Xem mẫu

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA VỊ TRÍ ĐỊA LÝ TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA THUỘC LĨNH VỰC CHẾ BIẾN THỰC PHẨM, ĐỒ UỐNG TẠI VIỆT NAM Phan Hồng Mai*, Trần Thanh Hải** 1 2 TÓM TẮT: Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy Tobit để kiểm chứng ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về vị trí địa lý tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm, đồ uống tại Việt Nam. Trong đó, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đo bằng phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (DEA). Kết quả cho thấy điểm hiệu quả hoạt động của các DNNVV thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm, đồ uống tại Việt Nam hiện tại không cao (trung bình đạt 65%), nhưng có thể thay đổi tích cực nếu cơ sở hạ tầng vận tải đường bộ trong nước tiếp tục được hoàn thiện. Từ khóa: DNNVV chế biến thực phẩm; đồ uống; hiệu quả hoạt động; vị trí địa lý. 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1/1/2017, số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đã tăng đáng kể so với năm 2012 nhưng quy mô doanh nghiệp (DN) lại nhỏ dần (Lệ Trần, 2018). Cùng với đó, CIEM cho rằng điều kiện môi trường hạn chế đã dẫn đến việc DNNVV sử dụng nguồn lực không hiệu quả (Nguyễn Hương, 2016). Tại Việt Nam, ngành thực phẩm, đồ uống là ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đến 15% giá trị GDP hàng năm (Minh Hải, 2018). Tính đến cuối năm 2016, cả nước có 8414 DNNVV kinh doanh trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, đồ uống (chiếm 1,93% tổng số DNNVV của cả nước). Với mức tăng trưởng kỳ vọng 10,9%/năm cho đến năm 2020 của ngành thực phẩm, đồ uống (Hiếu Minh, 2018), số lượng DNNVV trong lĩnh vực này dự kiến tiếp tục gia tăng. Tuy vậy, với quy mô và năng lực quản trị hạn chế, khả năng tiếp cận vốn khó khăn, DNNVV có “vị thế yếu” ngay tại thị trường trong nước, cá biệt, một số thương hiệu lớn đã bị mua lại bởi DN nước ngoài. Điều này đặt ra yêu cầu tiếp tục nghiên cứu thực nghiệm để đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNVV đồng thời tìm kiếm những nhân tố làm thay đổi hiệu quả hoạt động của nhóm DN này. Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của DNNVV, tập trung chính vào khả năng tiếp cận vốn (Michaelas và cộng sự, 1999), năng lực quản lý (Ghobadian và Gallear, 1996), marketing và khởi sự doanh nghiệp (Cromie và cộng sự, 1995), hợp tác nghiên cứu và phát triển (Narula, 2004), đổi mới sáng tạo (Van de Vrande và cộng sự, 2009)… Chỉ có một số ít nghiên cứu đề cập đến ảnh hưởng của vị trí địa lý (nơi đặt cơ sở sản xuất kinh doanh) tới hiệu quả hoạt động của DNNVV (như Decarrolis và Deeds, 1999). Tại Việt Nam, đa phần các nghiên cứu triển khai theo những hướng chính, phổ biến đã nêu trên (Nguyễn Trung Thành, 2017; Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam, 2011; Phạm Thu Hương, 2017; Phan Hồng Mai và Nguyễn Thanh Lan, 2016), yếu tố vị trí địa lý gần như không được xem xét tới. Trong khi đó, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đang được xác định * Đại học Kinh tế Quốc dân,số 207 Đường Giải Phóng, Hà Nội, Việt Nam. ** Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Phường Tân Thịnh, TP. Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam Tác giả nhận phản hồi: Phan Hồng Mai. E-mail address: hongmaiktqd@neu.edu.vn
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 943 là một nhiệm vụ trọng tâm để Việt Nam chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Quá trình đó được kỳ vọng sẽ lan tỏa tác dụng tích cực, thúc đẩy cộng đồng DN phát triển. Vì vậy, bài viết này được thực hiện nhằm làm sâu sắc hơn chủ đề nghiên cứu bằng việc trả lời câu hỏi: (1) Hiệu quả hoạt động của DNNVV thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm, đồ uống tại Việt Nam hiện tại như thế nào? và (2) Yếu tố vị trí địa lý ảnh hưởng ra sao tới hiệu quả hoạt động của nhóm DN này? 