Xem mẫu

  1. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 93 – 102 ẢNH HƯỞNG XÂM NHẬP MẶN VÀ VAI TRÒ CỦA THÍCH ỨNG NHÓM: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI HUYỆN AN BIÊN, TỈNH KIÊN GIANG Phạm Huỳnh Thanh Vân1 1 Trường Đại học An Giang Thông tin chung: ABSTRACT Ngày nhận bài: 20/02/2020 Ngày nhận kết quả bình duyệt: Saline intrusion is a current problem causing serious risks for agriculture 25/04/2020 and livelihoods in coastal areas in the Vietnamese Mekong Delta. Successful Ngày chấp nhận đăng: adaptation to environmental change is connected with social groups’ ability 12/2021 to act collectively that is evident. Using ecological and social approach, this Title: research explores impacts of saline intrusion and farmers’ responses, forms Developing an online behavior and roles of collective adaptation in case of saline intrusion in the Delta. The point management system at findings showed that saline intrusion has been existed and it has affected An Giang university agriculture and livelihoods of local inhabitants. Farmers have shifted from Keywords: double rice-cropping to rice-shrimp farming system as adaptation to salt An Bien, Collective water intrusion. There is an emergence of water conflict due to different adaptation, Kien Giang, Saline demands on water quality of shrimp cultivation (salt water) and rice intrusion, Shrimp rice system cultivation (fresh water). Collective adaptation is explored at the forms of Từ khóa: coordination of action and sharing information. Their role is shown in terms An Biên, Kiên Giang, Thích of improving social abilities to use community assets to adapt to saline ứng nhóm, Mô hình tôm lúa, intrusion. Xâm nhập mặn TÓM TẮT Trong những năm gần đây, tình hình xâm nhập mặn (XNM) ngày càng diễn biến phức tạp đã gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân ven biển vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng thích ứng nhóm mang lại hiệu quả trong việc đáp ứng với sự thay đổi bất lợi của điều kiện tự nhiên. Sử dụng khung tiếp cận kết hợp tự nhiên và xã hội, nghiên cứu được thực hiện tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang nhằm tìm hiểu những ảnh hưởng của XNM và các hình thức thích ứng của nông hộ, các dạng và vai trò của thích ứng nhóm để đáp ứng với tình hình XNM. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng XNM đã tác động đến sản xuất nông nghiệp và sinh kế người dân trong vùng. Thay đổi mô hình canh tác từ hai vụ lúa sang mô hình tôm lúa là một trong những giải pháp được nhiều người dân lựa chọn. Tuy nhiên, việc thay đổi này làm nẩy sinh mâu thuẫn giữa các nông hộ do có yêu cầu khác nhau về chất lượng nguồn nước (nước mặn cho tôm và nước ngọt cho lúa). Thích ứng nhóm hiện diện ở hai hình thức là thực hiện hành động chung và chia sẻ thông tin. Sự tồn tại của các hoạt động này có vai trò quan trọng trong việc gia tăng sức mạnh vốn xã hội, sử dụng tốt nội lực cộng đồng để đáp ứng với những thay đổi bất lợi do XNM gây ra. 93
  2. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 93 – 102 1. GIỚI THIỆU VNCCSCLPTNT, 2016). Do vậy, người dân đã Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là phần có những giải pháp để thích ứng với điều này. cuối cùng của lãnh thổ Việt Nam nơi sông Cửu Smit và Pilifosova (2003) cho rằng thích ứng là Long chảy ra biển Đông. Đồng bằng giáp với những điều chỉnh trong hoạt động sống của con nước bạn Campuchia về phía Bắc, biển Thái Bình người để đáp ứng lại sự thay đổi của điều kiện tự Dương về phía Đông và vịnh Thái Lan về phía nhiên và những ảnh hưởng được gây ra bởi