp với sự thay đổi (Fine, 1986). Tuy nhiên, ở chiều ngược lại phần lớn phản ứng lại thường đi quá xa, vì thế dẫn tới các ảnh hưởng tiêu cực như: trốn tránh hoặc trì hoãn công việc; có thái độ chống đối; bỏ bê công việc; và không hoàn thành hoặc chỉ hoàn thành ở mức yêu cầu tối thiểu (Fine, 1986). Theo nhiều nhà nghiên cứu (Ford et al, 2002; Leigh, 2002), bốn nguyên nhân cơ bản khiến cho nhân viên chống lại sự thay đổi, là: - Không muốn mất một phần hoặc toàn bộ lợi ích hiện tại - Có sự hiểu lầm về sự thay đổi và cách thức áp dụng trong thực tế - Cho rằng sự thay đổi là không có ý nghĩa với DN và bản thân, và - Lo sợ không có đủ kỹ năng và trình độ chuyên môn cần thiết như đòi hỏi của hệ thống mới, khiến họ trở nên lạc hậu, và kết quả là sự thất bại. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra một số nguyên nhân được cho là nguồn gốc dẫn tới sự phản kháng của nhân viên trước thay đổi của hệ thống kế toán. Ví dụ, Walley và cộng sự (1994), trong một nghiên cứu của họ đối với 20 công ty sản xuất của Anh, cho thấy rất nhiều nhà quản lý và nhân viên có những phản ứng tiêu cực đối với các thay đổi trong hệ thống kế toán hiện hành. Các tác giả đã chứng minh rằng sự hài lòng đối với hệ thống hiện tại, sự thiếu hụt về nguồn lực, và thiếu hụt thông tin là những nguyên nhân cơ bản dẫn tới phản kháng lại sự thay đổi. Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Leigh (2002) cho thấy một số yếu tố như là nguyên nhân cơ bản của sự phản kháng, trong đó nổi bật là: sự tư lợi, tác động của yếu tố tâm lý; tập quán tuân thủ trong nghề nghiệp kế toán, và yếu tố thuộc về trách nhiệm cá nhân do lo sợ thất bại khi áp dụng hệ thống mới. Để giảm sự phản kháng đối với thay đổi, Shields và Young (1991) cho rằng việc huấn luyện nhân viên bằng các chương trình đào tạo cần phải được thực hiện trước khi có các cải cách, thay đổi. Đào tạo, huấn luyện không chỉ giúp nhân viên hoàn thiện các kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu ở trình độ cao hơn, mà còn giúp họ có nhận thức đúng đắn, sẵn sàng cùng đồng nghiệp và doanh nghiệp đương đầu với thử thách trong quá trình đổi mới (Rusaw, 2000). 129
  12. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu sơ cấp dựa vào phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Đối tượng điều tra là các chuyên gia kế toán gồm hai đối tượng: phụ trách kế toán và kế toán viên tại các doanh nghiệp trên địa bàn Hà nội. Phù hợp với quy mô, quỹ thời gian và kinh phí, nên việc lấy mẫu thuận tiện đã được áp dụng, 200 bảng hỏi điều tra với 10 câu hỏi thăm dò được phát trực tiếp tại Hội thảo: Gia nhập TPP và AEC – Thời cơ và thách thức đối với Kế toán – Kiểm toán Việt nam, do Hội kế toán Việt nam (VAA), Hiệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA) và Phòng thương mại và Công nghiệp Việt nam (VCCI) phối hợp tổ chức tại Hà nội, trong 2 ngày 18-20/12/2015. Việc chọn mẫu nghiên cứu đảm bảo ý kiến của các đối tượng điều tra có thể đại diện cho những người làm kế toán tại Việt nam về tác động của TPP và AEC đến khả năng áp dụng CMKTQT tại Việt nam. 4.2. Thiết kế câu hỏi và thang đo Phát triển từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu gần đây (Nguyen, 2011; Nguyen, 2013; Phan, 2014), một