Xem mẫu

  1. HỘI NGHỊ KHOA HỌC CHĂN NUÔI THÚ Y TOÀN QUỐC 2021 - AVS2021: 1029-1034 ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN LY TRÍCH ĐẾN HÀM LƯỢNG POLYPHENOL, FLAVONOID VÀ TANNIN TRONG DỊCH CHIẾT BỌ MẮM (POUZOLZIA ZEYLANICA L. BENN) Võ Thị Trà An1*, Nguyễn Thị Lụa1, Đặng Thị Xuân Thiệp1 và Lâm Ánh Tuyết1 Tóm tắt Nghiên cứu này khảo sát ảnh hưởng của thời gian ly trích đến hàm lượng polyphenol, flavonoid và tannin trong dịch chiết cây bọ mắm (Pouzolzia zeylanica L. Benn). Bọ mắm khô được tách chiết bằng phương pháp chiết lỏng - rắn, với dung môi là nước và tỉ lệ nguyên liệu khô/ nước là 1/10 (g/ml), nhiệt độ ly trích là 80oC. Chỉ tiêu đánh giá là hàm lượng polyphenol, flavonoid và tannin ở các mốc thời gian ly trích là 0,5; 1; 1,5; 2; 2,5; 3; 3,5 và 4 giờ. Kết quả định tính cho thấy có sự hiện diện của polyphenol, flavonoid và tannin trong dịch chiết cây bọ mắm. Kết quả định lượng cho thấy, hàm lượng polyphenol đạt cao nhất ở mức 3 giờ (6,20 mg GAE/g DM); hàm lượng flavonoid đạt mức cao nhất ở 1,5 giờ (2,95 mg QE/g DM) và hàm lượng tannin đạt mức cao nhất ở 2,5 giờ (0,141 g/g DM). Thời gian ly trích ảnh hưởng có ý nghĩa đến hàm lượng của polyphenol, flavonoid, nhưng ảnh hưởng không có ý nghĩa đến hàm lượng tannin trong dịch chiết cây bọ mắm. Thời gian ly trích 2 giờ là khuyến cáo để thu được các hoạt chất với hàm lượng tối ưu trong quy trình này vì ở thời gian này hàm lượng cả 3 hoạt chất thu được là tối ưu. Từ khóa: Flavonoid, pouzolzia zeylanica L. Benn, polyphenol, tannin, thời gian ly trích. EFFECT OF EXTRACTION TIME ON CONCENTRATION OF POLYPHENOL, FLAVONOID AND TANNIN IN THE EXTRACT OF POUZOLZIA ZEYLANICA L. BENN Abstract This study investigated the effect of extraction time on polyphenols, flavonoids and tannins in the extract of Pouzolzia zeylanica L. Benn (PZ). Dried PZ is extracted by liquid-solid extraction method, with the solvent being water and the ratio of dry material/water is 1/10 (g/ml), the extraction temperature is 800C. The criteria measured are the content of polyphenols, flavonoids and tannins at the time of extraction of 0.5; 1.5; 2; 2.5; 3; 3.5 and 4 hours. Qualitative results showed the presence of polyphenols, flavonoids and tannins in the extract of PZ. Quantitative results showed that polyphenol content reached the highest level at 3 hours (6.20 mg GAE/g DM); flavonoid content reached the highest level at 1.5 hours (2.95 mg QE/g DM) and tannin content reached the highest level at 2.5 hours (0.141 g/g DM). Extraction time had a significant effect on the content of polyphenols and flavonoids, but had no significant effect on the tannin content in the extract. An extraction time of 2 hours is recommended to obtain the active ingredients with optimal concentrations in this procedure because at this time the concentrations of all three active ingredients obtained were optimum. Keywords: Extraction time, flavonoid, pouzolzia zeylanica L. Benn, polyphenol, tannin. 1. GIỚI THIỆU Bọ mắm (Pouzolzia zeylanica L. Benn) dễ trồng ở nước ta. Các nghiên cứu gần đây còn gọi là cây thuốc dòi là loài cây thân thảo cho thấy bọ mắm có tác dụng kháng khuẩn với 1 Bộ môn Khoa học Sinh học Thú y, Khoa Chăn nuôi - Thú y, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh; * Tác giả liên hệ: Võ Thị Trà An; Email: an.vothitra@hcmuaf.edu.vn 1029