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Theo Farrell (1957), hiệu quả hoạt động là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (các yếu tố sản xuất như vốn, nhân lực, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên,…) để đạt được mục tiêu xác định. Một trong các phương pháp được áp dụng rộng rãi để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là phân tích đường bao dữ liệu – DEA của chính Farrell (1957). Kỹ thuật phân tích đường bao dữ liệu được tính toán bằng cách sử dụng phương pháp tuyến tính mà không đòi hỏi một phương trình cụ thể mô tả mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào trong việc xây dựng đường biên hiệu quả. Tuy vậy, giả thiết của phương pháp này là không tồn tại các sai số ngẫu nhiên trong dữ liệu nghiên cứu và chỉ cho phép đánh giá hiệu quả tương đối giữa các DN trong mẫu với nhau. Mức độ hiệu quả của các doanh nghiệp được xác định bởi vị trí của nó so với đường giới hạn hiệu quả trong một không gian đa chiều của đầu vào/đầu ra. Điểm hiệu quả của mỗi doanh nghiệp – mỗi đơn vị tạo quyết định DMU - nằm trong khoảng (0,1). Năm 1984, Banker và cộng sự (1984) giới thiệu một mô hình DEA mới tên là Mô hình BCC (Banker, Charnes và Cooper – 1984) với giả thiết là hiệu quả thay đổi theo quy mô (VRS). Mô hình này phù hợp nghiên cứu các doanh nghiệp kinh doanh trong môi trường chịu sự quản lý tương đối chặt chẽ của nhà nước, gặp những điều kiện hạn chế về tài chính, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo…Phương trình được viết dưới dạng: Min( , )= và θ x0 – Xλ = s- Với điều kiện: Rõ hơn, λ = (λ1, λ2,…, λn), là vector trọng số được đưa ra cho các DMUs. là tỷ lệ hiệu quả DMU­j. S+và s- là vector của các biến ẩn còn là một vector đơn vị hàng . DMU­j được đánh giá là hiệu quả khi có những điều kiện này được đáp ứng: tối ưu hóa giá trị θ * j bằng 1 và tối đa hóa giá trị của các biến bổ sung bằng 0.Minh họa bằng đồ thị (hình 1.1), điểm hiệu quả hoạt động của A (VRSTEA) được tính bằng tỷ số giữa q2/q1. . Hình 1. Mô hình VRSTE
  3. 944 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Dựa vào đặc điểm của hệ thống sản xuất, DEA lại được phân ra thành hai loại mô hình là tối thiểu hóa đầu vào, với giả định đầu ra không đổi và mô hình tối đa hóa đầu ra, với giả định đầu vào không đổi. Bài nghiên cứu này chỉ tập trung vào mô hình tối thiểu hóa đầu vào. Với 2 đầu vào là x1, x2 và một đầu ra là y, các doanh nghiệp A, B, C và D nằm trên đường giới hạn hiệu quả SS’ là các doanh nghiệp đạt hiệu quả (xem hình 1.2). Mức độ phi hiệu quả hoạt động được phản ánh bằng khoảng cách từ B đến P. Tỷ lệ TE= OB/OP thể hiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp P, nghĩa là có thể giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp P mà không làm ảnh hưởng đến đầu ra. Hình 2. Mô hình DEA tối thiểu hóa đầu vào Các mục đánh số thứ tự như trên file này. 2.2 Ảnh hưởng của vị trí địa lý tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Tuy không được đề cập nhiều song trên thế giới, một số tác giả đã phát hiện ra mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa vị trí địa lý tới kết quả kinh doanh của DN. Decarrolis và Deeds (1999) chứng minh vị trí đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh có ý nghĩa thống kê (với p < 0.05) và ảnh hưởng rất đáng kể đến hiệu quả hoạt động của 98 DN ngành công nghệ sinh học ở Mỹ. Cụ thể, một DN được đặt tại nơi tập trung nhiều DN công nghệ sinh học ở xung quanh thì có hiệu quả hoạt động cao hơn đáng kể so với các doanh nghiệp nằm ngoài khu vực này. Từ đó, các tác giả đánh giá vị trí địa lý có ý nghĩa quan trọng như một lợi thế cạnh tranh đối với hoạt động của DN. Trong một nghiên cứu khác về 32 DN sản xuất dược phẩm lớn nhất thế giới có trụ sở tại Châu Âu, Nhật Bản và Bắc Mỹ từ 1984 đến 1994, Furman (2003) đã tìm ra những kết quả thú vị. Thứ nhất, cơ chế, cách thức điều hành hoạt động, tổ chức sản xuất của mỗi DN thuộc tập đoàn cần được điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm vùng địa lý. Thứ hai, các DN nằm trong khu vực “khoa học cao” sẽ có sẵn động lực/điều kiện để tăng cường năng lực khoa học; Ngược lại, các DN ở xa trung tâm công nghệ/khoa học phải đối mặt với lựa chọn di chuyển phòng thí