Xem mẫu

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 02/2007

Trường Đại học Nha Trang

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

ẢNH HƯỞNG CỦA TẢO ĐỘC TRONG AO NUÔI
VÀ HÀM LƯỢNG AFLATOXIN (B1) TRONG THỨC ĂN
TỚI HỘI CHỨNG TEO GAN (HCTG) Ở TÔM SÚ NUÔI TẠI NINH THUẬN
ThS. Nguyễn Khắc Lâm1, TS. Đỗ Thị Hòa2
1. Trung tâm Khuyến ngư Ninh Thuận
2. Trường Đại học Nha Trang
Bài báo này thông báo kết quả nghiên cứu của chúng tôi để trả lời câu hỏi là hội chứng teo gan
(HCTG) ở tôm sú nuôi thương phẩm tại Ninh Thuận có liên quan gì tới sự có mặt của tảo độc trong ao
nuôi và độc tố aflatoxin trong thức ăn tổng hợp dùng cho nuôi tôm? Kết quả nghiên cứu này chỉ ra
rằng HCTG tại Ninh Thuận không liên quan trực tiếp với hai yếu tố này.
I. MỞ ĐẦU
Hội chứng teo gan (HCTG) đang là một
trong những bệnh gây thiệt hại lớn cho nghề
nuôi tôm Ninh Thuận trong thời gian qua. Bệnh
này thường thể hiện các dấu hiệu đặc trưng:
xuất hiện những đoạn phân trắng trôi nổi trên
mặt nước, gan tụy tôm bị teo hoặc chai cứng,
một số ít có hiện tượng hoại tử. Tôm bị bệnh
này thường ốp, kém ăn hoặc bỏ ăn. Bệnh này
có thể gây chết rải rác tới hàng loạt, có trường
hợp làm chết 100% tôm trong 5-7 ngày [7].
Trong bài báo này, chúng tôi thông báo kết
quả nghiên cứu về sự liên quan giữa yếu tố
tảo độc và độc tố aflatoxin có trong thức ăn với
HCTG trên tôm sú nuôi thương phẩm tại Ninh
Thuận.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu tảo độc lên
HCTG ở tôm
Để xem xét ảnh hưởng của tảo độc lên
HCTG, vào vụ nuôi mà bệnh này thường xuất
hiện, chúng tôi đã thu mẫu vi tảo ở 30 ao nuôi
tôm, với định kỳ 15 ngày/lần để phát hiện sự
tồn tại và tần số gặp của các loài tảo độc,
ngoài ra, cũng kết hợp theo dõi sức khoẻ và
sự xuất hiện HCTG ở tôm nuôi tại các ao này.
Mẫu vi tảo được thu theo phương pháp
định tính, bằng lưới vớt thực vật nổi (dạng
hình chóp, có đường kính miệng lưới là 30 cm,
chiều dài 0,7m và kích thước mắt lưới 25 μm)
kéo ngang theo hình số 8 dọc bờ ao. Mẫu thu
được chuyển vào lọ thủy tinh nút mài 125ml,
đánh dấu mẫu và bảo quản bằng Formaline
2%. Thành phần loài tảo độc được nhận biết
dựa theo các tài liệu của A.Shirota (1966), Kim
Đức Tường (1965), Trương Ngọc An (1993).
Xác định tần số bắt gặp của các giống loài vi

tảo theo thang chia độ của Starmach (1958) và
Buck (1960): < 16 cá thể/tiêu bản: ít (+); 17-30
cá thể/tiêu bản: Trung bình (++); 30-50 cá thể /
tiêu bản: Nhiều (+++); > 50 cá thể/tiêu bản: Rất
nhiều (++++).
2.2 Phương pháp nghiên cứu nấm và độc tố
aflatoxin trong thức ăn tôm
Các mẫu thức ăn tôm được thu tại các ao
nuôi có xuất hiện HCTG (n=30) và các ao nuôi
có tôm khoẻ mạnh (n=30), chỉ thu các mẫu thức
ăn dạng viên khô đang sử dụng tại các ao. Mẫu
thu có khối lượng 1kg được chứa trong bao PE
sạch gởi đến phòng thí nghiệm để phân tích
nấm mốc và độc tố aflatoxin.
Sử dụng phương pháp ISO 7954: 87 trên
môi trường oxytetraxylin gluco yeast agar để
phát hiện nấm mốc trong thức ăn tôm (CFU/g)
Sử dụng phương pháp HPLC/BAKERBOND
Application – AOAC 990.33.1996 để phân tích
hàm lượng aflatoxin trong thức ăn. Phương
pháp này có thể xác định được hàm lượng
aflatoxin >/=0,13 ppb. Số liệu được xử lý trên
phần mềm Excel 6.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả nghiên cứu các loài tảo độc có
trong ao nuôi tôm và sự liên quan của chúng
với HCTG ở tôm
Khi theo dõi sự xuất hiện của tảo độc ở 30
ao nuôi tôm tại Ninh Thuận từ tháng 4-10/2004,
chúng tôi đã phát hiện thấy một số giống tảo
nằm trong danh sách tảo độc ở nước mặn [8]
trong các ao nuôi tôm và trong thời gian này có
12 trong số 30 ao được theo dõi xuất hiện
HCTG. Kết quả theo dõi này được thể hiện trong
bảng 1.