  2. HỘI NGHỊ KHOA HỌC CHĂN NUÔI THÚ Y TOÀN QUỐC 2021 - AVS2021: 1029-1034 Staphylococcus aureus và Escherichia coli hàm lượng các hợp chất có hoạt tính sinh học (Saha và cs., 2012a); kháng nấm Aspergillus trong cây như polyphenol, flavonoid và tannin niger (Saha và cs., 2012b). Bọ mắm có tính trong dịch chiết cây bọ mắm bằng dung môi giảm sưng, làm lành vết loét nhờ khả năng nước còn khá hạn chế. Trong đó, việc xác làm giảm Interleukin-1 (Yanfen và cs., 2013). định thời gian ly trích phù hợp là một trong Bọ mắm còn có hoạt tính chống oxy hóa khá những yếu tố khá quan trọng để có thể đưa ra mạnh tỷ lệ với hàm lượng phenol toàn phần qui trình tách chiết tối ưu nhằm tránh làm thất khá cao trong dịch chiết (Li và cs., 2011). thoát các hoạt chất sinh học và có hiệu quả Huan và cs. (2010) đã nghiên cứu chứng minh kinh tế trong sản xuất. khả năng giảm đường huyết của Pouzolzia 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU zeylanica trên chuột. Cây bọ mắm tím (Pouzolzia zeylanica Các đặc tính sinh học của bọ mắm là L. Benn) được cung cấp từ nhà vườn ở quận do thảo dược này có chứa các hợp chất có Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh. Bọ hoạt tính sinh học như polyphenol, flavonoid mắm sau khi thu nhận được xử lý (loại bỏ cây và tannin (Võ Thị Kiều Ngân và cs., 2017; cỏ, đất cát, côn trùng và ốc), đem phơi dưới Nguyễn Duy Tân, 2018). Theo Pandey và nắng khoảng 2 ngày để đạt độ khô ráo. Cây Rizvi (2009), polyphenol có khả năng loại trừ được cắt nhỏ 2 - 3 cm và bảo quản trong nilon các gốc tự do, tham gia điều biến hoạt động ở nhiệt độ phòng. Cân chính xác 25 g cây của enzyme, có tác dụng như chất kháng sinh, bọ mắm khô cho vào bình tam giác, bổ sung chống dị ứng, ngăn ngừa bệnh tiêu chảy, ung thêm nước. Dùng đũa thủy tinh khuấy đều thư và viêm nhiễm trong thử nghiệm in vitro. để đảm bảo bọ mắm được ngâm hoàn toàn Dmitrienko và cs. (2012) và Kannan (2011) trong nước. Thêm nước vào water bath đến cho rằng flavonoid có nhiều hoạt tính sinh vạch 250 ml, cài đặt nhiệt độ là 80oC. Quan học như chống oxy hóa, kích thích miễn dịch, sát đồng hồ nhiệt độ, khi nhiệt độ nước trong chống ung thư; bảo vệ tim, gan, sóng radio bể bằng nhiệt độ cài đặt thì cho các bình tam và sự lão hóa; chống nghẽn mạch máu, dị giác vào, dùng kẹp để cố định bình. Khi nhiệt ứng, viêm nhiễm và virus; ngăn ngừa bệnh độ trong bình đạt 80oC thì bắt đầu tính thời đái tháo đường; ức chế sự phát triển tế bào gian ly trích. Tại các thời điểm 0,5; 1; 1,5; 2; và có những ảnh hưởng lên sự trao đổi chất 2,5; 3; 3,5 và 4 giờ, bình tam giác được lấy ở động vật có vú. Do khả năng tạo tủa với ra. Dịch ly trích được lọc qua khăn lọc để loại protein nên tannin có tác dụng chữa tiêu chảy, bỏ bã. Dịch ly trích (dịch chiết) được đưa vào cũng như tác dụng chống chảy máu. Tannin các ống nghiệm bảo quản trong ngăn mát tủ có thể kết tủa với kim loại nặng và alkaloid lạnh để tiến hành định tính và định lượng. nên thường được dùng để chữa ngộ độc kim Phương pháp định tính (Bảng 1) được loại và alkaloid. Tannin có tác dụng ức chế thực hiện theo mô tả của Nguyễn Kim Phi sinh ung thư, kích thích hoạt tính của enzyme. Phụng và cs. (2007). Tannin tham gia vào quá trình trao đổi chất và Tổng hàm lượng polyphenol được xác các quá trình oxy hóa khử trong cây. Tannin định bằng phương pháp thuốc thử Folin- có tác dụng