những Tây. Vùng với diện tích 3,94 triệu ha, có tiềm thay đổi này. Chính vì vậy mà thích ứng sẽ phụ năng về nông nghiệp, sản xuất 90% sản lượng lúa thuộc vào hoàn cảnh và thay đổi theo thời gian gạo và 70% sản lượng thủy sản xuất khẩu của cả (Agrawal, 2010; Bowyer, Bender, Rechid & nước (Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược Schaller, 2014; Burton, Diringer & Smith, 2006). Phát triển nông thôn [VNCCSCLPTNT]), 2016). Thích ứng có thể được thực hiện riêng lẻ từng cá XNM là hiện tượng tự nhiên xảy ra trong mùa nhân hay theo nhóm (Bowyer và cs., 2014). khô, tháng 12 đến tháng 5 năm sau (Dương lịch), Marshall (2013) và Poteete (2004) định nghĩa hằng năm có khoảng 1,7 đến 2,0 triệu ha đất ven rằng thích ứng nhóm đơn giản là hành động chung biển tại ĐBSCL bị ảnh hưởng bởi XNM (Ngân của một nhóm người nhằm đạt một mục tiêu nhất hàng thế giới [NHTG]), 2015). Tuy nhiên từ năm định. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động 1998, XNM không còn diễn ra theo quy luật và nhóm hỗ trợ quá trình thích ứng một cách hiệu được xem là thảm họa của tự nhiên (Đặng Kiều quả, đặc biệt trong trường hợp quản lý các nguồn Nhân, Nguyễn Văn Bé và Nguyễn Trung Hiếu, tài nguyên tự nhiên (Adger, 2003; Ostrom, 1990). 2007). Thời gian gần đây, XNM ngày càng diễn Trong điều kiện XNM hiện nay, sự thích ứng của ra với tần suất nhiều hơn và biên độ lớn hơn (Viện người dân là rất cần thiết bởi vì những công trình Khoa học Thủy lợi Miền nam, 2015). XNM xuất ngăn mặn chưa được hoàn thành như kế hoạch. hiện khi dòng chảy các sông từ thượng nguồn đổ Nhiều nghiên cứu về XNM đã được thực hiện tại về không đủ lớn và khi đó lượng nước mặn từ ĐBSCL nhưng tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực biển sẽ tràn vào đất liền (Estellès, Jensen, như tính tổn thương, các tiềm năng và giải pháp Sánchez và Vechiu, 2012; Lê Tuấn Anh, Chu thích ứng (Nguyễn Hữu Trí, 2016; Nguyễn Thanh Hoàng Thái, Miller và Bạch Tân Sinh, 2007). Có Bình, 2015; Nguyễn Thanh Bình, Lam Huon & rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến XNM, có thể kể Thach So Phanh, 2012). Chưa có nghiên cứu đến là lưu lượng dòng chảy sông Cửu Long, khám phá về các hình thức thích ứng nhóm và vai lượng mưa tại chỗ, dạng triều, sức gió và độ dốc trò của các hoạt động này để đáp ứng với XNM. của dòng sông, nước biển dâng,... (Biến đổi khí Hơn nữa triển vọng hợp tác giữa các thành viên hậu- Nông nghiệp và an toàn thực phẩm- Đông trong cộng đồng được nhận định là chưa được sử Nam Á, 2016; Hiệp hội bảo tồn tài nguyên tự dụng hợp lý, trong khi nguồn lực này nên được nhiên, 2010; Nguyễn Anh Đức, 2008; Nguyễn khai thác một cách hiệu quả để đáp ứng tốt hơn Công Thành, 2016; Nguyễn Hữu Trí, 2016; với biến đổi khí hậu (Bộ Nông nghiệp Phát triển NHTG, 2015; Trần Quốc Đạt, Nguyễn Hiếu nông thôn, 2017; VNCCSCLPTNT, 2016). Chính Trung và Likitdecharote, 2012). XNM bị ảnh vì vậy, Kiên Giang được chọn làm địa bàn nghiên hưởng không chỉ bởi các yếu tố tại đồng bằng mà cứu vì là một trong những tỉnh bị ảnh hưởng còn do các yếu tố liên vùng như ảnh hưởng của nhiều bởi XNM (Liên hiệp quốc tại Việt Nam, biến đổi khí hậu và quá trình phát triển phía 2016). Theo kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài thượng nguồn) (Đặng Kiều Nhân và cs., 2007). nguyên và Môi trường (2016), nếu mực nước biển XNM gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông dâng cao 1m thì tỉnh Kiên giang có 76,9% diện nghiệp, thủy sản cũng như đời sống người dân tích toàn tỉnh bị ngập. Nghiên cứu được thực hiện vùng ĐBSCL (Nguyễn Công Thành, 2016; nhằm tìm hiểu về ảnh hưởng của XNM, các hình 94