25

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 02/2007
Từ kết quả bảng 1 cho thấy đã phát hiện
5 loài tảo trong ao nuôi tôm nằm trong danh
sách các loài tảo độc [8]. Đó là hai loài
Trichodesmium erythraeum và T. thiebautii
thuộc nhóm vi khuẩn lam (Cyanobacteria),
trong đó loài T. erythraeum xuất hiện với tỷ lệ
cao 58,3% đối với nhóm ao tôm bệnh và
50,0% đối với nhóm ao tôm bình thường.
Trong ngành tảo 2 roi (Dinoflagellata) gặp loài

Trường Đại học Nha Trang
tảo hai roi Prorocentrum micans với tỷ lệ gần
tương đương trong cả hai nhóm ao (25% đối với
ao tôm bệnh và 27,7% đối với ao tôm bình
thường). Riêng 2 loài tảo Alexandrium sp và
Dinophysis sp chỉ thấy xuất hiện trên nhóm ao
tôm bệnh, tuy nhiên tỷ lệ xuất hiện rất thấp
8,3%, chỉ gặp ở 1 trong số 12 ao bị nhiễm
HCTG và tần số bắt gặp ở ao này cũng không
cao, chỉ ở mức độ (+).

Bảng 1: Tần số xuất hiện và tần số bắt gặp các loài tảo độc ở các nuôi tôm
Loài tảo

Trichodesmium erythraeum

Nhóm ao tôm bệnh
n = 12
Tần số
Tỷ lệ
Tần số
%
xuất hiện
bắt gặp
7/12
58,3
++

Nhóm ao tôm bình thường
n = 18
Tần số
Tỷ lệ
Tần số
%
xuất hiện
bắt gặp
9/18
50,0
++

Trichodesmium thiebautii

5/12

41,6

++

7/18

38,8

++

Prorocentrum micans

3/12

25,0

++

5/18

27,7

++

Alexandrium sp

1/12

8,3

+

-

-

-

Dinophysis sp

1/12

8,3

+

-

-

-

Thảo luận:
Đã có một số báo cáo cho rằng tảo độc
có khả năng tiết ra độc tố làm phá hủy bộ phận
gan tụy và đường ruột của tôm, hoặc làm tróc
lớp biểu mô trên thành ruột, ảnh hưởng tới
hoạt động tiêu hoá của tôm, đó là nguyên
nhân gây ra hiện tượng phân trắng teo gan [5].
Một số nghiên cứu khác đã công bố cho rằng,
trong ngành vi khuẩn lam, có 2 loài
Trichodesmium erythraeum và Trichodesmium
thiebautii đã được xác định là có khả năng
gây tổn thương gan và gây độc cho hệ thần
kinh. Cơ chế gây độc của nhóm tảo này chủ
yếu là thông qua hiện tượng “nở hoa” làm
giảm oxy trong vùng nước và khi chết chúng
phân huỷ ra độc tố [8]. Limsuwan (1991), khi
nghiên cứu hiện tượng ‘thủy triều đỏ” do tảo

26

T. erythraeum gây ra tại miền Nam Thái Lan
cũng kết luận rằng, tôm cá chết hàng loạt là do
hiện tượng thiếu oxy kết hợp với sự giải phóng
chất Phycocyanin và Phycothrin khi tảo chết [9].
Một số nghiên cứu khác của Larsen.J;
Nguyen.N.L(2004), Piamsar Menasvata (1998)
cũng cho kết quả tương tự. [8,9]. Trong
nghiên
cứu của chúng tôi, 2 loài tảo lam này xuất hiện
cả ở nhóm ao nhiễm HCTG (58,3% ở
T.erythraeum, 41,6% ở T.thiebautii) và nhóm ao
không nhiễm hội chứng này (50% ở
T.erythraeum, 38,8% ở T.thiebautii). Ngoài ra
vẫn có 5 ao nuôi bị HCTG nhưng không tìm thấy
sự hiện diện hai của loài tảo này. Do vậy chúng
tôi cho rằng 2 loài tảo lam này không phải
nguyên nhân trực tiếp gây ra HCTG của tôm sú
tại Ninh Thuận.