kháng khuẩn nên có tác dụng bảo Ciocalteu (Hossain và cs., 2013) với đường vệ cây (Đái Duy Ban, 2008). chuẩn là acid gallic. Hàm lượng flavonoid Dung môi ly trích thảo dược là nước toàn phần được xác định bằng phương pháp khắc phục được nhược điểm của dung môi Aluminum Chloride colorimetric (AlCl3) cồn với giá thành rẻ, an toàn và có thể sử (Chang và cs., 2002) với đường chuẩn là dụng trực tiếp dịch chiết mà không cần bước quercetin. Hàm lượng tannin được xác định loại dung môi. Tuy vậy, các nghiên cứu về qua chuẩn độ bằng dung dịch KMnO4 0,05N các yếu tố ảnh hưởng như thời gian, nhiệt với chỉ thị màu sulfo-indigocarmine cho đến độ tách chiết, tỉ lệ nguyên liệu khô/nước đến khi màu vàng kim xuất hiện (TCVN, 2019). 1030
  3. HỘI NGHỊ KHOA HỌC CHĂN NUÔI THÚ Y TOÀN QUỐC 2021 - AVS2021: 1029-1034 Bảng 1. Các phương pháp định tính polyphenol, flavonoid và tannin Hợp chất được Thực hiện phản ứng dùng để định tính Kết quả của phản ứng định tính Màu dịch chiết chuyển sang Polyphenol 5 ml dịch chiết + 10 giọt FeCl3 5% màu xanh đen đậm 5 ml dịch chiết + Một ít bột Mg → Lắc đều Dung dịch chuyển sang màu Flavonoid Sau đó thêm khoảng 10 giọt HCl đậm đặc đỏ và có sủi bọt Dung dịch chuyển sang màu Tannin 2 ml dịch chiết + 5 giọt FeCl3 1% xanh rêu hoặc xanh đen đậm Thí nghiệm được tiến hành ngẫu nhiên chuyển sang màu đỏ ở ống chứa mẫu dịch với 3 lần lặp lại. Kết quả được tính toán bằng chiết so với ống đối chứng âm. phần mềm Excel (2010) và Minitab 16.2, thể Đối với phản ứng định tính tannin bằng hiện theo dạng trung bình. Kết quả phân tích FeCl3 1%, theo các nghiên cứu trước, nếu có ANOVA với độ tin cậy 95%, so sánh sự khác sự hiện diện của tannin trong dịch chiết thì biệt giữa các nghiệm thức qua phép thử LSD màu dịch chiết sẽ chuyển sang màu xanh rêu. (Least significant difference test). Tuy nhiên, trong phản ứng định tính này, màu dịch chiết quan sát được có màu xanh đen. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Điều này có thể được giải thích do ảnh hưởng 3.1. Định tính của màu dịch chiết (màu nâu đậm) nên mới có Qua thí nghiệm với FeCl3 5% có thể dễ sự khác biệt về màu sắc này. Dựa vào sự thay dàng quan sát màu dịch chiết bọ mắm chuyển đổi màu sắc của phản ứng, chúng tôi có thể sang màu xanh đen đậm so với ống đối chứng kết luận có sự hiện diện của tannin trong dịch chiết cây bọ mắm. âm nên kết luận được trong dịch chiết có sự hiện diện của polyphenol. 3.2. Định lượng Có sự hiện diện của flavonoid trong Hàm lượng polyphenol tổng số mẫu dịch chiết bọ mắm qua phản ứng với bột Hàm lượng polyphenol tổng số trung Mg và HCl đậm đặc: có thể dễ dàng quan sát bình trong dịch chiết bọ mắm ở các mốc thời được hiện tượng sủi bọt và màu dung dịch gian ly trích được thể hiện trong Bảng 2. Bảng 2. Hàm lượng polyphenol tổng (TPC) ở các thời gian ly trích bọ mắm Tham số Thời gian ly trích (giờ) thống kê 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 (mg GAE/g 5,20b 5,29b 5,46b 5,87ab 5,87ab 6,20a 5,71ab 5,65ab DM) SD (mg 0,15 0,10 0,27 0,18 0,46 0,13 0,37 0,13 GAE/g DM) P = 0,004 CV (%) 2,91 1,80 4,92 3,06 7,92 2,04 6,51 2,22 (lặp lại 3 lần). Ghi chú: * Các tham số thống kê (trung bình); SD (Standard deviation - Độ lệch tiêu chuẩn); CV (Coefficience of variance - Hệ số biến động) và p được tính toán bởi phần mềm Minitab 16.2; ** Các chữ cái a, b,c,… được sắp xếp bởi phần mềm Minitab 16.2; *** Các trung bình cùng hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt rất có ý nghĩa với p < 0,01; **** GAE: Gallic acid equivalents; DM: Dried material. 1031
