Xem mẫu

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN NGÀY NAY ương Thị Thu Hiền, Đ n Thùy Linh Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Phương Hải TÓM TẮT Trong xã hội ngày nay, mạng xã hội trở nên vô cùng quen thuộc với con người hiện đại đặc biệt là giới trẻ, ở đây con người được thỏa mãn nhu cầu về thông tin, giải trí, kết nối,.... Không ai có thể phủ nhận được lợi ích từ mạng xã hội mang lại: chúng ta được kết nối với bạn bè nhanh chóng, được trao đổi liên hệ, nhắn tin, video call mà không tốn quá nhiều chi phí; giúp ta có thêm nhiều bè bạn mới quá việc giao lưu những người cùng chung đam mê, sở thích, giúp ta nắm bắt được những thông tin lớn, thời sự nóng hổi trong cuộc sống, là phương tiện giúp con người phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập qua việc kinh doanh online,... qua các trang mạng như Instagram, Twitter, Facebook - trang mạng đặc biệt phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, bất cứ vấn đề gì cũng có hai mặt của nó, những lợi ích luôn đi kèm với mặt tiêu cực và mạng xã hội cũng vậy. Mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng là con dao hai lưỡi đối với con người đặc biệt là học sinh, sinh viên trong cuộc sống ngày nay. Nhận ra sự cấp thiết của vấn đề này nên nhóm tác giả đã tìm hiểu và đưa ra những giải pháp để người dùng trở nên thông thái hơn. Từ khóa: mạng xã hội, giới trẻ, con dao hai lưỡi, giải pháp, thông thái. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng đã trở thành một phần tất yếu trong đời sống, thu hút mọi người tham gia và sử dụng với nhiều tiện ích. Cũng như nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật khác, mạng xã hội được sáng tạo và phát triển là nhằm phục vụ lợi ích của xã hội, tuy nhiên sử dụng nó như thế nào thì sẽ chịu tác động tích cực hay tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào mỗi con người. Không thể phủ phận những mặt tích cực mà mạng xã hội đã mang lại, vì nó giúp thế giới “phẳng hơn, nhỏ hơn, gần hơn”. Qua đó con người nhận biết, tiếp thu, nâng cao được tầm hiểu biết, tri thức, kiến thức. Có lẽ đây là một đặc trưng quan trọng của xã hội hiện đại – xã hội thông tin mà mạng xã hội chỉ là một trong những công cụ. Trong xã hội thông tin này, nếu giới trẻ hôm nay nắm vững được công cụ hữu ích này sẽ trở thành chủ nhân của một đất nước vững bước hội nhập vào thế giới toàn cầu ngày mai. Trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay, mỗi một cá nhân đều có rất nhiều quyền và điều kiện để lựa chọn cộng đồng cũng như cuộc sống cho mình. Sống ảo hay sống thực, bạn ảo hay bạn thực, gia đ nh ảo hay gia đ nh thực,... hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức cá nhân. 1399
  2. Không ai có thể phủ nhận những đóng góp tích cực của mạng xã hội trong cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống của các bạn trẻ, nhưng những mặt trái của "xã hội ảo" đó dường như cũng quá nhiều trong bối cảnh giới trẻ Việt Nam thiếu nhiều kỹ năng sống thực tế. 2 THỰC TRẠNG Theo báo cáo tình hình sử dụng internet tại Việt Nam năm 2020 của Vnetwork, hiện có 65 triệu người dùng mạng xã hội tại Việt Nam, chiếm 67% toàn dân số cả nước, trong đó mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất là Facebook với 61 triệu người. Phần lớn người sử dụng vào khoảng 18-29 tuổi với thời lượng dùng trung bình rơi vào khoảng 2 tiếng 24 phút mỗi ngày. Hình 1. Mục đích sử dụng MXH của người Việt Nam năm 2019 Nguồn: theo Adsota Với những ứng dụng khác nhau, mạng xã hội đã gần như đáp ứng được đầy đủ các mục đích, nhu cầu của người sử dụng. Bên cạnh đó, không có một rào cản hay khó khăn nào để tham gia vào một mạng xã hội và điều đó cũng dễ dàng ngay đối với người mới bắt đầu. Theo kết quả khảo sát cho thấy, giới trẻ đang có xu hướng truy cập mạng xã hội nhiều hơn thông qua các thiết bị di động. 86% số người tham gia khảo sát cho biết thường xuyên truy cập mạng xã hội bằng di động và luôn để chế độ bật (online). Điều này cũng có nghĩa là giới trẻ đang ngày càng trở nên “lệ thuộc” vào mạng xã hội nhiều hơn. Các thiết bị di động nhỏ gọn, tiện lợi là lựa chọn của giới trẻ khi muốn truy cập vào mạng xã hội ở bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào. Xu hướng này cũng đồng thời xảy ra trên thế giới. Như một xã hội thu nhỏ, Facebook phản ánh mọi khía cạnh của đời sống thực. Người trẻ Việt dùng Facebook mỗi ngày và mọi tính cách, hành vi ứng xử hay thông tin đều được phơi bày trên mạng xã 1400