1

2

Hình 1. Trichodesmium erythraeum

Hình 2. Trichodesmium thiebautii

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 02/2007
Loài tảo 2 roi Prorocetrum mican thường
phân bố ở các vùng san hô chết, cỏ biển và
rong biển, gặp nhiều ở các đảo Vịnh Hạ Long
và Vịnh Nha Trang [8]. Theo nghiên cứu của
Limsuwan và Larsen.J đều cho rằng mức độ
tác hại của loài tảo này đối với động vật nuôi là
thông qua hiệu ứng thứ cấp từ sự nở hoa của
chúng, làm giảm thiểu oxy trong môi trường,
đồng thời cũng có vài trường hợp chúng phá
hủy hệ thống hô hấp của động vật [8]. Mùa
khô năm 2002 hiện tượng tảo độc nở hoa xảy
ra ở vùng biển Ninh Thuận - Bình Thuận làm
cho hàng loạt trại sản xuất tôm giống và hệ
thống ao nuôi tôm bị thiệt hại. Qua kết quả
nghiên cứu của Viện Hải dương học thì tác
nhân của hiện tượng trên là do nhóm tảo 2 roi
Dinoflagellata, trong đó loài chủ yếu là
Prorocentrum micans [8]. Tuy nhiên quan sát
hiện tượng tôm chết vào thời điểm đó chúng
tôi không phát hiện có hiện tượng phân trắng
teo gan xảy ra ở tôm nuôi trong khu vực này.
Mặt khác, trong nghiên cứu của chúng tôi, loài
tảo 2 roi này lại xuất hiện ở cả nhóm ao bị
nhiễm HCTG (25%) và không nhiễm HCTG
(27,7 %), ngoài ra có 9 ao bị HCTG nhưng
không gặp loài tảo 2 roi này. Vì vậy, có thể
khẳng định, Prorocentrum micans không phải
là nguyên nhân trực tiếp gây HCGT trên tôm
nuôi sú tại Ninh Thuận.
Riêng đối với 2 loài tảo Alexandrium sp và
Dinophysis sp chỉ thấy xuất hiện ở nhóm ao
tôm bệnh, tuy nhiên tần số xuất hiện của
chúng không cao 8,3%, chỉ gặp ở 1 ao trong
tổng số 12 ao tôm bị HCTG và tần số bắt gặp
cũng không lớn (+). Ảnh hưởng của 2 loài tảo
độc này là chúng tiết ra độc tố DSP ức chế
enzym protein phosphatase là enzyme đóng
vai trò điều hòa các quá trình trao đổi chất.
Độc tố DSP gây ra hiện tượng tiêu chảy, do
quá trình Hydrate hóa các protein trong biểu
mô thành ruột làm rối loạn cân bằng nước
(Van Dolah, 2000) [8]. Tuy nhiên những công
bố trên đều cho thấy sự ảnh hưởng chính là ở
nhóm động vật thân mềm 2 mảnh vỏ [6]. Chưa
có công bố nào cho biết sự tồn tại của 2 loài
tảo trên có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tôm
hoặc gây ra HCTG trên tôm nuôi thương
phẩm, mặt khác 2 loài tảo này chỉ xuất hiện ở
1 ao tôm có HCTG, còn rất nhiều ao khác bị
nhiễm HCTG nhưng không tìm thấy 2 loài tảo
này. Như vậy 2 loài tảo Alexandrium sp và
Dinophysis sp không ảnh hưởng trực tiếp đến
HCTG trên tôm sú.