  4. HỘI NGHỊ KHOA HỌC CHĂN NUÔI THÚ Y TOÀN QUỐC 2021 - AVS2021: 1029-1034 Kết quả phân tích tổng hàm lượng 0.05). Khi tiếp tục tăng thời gian ly trích lên polyphenol của dịch chiết cây bọ mắm từ 3,5 và 4 giờ thì hàm lượng polyphenol đạt 0,5 đến 4 giờ cho thấy thời gian ly trích có tương ứng lần lượt là 5,71 và 5,65 mg GAE/g ảnh hưởng đến hàm lượng polyphenol. Nhìn DM. Hàm lượng polyphenol có sự giảm nhẹ, chung, hàm lượng polyphenol có xu hướng tuy nhiên sự thay đổi này là không có ý nghĩa tăng dần theo thời gian ly trích. Tuy nhiên, (P ≥ 0,05). Điều này có thể được giải thích hàm lượng polyphenol chỉ tăng đến một mức bởi định luật thứ hai của Fick về sự khuếch nhất định thì có xu hướng giảm xuống. tán, khi thời gian chiết tăng thì hàm lượng các Thời gian ly trích ở 3 giờ cho hàm chất trong nguyên liệu khuếch tán từ tế bào ra lượng polyphenol tổng số là 6,20 mg GAE/g ngoài càng nhiều (Cracolice và Peters, 2009). DM, hàm lượng này cao hơn đáng kể so với Hàm lượng flavonoid tổng số hàm lượng polyphenol ở các mức thời gian 0,5; 1 và 1,5 giờ, sự khác biệt này có ý nghĩa Hàm lượng flavonoid tổng số trung thống kê với P < 0,01 nhưng không khác biệt bình trong dịch chiết bọ mắm ở các mốc thời so với mốc thời gian 2 giờ và 2,5 giờ (P > gian ly trích được thể hiện trong Bảng 3. Bảng 3. Hàm lượng flavonoid tổng (TFC) ở các thời gian ly trích bọ mắm Tham số Thời gian ly trích (giờ) thống kê 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 (mg QE/g 2,77abc 2,88abc 2,95a 2,93ab 2,85abc 2,82abc 2,70bc 2,69c DM) P = 0,007 SD (mg QE/g 0,13 0,04 0,07 0,06 0,11 0,06 0,10 0,07 DM) CV (%) 4,52 1,40 2,38 1,94 3,88 1,97 3,53 2,42 (lặp lại 3 lần) Ghi chú: * Các tham số thống kê (trung bình); SD (Standard deviation - Độ lệch tiêu chuẩn); CV (Coefficience of variance - Hệ số biến động) và p được tính toán bởi phần mềm Minitab 16.2; ** Các chữ cái a, b,c… được sắp xếp bởi phần mềm Minitab 16.2; *** Các trung bình cùng hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt rất có ý nghĩa với p < 0,01;**** QE: Quercetin equivalents. Kết quả thể hiện ở Bảng 3 cho thấy thời giữa nguyên liệu và dung môi cũng tăng lên, gian tách chiết có ảnh hưởng đến hàm lượng lúc này các hợp chất có khối lượng phân tử flavonoid (p = 0.007). Nhìn chung, hàm lượng lớn dưới ảnh hưởng của độ phân cực của dung flavonoid có xu hướng tăng theo thời gian môi sẽ được trích ly ra khỏi nguyên liệu, do đến một thời điểm nhất định thì lại giảm. Tuy đó hàm lượng hợp chất flavonoid toàn phần nhiên, sự khác biệt về hàm lượng flavonoid ở thu được cũng tăng lên. Sau đó, hàm lượng các mốc thời gian 0,5; 1; 1,5; 2; 2,5; 3 giờ là flavonoid toàn phần hầu như không tăng lên không có ý nghĩa thống kê (P ≥ 0,05). Có sự mà có xu hướng giảm xuống. Nguyên nhân có khác biệt đáng kể về TFC ở thời gian ly trích thể là do tỷ lệ giữa dung môi và nguyên liệu 1,5 giờ và 3,5 giờ hoặc 4 giờ (P < 0,01). chưa đủ để trích ly hoàn toàn flavonoid toàn Nghiên cứu của Ho và cs. (2012) đã phần hoặc dưới tác động của nhiệt độ trong giải thích xu hướng thay đổi của hàm lượng thời gian dài đã làm cho một số flavonoid flavonoid rằng trong giai đoạn đầu, thời gian toàn phần nhạy cảm với nhiệt độ bị phân hủy ngắn, nên khả năng tiếp xúc giữa nguyên liệu làm mất tính chất của nó. Mặt khác, nguyên và dung môi ngắn, chỉ có những hợp chất hữu liệu được ngâm trong dung môi một thời gian cơ có kích thước nhỏ hòa tan vào dung môi. dài sẽ trương nở làm bít lỗ thông của màng tế Khi tăng thời gian chiết thì thời gian tiếp xúc bào, cản trở khả năng thẩm thấu của dung môi 1032