nghiệm hoặc đầu tư nhiều hơn cho địa phương để nâng cao chất lượng các cơ sở khoa học tại chỗ, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của DN. Tại Việt Nam, Trần Hữu Thân (2014) khẳng định “Yếu tố quan trọng nhất trong công tác lập quy hoạch khu công nghiệp là xem xét việc lựa chọn vị trí đặt khu công nghiệp sao cho khu công nghiệp vừa có khả năng thu hút đầu tư cao: có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông và kết cấu hạ tầng xã hội” cho thấy tầm quan trọng của vị trí địa lý trong mọi khía cạnh kinh tế xã hội. Trong nghiên cứu của Vũ Hoàng Nam và Đoàn Quang Hưng (2014), thông qua phương pháp hồi quy OLS trên mẫu nghiên cứu các DNNVV tại Việt Nam giai đoạn 2007 – 2010, các tác giả đã khẳng định việc tiếp cận dễ dàng hơn với cơ sở hạ tầng đã thúc đẩy các DNNVV tiến hành đổi mới nhiều hơn, từ đó thu được kết quả sản xuất tốt hơn. Như vậy, nhìn chung, các nhà nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam đều thống nhất rằng địa điểm thuận lợi góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động của DN.
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 945 Bên cạnh đó, một số yếu tố cụ thể thuộc về vị trí địa lý như khả năng tiếp cận nước sạch, khoảng cách từ DN đến nhà cung cấp chính, đến khách hàng quan trọng nhất hay có đường giao thông lớn, cảng biển, nhà ga gần trụ sở DN cũng đã được kiểm chứng nhưng kết quả chưa rõ ràng. Theo đó, đối với nhiều ngành sản xuất – trong đó có thực phẩm, đồ uống – nước là yếu tố đầu vào thiết yếu, nên khả năng tiếp cận nước sạch được cung cấp bởi nhà máy nước (nước máy dùng tại vòi) với giá thành hợp lý có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của DN (Rigby, 1990). Tương tự, việc ở gần đường quốc lộ, nhà ga, cảng biển với giao thông thuận tiện sẽ giúp DN rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu, góp phần tăng hiệu quả hoạt động (Decarrolis và Deeds, 1999; Furman, 2003; Vũ Hoàng Nam và Đoàn Quang Hưng, 2014). Tuy vậy, theo quan điểm của Trương Đình Chiến (2012), kênh phân phối mới đóng vai trò mấu chốt trong giao thương hàng hóa nên đối với sản phẩm tốt sẽ không có bất kỳ giới hạn nào về khoảng cách từ DN đến khách hàng. Bổ sung cho nhận định này, Rigby (1990) cho rằng giá cả tác động đến lợi nhuận của DN trong ngành chế biến thực phẩm, đồ uống nhiều hơn so với các yếu tố của quá trình sản xuất nên việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào không chỉ phụ thuộc vào khoảng cách địa lý mà cần cân nhắc tới giá thành. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Dữ liệu Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp, tổng hợp từ cuộc khảo sát DNNVV năm 2015 do Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì. Từ 835 DNNVV thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm, đồ uống tại 10 tỉnh, thành phố, sau khi loại bỏ một số DNNVV kinh doanh cả chế biến thực phẩm và các ngành khác (như sản xuất nhôm kính, sản xuất mây tre đan, sản xuất hương) và một số DN không đầy đủ dữ liệu về số lượng lao động, yếu tố sản xuất…, mẫu nghiên cứu còn lại 787 DNNVV (chiếm 94,25% tổng số DN được điều tra ban đầu). 3.2 Dạng thức của mô hình Để kiểm chứng các yếu tố quyết định hiệu quả hoặc phi hiệu quả, các tác giả sử dụng mô hình hồi quy Tobit với dạng phương trình: = Xi + Với: = 0 nếu Xi + ≤0 = Yi nếu Xi + >0 Trong đó: ~ N(0, ), là tham số của biến độc lập Xi. Các dữ liệu được xử lý bởi phần mềm STATA 14. 3.3 Biến số của mô hình 3.3.1. Biến phụ thuộc – Hiệu quả hoạt động đo bằng mô hình DEA Để phù hợp với điều kiện nghiên cứu, khi đánh giá hiệu quả hoạt động của DMU (mỗi DMU được đại diện cho một DNNVV chế biến thực phẩm đồ uống) các tác giả giới hạn số lượng các biến đầu vào (3 biến) và đầu ra (1 biến). Biến số cụ thể của mô hình được lựa chọn tương tự với cách làm của Võ Hồng Đức và Lê Hoàng Long (2014), gồm: Biến đầu ra (Output) là lợi nhuận của từng DN (ujm); các biến đầu vào (xjn) là công lao động hay lương (input 1), tài sản vật chất (input 2), nguyên vật liệu (input 3). Các biến input này đã được chứng minh có quan hệ chặt chẽ với lợi nhuận.