  3. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 93 – 102 thức và vai trò của thích ứng nhóm để góp phần (Hình 1). Trong huyện An Biên, hai xã là Nam đáp ứng tốt hơn với những thay đổi bất lợi của Yên (cách biển khoảng 5km) và Tây Yên A (cách XNM. biển khoảng 20km), theo một mặt cắt từ biển vào 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU đất liền được chọn làm điểm nghiên cứu để thấy được những ảnh hưởng khác nhau của XNM và 2.1 Vùng nghiên cứu sự thích ứng của người dân theo thời gian và Nghiên cứu được thực hiện tại huyện An Biên, không gian. huyện nằm về phía Tây của tỉnh Kiên Giang Hình 1. Vùng bị ảnh hưởng mặn tại vùng ĐBSCL (trái) và địa bàn nghiên cứu (phải) Nguồn: Hiệp hội sông Mekong (2005) (trích trong Käkönen, 2008) 2.2 Phương pháp nghiên cứu dụng bao gồm vẽ biểu đồ phân bố tài nguyên, Nghiên cứu sử dụng số liệu định tính và định dòng lịch sử và cây vấn đề. Có 06 cuộc phỏng vấn lượng, được thu thập từ tháng 12/2016 đến tháng sâu được thực hiện với các đối tượng là nông dân 03/2017. có tham gia vào các nhóm thích ứng. Số liệu định tính được thu thập dựa vào phương Số liệu định lượng được thu thập bằng bảng hỏi, pháp phỏng vấn người am hiểu (KIP- Key nội dung bảng hỏi bao gồm 2 phần: (1) Tình hình Informant Panel), phương pháp phỏng vấn nhóm XNM (từ năm 2000) và ảnh hưởng của XNM đến có sự tham gia của người dân (PRA-Participatory sản xuất và đời sống; (2) Các hình thức thích ứng Rural Appraisal) và phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu của nông hộ đối với XNM. Bảng hỏi sau khi biên về những ảnh hưởng XNM, các hình thức và vai soạn được phỏng vấn thử (chọn ngẫu nhiên 3 trò của thích ứng nhóm. Cụ thể có 07 cuộc thảo nông dân trong một xã), chỉnh sửa và sau đó áp luận với các cán bộ ban ngành liên quan (Sở Nông dụng cho phỏng vấn đại trà. Tổng số phiếu được nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến thực hiện là 60 (30 phiếu/xã). Nhằm đảm bảo thu nông và cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trên địa thập được những thông tin về ảnh hưởng và các bàn hai xã). 02 cuộc PRA được thực hiện với đối hình thức thích ứng với XNM, đối tượng được tượng là nông dân ở hai xã (có từ 8-10 người tham phỏng vấn là nông dân sinh sống trên địa bàn hai dự trong mỗi cuộc). Các công cụ PRA được áp xã với thời gian từ 10 năm trở lên. 95
  4. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 93 – 102 Các cuộc phỏng vấn sâu được ghi âm, sao chép 76,7% người dân xã Nam Yên cho rằng họ đã bị và phân loại để ghi nhận về các hình thức hợp tác, ảnh hưởng bởi XNM khoảng 10 năm, trong khi vai trò và hiệu quả của thích ứng nhóm. Thông tin 100% người dân xã Tây Yên A đồng ý rằng họ định lượng được phân tích thống kê mô tả để trình chỉ bị ảnh hưởng bởi XNM trong khoảng 5 năm. bày về các vấn đề ảnh hưởng của XNM và các Cán bộ Trạm Khuyến nông huyện An Biên cho dạng thích ứng. biết XNM là hiện tượng tự nhiên, xảy ra hàng 3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN năm vào mùa khô. Tuy nhiên, từ năm 2010 hiện tượng này diễn ra ngày càng phức tạp. Ảnh hưởng 3.1 Ảnh hưởng của XNM và các hình thức của XNM phụ thuộc vào cường độ và thời gian thích ứng nhiễm mặn. Nếu hàm lượng muối lớn hơn 28 g/L 3.1.1 Ảnh hưởng của xâm nhập mặn thì XNM gây hại rất lớn đến sản xuất nông An Biên là huyện ven biển nằm ở phía Tây của nghiệp, có thể xem như một thảm họa (Lê Hồng tỉnh Kiên Giang, về điều kiện tự nhiên có 6 tháng Sinh, ý kiến cá nhân, ngày 19 tháng 12 năm nước mặn (mùa khô) và 6 tháng nước ngọt (mùa 2016). Kết quả khảo sát những ảnh hưởng của mưa). Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng XNM XNM đến sản xuất và đời sống người dân ven ảnh hưởng nhiều hơn ở khu vực gần biển. Có biển bằng bảng hỏi được thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1. Ảnh hưởng của XNM đến sản xuất và đời sống (n=60) Số hộ Tần suất (%) Lúa chết, năng suất lúa giảm 23 38,3 Thu nhập giảm 16 26,7 Thiếu nước ngọt cho lúa 11 18,3 Tôm chậm lớn 6 10,0 Khác (di cư, ảnh hưởng sức khỏe) 4 6,7 Tổng 60 100 (Nguồn: Phỏng vấn nông hộ, 2017) Bảng 1 cho thấy XNM có các ảnh hưởng khác Trước những ảnh hưởng của XNM, việc tìm các nhau đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người giải pháp thích ứng đã được sự quan tâm của cả dân tại vùng nghiên cứu. Độ mặn tăng làm giảm Nhà nước và người dân trong vùng. năng suất lúa và có thể gây thiệt hại hoàn toàn 3.1.2 Các hình thức thích ứng với xâm nhập mặn (38,3%). Lúa là cây trồng mẫn cảm với nồng độ Giải pháp thích ứng với XNM là một trong những muối, tỷ lệ bị thiệt hại của lúa tăng dần nếu nồng vấn đề được các cấp chính quyền quan tâm trong độ muối trong nước >1g/L và sẽ bị thiệt hại hoàn những năm gần đây. Hỗ trợ của Nhà nước chủ yếu toàn ở nồng độ >4g/L (Lê Tuấn Anh và cs., 2007; qua các giải pháp công trình (xây đập, đê chống Nguyễn Anh Đức, 2008). Do vậy việc này đã làm mặn). Tính đến cuối năm 2016, có 28 cống và đập giảm thu nhập gia đình (26,7%). Nước quá mặn chống mặn đã được hoàn thành trên địa bàn huyện cũng không tốt cho quá trình sinh trưởng của tôm An Biên và 23 công trình còn nằm trong kế hoạch (10,0%). Tôm Sú (Penaeus monodon) là loài được (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An nuôi chủ yếu trong mô hình tôm lúa tại huyện An Biên [PNNPTNTAB], 2016). Chính vì hệ thống Biên, khoảng độ mặn tối ưu của loài này từ 15- các công trình ngăn mặn chưa được hoàn chỉnh, 25g/L (Tôm sú có thể chịu được khoảng độ mặn nên nông dân đã có những giải pháp thích ứng từ 3- 45g/L). Ngoài ra, thiếu nước ngọt còn ảnh riêng (Biểu đồ 1). hưởng đến sức khỏe và sinh kế người dân (6,7%). 96
  5. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 93 – 102 Biểu đồ 1. Các hình thức thích ứng với xâm nhập mặn của nông hộ (Nguồn: Phỏng vấn nông hộ, 2017) Biểu đồ 1 cho thấy do ảnh hưởng của XNM, hiệu quả kinh tế của mô hình, tỷ số càng cao thì chuyển đổi mô hình canh tác từ 2 vụ lúa sang tôm mô hình càng có hiệu quả. Qua kết quả Bảng 2 lúa là lựa chọn của nhiều nông dân ở hai xã Nam nhận thấy rằng hiệu quả kinh tế vụ tôm cao gấp Yên và Tây Yên A (48,4% và 43,9%) do mô hình 4,8 lần so với vụ lúa. Do vậy, diện tích tôm lúa tại này đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hai vụ lúa huyện An Biên tăng rất nhanh trong thời gian qua, (Bảng 2). Hiệu quả đồng vốn (tỷ số giữa lợi nhuận từ 8.879 ha (năm 2009) lên 12.381 ha (năm 2015) và chi chí) của vụ tôm cao hơn vụ lúa (của vụ tôm và 14.691 ha vào năm 2016 (PNNPTNTAB, là 2,9 và 0,6 đối với vụ lúa). Tỷ số này thể hiện 2016). Bảng 2. Hiệu quả kinh tế mô hình tôm lúa tại huyện An Biên (n=60) Chỉ tiêu Vụ tôm Vụ lúa Tổng chi (*) (1000đ/ha) 11.203 13.807 Tổng thu (1000đ/ha) 44.180 21.780 Năng suất (tấn/ha) 0,235 5,5 Giá (đồng/ha) 188,000 3,960 Lợi nhuận (1000đ/ha) 32.977 7.973 Thu nhập/chi phí 3,9 1,6 Lợi nhuận/chi phí 2,9 0,6 (*): Giá trị có tính đến công gia đình (Nguồn: Phỏng vấn nông hộ, 2017) Tuy nhiên, trong những trường hợp nước quá mặn gốc rạ (phần còn lại của cây lúa sau khi thu thì người dân bỏ đất trống hoặc trồng cỏ (16,1% hoạch) tạo nguồn thức ăn cho vụ tôm tiếp theo. và 21,2%). Cỏ được trồng thay thế lúa, cỏ thay thế Những giải pháp kỹ thuật cũng áp dụng như đắp 97