Trường Đại học Nha Trang
Như vậy, đã tìm thấy 5 loài vi tảo thuộc
danh sách các loài tảo độc là Trichodesmium
erythraeum và Trichodesmium thiebautii thuộc
ngành vi khuẩn lam - Cyanobacteria,
Prorocentrum mican; Alexandrium sp và
Dinophysis sp thuộc ngành tảo 2 roiDinoflagellata ở các ao nuôi tôm Ninh Thuận,
nhưng sự tồn tại của chúng trong ao nuôi không
có liên quan trực tiếp đến HCTG trên tôm sú.
3.2. Kết quả phân tích nấm mốc và độc tố
Aflatoxin trong thức ăn
Để nghiên cứu vấn đề này chúng tôi lấy
mẫu thức ăn ở 30 ao có xuất hiện hiện HCTG và
ở 30 ao tôm sinh trưởng bình thường để phân
tích theo hai chỉ tiêu: aflatoxin và nấm mốc. Kết
quả được thể hiện ở bảng 2.
Kết quả phân tích độc tố của 5 loại thức ăn
thường dùng phổ biến trong nuôi tôm tại Ninh
Thuận ở cả 2 nhóm ao nghiên cứu (nhóm xuất
hiện hội chứng teo gan và nhóm ao tôm bình
thường) cho thấy trong cả 60 mẫu đều không
phát hiện aflatoxin (không có hoặc hàm lượng
aflatoxin < 0,13ppb) và nấm mốc cũng được
phát hiện với lượng rất nhỏ (< 10 CFU/g).
Độc tố aflatoxin được sản sinh bởi giống
nấm mốc Aspergillus flavus và A.parasiticus có
độc tính cao (Nabil Saad, 2004; Victoria, 2001;
Roberts, 2002), các loại nấm này phát triển
trong điều kiện nhiệt độ trên 270C, độ ẩm môi
trường lớn hơn 62%, đồng thời với việc bảo
quản không tốt tạo điều kiện cho các loại sâu bọ
xâm nhập (Juli-Anne and Yanong, 1995; Diab,
2000; Nabi Saad, 2004). Theo Wheater et al
(1985) khi động vật bị nhiễm độc tố aflatoxin
chúng sẽ làm tổn thương mô gan gây ra những
biến đổi bên trong tế bào theo các dạng: nhân tế
bào mô gan bị teo, quá trình chuyển hoá mỡ
không bình thường dẫn đến hiện tượng tích lũy
mỡ trong tế bào chất hoặc tế bào gan bị hoại tử.
Williams & ctv nghiên cứu thấy rằng độc tố
aflatoxin với nồng độ 100ppb đã gây ra bệnh
aflatoxinosis ở đàn tôm P.vannamei. Trong
nghiên cứu của Boonyyaratpalin et al (2000) về
sự ảnh hưởng của độc tố aflatoxin B1 lên sự
biến đổi mô gan tụy của tôm sú (P.monodon)
cho kết quả: ở hàm lượng aflatoxin B1 37ppb thì
không gây nên sự biến đổi mô gan tụy của tôm,
nhưng ở hàm lượng cao hơn 74ppb chúng gây
nên hiện tượng teo các ống nhỏ bên trong gan
tụy (hepatopancreatic tubule) và gây hoại tử
từng phần tế bào biểu mô của ống gan tụy. Mức
độ teo ống gan tụy và hoại tử tế bào biểu mô
càng lớn khi hàm lượng aflatoxin B1 càng cao.
B

27

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 02/2007

Trường Đại học Nha Trang

Bảng 2: Kết quả phân tích độc tố Aflatoxin và nấm mốc trong thức ăn tôm

Loại thức ăn

Nhóm ao “hội chứng teo gan”
(n = 30)
Số mẫu
Aflatoxin
nấm mốc
(CFU/g)
B1 (ppb)
6
KPH
< 10
B

GROBEST

Nhóm ao tôm bình thường
(n = 30)
Số mẫu
Aflatoxin B1
Nấm mốc
(ppb)
(CFU/g)
4
KPH
< 10
B

TOMBOY

8

KPH

< 10

12

KPH

< 10

U.PRESIDENT

4

KPH

< 10

7

KPH

< 10

CONCORD

4

KPH

< 10

2

KPH

< 10

START FEED

8

KPH

< 10

5

KPH

< 10

Tổng cộng

30

KPH

< 10

30

KPH

< 10

Ghi chú: KPH- là không phát hiện được: có nghĩa là trong các mẫu thức ăn không chứa độc tố
aflatoxin hoặc có nhưng thấp < 0,13 ppb.
Trong tiêu chuẩn ngành 28 TCN 102:
2004 do Bộ Thủy Sản ban hành năm 2004 quy
định hàm lượng độc tố aflatoxin (B1) an toàn
cho phép trong thức ăn viên hỗn hợp tôm sú
không được lớn hơn 10ppb, với giới hạn hàm
lượng này sẽ không ảnh hưởng đến động vật
nuôi. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng
tôi cho thấy, các mẫu thức ăn tổng hợp được
kiểm tra (cả hai nhóm nghiên cứu) đều không
phát hiện độc tố aflatoxin. Vì vậy có thể kết
luận rằng các loại thức ăn viên tổng hợp dùng
trong các ao nghiên cứu của chúng tôi không
chứa hoặc có chứa nhưng ở mức độ rất thấp
(thấp hơn khả năng xác định của phương
pháp hiện hành). Do vậy, hội chứng teo gan
(HCTG) cho tôm nuôi tại địa phương không có
nguyên nhân từ độc tố aflatoxin.
B