  5. 946 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA Bảng 1. Danh sách biến đầu vào và đầu ra của mô hình DEA Tên biến Định nghĩa Phương pháp đo Đơn vị Biến đầu vào Giá trị của lao động đóng góp vào quá Tổng tiền lương trả cho công nhân Lương Nghìn VND trình chế biến thực phẩm đồ uống viên trong năm tài chính Giá trị của tài sản vật chất đóng góp Giá trị bình quân của đất đai, nhà Tài sản vật chất vào quá tình chế biến thực phẩm đồ xưởng, máy móc thiết bị tại thời điểm Nghìn VND (TSVC) uống đầu năm và cuối năm tài chính Nguyên vật liệu Giá trị nguyên vật liệu đóng góp vào Tổng giá trị nguyên vật liệu sử dụng Nghìn VND (NVL) quá trình chế biến thực phẩm đồ uống trong năm tài chính Biến đầu ra Lợi nhuận Giá trị gia tăng của sản phẩm Lợi nhuận trong năm tài chính Nghìn VND Nguồn: Nghiên cứu của các tác giả Tác giả sử dụng phần mềm DEAP version 2.1 của Coelli để hỗ trợ tính toán điểm hiệu quả VRSTE, từ đó quy đổi kết quả VRSTE ra bảng điểm hiệu quả từ 0 đến 100. Điểm hiệu quả càng gần 100 chứng tỏ DN hoạt động càng hiệu quả. 3.3.2. Biến độc lập của mô hình nghiên cứu Xuất phát từ tổng quan nghiên cứu, các biến độc lập chính của mô hình Hồi quy Tobit như sau: Bảng 2. Danh sách biến độc lập của mô hình Tobit TT Mã hóa biến Tên biến Cách đo lường biến DN có các đường chính/lớn dẫn đến DN. Biến giả bằng 1 nếu Có, bằng 0 1 Duong_bo Đường bộ nếu Không. 2 Nha_ga Nhà ga DN có thuận tiện đến ga đường sắt. Biến giả bằng 1 nếu Có, bằng 0 nếu Không. 3 Cang Cảng DN có thuận tiện đến cảng. Biến giả bằng 1 nếu Có, bằng 0 nếu Không. DN có sử dụng hệ thống cung cấp nước sạch. Biến giả bằng 1 nếu Có, 4 Nuoc Nước bằng 0 nếu Không. Khoảng cách nhà 5 Kc_NCC Khoảng cách đến nhà cung cấp chính của DN (đơn vị tính: km). cung cấp Khoảng cách 6 Kc_KH Khoảng cách đến khách hàng quan trọng nhất của DN (đơn vị tính: km). khách hàng Nguồn: Nghiên cứu của các tác giả Ngoài ra, một số biến kiểm soát được bổ sung vào mô hình để tăng độ tin cậy của kết quả ước lượng, bao gồm: quy mô (đo bằng số lao động bình quân), số năm hoạt động, cơ cấu vốn (tính bằng tỷ lệ Nợ trên tổng tài sản) và giới tính của người lãnh đạo doanh nghiệp. Các biến này đều được chứng minh có ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (theo Admassie và Matambalya, 2002; Nickell và Nicolitsas, 1999; Chu và Kaliraja, 2011). 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Hiệu quả hoạt động của DNNVV thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm, đồ uống Bảng 3. Hiệu quả hoạt động và hiệu quả theo quy mô của các DN Tỷ trọng DN Độ lệch Tỷ trọng DN có Tỷ trọng DN có Tên biến Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất có chuẩn TE = 100 TE > 90 TE < 50 VRSTE 64,72046 15,57141 29 100 16,77 12,71 5,34 Nguồn: Nghiên cứu của các tác giả