  6. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 93 – 102 đê ngăn mặn, điều chỉnh lịch thời vụ, sử dụng với nghiên cứu của Võ Văn Tuấn, Lê Cảnh Dũng, giống lúa có khả năng kháng mặn. Việc chuyển Võ Văn Hà và Đặng Kiều Nhân (2014) cho rằng sang mô hình tôm lúa có nhiều thuận lợi một phần yếu tố đất đai là một trong các yếu tố thúc đẩy nhờ yếu tố đất đai. Để áp dụng được mô hình tôm việc chuyển đổi mô hình canh tác. lúa, diện tích ruộng phải đủ lớn để thiết kế hệ 3.2 Mô hình tôm lúa và hợp tác trong thích thống mương bao quanh (làm chỗ trú cho tôm). ứng Thông thường diện tích mương bao chiếm từ 25- Tôm lúa là mô hình luân canh một vụ tôm và một 30% tổng diện tích mặt ruộng. Kết quả khảo sát vụ lúa, tôm được nuôi trong mùa khô (nước có độ cho thấy 90% nông hộ ở cả hai xã sở hữu diện mặn cao) và lúa được trồng trong mùa mưa (nước tích canh tác nhiều hơn 2 ha/hộ. Điều này phù hợp ngọt) (Hình 2). Hình 2. Mô hình tôm lúa tại xã Nam Yên, huyện An Biên, vụ lúa (trái) và vụ tôm (phải) (Nguồn: Phạm Huỳnh Thanh Vân, 2016, 2017) Mô hình này tận dụng được nguồn thức ăn tự trợ của Nhà nước; (2) là sự tự vận động của cộng nhiên hỗ trợ qua lại giữa tôm và lúa. Những thức đồng trong việc thành lập và quản lý nhóm. ăn thừa của tôm từ vụ trước là nguồn phân bón tự Năm 2007, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên nhiên cho lúa và rơm rạ từ vụ lúa là nguồn sinh Giang triển khai chương trình quản lý nước dựa thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên vấn đề khó vào cộng đồng (QLNDVCĐ). Mục đích của khăn trong việc áp dụng mô hình tôm lúa là vấn chương trình là nâng cao tinh thần cộng đồng đề quản lý nước. Việc đồng thời đáp ứng hai trong quản lý nước nhằm giảm thiểu mâu thuẫn về nguồn nước khác nhau (mặn cho tôm và ngọt cho nguồn nước giữa trồng lúa và nuôi tôm. Để lúa) vào một thời điểm là khó thực hiện, do vậy khuyến khích người dân tham gia vào chương làm nẩy sinh mâu thuẫn giữa các nông hộ. Kết trình, các thành viên được hỗ trợ không hoàn lại quả nghiên cứu cho thấy đã có sự hợp tác trong 60% giá trị của tôm và lúa giống (Cái Văn Phẩm, cộng đồng để phân phối và quản lý nguồn nước ý kiến cá nhân ngày 10 tháng 12 năm 2016). Vai nhằm những hạn chế mâu thuẫn này. Quá trình trò chủ động của Nhà nước trong việc khởi xướng hình thành các nhóm hợp tác này khác nhau tùy để thành lập nhóm, sự hợp tác giữa Nhà nước và theo điều kiện tự nhiên, xã hội của vùng. Có hai người dân trong việc hình thành và duy trì hoạt dạng mô hình thức thích ứng nhóm được khám động của nhóm được thể hiện rõ trong hộp thông phá tại địa bàn nghiên cứu: (1) nhóm được hình tin số 1. thành và duy trì hoạt động do tiếp cận được sự hỗ 98
  7. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 93 – 102 Hộp thông tin số 1: Mô hình QLNDVCĐ tại ấp Bào Trâm, Xã Nam Yên, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. Một nhóm gồm 5 hộ (diện tích 10 ha) được chọn tham gia vào chương trình QLNDVCĐ. Các hộ này được chọn vì có cùng các điều kiện như: vị trí ruộng gần nhau, có chung đường lấy nước vào ruộng và có cùng nguyện vọng tham gia vào chương trình. Khi tham gia, bên cạnh các quyền lợi được hưởng từ sự hỗ trợ của Nhà nước, các nông hộ phải cùng nhau thực hiện một số việc chung. Đầu tiên là tất cả phải thống nhất cùng áp dụng mô hình tôm lúa. Ngoài ra, các thành viên thảo luận để cùng thực hiện các hoạt động như: sử dụng chung lịch thời vụ, lấy nước vào ruộng cùng lúc, sạ giống cùng loại, nuôi cùng giống tôm, cùng chia sẻ kinh nghiệm…. Trong quá trình nuôi, nếu có dịch bệnh xảy ra thì các thành viên trong nhóm phải thông báo