IV. KẾT LUẬN

- Đã phát hiện 5 loài tảo nằm trong danh
sách tảo độc có trong hệ thống ao nuôi tôm Ninh
Thuận, bao gồm: Trichodesmium erythraeum;
Trichodesmium thiebautii; Prorocentrum micans;
Alexandrium sp và Dinophysis sp, nhưng chúng
xuất hiện cả trong nhóm ao tôm bị HCTG và
nhóm ao tôm khoẻ mạnh, do vậy có thể kết luận
rằng các loài tảo đã phát hiện được không có
liên quan trực tiếp tới HCTG trên tôm sú nuôi ở
Ninh Thuận.
- Đã phân tích 60 mẫu thức ăn tổng hợp
của tôm tại Ninh Thuận, trong đó có 30 mẫu từ
các ao tôm bị HCTG và 30 mẫu từ các ao khoẻ
mạnh. Kết quả phân tích cho thấy 100% các
mẫu thức ăn đều không nhiễm aflatoxin (LOD
aflatoxin 0,13ppb) và nấm mốc < 10 CFU/g thức
ăn. Như vậy có thể khẳng định rằng hội chứng
teo gan (HCTG) ở tôm sú nuôi tại Ninh Thuận
không có nguyên nhân trực tiếp với độc tố
aflatoxin từ nấm mốc có trong thức ăn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Thuỷ Sản (1989): Tiêu chuẩn ngành số 28 TCN 102: 2004: Thức ăn hỗn hợp dạng viên
cho tôm sú. 3 tr.
2. Bộ Thuỷ Sản (2004): Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thuỷ Sản số 24/2004/QĐ-BTS về sửa
tiêu chuẩn cấp ngành. 2 tr.
3. Chanratchakool.P (2003): Quản lý sức khoẻ tôm trong ao nuôi. DANIDA Bộ Thuỷ Sản 2003
(Trường Đại Học Cần Thơ dịch 2003). 111tr.
4. Đỗ Thị Hoà, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội (2004): Bệnh học thuỷ
sản. NXB NN TP. HCM. 2004. 355tr.

28

Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 02/2007

Trường Đại học Nha Trang

5. INFOFISH International (2006): Thuỷ triều đỏ, hiện tượng nở hoa, ngộ độc Ciguatera.
Nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng, biện pháp quản lý và cách chẩn đoán nhanh cá bị nhiễm
độc do tảo nở hoa. Thông tin khoa học công nghệ và kinh tế thủy sản tháng 1/2007. 3tr
6. Lý Thị Thanh Loan, Nguyễn Khắc Lâm, Đoàn Văn Cường, Nguyễn Thanh Trúc (2005):
Bước đầu khảo sát bệnh phân trắng teo gan trên tôm sú (Penaeus monodon) tại Ninh Thuận.
25tr.
7. Larsen.j & N.L.Nguyên (2004): Nghiên cứu các loài vi tảo có khả năng độc hại trong các thuỷ
vực ven bờ Việt Nam. Opera BOTANICA 140-2004. 217 tr.
8. Flegel.T.W (1992): Occurence, diagnosis and treatment of shrimp diseases in Thailand.
Diseases of cultured Penaeid shrimp in Asia and the united states - Proceeding of a workshop
in Honolulu Hawaii-April 27-30 1992. 8p
9. US FDA/CFSAN-Bad Bud Book (2006): Aflatoxins. U.S.Food and drug administration. 5p
EFFECT OF TOXIC ALGAE AND CONTENT OF AFLATOXIN (B1) IN COMPOSITION FOOD ON
ATROPHIED HEPATOPANCREATIC SYNDROME IN CULTURED BLACK TIGER SHRIMP
B

Abstract
This article want to introduce about our researching results in order to answer a question that
atrophied hepatopancreatic syndrome (AHS) in market cultured black tiger shrimp in Ninh Thuan
have what relationship with toxic algae and content of aflatoxin (B1) in dry composition food of
cultured shrimp? The result show that there is not directly relationship between AHS in Ninh Thuan
province and two above factors.

29

nguon tai.lieu . vn