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 947 Kết quả từ bảng 3 cho thấy mức hiệu quả hoạt động của các DNNVV chế biến thực phẩm đồ uống ở Việt Nam nhìn chung là thấp. Với giả định sản lượng không đổi theo quy mô, chỉ số hiệu quả trung bình của các DNVV là 65 điểm, tức là các DNNVV trong ngành chế biến thực phẩm đồ uống chỉ sản xuất ở 65% mức sản xuất biên tiềm năng. Hay DN này có thể giảm bớt 35% lượng đầu vào mà vẫn giữ được mức sản xuất như hiện tại. 4.2 Thống kê mô tả biến độc lập của mô hình Thống kê mô tả biến độc lập (không phải là biến giả) Giá trị Biến Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất trung bình Kc_NCC 28,83 95,15 0 1500 Kc_KH 24,03 64,89 0 1000 Quy_mo 7,30 17,69 1 250 Tuoi_DN 17,92 10,54 2 61 Cocau_von 0,0486 0,13 0 0,9659 Nguồn: Nghiên cứu của các tác giả Bảng 4 cho thấy khoảng cách trung bình từ DNNVV đến nhà cung cấp chính xấp xỉ 29km, đến khách hàng quan trọng nhất là 24 km. Khoảng cách này khá gần so với chiều dài trung bình của một tỉnh ở Việt Nam, nghĩa là đa phần các DNNVV hoạt động trong phạm vi địa phương. Số lượng cán bộ công nhân viên trung bình ở các DNNVV chế biến thực phẩm, đồ uống là 7 người, phù hợp cách thức tổ chức sản xuất đơn giản để tạo ra sản phẩm tương ứng là bún, bánh mỳ, đậu phụ, giò chả, nem, giá đỗ… Trong quá trình hoạt động, các DN này cũng ít vay nợ, tỷ lệ sử dụng vốn vay chỉ là 4,86%. Tuy quy mô hạn chế nhưng các DN này đã hoạt động khá lâu, thời gian trung bình lên tới 18 năm, điều này một lần nữa cho thấy sự phổ biến mang tính truyền thống, lịch sử của loại hình kinh doanh cá thể, DN nhỏ, siêu nhỏ tại Việt Nam. Bảng 5. Thống kê mô tả biến độc lập (là biến giả) TT Tên biến Thang đo Số lượng Tỷ trọng (%) Không 185 23,51 1 Đường bộ Có 602 76,49 Không 408 51,84 2 Đường sắt Có 379 48,16 Không 483 61,37 3 Cảng Có 304 38,63 Không 70 8,89 4 Nước Có 717 91,11 Nữ 407 51,72 5 Giới tính Nam 380 48,28 Nguồn: Nghiên cứu của các tác giả Có 76,49% DNNVV trong mẫu nghiên cứu có nơi sản xuất kinh doanh gần tuyến đường chính, đường lớn nên thuận tiện trong công tác thu mua, vận chuyển nguyên vật liệu cũng như phân phối sản phẩm. Tuy vậy, chỉ có 48,16% và 38,63% DN ở gần nhà ga, bến cảng, chứng tỏ đường bộ vẫn là lộ trình giao thương
  7. 948 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA chính của các DNNVV thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm, đồ uống. Ngoài ra, hầu hết các DN đều tiếp cận được nguồn nước sạch để sản xuất nên có thể đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hơn một nửa DN trong mẫu nghiên cứu do nữ giới điều hành, kết quả này phù hợp với quy mô nhỏ lẻ và cách thức tổ chức đơn giản của loại hình DN. 4.3 Ảnh hưởng của Vị trí địa lý tới HQHĐ của DNNVV thuộc lĩnh vực chế biến thực phẩm, đồ uống Bảng 6. Kết quả ước lượng của mô hình VRSTE Coef. Std. Err. T P>t [95% Conf. Interval] Duong_bo 2,89 1,4 2,05 0,04 5,65 0,12 Nha_ga 2,36 1,51 1,56 0,12 -0,61 5,33 Cang -0,97 1,51 -0,65 0,52 -3,94 1,99 Nuoc 0,13 0,55 0,23 0,82 -0,96 1,22 Kc_KH 0,03 0,01 2,74 0,006 0,01 0,05 Kc_NCC 0,01 0,01 1,71 0,088 0,00 0,02 Quy_mo 0,24 0,04 6,83 0,00 0,17 0,31 Tuoi_DN 0,00 0,01 0,19 0,85 -0,01 0,02 Cocau_von 5,55 2,52 2,20 0,03 0,60 10,50 Gioi_tinh -3,19 1,11 -2,87 0,00 -5,37 -1,01 _cons 64,76 1,46 44,28 0,00 61,89 67,63 Nguồn: Nghiên cứu của các tác giả Kết quả kiểm định xác nhận mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa 3/6 yếu tố về vị trí địa lý tới hiệu quả hoạt động của DNNVV chế biến thực phẩm, đồ uống tại Việt Nam, bao gồm: có tuyến đường