bảng hỏi đã được xây dựng nhằm đánh giá nhận thức và mức độ sẵn sàng của người làm kế toán Việt nam về khả năng áp dụng IAS/IFRS trong bối cảnh gia nhập TPP và AEC, trên các khía cạnh: (i) hiểu biết về hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tế; (ii) sự cần thiết phải trang bị kiến thức về IAS/IFRS; và (iii) tầm quan trọng của việc dịch các Chuẩn mực kế toán quốc tế ra tiếng Việt phục vụ việc học tập và vận dụng. Các câu hỏi được thiết kế dưới dạng đo lường định tính theo 3 mức độ: rất quan trọng, quan trọng, và không quan trọng. Trong quá trình xử lý dữ liệu, để phục vụ cho thảo luận kết quả, các giá trị định lượng sẽ được gán cho các mức độ với 3 = rất quan trọng, 2 = quan trọng, và 1 = không quan trọng. 4.3. Các giả thuyết nghiên cứu Để đánh giá nhận thức của người làm kế toán Việt nam (phụ trách kế toán và nhân viên kế toán trong DN) về khả năng áp dụng IAS/IFRS trong bối cảnh của TPP và AEC, các giả thuyết sau đã được xây dựng (null hypothesis). H1: Không có sự khác biệt trong nhận thức về vấn đề hội tụ với các Chuẩn mực kế toán quốc tế giữa phụ trách kế toán và nhân viên kế toán trong các DN Việt nam 130
  13. H2: Không có sự khác biệt trong nhận thức về sự cần thiết phải trang bị các kiến thức về Chuẩn mực kế toán quốc tế giữa phụ trách kế toán và nhân viên kế toán trong các DN Việt nam H3: Không có sự khác biệt trong nhận thức về tầm quan trọng của việc dịch các Chuẩn mực kế toán quốc tế ra tiếng Việt giữa phụ trách kế toán và nhân viên kế toán trong các DN Việt nam 5. KẾT QUẢ VÀ CÁC THẢO LUẬN 5.1. Mô tả mẫu Với 200 phiếu điều tra phát ra, số phiếu thu về có thể sử dụng cho phân tích là 158 phiếu đạt tỷ lệ thành công là 76%. Cơ cấu dữ liệu điều tra phân tổ theo nhóm đối tượng như sau: Bảng 5.1: Đối tượng trả lời phân theo nhóm điều tra Số lượng Tỷ lệ Phụ trách kế toán 40 25% Kế toán viên 118 75% Tổng 158 100% 5.2. Kiểm định giả thuyết a. Nhận thức về vấn đề hội tụ với IAS/IFRS Kết quả từ dữ liệu điều tra thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 5.2: Nhận thức về hội tụ với IAS/IFRS Phụ trách kế toán Kế toán viên Tổng Rất quan tâm tới vấn đề hội tụ với 10 44 54 IAS/IFRS 6,3% 27,8% 34,1% 12 44 56 Quan tâm tới hội tụ với IAS/IFRS 7,6% 27,8% 35,4% 18 30 48 Không quan tâm 11,4% 19% 30,4% 40 118 158 Tổng 25,3% 74,7% 100% 131
  14. Dữ liệu ở Bảng 5.2 cho thấy 69,5% người trả lời có mức độ rất quan tâm và quan tâm tới chủ đề hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là mức độ quan tâm của phụ trách kế toán lại khá khiêm tốn so với nhân viên kế toán, 55% (22/40) so với 74,6% (88/118); đây cũng là vấn đề cần có các nghiên cứu tiếp theo, vì nhận thức của người đứng đầu bộ máy kế toán sẽ có ảnh hưởng quan trọng tới khả năng áp dụng IAS/IFRS trong tương lai. Tuy nhiên sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê hay không thì phải dựa vào kết quả kiểm định nhằm suy rộng cho tổng thể nghiên cứu (Giả thuyết H1). Để kiểm định giả thuyết H1 về mối quan hệ giữa hai biến định tính và chứng minh sự khác biệt giữa hai biến này, nghiên cứu sử dụng Chi-square Test (Trọng & Ngọc, 2008). Kết quả kiểm định dựa vào bảng rxc Contingency như sau: Chi-square = 5,54 < Chi-square lý thuyết = 5,99 với số bậc tự