  3. hội. Ngày nay khi muốn liên lạc với nhau thay vì xin số điện thoại, nhiều người trẻ lại xin Facebook của nhau. Với một loạt các tiện ích của Facebook cùng lượng thông tin khổng lồ mà nó có khả năng cung cấp cho người sử dụng, rất nhiều bạn trẻ có thể ngồi lướt mạng cả ngày chỉ để mua sắm online, đọc các status (dòng trạng thái), comment (bình luận), chat (tán gẫu) qua lại với bạn bè hay cả với những người không quen biết… và từ lúc nào họ rơi vào tình trạng “nghiện” mạng xã hội, làm lãng phí thời gian, sao nhãng nhiệm vụ học tập, công việc. Đáng báo động hơn là một bộ phận giới trẻ bị đắm chìm trong cộng đồng mạng nên thiếu thực tế, giảm sự tiếp xúc trực tiếp trong cuộc sống, ảnh hưởng đến các mối quan hệ đời thực. Trao đổi với chuyên gia tâm lý Trịnh Trung Hòa, ông cảnh báo: "Theo một cuộc điều tra gần đây cho biết, có tới 90% giới trẻ hiện nay nghiện facebook. Trang mạng Facebook là một trang mạng công cộng, chính vì vậy những hoạt động trên facebook của mỗi cá nhân đều được công khai và trưng diện rộng rãi. Nhưng những hình ảnh, dòng tâm trạng, thông tin của mọi người đưa lên facebook không hề có sự kiểm soát mà chủ yếu được xây dựng trên ý thức của họ. Khi họ không nhận biết được điều đó mà đưa lên những hình ảnh phản cảm, thiếu văn hóa hoặc đưa thông tin xấu, gây tổn hại đến người khác thì không ai khác chính họ sẽ là người chịu hậu quả. Tình trạng này nếu không được cơ quan chức năng quan tâm thì sẽ để lại những nhiều hệ lụy về sau cho thế hệ tương lai của đất nước". Hiện nay, ở trên mạng xã hội, tiếng Việt được dùng theo cách riêng của giới trẻ, tức là có nhiều cách viết sáng tạo, tiếng lóng. Trên các dòng cập nhật trạng thái (status) hay bình luận (comment) của giới trẻ, có thể dễ dàng bắt gặp những kiểu diễn đạt theo xu hướng “đơn giản hóa”, teencode như: khum (không), ik (đi), wen (quen), iu (yêu), t (tao), ex (người yêu cũ),... Nhóm các bạn học sinh là những người thích dùng ngôn từ biến hóa này nhất, ít hơn là nhóm sinh viên, và ít dùng hơn hẳn là nhóm những người đã đi làm. Chính vì lạm dụng quá nhiều từ teencode nên có rất nhiều học sinh, sinh viên quên cả cách viết chính xác của từ ngữ đó. Ngoài ra, hiện nay trên mạng xã hội không phải không có những bạn trẻ đang “ uá đà” khi dùng những cách thức “khác biệt”, “độc đáo” để thể hiện bản sắc cá nhân nổi trội trong cộng đồng mạng để tạo sự nổi tiếng. Tiếp tục khảo sát với giới trẻ, một thực trạng được đưa lại là trên facebook của nhiều người còn có nhiều trò vượt xa suy nghĩ của con người. Trường hợp ghép hình người tàn tật để câu like, những hình thù ma quái với những câu kêu gọi rùng rợn, bắt người xem không thể không like. Những câu mang tính chất cảnh báo: Trông cảnh đáng thương không like không phải là con người, không like bạn sẽ bị tật nguyền, không like giới tính bạn có vấn đề... Đặc biệt, các vụ tai nạn thảm khốc, một số người dùng facebook còn ghép thêm nhiều hình ảnh gây sốc cho người xem và không quên kèm theo lời đe dọa "Nếu không like có thể bạn cũng ở trong trường hợp này"... Và các bài đăng đó thường "chém" được hàng nghìn lượt người like và comment. Nguyên nhân dẫn đến những thực trạng nêu trên: Thứ nhất, do các bạn trẻ sớm được tiếp xúc với công nghệ hiện đại, từ điện thoại di động đến máy tính. Thứ hai, do sự thiếu giám sát của bậc phụ huynh, của nhà trường. 1401
  4. Thứ ba, do việc tiếp cận những thông tin không chính xác trong độ tuổi còn non trẻ chưa phân biệt được tính đúng sai của sự việc dẫn đến cái nhìn sai của các bạn. Thứ tư, do sự quản lý chưa nghiêm ngặt của facebook đối với người dùng. 3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, GIẢI PHÁP Quản lý, giáo dục từ phía gia đ nh và nhà trường. - Để có thể hướng dẫn các bạn sử dụng mạng xã hội facebook một cách hợp lý và hữu dụng nhất, trước hết các bậc phụ huynh cũng phải tìm hiểu nắm rõ về facebook, biết những tiện ích của nó trong công việc, học tập, giải trí lành mạnh. Không nên đánh đồng việc sử dụng mạng xã hội là không tốt mà cấm đoán người trẻ. Nhà giáo Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường dân lập đầu tiên của Việt Nam đã đưa ra các quy định cho học sinh khi tham gia facebook, điều này đã được các phụ huynh và dư luận xã hội ủng hộ. - Nhà trường, các bậc phụ huynh cần phổ biến đến học sinh, sinh viên về các điều khoản trong “Luật An ninh mạng” được Nhà nước ta ban hành năm 2018. - Hỗ trợ của truyền thông và xã hội. - Xây dựng một mạng lưới trung tâm tư vấn về nghiện internet, cùng với các chương trình điều trị. - Các trang báo trí truyền thông tạo những trang fanpage đưa những thông tin chính xác, bổ ích để người dùng tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bùi Thu Hoài (2014). Tác động của mạng xã hội đến giới trẻ, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. [2] Vnetwork, Số liệu thống kê internet Việt Nam, 2020. [3] Adsota, Mục đích sử dụng MXH của người Việt Nam, năm 2019. 1402
nguon tai.lieu . vn