giao thông lớn, khoảng cách đến nhà cung cấp chính và khoảng cách đến khách hàng quan trọng. Tất cả các biến này đều tương quan dương với điểm số VRSTE. Nghĩa là: (1) Việc có tuyến đường lớn, giao thông chính trên địa bàn hoạt động của DNNVV chế biến thực phẩm, đồ uống đã góp phần tích cực, làm tăng hiệu quả hoạt động của DN. Thực tế đã cho thấy khi các tuyến quốc lộ mới được hình thành như Hà Nội đi Thái Nguyên, Lào Cai, Hải Phòng, Quảng Ninh…, Đà Nẵng đi Quảng Nam, Quảng Ngãi..., Thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ, Tiền Giang, Đồng Nai…, quãng đường di chuyển đã được rút ngắn đáng kể, từ đó giảm các chi phí phát sinh cho DNNVV như chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản nguyên vật liệu/thành phẩm, chi phí hao hụt, giảm giá thành… Nhờ vậy, các DN khai thác tốt hơn các yếu tố đầu vào, gia tăng hiệu quả hoạt động. Phát hiện này tương đồng với những kết luận đã có của Decarrolis và Deeds (1999), Furman (2003). (2) Khoảng cách từ DNNVV chế biến thực phẩm, đồ uống đến khách hàng quan trọng nhất càng xa, hiệu quả hoạt động của DN càng cao. Điều này là hợp lý vì với một lượng yếu tố đầu vào như trước, DN càng bán được sản phẩm đi xa – đồng nghĩa mở rộng thị trường tiêu thụ – doanh số càng nhiều, lợi nhuận càng tăng. Mặc dù địa bàn hoạt động rộng hơn có thể làm tăng chi phí bán hàng và quản lý nhưng sự xuất hiện ngày càng dày đặc của các chuỗi bán lẻ như Vinmart+, Family Mart, Circle K, cũng như các đầu mối phân phối cỡ lớn BigC, Aeon, Metro… đã trở thành “cánh tay nối dài” giúp DNNVV tiết kiệm chi phí bán hàng và tăng doanh thu. Nói cách khác, hệ thống phân phối rộng khắp của các nhà bán lẻ đã phát huy vai trò then chốt, góp phần khắc phục rào cản về khoảng cách giữa DNNVV với khách hàng, như Trương Đình Chiến (2012) đã khẳng định. (3) Các DNNVV chế biến thực phẩm, đồ uống lựa chọn nhà cung cấp chính càng xa, càng có xu hướng đạt hiệu quả hoạt động cao hơn. Kết quả này ngược với phát hiện của Rigby (1990) nhưng phù hợp với đặc thù của DN trong mẫu nghiên cứu. Do thị phần đồ uống tại Việt Nam chủ yếu thuộc về các DN lớn và DN
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE STARTUP AND INNOVATION NATION 949 nước ngoài nên số lượng DNNVV kinh doanh đồ uống chiếm tỷ trọng rất nhỏ (khoảng 10%). Vì thế, dù được CIEM xác định chung trong ngành chế biến thực phẩm, đồ uống nhưng 80% DNNVV của mẫu nghiên cứu sản xuất và kinh doanh thực phẩm với đầu ra điển hình là bún, phở, các loại bánh làm từ bột mỳ/bột gạo, đậu phụ, giá đỗ, giò, chả, thực phẩm khô ăn liền khác… Nguyên liệu chính để sản xuất của các cơ sở này là nông sản (gạo, ngô, đỗ tương, sắn, mía, các loại rau/củ/quả khác theo mùa..). Để đảm bảo sản lượng, chất lượng và giá cả ổn định, các DN có xu hướng đặt mua nguyên vật liệu tại các vùng chuyên canh, trọng điểm. Dù khoảng cách có thể xa hơn nhưng nhờ yếu tố giao thông thuận lợi (như đã đề cập ở trên), các DN vẫn đảm bảo được hiệu quả hoạt động ở mức cao. Ngoài 3 biến nêu trên, mô hình cũng ghi nhận ảnh hưởng của các biến kiểm soát (quy mô, cơ cấu vốn, giới tính) làm thay đổi hiệu quả hoạt động của DNNVV chế biến thực phẩm, đồ uống. Các