do d = 2 và p-value = 0,063 > 0,05. Như vậy, giả thuyết H1 chưa có cơ sở để bác bỏ, điều này chứng tỏ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong nhận thức về hội tụ với Chuẩn mực kế toán quốc tế giữa phụ trách kế toán và nhân viên kế toán trong các DN Việt nam. Giá trị trung bình (mean) mẫu của nhóm phụ trách kế toán và nhóm nhân viên lần lượt là 1,9 và 2,1. Khoảng cách chênh lệch (không đáng kể) này có thể lý giải bởi sự tiến bộ và chủ động trong tiếp cận sự thay đổi của giới trẻ hiện đang làm kế toán tại các DN Việt nam. b. Nhận thức về vai trò của đào tạo, huấn luyện về IAS/IFRS Kết quả điều tra thể hiện ở bảng dưới đây: 132
  15. Bảng 5.2: Nhận thức về vai trò của đào tạo, huấn luyện về IAS/IFRS Phụ trách kế toán Kế toán viên Tổng 24 46 70 Rất quan trọng 15,2% 29,1% 44,3% 7 47 54 Quan trọng 4,4% 29,7% 34,1% 9 25 34 Không quan trọng 5,7% 15,8% 21,5% 40 118 158 Tổng 25,3% 74,7% 100% Có tới 78,4% người được hỏi đánh giá cao vai trò của đào tạo, huấn luyện về IAS/IFRS, trong đó có sự tương đồng về đánh giá tầm quan trọng của đào tạo, huấn luyện giữa phụ trách kế toán và kế toán viên tại các DN điều tra (xấp xỉ 78% ở mỗi nhóm). Tuy nhiên, sự tương đồng trong đánh giá vai trò của đào tạo và huấn luyện về Chuẩn mực kế toán quốc tế có thực sự có ý nghĩa thống kê hay không thì cần dựa vào kiểm định giả thuyết H2. Vẫn sử dụng Chi-square Test, rxc Contingency Table với dữ liệu ở Bảng 5.2 thu được kết quả như sau: Chi-square = 7,36 > Chi-square lý thuyết = 5,99 với bậc tự do d =2, p-value = 0,025 < 0,05. Như vậy, giả thuyết H2 bị bác bỏ, chứng tỏ có sự khác biệt trong nhận thức về tầm quan trọng của đào tạo và trang bị kiến thức về Chuẩn mực kế toán quốc tế cho đội ngũ người làm kế toán trong các DN Việt nam. Sự khác biệt này cũng thể hiện qua giá trị trung bình (mean) cao hơn ở nhóm phụ trách kế toán (mean = 2,4) so với nhóm nhân viên (mean = 2,17). c. Nhận thức về tầm quan trọng của việc chuyển IAS/IFRS sang tiếng Viêt Kết quả điều tra thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 5.3: Nhận thức về vai trò của dịch IAS/IFRS sang tiếng Việt Phụ trách kế toán Kế toán viên Tổng 8 38 46 Rất quan trọng 5,1% 24,1% 29,2% 19 49 68 Quan trọng 12% 31% 43% 13 31 44 Không quan trọng 8,2% 19,6% 27,8% 40 118 158 Tổng 25,3% 74,7% 100% Hơn 72% số người được hỏi đánh giá việc dịch các Chuẩn mực kế toán quốc tế sang tiếng Việt là rất quan trọng và quan trọng. Tuy nhiên, chỉ có 67,5% (27/41) phụ trách kế toán đánh giá cao vai trò của dịch Chuẩn mực quốc tế, so với 74% (87/118) có cùng quan điểm ở nhóm 133
  16. nhân viên kế toán. Vậy, sự khác biệt trong nhận thức về việc dịch IAS/IFRS sang tiếng Việt có ý nghĩa thống kê hay không? Kiểm định Chi-square dựa vào kết quả của bảng rxc Contingency như sau: Chi-square = 2,19 0,05. Do vậy, chưa thể bác bỏ giả thuyết H3 để thừa nhận có sự khác biệt trong nhận thức về tầm quan trọng của dịch các Chuẩn mực kế toán quốc tế ra tiéng Việt. Giá trị trung bình mẫu của hai nhóm phụ trách kế toán và kế toán viên lần lượt là 1,9 và 2,1 cho thấy mức độ khá tương đồng trong nhận thức về tầm quan trọng của việc chuyển IAS/IFRS sang tiếng Việt. Như vậy, các kiểm định thống kê cho thấy, ngoại trừ sự khác biệt trong