cho nhau để cùng nhau giải quyết vì dịch bệnh là vấn đề trở ngại lớn của nông hộ khi chuyển từ lúa sang tôm. Cán bộ kỹ thuật xã luôn đồng hành cùng người dân trong quá trình thực hiện mô hình. Mô hình này được thực hiện từ năm 2007, nhưng đến nay nhóm hộ này vẫn còn áp dụng (mặc dù không còn sự hỗ trợ Nhà nước) vì thấy được những lợi ích của nó trong việc quản lý nước và dịch bệnh. (Nguồn: Phỏng vấn nhóm, tháng 12 năm 2016) Khác với trường hợp 1, câu chuyện về một nhóm nông dân ở ấp Rẫy mới, xã Tây Yên A tự hợp tác để thích ứng với XNM khi chưa có sự hỗ trợ của Nhà nước được thể hiện qua hộp thông tin số 2. Hộp thông tin số 2: Mô hình tự hợp tác trong quản lý nước của nông dân ấp Rẫy mới, xã Tây Yên A, huyện An Biên Từ năm 2011, một nhóm 7 nông dân (canh tác 15ha) có ruộng gần nhau tự cam kết rằng tất cả cùng áp dụng mô hình tôm lúa để tránh hiện tượng mâu thuẫn trong sử dụng nguồn nước. Họ gặp nhau hằng ngay khi cùng đi thăm ruộng, trao đổi để cùng nhau quyết định một số vấn đề như: thời gian lấy nước vào hay bơm nước ra khỏi ruộng. Họ tự linh động trong phân phối nguồn nước. Vì một số hộ dân có đất ở sâu bên trong nội đồng không thể lấy đủ nước cho ruộng tôm, nên những hộ có thể lấy nước từ các kênh chính cho phép các hộ ở bên trong lấy nước thông qua ruộng của mình. Họ trao đổi và hỗ trợ nhau trong vấn đề kỹ thuật cho vụ tôm, cùng nhau chăm sóc ruộng, nếu phát hiện ruộng bên cạnh tôm có bệnh thì báo ngay cho người chủ ruộng (điều này rất ít xảy ra trong canh tác lúa). Mô hình tôm lúa mang lại hiệu quả tốt về kinh tế và xã hội nên người dân tự nguyện tham gia. Sự hợp tác này rất bền vững, đã 6 năm nhưng sự gắn kết vẫn còn như lúc đầu. Họ đều đồng ý rằng sẽ tiếp tục làm như vậy cho các năm sau. (Nguồn: Phỏng vấn nhóm, tháng 01 năm 2017) Làm việc nhóm đã tồn tại ở An Biên từ rất lâu. lập nghiệp và Nhà nước ta cũng khuyến khích sự Vào đầu thế kỷ XX, hầu hết vùng An Biên là hợp tác trong lao động, người dân vần công cho (Nguồn: Phỏng vấn nhóm, tháng 01 năm 2017) rừng. Những nhóm nông dân đầu tiên đến đây phá các hoạt động như: cấy lúa, cất nhà, phụ đám rừng làm ruộng, họ không thể sống và làm việc tiệc… (Hà Ngọc Long & Nguyễn Phước Ký, đơn độc nên đã liên kết lại tạo thành làng xóm 2004). Trước tình hình XNM, nông dân hợp tác (Anh Động, 1994). Sau khi đất nước thống nhất, để hạn chế mâu thuẫn trong sản xuất. Việc hình theo chính sách di cư nhiều người đến An Biên thành những quyết định chung của nhóm là rất 99
  8. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 93 – 102 cần thiết, đầu tiên là sự lựa chọn mô hình. Nếu tất nông nghiệp và sinh kế của người dân vùng ven cả không đồng thời áp dụng mô hình tôm lúa thì biển. XNM gây thiệt hại cho cho sản xuất lúa, sẽ có mâu thuẫn trong vấn đề sử dụng nước vì nhu nhưng việc chuyển từ mô hình hai vụ lúa sang mô cầu nước của trồng lúa và nuôi tôm là khác nhau. hình tôm lúa là hướng đi phù hợp để đáp ứng với Nước mặn từ ruộng tôm có thể rò rĩ sang và làm sự thay đổi của điều kiện tự nhiên. Thực hiện chết lúa. Ngược lại nước ngọt từ ruộng lúa làm những hành động chung và chia sẻ thông tin trong giảm độ mặn cũng không tốt cho vuông tôm. sản xuất hỗ trợ tích cực trong việc giảm thiểu các Thêm vào đó, việc hợp tác là rất quan trọng để đối mâu thuẫn xã hội về nhu cầu nước, góp phần hạn phó với những hạn chế về quy hoạch của hệ thống chế những tồn tại của hệ thống thủy lợi hiện tại. thủy lợi tại vùng. ĐBSCL được ưu tiên phát triển Trong tương lai, vai trò của các thích ứng nhóm cho lúa, nên hệ thống kênh tưới và kênh tiêu được nên được quan tâm nhằm khơi dậy nội lực của thiết kế chung. Hiện trạng này gây trở ngại trong cộng đồng trong việc thích ứng với biến đổi khí nuôi trồng thủy sản, vì đối với nuôi tôm việc lấy hậu đặc biệt khi XNM ngày càng trở nên phức tạp và tiêu nước cần hai hệ thống kênh riêng biệt để trong tương lai. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá hạn chế sự lây lan của dịch bệnh (Võ Văn Trí, trình thích ứng nhóm này cần được nghiên cứu 2011). Việc người dân thỏa thuận lấy nước vào không những trong vấn đề quản lý nước mà còn ruộng cùng lúc hoặc thông báo cho nhau ngày cho các hoạt động phát triển sinh kế, hỗ trợ người tháo nước khỏi ruộng giúp giảm thiểu những rủi dân ổn định cuộc sống để thích ứng với những ro của trong vấn đề quản lý dịch bệnh. điều kiện thay đổi của tự nhiên do biến đổi khí Poteete (2004) chỉ ra rằng các hành động thích hậu. ứng nhóm có thể hiện diện ở bốn hình thức sau: TÀI LIỆU THAM KHẢO vận động thể chế, huy động nguồn lực, hợp tác Adger, W. N. (2003). Vốn xã hội, hành động trong hành động hoặc chia sẻ thông tin. Tại huyện nhóm và thích ứng đối với biến đổi khí hậu. An Biên để ứng phó với XNM, có hai hình thức là Der klimawandel. Springer, 79, 327-345. hợp tác trong hành động và chia sẻ thông tin hiện https://doi.org/10.1111/j.1944- diện. Tuy nhiên các hình thức này không tách rời 8287.2003.tb00220.x nhau mà tác động qua lại hỗ trợ cho nhau. Từ sự Agrawal, A. (2010). Thể chế địa phương và thích thường xuyên chia sẻ thông tin dẫn đến việc cùng ứng đối với biến đổi khí hậu. Các khía cạnh xã quyết định và thực hiện hành động chung. Điều hội của biến đổi khí hậu và tổn thương để bảo đó phù hợp với kết luận của Adger (2003) cho vệ thế giới. World Bank Group. Truy cập từ rằng việc hình thành những mạng lưới giao tiếp https://doi.org/10.1596/28274. chặt chẽ và việc chia sẻ thông tin giữa các thành viên là rất quan trọng trong hỗ trợ hình thành Anh Động. (1994). Lịch sử phát triển Đảng bộ những quyết định chung. Thật vậy, việc gia tăng huyện An Biên. Kiên Giang: Nhà xuất bản Hồ nguồn vốn xã hội (các mối quan hệ được thắt Văn Tàu. chặt, chia sẻ và quan tâm nhau trong sản xuất) là Biến đổi khí hậu-Nông nghiệp và An ninh lương yêu cầu cần thiết trong việc hình thành các giải thực-Vùng Đông Nam Á. (2016). Hạn hán và pháp thích ứng một cách hiệu quả. Điều này đặc xâm nhập mặn ở vùng ĐBSCL. biệt quan trọng khi sự hỗ trợ của Nhà nước chưa Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn. (2017). đến với cộng đồng kịp lúc. Giải pháp chuyển đổi nông nghiệp bền vững 4. KẾT LUẬN cho tiểu vùng tại ĐBSCL. Bài viết trong Kỷ Hiện tượng XNM diễn ra ngày càng bất thường, yếu hội thảo Phát triển bền vững và phục hồi không theo quy luật đã ảnh hưởng lên sản xuất do biến đổi khí hậu của vùng ĐBSCL, ngày 26- 27/12. Cần Thơ. 100
  9. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 93 – 102 Bộ Tài nguyên Môi trường. (2016). Kịch bản biến Ostrom, E. (1990). Quản lý tài sản công: Sự phát đổi khí hậu do nước biển dâng tại Việt Nam, triển thể chế cho hành động nhóm: Cambridge: Hà Nội. Cambridge University Press. Bowyer, P., Bender, S., Rechid, D., và Schaller, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện An Biên M. (2014). Thích ứng với biến đổi khí hậu: [PNNPTNTAB]. (2016). Báo cáo năm 2016 phương pháp và cộng cụ để quản lý thảm họa. và kế hoạch phát triển năm 2017(Số 15). Climate Service Center, 124. Kiên Giang: Huyện An Biên. Burton, I., Diringer, E., và Smith, J. (2006). Thích Poteete., A. R. O., & Elinor. (2004). Phát triển nghi với biến đổi khí hậu: các cơ hội chính những khái niệm có thể so sánh và số liệu về sách thế giới: Citesee, Arlington. VA: Pew hành động nhóm. Agricultural Systems, 8, Center on Global Climate Change. 