biến còn lại là Gần nhà ga, Gần bến cảng, Được tiếp cận nước sạch chưa thể hiện mối tương với VRSTE nên cần tiếp tục kiểm chứng bằng mẫu nghiên cứu khác. KẾT LUẬN Bằng việc phương pháp phân tích đường bao dữ liệu (DEA), các tác giả thấy rằng hiệu quả hoạt động của các DNNVV chế biến thực phẩm, đồ uống ở Việt Nam không cao. Trung bình, các DN đã lãng phí 35% nguồn lực đầu vào gồm lương, nguyên vật liệu và tài sản vật chất. Do đó, bản thân các DN phải nỗ lực cải tiến quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Mặt khác, việc áp dụng mô hình hồi quy Tobit cho phép các tác giả ghi nhận ảnh hưởng tích cực của nhân tố vị trí địa lý tới hiệu quả hoạt động của nhóm DN này. Theo đó, sự phát triển mạnh mẽ, sâu rộng của hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải ở Việt nam thời gian qua đã rút ngắn đáng kể thời gian/chi phí vận chuyển thành phẩm, nguyên vật liệu, “làm mờ” các rào cản về khoảng cách giữa DNNVV với khác hàng, nhà cung cấp. Vì vậy, các DNNVV cần tích cực tận dụng yếu tố này để nhanh chóng mở rộng địa bàn hoạt động, giúp gia tăng doanh thu trên một đồng vốn ứng trước. Đồng thời, các cơ quan chức năng của Chính phủ, Nhà nước cũng đẩy nhanh quá trình nâng cấp/phát triển cơ sở hạ tầng, trục giao thông chính cả cả nước; hoàn thiện hệ thống đường/cầu liên thôn, liên xã… góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của các DN tư nhân nói chung, DNNVV chế biến thực phẩm, đồ uống nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Admassie, A. và Matambalya, F.A. (2002). Technical Efficiency of Small-and Medium-Scale Enterprises: Evidencefroma Surveyof Enterprisesin Tanzania. EasternAfrica social science research review, 18(2), pp. 1-29. [2] Banker, R.D., Charnes,R.F. và Cooper, W. (1984). Some Models for Estimating Technical and Scale Inefficiencies in Data Envelopment Analysis. Management Science, vol.30, pp. 1078-1092. [3] Chu,S.N., và Kalirajan,K.(2011). Impactof TradeLiberalisationon Technical Efficiency of Vietnamese Manufacturing Firms. Science Technology & Society,16(3), pp. 265-284. [4] Coelli,T.J., Rao,D.P., O’Donnell, C.J., and Battese, G.E (2005). Anintroduction to efficiencyand productivity analysis. Springer Science and Business Media, USA. [5] Cromie, S., McGowan, P., và Hill, J. (1995). Marketing and entrepreneurship in SMEs: An innovative approach. London: Prentice Hall. [6] Đỗ Quang Giám (2006). Đánh giá hiệu quả kỹ thuật sử dụng phương pháp phân tích vỏ bọc dữ liệu trong sản xuất vải thiều ở tỉnh Bắc Giang. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, số 4-5, tr.1-8. [7] Decarolis, D. M. và Deeds, D. L. (1999). The Impact of Stocks and Flows of Organizational Knowledge on Firm Performance: an Empirical Investigation of the Biotechnology Industry. Strategic Management Journal, Vol. 20, pp. 953-968. [8] Farrell,M.J. (1957). The Measurement of Productive Efficiency. Journal of the Royal Statistical Society. SeriesA (General),120(3), 253-290. [9] Furman, J. L. (2003). Location and Organizing Strategy: Exploring the Influence of Location on the Organization of Pharmaceutical Reseaech. Boston University – School of Managment.