  5. HỘI NGHỊ KHOA HỌC CHĂN NUÔI THÚ Y TOÀN QUỐC 2021 - AVS2021: 1029-1034 vào nguyên liệu nên hiệu suất chiết flavonoid Hàm lượng tannin trung bình của các toàn phần giảm. mốc thời gian được thể hiện trong Bảng 4. Hàm lượng tannin Bảng 4. Hàm lượng tannin (TC) ở các thời gian ly trích bọ mắm Tham số Thời gian ly trích (giờ) thống kê 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 (g/g DM) 0,076 0,087 0,078 0,097 0,141 0,090 0,072 0,071 P = 0,08 SD (g/g 0,026 0,016 0,033 0,048 0,023 0,013 0,011 0,017 DM) CV (%) 34,17 18,40 42,21 49,10 16,56 13,93 15,23 24,13 (lặp lại 3 lần) Ghi chú: * Các tham số thống kê (trung bình); SD (Standard deviation - Độ lệch tiêu chuẩn); CV (Coefficience of variance - Hệ số biến động) và p được tính toán bởi phần mềm Minitab 16.2; ** Chữ cái a được sắp xếp bởi phần mềm Minitab 16.2; *** Các trung bình cùng hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa với p > 0,05. So sánh hàm lượng tannin ở các mốc cũng đã chỉ ra rằng, thời gian tách chiết có thời gian khảo sát thì sự khác biệt này đều sự ảnh hưởng đáng kể đối với hàm lượng không có ý nghĩa về mặt thống kê (P 0,05). các hợp chất có hoạt tính sinh học trong cây Hàm lượng tannin tăng từ 0,076 lên 0,087 g/g bọ mắm. Hàm lượng polyphenol, flavonoid DM ở 0,5 và 1 giờ, tiếp tục tăng lên 0,097 và tannin tăng dần theo thời gian tách chiết, g/g DM ở 2 giờ và đạt độ cực đại ở 2,5 giờ đến khoảng thời gian nhất định, các hợp chất với 0,141 g/g DM. Sau mức thời gian này, là sinh học sẽ bị thoái hóa và mất đi làm giảm sự giảm xuống của hàm lượng tannin khi tiếp hàm lượng các hợp chất nếu tiếp tục tăng thời tục tăng thời gian tách chiết lên. Cụ thể, hàm gian chiết. Trong đó, hàm lượng polyphenol lượng tannin giảm xuống còn 0,09; 0,072 và đạt cao nhất ở thời điểm 2,5 giờ với 6,2 mg 0,071 g/g DM ở 3; 3,5 và 4 giờ. Có thể do số GAE/g DM, hàm lượng flavonoid đạt cao lần lặp lại chưa nhiều nên không thấy rõ khác nhất ở thời điểm 1,5 giờ với 2,95 mg QE/g biệt về thống kê. DM, hàm lượng tannin đạt cao nhất ở thời Nguyễn Duy Tân (2018) đã định lượng điểm 2,5 giờ với 0,141 g/g DM. Với quy tannin trong dịch chiết nước cây bọ mắm trình mô tả trong nghiên cứu này, thời gian ly bằng thuốc thử Follin-Denis cho kết quả hàm trích 2 giờ sẽ thu được các hoạt chất với hàm lượng tannin là 6,43 mg TAE/g DM ở 40 phút. lượng tối ưu. Cần tiếp tục nghiên cứu các quy Hàm lượng tannin đạt cao nhất trong khoảng trình ly trích (khuấy đảo) để tăng hiệu suất thời gian 40 phút ngắn hơn so với kết quả ly trích. của nghiên cứu này là 2,5 giờ. Sự khác biệt TÀI LIỆU THAM KHẢO này là do trong nghiên cứu của Nguyễn Duy Cracolice, M., Peters, E. (2009). Basics of Tân (2018) có sự khuấy trộn trong quá trình introductory chemistry: anactive learning tách chiết, giúp làm tăng hiệu suất tách chiết approach, CA: Brooks/Cole. hoạt chất. Chang C, Yang M., Wen H. and Chem J. 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (2002). Estimation of flavonoid total Từ kết quả định tính thu được, có thể content in propolis by two complementary kết luận rằng trong dịch chiết bằng nước colorimetric methods. Journal of Food ở 80 C của bọ mắm có sự hiện diện của o and Drug Analisis, 10(7): 178-182. polyphenol, flavonoid và tannin. Nghiên cứu Đái Duy Ban. (2008). Các hợp chất thiên 1033
  6. HỘI NGHỊ KHOA HỌC CHĂN NUÔI THÚ Y TOÀN QUỐC 2021 - AVS2021: 1029-1034 nhiên có hoạt tính sinh học phòng chống Nguyễn Duy Tân. (2018). Nghiên cứu ảnh một số bệnh cho người và vật nuôi. Nhà hưởng của quá trình thu hoạch và chế xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. biến đến hàm lượng các chất có hoạt tính Dmitrienko, S.G., V.A. Kudrinskaya and V.V. sinh học trong cây thuốc dòi (Pouzolzia Pyari. (2012). Methods of extraction, zeylanica L. Benn). Luận án Tiến sỹ preconcentration, and determination ngành Công nghệ thực phẩm, Đại học of quercetin. Journal of Analytical Cần Thơ, Việt Nam. Chemistry, 67 (4): 299-311. Nguyễn Kim Phi Phụng. (2007). Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ. Nhà xuất bản Đại Ho, Y.C., H.T. Yu and N.W. Su. (2012). học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Re-examination of chromogenic quantitative assays for determining Pandey, K.B. and S.I. Rizvi. (2009). Current flavonoid content. Journal of Agricultural understanding of dietary polyphenols and their role in health and disease. Current and Food Chemistry. 60 (10): 2674-2681. Nutrition and Food Science. 5: 249-263. Hossain, M.A., AL-Raqmi, K.A.S., Saha, D., Paul, S., Chowdhury, S. (2012a). AL-Mijizy, Z.H., Weli, A.M. and Antibacterial activity of ethanol extract Al-Riyami, Q., 2013. Study of total of Pouzolzia zeylanica L. Benn. phenol, flavonoids contents and International Journal of Pharmaceutical phytochemical screening of various Innovations. 2 (1): 1-5. leaves crude extracts of locally grown Saha, D., Paul, S. (2012b). Antifungal activity Thymus vulgaris. Asian Pacific Journal of ethanol extract of Pouzolzia zeylanica of Tropical Biomedicine. 3(9): 705-710. L. Benn. International Journal of Huan Cen, Ping Huizhen, Peng Xiaohong. Pharmacy Teaching & Practices, pp. 272. (2010). Effects of Pouzolzia zeylanica Võ Thị Kiều Ngân, Nguyễn Thị Ngọc Mai, on blood sugar in diabetes mellitus Nguyễn Thanh Hoàng, Trần Hồng Đức, mice. Journal of Mudanjiang Medical Nguyễn Đức Độ. (2017). Khảo sát hàm University. lượng phenolic tổng, flavonoid tổng, hoạt Kannan, V. (2011). Extraction of bioactive tính chống oxy hóa và hoạt tính kháng compounds from whole red cabbage and khuẩn của cao chiết ethanol và methanol beetroot using pulsed electric fields and của lá và thân rễ cây bọ mắm (Pouzolzia evaluation of their functionality. Food zeylanica L. Benn). Tạp chí Khoa học Science and Technology Department, Đại học Cần Thơ, số (2014 - 1), tr. 68-75. University of Nebraska-Lincoln. Yanfen Chen, Kaiying Li, Qi Deng, Xuyang Li P, Huo L, Su W, Lu R, Deng C, Liu L. Liu, Zhibin Shen, Libing Guo. (2013). (2011). Free radical-scavenging capacity, Therapeutic effect and mechanism of antioxidant activity and phenolic content Pouzolzia zeylanica on skin ulcers in of Pouzolzia zeylanica. Journal of the rats. Traditional Chinese Drug Research Serbian Chemical Society, pp.709-717. and Clinical Pharmacology. 1034
nguon tai.lieu . vn