nhận thức về vai trò của đào tạo và trang bị kiến thức về IAS/IFRS, nhìn chung những người làm kế toán Việt nam đều có nhận thức tích cực về vấn đề hội tụ với các Chuẩn mực kế toán quốc tế trong bối cảnh gia nhập TPP và AEC; đặc biệt là ở đội ngũ lao động kế toán trẻ tuổi tại các DN Việt nam (giá trị trung bình (mean) của nhóm này luôn >2). Như vậy, theo thời gian kết quả nghiên cứu đã cho thấy một sự chuyển biến khá rõ ràng, tích cực trong nhận thức của giới hành nghề kế toán Việt nam đối với việc chuyển sang áp dụng các Chuẩn mực kế toán quốc tế. Nếu so sánh kết quả này với các kết quả nghiên cứu thực hiện trước đó (Pham, 2012; Nguyen, 2013; Phạm, 2013; Phan, 2014) thì sự thay đổi trong nhận thức là thực sự tích cực; điều đó chứng tỏ mức độ sẵn sàng tiếp nhận cái mới, chấp nhận thay đổi, sẵn sàng cho học tập đã được cải thiện đáng kể, và tín hiệu tích cực này quan trọng là lại đến từ những người phụ trách kế toán doanh nghiệp. Vì thế, mức độ lan tỏa hy vọng sẽ ngày một cao hơn trong cộng đồng kế toán Việt nam. 6. KẾT LUẬN Tuy còn có hạn chế do quy mô mẫu khiêm tốn và thời gian khảo sát chưa đủ dài, bài viết đã làm sáng tỏ phần nào nhận thức của những người làm kế toán Việt nam về khả năng áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế trong bối cảnh gia nhập TPP và AEC. Các phát hiện từ nghiên cứu này cho thấy, giới hành nghề kế toán Việt nam đã có sự chuyển biến về nhận thức và thái độ đối với việc áp dụng các Chuẩn quốc tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu của đất nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với các cơ quan quản lý Nhà nước mà cụ thể là Bộ Tài chính, Vụ chế độ kế toán và kiểm toán, cũng như các Hiệp hội nghề nghiệp (VACPA và VAA) là phải tạo lập được môi trường để ‘nuôi dưỡng’ và phát huy được các dấu hiệu tích cực này tận dụng được các điều kiện thuận lợi về ‘thiên thời’ – ‘địa lợi’ – ‘nhân hòa’ trong quá trình chuyển sang áp dụng các Chuẩn mực quốc tế như là đòi hỏi của hội nhập khu vực và thế giới. Các biện pháp cơ bản trong thời gian tới nên là: 134
  17. - Tổ chức dịch thuật các Chuẩn mực quốc tế sang tiếng Việt trên nguyên tắc đảm bảo sát với nguyên gốc - Tăng cường đào tạo, tập huấn, cập nhật kiến thức về các Chuẩn mực quốc tế dưới nhiều hình thức thông qua các tổ chức quốc tế (ACCA, ICAEW...), Hiệp hội nghề nghiệp trong nước (VACPA, VAA), Phòng thương mại công nghiệp Việt nam (VCCI), các Công ty tư vấn, dịch vụ kế toán – kiểm toán, các cơ sở đào tạo là các trường Đại học, Cao đẳng có chuyên ngành kế toán – kiểm toán - Nâng cao nhận thức cho các nhà quản lý DN về vai trò của Chuẩn mực kế toán quốc tế trong quá trình hội nhập, các đòi hỏi của Chuẩn mực kế toán quốc tế đối với sự thay đổi trong quản trị cho phù hợp với chuẩn quốc tế - Tăng cường tổ chức sát hạch nghề nghiệp theo tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế nhằm sẵn sàng cho việc tiếp nhận và xuất khẩu lao động kế toán Việt nam tay nghề cao khi gia nhập TPP và AEC. - Chú trọng đào tạo đội ngũ lao động kế toán trẻ chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và thành thạo ngoại ngữ để có thể chủ động tham gia vào thị trường kế toán – kiểm toán sôi động trong khu vực, nắm bắt kịp thời các cơ hội do AEC và TPP mang lại. Bên cạnh việc thực hiện tốt các biện pháp ngắn hạn trên, trong dài hạn nên chuyển giao chức năng soạn thảo, ban hành và công bố các chuẩn mực kế toán – kiểm toán Việt nam sang cho Hội nghề nghiệp (VAA, VACPA) hoặc thành lập và giao cho Hội đồng Chuẩn mực kế toán – kiểm toán (độc lập với cơ quan quản lý Nhà nước) như hầu hết các nước trong TPP và AEC 2 để đảm bảo sự độc lập chuyên môn, cập nhật kịp thời các yêu cầu của thị trường trong các Chuẩn mực kế toán – kiểm toán; thúc đẩy nhanh chóng hơn nữa quá trình hội tụ với IFRS/IAS bắt kịp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng của Việt nam. 2 Trong AEC, hiện cũng chỉ còn Lào và Việt nam là có một cơ quan thuộc Chính phủ (Bộ Tài chính) giữ trách nhiệm ban hành chuẩn mực kế toán – kiểm toán, các nước còn lại trong khối đều do Hội nghề nghiệp hoặc Hội đồng chuẩn mực kế toán – kiểm toán (không thuộc Chính phủ) chịu trách nhiệm này. 135
  18. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Fine, S.F. (1986), Technological innovation, diffusion and resistance: A historical perspective. Journal of Library Administration, 7, 83-108. 2. Ford, JD, Ford, LW, McNamara, RT 2002, Resistance and the background conservations of changes. Journal of Organizational Change Management, 15, 2. 3. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008, Phân tích dữ liệu với SPSS, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. NXB Hồng Đức. 4. Leigh, KE 2002, Case study: Identifying resistance in Managing change, Journal of Organizational Change Management, 15, 2. 5. Nguyen, HC 2011, The possibilities of adopting IAS/IFRS in Vietnam: an analysis, Corporate Ownership and Control, vol. 9. 6. Nguyen, TPU 2013, Conservatism, changes and resistance: A bourdieuian study of the vietnamese accounting field, Ph.D dissertation, Auckland University of Technology. 7. PwC, 2014, IFRS adoption by country, www.pwc.com 8. Phan, D 2014, Examining key deternimants of International Financial Reporting Standards (IFRS) adoption in Vietnam: An institutional perspective, Ph.D. Thesis, Swinburne University of Technology. 9. Pham, HH, Tower, G & Scully, G 2011, De jure convergence between Vietnamese and International Accounting Standards, AFAANZ Annual Conference. 10. Pham, HH 2012, A comparative study of Vietnamese and international accounting standards, Ph.D. Thesis, Curtin University. 11. Phạm Đức Hiếu, 2013, Hội tụ với các CMBCTCQT: Nghiên cứu thái độ và nhận thức của cộng đồng kế toán ở Việt nam, Hội thảo khoa học quốc tế lần 3: Thành tựu và những vấn đề đặt ra. 12. Rusaw, AC. 2000, Uncovering Training Resistance: A critical theory perspective, Journal of Organizational Change Management, 13, 3. 13. Shields, MD., SM. Young 1991, Resistance to Change and Changes in the Workplace, The Design of Cost Management Systems. In Cooper and Kaplan (ed.), Prentice Hall, New Jersey. 14. Walley, P., Blenkinsop, S., Duberley, J. 1994, The adoption and non-adoption of modern cost accounting practices: A study of 20 manufacturing firms, International Journal of Production Economics, 36. 15. Một số website: http://www.vacpa.org.vn; http://www.mof.gov.vn; http://www.ifrs.org 136
nguon tai.lieu . vn