  9. 950 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO QUỐC GIA [10] Ghobadian, A. và Gallear, D. N. (1996). Total quality management in SMEs. Omega, 24 (1), pp. 83-106. [11] Hiếu Minh (2018). Doanh nghiệp thực phẩm đồ uống vẫn hái ra tiền. Truy cập ngày 27/8/2018, từ https:// tinnhanhchungkhoan.vn/thuong-truong/doanh-nghiep-thuc-pham-do-uong-van-hai-ra-tien-214375.html. [12] Ho, S. S. M., Li, A. Y., Tam, K., và Zhang, F. (2015). CEO Gender, Ethical leadership, and Accounting Conservatism. Journal of Business Ethics, Vol. 127(2), pp. 351-370. [13] Lệ Trần, 2018, “Tổng cục thống kê: quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ngày càng nhỏ”, truy cập ngày 27/8/2018 từ http://vietnamfinance.vn/tong-cuc-thong-ke-quy-mo-doanh-nghiep-vua-va-nho-dang-ngay- cang-nho-20180119145350988.htm. [14] Minh Hải (2018), “Ngành thực phẩm đồ uống lên ngôi”, truy cập ngày 27/8/2018 từ https://baodautu.vn/ nganh-thuc-pham---do-uong-len-ngoi-d82969.html. [15] Michaelas, N., Chittenden, F., & Poutziouris, P. (1999). Financial policy and capital structure choice in UK SMEs: Empirical evidence from company panel data. Small business economics, 12 (2), pp. 113-130. [16] Narula, R. (2004). R&D collaboration by SMEs: New opportunities and limitations in the face of globalisation. Technovation, 24 (2), pp. 153-161. [17] Nguyễn Hương (2016), “Kết quả điều tra DNNVV năm 2015”, truy cập ngày 27/8/2018 từ http://www.mpi. gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=34886&idcm=188. [18] Nguyễn Trung Thành (2017). Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Luận văn thạc sĩ, Đại học Huế. [19] Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011). Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học, số 19, tr.122-129. [20] Nickell, S., và Nicolitsas, D. (1999). Howdoesfinancialpressureaffectfirms?. European Economic Review, 43(8), 1435-1456. [21] Phan Hồng Mai, Nguyễn Thanh Lan (2016). Cấu trúc vốn và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 234(II), tháng 12 năm 2016, tr. 24-33. [22] Phạm Thu Hương (2017), ‘Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội’, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Mỏ - Địa chất. [23] Rigby, D. L (1990). Regional differences in manufacturing performance: the case of the Canadian food and beverage industry, 1961-84. Environment and Planning A, 1990, volume 22, pp. 79-100. [24] Trần Hữu Thân (2014), Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển khu công nghiệp theo hướng bền vững ở Việt Nam, Hội thảo trường Đại học Quảng Bình, tr. 151-158. [25] Tổng cục Thống kê (2016), Niêm giám Thống kê năm 2016, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. [26] Trường Đình Chiến (2012), Giáo trình Quản trị kênh phân phối, Nhà Xuất bản Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội. [27] Van de Vrande, V., De Jong, J. P., Vanhaverbeke, W., và De Rochemont, M. (2009). Open innovation in SMEs: Trends, motives and management challenges. Technovation, 29 (6), pp. 423-437. [28] Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), Viện Khoa học Lao động và Xã hội – ILSSA, Khoa Kinh tế (DoE) của Đại học Copenhagen (2016), Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2015 [Characteristics of the Vietnamese Business Environment: Evidenca from a SME survey in 2015], Hà Nội. [29] Võ Hồng Đức, Lê Hoàng Long (2014). Các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, số 2-35, tr. 14-26. [30] Vũ Hoàng Nam và Đoàn Quang Hưng (2013). Các nhân tố tác động đến sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế đối ngoại - Đại học Ngoại Thương, Địa chỉ: http://ieit.edu.vn/vi/thu-vien- tap-chi/tap-chi-kinh-te-doi-ngoai/item/200-nghien-cuu-cac-nhan-to-tac-dong-den-su-phat-trien-cua-cac-doanh- nghiep-vua-va-nho-o-viet-nam [truy cập ngày 17/06/2018].
nguon tai.lieu . vn