215-232. http://dx.doi: Đặng Kiều Nhân., Nguyễn Văn Bé. & Nguyễn 10.1016/j.agsy.2004.07.002 Trung Hiếu. (2007). Sử dụng nước và mâu Smit, B., & Pilifosova, O. (2003). Thích ứng với thuẫn tại vùng ĐBSCL, Việt Nam. Thách thức biến đổi khí hậu trong hoàn cảnh phát triển trong phát triển bền vững tại vùng ĐBSCL: bền vững và công bằng. Sustainable chính sách vùng tổng thể và những cần thiết Development, 8, 9. trong nghiên cứu. Mạng lưới phát triển bền Marshall, G. R. (2013). Phí cơ hội, hành động vững ĐBSCL. nhóm và thích ứng trong quản lý hệ thống tự Estellès, P., Jensen, H., Sánchez, L., & Vechiu, G. nhiên- xã hội. Ecological Economics, 88, 185- (2012). Phát triển bền vững vùng ĐBSCL. 194. http://dx.doi: Trường Đại học Aarhus, Đan Mạch: Trung 10.1016/j.ecolecon.2012.12.030 tâm Nghiên cứu về môi trường. Nguyễn Công Thành. (2016). Xâm nhập của nước Hiệp hội bảo tồn tài nguyên tự nhiên. (2010). Báo mặn- những ảnh hưởng và giải pháp thích cáo tham vấn của các nhà khoa học – Phân ứng. American Journal of Environmental and tích tình hình ĐBSCL. Resource Economics,1, 1-8. doi: Hà Ngọc Long. & Nguyễn Phước Ký. (2004). 10.11648/j.ajere.20160101.11 Lịch sử phát triển Đảng bộ huyện An Biên Ngân hàng thế giới [NHTG]. (2015). Xây dựng (1975- 2000). Kiên Giang: Nhà xuất bản Hồ khả năng phục hồi tại vùng ĐBSCL – Báo cáo Văn Tàu. kỹ thuật về đánh giá môi trường. Käkönen, M. (2008). Vùng ĐBSCL tại ngã rẽ: Nguyễn Anh Đức. (2008). Xâm nhập mặn, triều quản lý hay thích nghi? Ambio: Tạp chí con và hệ thống cửa sông. Luận văn tiến sĩ, người và tự nhiên, 37, 205-212. UNESCO-IHE Institute for Water Education, Liên hiệp quốc tại Việt Nam. (2016). Báo cáo về Delft, Hà Lan. hạn và xâm nhập mặn tại vùng ĐBSCL: tháng Nguyễn Thanh Bình. (2015). Tổn thương do xâm 10/2015- 03/ 2016. nhập mặn tại vùng ĐBSCL. (Luận văn tiến sĩ Lê Tuấn Anh., Chu Hoàng Thái., Miller & Bạch không xuất bản), Đại học Bonn, Đức. Tân Sinh. (2007). Quản lý lũ và mặn tại Nguyễn Thanh Bình, Lam Huon. & Thach So ĐBSCL, Vietnam. Thách thức trong phát triển Phanh (2012). Phân tích tổn thương có sự bền vững tại vùng ĐBSCL: chính sách vùng và tham gia: nghiên cứu trường hợp xâm nhập tổng thể những cần thiết trong nghiên cứu. mặn tại vùng ĐBSCL. Tạp chí khoa học Đại Mạng lưới phát triển bền vững ĐBSCL. học Cần Thơ, 24b, 229-239. 101
  10. AGU International Journal of Sciences – 2021, Vol. 29 (3), 93 – 102 Trần Quốc Đạt., Nguyễn Hiếu Trung. & Võ Văn Tuấn., Lê Cảnh Dũng., Võ Văn Hà & Likitdecharote. (2012). Mô hình nhiễm mặn tại Đặng Kiều Nhân. (2014). Khả năng của nông ĐBSCL dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu hộ trong việc đáp ứng với biến đổi khí hậu tại và các tác nhân thượng nguồn. Tạp chí khoa vùng ĐBSCL. Tạp chí khoa học Đại học Cần học Đại học Cần Thơ, 21b, 141-150. Thơ, 31,63-72. Nguyễn Hữu Trí. (2016). Tổn thương do xâm Viện Khoa học Thủy lợi Miền nam. (2015). Báo nhập mặn và những thích ứng của nông hộ cáo về tình hình xâm nhập mặn tại vùng trồng lúa và nuôi cá tại vùng ĐBSCL. (Luận ĐBSCL. http:// án tiến sĩ không xuất bản). Đại học Mahidol, www.vncold.vn/Modules/CMS/Upload/10/.../1 Thái Lan. 50420/ManDBSCLToadam6415.pdf. Võ Văn Trí. (2011). Nghiên cứu xây dựng mạng Viện nghiên cứu chính sách và chiến lược phát tài nguyên nước vùng biên giới Việt Nam – triển nông thôn [VNCCSCLPTNT]. (2016). Campuchia: Ủy ban sông Mekong Việt Nam. Hạn và nhiễm mặn tại vùng ĐBSCL – thích ứng từ nông dân sản xuất lúa, chính quyền địa phương và các giải pháp. Hà Nội. 102
nguon tai.lieu . vn